PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH AKKOSA: SỰ NHỤC MẠ 
Akkosa Sutta: Insult 
Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita – 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org

 

Kinh AkkosaCó lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau: “Bà La Môn Bharadvaja, dường như, đã trở thành một nhà sư tu theo Đại Sư Gotama (Cồ Đàm).” Tức giận và không vui, ông ta đi đến nơi Đức Thế Tôn ở. Sau khi đến gần Đức Thế Tôn, ông ta đã chỉ trích, và đối xử tàn nhẫn với Đức Thế Tôn bằng những lời lẽ thô tục và hung ác. Bị mắng chửi như vậy, Đức Thế Tôn nói với vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja như sau: ‘Nầy Bà La Môn, ông có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng ông hay không? “

“Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng tôi.”

“Nầy Bà La Môn, ông có dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị hay không?”

“Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị.”

“Nầy Bà La Môn, tuy nhiên, nếu như họ không chấp nhận các thức ăn đó, ai là người sẽ nhận nó?”

 “Thầy Gotama, nếu như họ không chấp nhận, tôi sẽ nhận lại các thức ăn đó.”

“Cũng như thế, nầy Bà La Môn, ông đang đối xử tàn nhẫn với chúng tôi, những người mà không đối xử tàn nhẫn với ai cả, ông đang giận dữ chúng tôi, những người mà không giận dữ ai cả, ông đang gây tranh cãi với chúng tôi, những người mà không tranh cãi với ai cả. Tất cả những thứ ông làm, chúng tôi đều không chấp nhận. Nầy Bà La Môn, một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông.

“Nầy Bà La Môn, khi một người đối xử tàn nhẫn (ngược lại) vì họ đã bị người kia đối xử tàn nhẫn, giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận, và tranh cãi (ngược lại) vì họ đã bị người kia gây tranh cãi, nầy Bà La Môn, chuyện này được gọi là trao đổi lẫn nhau, và liên hệ lẫn nhau. Sự trao đổi và sự liên hệ lẫn nhau nầy, chúng tôi không muốn tham dự. Vì thế, nầy Bà La Môn, (tất cả những thứ ông làm,) một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông.”

“Mọi người, kể cả nhà vua, đều biết đến Hòa Thượng Gotama: ‘Vị Đại Sư Gotama là Bậc Giác Ngộ Xứng Đáng Được Cúng Dường’. Vì thế, có khi nào mà Hòa thượng Gotama lại trở nên tức giận hay không?”

Sau đó, Đức Phật nói rằng:

“Sự giận dữ ở nơi đâu? Đối với một người không còn sự giận dữ,

Đối với một người sống hiền lành, có tâm hoàn toàn thanh thản và bình an,

Đối với một người thật sự hiểu biết, có tâm hoàn toàn giải thoát,

Đối với một người vô cùng điềm tĩnh, có tâm luôn ở trạng thái thăng bằng;  

Nếu người nào giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,

Thì ông ta còn tồi tệ hơn là người chọc giận kia;

Nếu người nào không giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,

Thì một mình ông ta là người chiến thắng một trận chiến khó thắng.

Ông ta khuyến khích sự an toàn và sự quan tâm của cả hai phía,

Phía của ông, cũng như phía của người kia.

Ông ta biết rằng người kia đang giận dữ;

Với tâm tỉnh thức, ông ta duy trì sự bình yên,

Và ông chịu đựng sự giận dữ của cả hai phía,

Phía của ông, cũng như phía của người kia.

Dù cho, có những kẻ si mê vì thiếu trí tuệ,

Họ xem ông là một người ngu ngốc, qua cái nhìn của họ.”

Sau khi Đức Thế Tôn giảng dạy các câu trên, vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja trả lời Đức Thế Tôn: “Thật là tuyệt vời, quả thật như thế, Hòa thượng Gotama! Phút nầy đây, con xin quy y Hòa Thượng Gotama, quy y Giáo Pháp của ngài, và quy y Tăng Đoàn của ngài. Kính thưa Hòa Thượng, qua hai bàn tay tôn kính của Đức Thế Tôn Gotama, xin ngài cho con đặc ân được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo.”

Và vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja, qua hai bàn tay của Đức Thế Tôn, đã được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và ông ta cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo. Và trong một thời gian ngắn xuất gia, Đại Đức Akkosa Bharadvaja, sống một mình, tách biệt, siêng năng, hăng hái, và quyết tâm, ông đã đạt được sự hoàn thiện cao quý không có gì so sánh được của một nhà sư trong Tăng Đoàn (của những người con trai sống trong các gia đình cao quý), đã hoàn toàn từ bỏ đời sống gia đình, và sống đời vô gia cư. Qua sự hiểu biết trực tiếp, ông nhận ra chân lý tột cùng, và ngay lập tức, ông sống được với sự hiểu biết nầy. Ông nhìn thấy qua “thiên nhãn thông” của mình: “Chấm dứt sự tái sinh, đã sống cuộc đời cao quý, đã hoàn thành các nhiệm vụ tâm linh, và từ nay trở đi chẳng còn gì (cao quý hơn) để đạt được nữa.”

Đại Đức Akkosa Bharadvaja, thật sự, đã trở thành một trong số những vị A La Hán

____________________

 Akkosa Sutta: Insult 
Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org

 

Once the Blessed One was staying at Rajagaha in the Bamboo Grove near the Squirrels’

Feeding Place

. Now the brahman Akkosa Bharadvaja heard this: “The brahman Bharadvaja, it seems, has become a monk under the Great Monk Gotama.” Angry and unhappy, he went to where the Blessed One was. Having approached the Blessed One, he abused and criticized the Blessed One in foul and harsh words. Thus reviled, the Blessed One spoke to the brahman Akkosa Bharadvaja: ‘Well, brahman, do friends, confidants, relatives, kinsmen and guests visit you?”

 

“Yes, Gotama, sometimes friends, confidants, relatives, kinsmen and guests do visit me.”

 

“Well, brahman, do you not offer them snacks or food or tidbits?”

 

“Yes, Gotama, sometimes I do offer them snacks or food or tidbits.”

 

“But if, brahman, they do not accept it, who gets it?”

 

“If Gotama, they do not accept it, I get it back.”

 

“Even so, brahman, you are abusing us who do not abuse, you are angry with us who do not get angry, you are quarreling with us who do not quarrel. All this of yours we don’t accept. You alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you.

 

“When, brahman, one abuses back when abused, repays anger in kind, and quarrels back when quarreled with, this is called, brahman, associating with each other and exchanging mutually. This association and mutual exchange we do not engage in. Therefore you alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you.”

 

“People, including the king, know the Venerable Gotama thus: ‘The Monk Gotama is the Worthy One.’ When does the Venerable Gotama become angry?”

 

Said the Buddha:

 

“Where is anger for one freed from anger,

Who is subdued and lives perfectly equanimous,

Who truly knowing is wholly freed,

Supremely tranquil and equipoised?

He who repays an angry man in kind

Is worse than the angry man;

Who does not repay anger in kind,

He alone wins the battle hard to win.

He promotes the weal of both,

His own, as well as of the other.

Knowing that the other man is angry,

He mindfully maintains his peace

And endures the anger of both,

His own, as well as of the other,

Even if the people ignorant of true wisdom

Consider him a fool thereby.”

 

When the Lord proclaimed this, the brahman Akkosa Bharadvaja said this to the Blessed One: “Wonderful, indeed, O Venerable Gotama! Herewith I go to the Venerable Gotama for refuge, to his Teaching and to his Holy Order of Monks. Most venerable sir, may I have the privilege to receive at the hands of the revered Lord Gotama the initial monastic ordination and also the higher ordination of a bhikkhu.”

 

And the brahman Akkosa Bharadvaja received at the hands of the Blessed One the initial monastic ordination and he also received the higher ordination of a bhikkhu. And within a short time of his ordination, the Venerable Akkosa Bharadvaja, living alone, secluded, diligent, zealous and unrelenting, reached that incomparable consummation of holiness for which sons of noble families, having totally abandoned the household life, take to the life of homelessness. With direct knowledge he realized the ultimate, then and there, and lived having access to it. He saw with his supernormal vision: “Ceased is rebirth, lived is the holy life, completed is the spiritual task and henceforth there is nothing higher to be achieved.”

 

The Venerable Akkosa Bharadvaja, indeed, became one of the Arahats.

Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Ước Hẹn Với Sự Sống

Ước hẹn với sự sống

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Load More

Discussion about this post

Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Tư Tưởng Tam Thân

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG TAM THÂN Đức Quang Minh họa: Hình Đức Phật vẽ trên...

Lời Dạy Của Đức Phật Về Khổ Đau Và Hạnh Phúc

Lời Dạy Của Đức Phật Về Khổ Đau Và Hạnh Phúc

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC HT. Thích Minh Châu Mở đầu, chúng tôi xin...

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Dalai LamaCÁI NHÌN TỈNH BIẾT CỦA THỰC TẠI TÍNH / PHÁP TÍNHBản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản Anh: The...

Bước Đi, Theo Cõi Tâm Hương

Bước Đi, Theo Cõi Tâm Hương

  BƯỚC ĐI, THEO CÕI TÂM HƯƠNGHạnh Chi               Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên...

Cái Chết Của Những Giá Trị

Cái chết của những giá trị

CÁI CHẾT CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ Minh Mẫn   Văn chương chữ nghĩa ngày nay như là một gánh nặng...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

CHƯƠNG THỨ BA: CẨNChúng ta nhìn thấy chữ “cẩn” này liền nghĩ đến điều gì vậy? Phải thật cẩn thận!...

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCSÁU NẺO ĐƯỜNG TRẦN & BỐN ĐƯỜNG LÊN  THÁNH(LỤC PHÀM TỨ THÁNH)SIX PATHS OF THE WORLDLY WORLD & FOUR WAYS LEADING TO...

Giậu Đổ Bìm Leo

Giậu đổ bìm leo

GIẬU ĐỔ BÌM LEO *Minh Mẫn   Chưa lúc nào mà PGVN chịu nhiều tai tiếng như “bảo nổi lên rồi”....

Bát Chánh Đạo Là Phương Pháp Phát Triển Trí Tuệ Và Đạo Đức Cho Xã Hội

Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội

BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO ĐỨC CHO XÃ HỘI ‘Bát chánh đạo’ hay...

Đối Thoại Với Trần Kiêm Đoàn Qua Bài: “Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật” Quảng Hạo

ĐỐI THOẠI VỚI TRẦN KIÊM ĐOÀN QUA BÀI: “BÓNG MÂY BAY THOÁNG QUA TRÊN ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT” Quảng Hạo...

Cấu Trúc Bất Thực (Trích dịch bản Skt. Madhyāntavibhāga kārikāḥ)

CẤU TRÚC BẤT THỰC (HƯ VỌNG PHÂN BIỆT) 1. Nhập vô hữu tướng a. Biện minh về yếu tínhNay trong...

Giới hạnh viên dung – hương sen lan tỏa

Sau khi đến Ấn Độ, tôi sớm quyết tâm vào ở Ký Túc Xá Mansarowar Hostel sau bao nhiêu cân...

Chuyện Phóng Sinh

Chuyện phóng sinh

Hàng ngày tôi có thói quen ngồi  tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành...

Bản Chất Tế Tự Trong Brahmanas

Việc tế đàn ngoài mục đích cầu mưa rơi xuống tưới mát ruộng đồng đem thắng lợi cho số đông,...

Người Xuất Gia Đứng Trước Vương Quyền

Người xuất gia đứng trước vương quyền

NGƯỜI XUẤT GIA ĐỨNG TRƯỚC VƯƠNG QUYỀN Bà La Môn Giáo là một Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và...

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

Lời Dạy Của Đức Phật Về Khổ Đau Và Hạnh Phúc

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Bước Đi, Theo Cõi Tâm Hương

Cái chết của những giá trị

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Giậu đổ bìm leo

Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội

Đối Thoại Với Trần Kiêm Đoàn Qua Bài: “Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật” Quảng Hạo

Cấu Trúc Bất Thực (Trích dịch bản Skt. Madhyāntavibhāga kārikāḥ)

Giới hạnh viên dung – hương sen lan tỏa

Chuyện phóng sinh

Bản Chất Tế Tự Trong Brahmanas

Người xuất gia đứng trước vương quyền

Tin mới nhận

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Góc Nhìn Người Phật Tử

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đức Phật có phải là Thượng đế hay không?

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Cảm niệm Phật Đản

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Tình yêu của Phật

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Vì sao con người làm khổ nhau?

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Tư duy về Niết Bàn (II)

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Tin mới nhận

Mơ Ước Bình Thường

Mùa Xuân Trong Lòng Người Con Phật

Phật Giáo Giải Thích Thế Nào Về ý Thức Trong Cây, Trong Đá

Ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai…đều là mộng

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)

Little Saigon Đón Giao Thừa

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Pháp lễ chùa Phật

Quy luật nghiệp dành cho những ai?

Nghĩ Về Việc Quy Định Độ Tuổi Vào Học Viện Phật Giáo

Nhà Sư Jung-kwang: Một Họa Sĩ Độc Đáo

Tìm lại con người thật của mình

Ăn cà chua xanh và táo xanh giúp trẻ hóa tế bào, giảm tiến trình lão hóa

Giáo Lý Đạo Phật Về Tái Sanh

Liễu Phàm Tứ Huấn Hay Phương Pháp Tu Phúc-tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long

Tu Là Chuyển Nghiệp

Ta Để Lại Gì Cho Đời? – Vũ Hoàng Chương

Buổi Thuyết Trình “Hơi Thở Nhiệm Màu”

Chánh Hạnh Niệm Phật

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Kinh Duy Ma Lược Giải

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Thư Pháp

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Đại Niệm Xứ

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Thiền Tịnh Mật – Phương Pháp Tu Tập Đặc Thù Của Đạo Phật Việt

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 31)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 33)

Khai Thị Và Phát Nguyện Vãng Sanh

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.