PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giới Thiệu Về Tổ Sư Thiền

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỚI THIỆU VỀ TỔ SƯ THIỀN
Tâm Diệu

Thiền
là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn
tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v…Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.

Được
biết Tổ Sư Thiền bắt đầu từ Phật Thích Ca truyền lại cho ngài Ma Ha Ca Diếp, đến ngài A Nan rồi truyền tới Tổ thứ 28 là ngài Bồ Đề Đạt Ma. Sau
đó ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc. Bồ Đề Đạt Ma được tôn làm Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa, truyền cho Nhị tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn và Lục tổ Huệ Năng. Sau đó chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng và Vân Môn. Mỗi phái đều có phương tiện cơ xao riêng để khế hợp với từng cơ duyên của đệ tử. Tùy mỗi đương cơ mà chư Tổ, hoặc nói, hoặc nín, hoặc dùng gậy đánh hay dùng tiếng la, tiếng hét v.v… Các phương tiện cơ xảo ấy giống như chuyện vô lý nhưng lại có tác dụng làm ngưng suối nguồn ý thức của người
đệ tử lúc bấy giờ. Mục đích là để đệ tử, ngay sát na đó khai ngộ. Các ngài không muốn đệ tử sa lầy trong văn tự chữ nghĩa, chỉ cần ngừng dòng tâm ý thức để trực thấy bản tâm, bản tánh của mình. Do đó một người khi
nhập môn dòng thiền Lâm Tế liền bị tiếng la hét hay khi nhập môn dòng thiền Đức Sơn liền bị đánh v.v… là vậy. Người tham thiền thời đó cảm thấy thích hợp với cơ xảo nào thì đến phái đó theo học. Tuy khác nhau ở cơ xảo nhưng sự ngộ chẳng khác.

Lâm Tế và Tào Động là hai phái thiền Tổ Sư còn tồn tại truyền qua Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Ngày
nay, khi nói đến Tồ Sư Thiền, người ta lập tức nghĩ tới việc tham công án và nghĩ rằng tham công án cũng tương tự như khán thoại đầu. Thật ra công án và thoại đầu có khác nhau mặc dầu mục đích không khác nhau. Đa số các công án có chuyện tích phức tạp, thí dụ công án Vô của Thiền sư Triệu Châu: Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Triệu Châu: “Con chó có Phật tánh không?”. Sư đáp: Không. Vị khác hỏi: “Con chó có Phật tánh không?”.
Sư đáp: Có. Tại sao Triệu Châu nói “Không” cho người này lại đáp “Có”
với người kia? Tại sao các loài hữu tình chúng sinh đều có Phật tánh, mà Hòa thượng Triệu Châu lại nói không, rồi sau đó lại nói có? Ngài có nói sai không? Nếu không thì ý ngài ở đâu? thắc mắc không biết v.v… Còn khán Thoại đầu, đơn giản hơn, không có chuyện tích phức tạp như thế mà chỉ là câu hỏi. Ví dụ như câu “Niệm Phật là ai?” hay “Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?” v.v…

Mục đích của tu Tổ Sư Thiền là làm ngưng lại dòng tâm ý thức (thường lưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thủy. Chư Tổ sư dùng cơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua
bức màn vô minh từ thời vô thủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ, như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp chất.

Bản thể chân tâm của chúng ta vốn thanh tịnh, nhưng vì một niệm bất giác, tức nhất niệm vô minh sinh khởi, nên sinh ra ý thức phân biệt, gây thành có ta, co cái không phải ta, sinh ra đối đãi, từ đó dòng
tâm
ý thức tham sân si dấy lên, ngày càng dày đặc, càng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi tạo nghiệp trả quả, vay trả không ngừng. Nay muốn trở về cội nguồn thì phải dừng được dòng tâm ý thức, nghĩa là dừng lại những tạo tác của ý thức thường nghiệm, luồng tư tưởng, những ý niệm và nhận thức.

Thoạt kỳ thủy, chưa có công án, mà chỉ là cơ xảo của chư
Tổ, tùy theo căn cơ của người đối diện mà tháo gỡ vướng mắc đã khiến họ
kẹt cứng, không hội nhập lại bản thể được, thí dụ như Lục tổ hỏi Thượng
tọa
Huệ Minh:

– Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?

Nghe
câu đó, Thượng tọa Minh ngơ ngác, trong một sát na dòng tâm ý thức bị khựng lại, bản thể hiển lộ lập tức. Những thí dụ như trong một ngàn bảy trăm công án đều là những câu vấn đáp của chư Tổ, chính là để đương cơ “khựng ngay dòng ý thức lại”. Mỗi vị đều có những câu khác nhau, tùy theo nhận xét của thầy mà đưa câu hỏi cho trò.

Người sau thấy những câu hỏi đáp đó đã giúp khai ngộ cho
đệ tử, bèn thu thập lại, rồi đề ra cho người tới xin tu, cho họ một câu, gọi là “một tắc công án”, để họ tự hỏi hoài, thành ra một nỗi thắc
mắc nhân tạo, coi như dụng cụ để giúp người tu thiền có thể ngưng đọng tâm tư, tạo được khối nghi, chờ một ngày kia có trợ duyên, khối nghi bùng vơ, là Ngộ.

Càng về sau, tâm tư con người càng phức tạp, biện luận càng nhiều. Người tu dùng công án để tạo thắc mắc, nghi tình thì ít, đem công án ra để bình giải thì nhiều, công án nhà Thiền biến thành công cụ để bình luận văn thơ, đã không giúp cho dòng ý thức ngưng, còn khai triển ra đủ loại tư tưởng đối nghịch, biến thành trò chơi chữ nghĩa. Trong trường hợp đó, công án không còn phục vụ sứ mạng tạo nghi tình, lại lấp bít con đường đi tới giac ngộ chân chính, và cũng do bởi
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
ra đời thời điểm này, ghi chép tất cả các thủ đoạn, công án của chư Tổ, khiến người tham thiền biết hết kỹ thuật của Tổ nên không phát khởi được nghi tình; do đó, chư Tổ mới bất đắc dĩ chế ra pháp “Chiếu Cố Thoại Đầu” hay còn gọi là “Khán Thoại Đầu”. Chiếu Cố Thoại Đầu có từ đó.

Như vậy Chiếu Cố Thoại Đầu là gì? Thoại là lời nói và Đầu là đầu tiên. “Thoại đầu” là “phía trước, trước khi có câu nói”. Nếu đã nói ra, dù là một chữ, thì hết là “đầu”, mà chỉ còn là “thoại vĩ”, là “câu nói” mất rồi. Cho nên không có “câu thoại đầu”, mà chỉ có “phía đầu của câu thoại”, cho nên phải có chữ “chiếu cô”, chiếu cố thoại đầu, tức là “quán chiếu về phía trước của câu nói”.

Trước câu nói là gì? Dĩ nhiên câu nói (thoại) phải là hậu quả của một dòng ý thức trước khi tuôn ra thành lời. Nhưng dòng ý thức trước khi thành lời đó ở đâu? Là cái gì? Sự thắc mắc ấy chính là nghi tình. Nghi tình này không có đáp án, không thể dùng tâm ý thức giải đáp huyên thuyên, dù có muốn, vì nó không có câu chuyện có đầu có đuôi như công án. Miên mật trong khối nghi này tức là hành giả đã vượt qua nhất niệm vô minh, đang ở trong vô thủy vô minh, tức là đang trên “đầu sào trăm thước”. Sau đó sẽ là “bước thêm một bước”, là nghi tình bùng vỡ, là bước vào nơi mà chư Tổ gọi là “đất điền địa kia” (gọi là “đất”, là “bước”, chỉ là hình thức hóa cho dễ hiểu trong ngôn từ, thật ra thì tất cả chỉ là chuyển hóa tâm thức, không có cụ thể thành vật chất
được, nói ra đã là dùng tương đối, cách xa mất rồi). Bước này mau chậm tùy theo cơ duyên, có người ôm khối nghi nhiều năm, có người ngắn hơn. Cơ duyên khiến cho nghi tình bùng vỡ, là “bước thêm một bước” có thể là tiếng viên sỏi chạm vào cây tre, hoặc là tiếng vỡ của cái chén rơi, tiếng chuông chùa, câu nói vô nghĩa, v.v…

Chiếu Cố Thoại Đầu bắt đầu từ đời nhà Tống bên Trung Hoa, không rõ truyền qua Việt Nam từ năm nào nhưng sau năm 1975 có một vị sư người Việt gốc Hoa truyền giảng pháp
môn này tại Việt Nam rồi sau đó truyền qua Úc, Canada và Hoa Kỳ theo vết chân di cư của chính vị sư này và những Phật tử Việt Nam và Phật tử Việt gốc Hoa. Vị sư này là cố Hòa thượng Thích Duy Lực.

Hiện nay tại Việt Nam pháp môn này đang được truyền dạy tại các chùa: Phật Đà, Liên Hoa, Giác Nguyên (TP. HCM); Tam Bảo (Nha Mân, Sa Đéc), Liễu Quán, (Núi Dinh, Vũng Tàu). Riêng tại Hoa Kỳ, Từ Ân thiền đường, ngôi thiền đường duy nhất hoằng truyền Tổ Sư Thiền ở hải ngoai được chính cố Hòa thượng thiết lập và hiện tại được điều hành bởi một Ban Trị sự gồm các cư sĩ môn sinh người Việt và người Việt gốc Hoa. Vị Thiền Chủ hiện nay là Đại Đức Thích Minh Ngọc được ban trị sự thỉnh mời từ Canada.

Tâm Diệu

Tin bài có liên quan

Thiền Thất Khai Thị Lục

Kho Báu Nhà Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Quan Điểm Của Daisetz Suzuki Về Công Án

Đôi Nét Về Thiền Công Án

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

Lâm Tế Nghĩa Huyền – Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng

Góp Nhặt Lá Rừng

Gõ Cửa Thiền

Load More

Discussion about this post

Cư Sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám (1897 – 1969)

Cư Sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám (1897 – 1969)

TƯỞNG NHỚ BÁC SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM (1897 - 1969) NGƯỜI TRÍ THỨC PHẬT TỬ ƯU TÚ THẾ...

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC HUYỀN NGHIỆP CỦA CHƯ NHƯ LAI WONDERFUL WORKS OF TATHAGATAS    Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All...

Hội thảo về “Đạo Phật và văn hóa” tại Trúc Lâm Thiền Viện

  Colloque sur"Bouddhisme et culture"à l’Institut Bouddhique Trúc Lâmle 5 Juin 2016***Hội thảo về"ĐẠO PHẬT VÀ VĂN HÓA"tại Trúc Lâm...

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

PHẬT NÓI KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNGHậu Hán, Sa-môn Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan Đồng DịchThanh, Tục Pháp...

Làm Chủ Cảm Xúc và Những Mối Bất Hòa

LÀM CHỦ CẢM XÚC VÀ NHỮNG MỐI BẤT HÒA Minh Mẫn Thật khó mà đi thẳng vào vấn đề, vì...

Triết Lý Về Nghiệp

Triết Lý Về Nghiệp

THERAVÀDA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TRIẾT LÝ VỀ NGHIỆP VANSARAKKHITA MAHA THERA HỘ TÔNG IN LẦN THỨ NHẤT TẠI SÀI GÒN:...

Phật Giáo Và Nhân Sanh

Phật Giáo Và Nhân Sanh

  PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SANHTác giả: Pháp sư Hiền Đức,Việt dịch: Thích Thắng HoanPL2564    -     DL 2021    ...

Vì Người Mà Tạo Nghiệp Ác Chính Mình Phải Chịu Tội

Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội

Phần đông con người có xu hướng thoái thác trách nhiệm, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, hoặc...

Giáo Dục Con Tim Trong Thiên Niên Kỷ Mới (Text & Video)

Giáo Dục Con Tim Trong Thiên Niên Kỷ Mới (Text & Video)

“Những con voi có thể có bộ não lớn hơn chúng ta, nhưng con người chúng ta thì thông minh...

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (Song Ngữ)

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)

SUY NGẪM VỀ NGÀY PHẬT ĐẢN VESAK Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn TiếnSource-Nguồn: www.lakehouse.lk - Bài Đăng Ngày 19/5/2008(Vesak Reflections - Source-Nguồn:...

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜHòa Thượng Thích Thanh TừTrúc Lâm - Đà Lạt - 2001 Những...

Tọa đàm gương sáng với Ts Nguyễn Mạnh Hùng

Tọa đàm GƯƠNG SÁNG với TS Nguyễn Mạnh Hùng mang hạnh phúc đến với gần 1 ngàn bạn trẻ Ký...

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Bản dịch của HT. Thích Minh Châu:Đại Tạng Kinh Việt NamKINH TĂNG CHI BỘ Anguttara NikàyaHòa thượng Thích Minh Châu dịch...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Sau đó bạn mới hiểu được nhẫn là điều quan trọng vô cùng, ở trong Kinh Phật vô cùng xem...

Lời Phật Dạy Về Ruộng Phước

Lời Phật dạy về ruộng phước

Thường thì hàng Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn kính lễ và cúng dường hàng xuất gia, bởi chư...

Cư Sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám (1897 – 1969)

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Hội thảo về “Đạo Phật và văn hóa” tại Trúc Lâm Thiền Viện

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Làm Chủ Cảm Xúc và Những Mối Bất Hòa

Triết Lý Về Nghiệp

Phật Giáo Và Nhân Sanh

Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội

Giáo Dục Con Tim Trong Thiên Niên Kỷ Mới (Text & Video)

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

Tọa đàm gương sáng với Ts Nguyễn Mạnh Hùng

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Lời Phật dạy về ruộng phước

Tin mới nhận

Dòng sông tâm thức (II)

Vui trong đau khổ

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Làm gì có Phật trên đời!

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Ăn mày cửa Phật

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

9 ân Đức Phật

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Người ngu nghĩ là ngọt

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Niềm tin vào Đức Phật

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Tâm Phật ví như hoa sen

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Chân thân của Đức Phật

Tin mới nhận

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Tịnh tín tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Đản sinh ngày xưa, đản sinh hôm nay

Núi thiêng

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Giới luật của hàng xuất gia

Tu chứng

Phật Lý Căn Bản

Phát triển Phật Giáo phải bắt đầu từ giáo dục

Bản đồ cảm xúc và thiền về tâm từ bi (song ngữ)

Chứng Đạo Ca Thiển Thích

Truyền Thống Và Cách Mạng – J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 52)

Lễ Hội Đèn Lồng Mừng Phật Đản Sinh 2013 Tại Chùa Samgwangsa

Sư Hộ Nguyên

Nhân mùa an cư 2020 nghĩ về Covid-19

Những điều cần thiết trong sự tu hành

Vượt qua nỗi sợ

Tâm Bình Thường Là Đạo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Kinh Cúng Thí Người Mất

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Kinh Duy Ma Lược Giải

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

THÍCH MINH CHÂU

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Tin mới nhận

Luận Về Niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese