PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sự thành công của một người thất bại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT NGƯỜI THẤT BẠI
TN Huệ Trân

 

          Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật.

          Đó là giáo sư Rhys Davids, con của một mục sư Cơ Đốc Giáo. Ông đã bỏ ra nhiều năm học tiếng Pali, kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu các kinh điển Phật Giáo chỉ để mong đạt mục đích là chứng minh giáo lý Đạo Phật thua xa giáo lý Cơ Đốc.

          Nhưng Rhys Davids đã thất bại với công việc này!

          Sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu Đạo Phật, ông đã trở thành một Phật tử thuần thành, hết lòng ca ngợi Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là những gì ông áp dụng cho chính bản thân và đạt được suối nguồn an lạc đích thực, sâu sa, trong suốt quãng đời còn lại, cho tới ngày bình an lìa bỏ cõi nhân gian …

          Duc Phat Thuyet PhapLà Phật tử, không mấy ai không nhớ Tứ Diệu Đế là những gì, vì đó là Bốn Sự Thật mà Đức Phật đã thấy rất rõ ràng, rất mầu nhiệm nhưng dường như không một giáo lý ngoại đạo nào từng chỉ dạy minh bạch cho tín đồ của mình để cùng thoát khổ.

          Bốn Sự Thật đó là:

Khổ Đế: Sự có mặt của khổ đau

Tập Đế: Sự có mặt của những nguyên nhân gây ra khổ đau

Diệt Đế: Sự chấm dứt khổ đau

Đạo Đế: Con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau.

Hiểu nghĩa đơn giản theo từ ngữ chỉ là thế, nhưng hành giả thực tâm cầu học phải nhẫn nại, siêng năng, từng bước tiến sâu vào từng lãnh vực, từng lời dạy, để nhận diện những gì là Tam khổ, Bát khổ trong Khổ Đế mà thấy ra nguyên nhân nơi Tập Đế là những sự tích tập, chứa nhóm từ tham, sận, si, mạn, nghi, ác, kiến …

          Thấy được nguyên nhân gây ra khổ đau thì Tập Đế chính là Nhân và Khổ Đế là Qủa.

          Thấy Nhân và Quả rồi, hành giả nào mà không muốn bước vào Diệt Đế là sự tịch tĩnh, an lạc khi đã diệt trừ mọi khổ đau.

            Muốn tới được Diệt Đế cần phải biết và thực hành những phương pháp diệt khổ. Đó chính là sự thật thứ tư. Đó là Đạo Đế.

Trong tiến trình này, Đạo Đế là Nhân và Diệt Đế là Qủa.

          Giáo lý đã minh bạch, sáng rỡ như trăng rằm, nhưng với lòng bi mẫn vô biên, Đức Phật còn ân cần thương xót mà chỉ dạy thêm về Tam Chuyển Pháp Luân Tứ Đế gồm Thị Chuyển, Khuyến Chuyển và Chứng Chuyển để chúng sanh vững tin mà vững bước.

          Thị Chuyển: Là khởi đầu, Đức Phật chỉ bảo cho biết:

          “Đây là Khổ, có tánh bức bách

          Đây là Tập, có tánh chiêu cảm

          Đây là Diệt, có tánh khả chứng

          Đây là Đạo, có tánh khả tu”

          Khuyến Chuyển: Là khi đã chỉ cho biết Bốn Sự Thật, Đức Phật khuyến tấn chúng sanh hãy tu học pháp này mới mong thoát khổ:

          “Đây là Khổ, con nên biết

          Đây là Tập, con nên dứt

          Đây là Diệt, con nên chứng

          Đây là Đạo, con nên tu”

          Chứng Chuyển: Khuyến tấn chúng sanh tu tập rồi, Đức Phật lại chỉ bày cho thấy kết quả của sự tu tập:

          “Đây là Khổ, ta đã biết

          Đây là Tập, ta đã dứt

          Đây là Diệt, ta đã chứng

          Đây là Đạo, ta đã tu”

          Đạo Đế – sự thật thứ tư – con đường dẫn tới sự chấm dứt khổ đau chính là Bát Chánh Đạo, là con đường Trung Đạo chân chánh, vi diệu đưa tới sự thánh thiện vẹn toàn.

          Bát Chánh Đạo gồm:

          Chánh Kiến: Thấy biết và nhận thức chân chánh, rõ ràng.

          Chánh Tư Duy: Tư tưởng thiện lành, suy nghĩ và phán đoán chân chánh.   

         Chánh Ngữ: Nói lời chân thật, ngôn ngữ chân chánh.

          Chánh Nghiệp: Làm những việc tốt đẹp, hành động ngay thẳng, tránh những nghề nghiệp dẫn tới hại mình, hại người.

          Chánh Mạng: Thân tâm trong sạch, buông bỏ và lánh xa những gì có thể khiến tinh thần bị mê mờ, ám tối.

          Chánh Tinh Tấn: Khi đã nhận định rõ tốt, xấu, chánh, tà, để có niềm tin chân chánh thì quyết tinh tấn thăng hoa, hướng thiện.

          Chánh Niệm: Ghi nhớ những gì xứng đáng, chánh đáng.

          Chánh Định: Giữ tâm thuần nhất, an tịnh để phát triển tuệ giác.

          Với tám phương pháp để chấm dứt khổ đau, hành giả thực tâm tìm cầu học đạo thường nghiêm túc suy ngẫm sâu sa nội dung lời dạy từng phần, quán chiếu tác dụng tương quan giữa những lời dạy, để có thể áp dụng với căn cơ mình mà đạt được lợi ích.

          Chẳng hạn như – theo chủ quan – có hành giả nắm vững sự liên hệ giữa Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là cảm thấy những phần sau hiển lộ tự nhiên.

          Hành giả đó thấy, trong Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến đứng đầu và ngay sau đó là Chánh Tư Duy. Sự sắp xếp như vậy phải chăng Chánh Kiến và Chánh Tư Duy có liên hệ chặt chẽ với nhau.

          Theo đạo lý Duyên Khởi thì cái nọ vì cái kia mà có, nên dù tên gọi có khác nhau nhưng thực chất thì mọi hiện tượng đều là Nhân và đồng thời là Quả. Không có cái gì thuần túy chỉ là Nhân hay Quả.

Khi được xếp đứng đầu, với tư cách là Nhân, Chánh Kiến nuôi dưỡng bẩy phần kia; nhưng nếu với tư cách là Quả thì Chánh Kiến lại được bẩy phần kia nuôi dưỡng lại.    

   Khi khởi niệm, Chánh Kiến chỉ là những kiến thức có tính cách khái niệm bên ngoài, nhưng khi có Chánh Tư Duy cùng làm việc thì Chánh Kiến bắt đầu có sự phát triển ở bên trong; tức là Chánh Tư Duy giúp Chánh Kiến có cái nhìn sâu hơn.

          Hành giả dùng hình ảnh chiếc lá để hướng dẫn sự quan sát.

          Khi nhìn chiếc lá, ta thường thấy lá là một phần nhỏ của cây, lá là con của cây (kiến thức lúc đầu của Chánh Kiến). Nhưng nếu nhìn sâu sắc hơn thì lá cũng là mẹ của cây vì ngay thời gian lá ở trên cây, lá đã góp phần biến những nhựa nguyên thành nhựa luyện để không chỉ nuôi lá mà còn trở về nuôi cây (Có Chánh Tư Duy làm phong phú thêm Chánh Kiến)

          Chánh Tư Duy gồm 2 phần là Tầm và Từ.

          Tầm là ghi lại, nhớ lại những gì đã nhận biết (chẳng hạn, biết lá là một phần của cây. Cái biết này là cái biết đúng, như Chánh Kiến).

          Từ là sự quán sát sâu sa hơn (sau khi ghi nhận lá là con của cây, còn triển khai sự suy tưởng sâu sắc hơn để thấy lá cũng là mẹ của cây vì lá đã góp phần nuôi cây)

          Nhưng khi Chánh Tư Duy đi vào phần Từ (phần quán chiếu sâu hơn) thì phải quán chiếu bằng sự từ bi, bằng tình thương rộng lớn mới được gọi là Chánh Tư Duy. Nếu chỉ suy tư tìm lợi ích và hạnh phúc cho riêng mình thì đây là phản ảnh của sự không có Chánh Tư Duy, là người đang suy tư cũng không có Chánh Kiến vì không biết điều mình tìm kiếm có gây tác hại cho ai không.

          Khi Chánh Kiến và Chánh Tư Duy giữ được sự liên hệ chặt chẽ, phối hợp và hành động chính xác như thật thì Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định sẽ như những đoàn tầu đã được đặt bánh trên đường rầy, sẽ an lạc lăn bánh tới sân ga.

          Hơn một thế kỷ trước, Rhys Davids đã ngộ ra những gì từ Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, mà từ mục đích nghiên cứu, cốt vạch lá tìm sâu để chê bai, lại thành công trong sự giác ngộ qua những giáo lý khổ công nghiên cứu đó.

          Còn chúng ta là Phật tử, là những người con của Phật, thừa hưởng gia tài giáo pháp nhiệm mầu vi diệu từ kim khẩu Cha Lành, tin tưởng lời Cha dạy, tuân lời Cha “Hãy tự thắp đước lên mà đi!” thì lẽ nào chúng ta lại thất bại trên con đường tìm cầu Giác Ngộ!

          Có phải vậy không, thưa quý hành giả gần xa, đang cùng dõng mãnh bước đi trong ánh đuốc tự lực và tha lực!

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, những ngày lập đông)

 

           

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Phật Ở Ngoài Khơi Xa

Phật ở ngoài khơi xa

PHẬT Ở NGOÀI KHƠI XA Truyện ngắn của Nhụy Nguyên Chùa Nam Yết nằm trên đảo Trường Sa Thằng con...

Kinh Sai-Ma 103

Kinh Sai-Ma 103

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chương Trình Ca Nhạc Phật Giáo Diệu Âm Hoằng Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Người Chết Bất Đắc Kỳ Tử, Thì Nghiệp Quả Sẽ Ra Sao?

Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao?

  NGƯỜI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ, THÌ NGHIỆP QUẢ SẼ RA SAO?Thích Phước Thái   Kính bạch Thầy, nếu...

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA HIỆP HỘI DINH DƯỠNG HOA KỲ Tâm Diệu chuyển ngữSau một thời gian dài...

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

VÔ THƯỜNG, BẢN CHẤT CỦA LUÂN HỒIThứ bảy ngày 30 tháng 7 nãm 2011, Tin tức nãm 2011 Chúng tôi...

Quan Hệ Xã Hội Và Covid-19

Quan hệ xã hội và Covid-19

QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ COVID-19 (Social Relations and COVID-19) Tác giả: Cư sĩ José Antonio Rodríguez Díaz  Thích Vân...

Phật Chủng Tùng Duyên Khởi

Phật Chủng Tùng Duyên Khởi

Anh Hai tôi đi bước nữa và cũng chia tay, để lại đứa con gái cho má tôi nuôi từ...

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Cách Con Người Trong Triết Lý Bát Chánh Đạo Phật Giáo (Song Ngữ)

Nhân cách con người trong triết lý Bát Chánh Đạo Phật Giáo (song ngữ)

NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT LÝ BÁT CHÁNH ĐẠO PHẬT GIÁOSelf-development through the Eightfold PathVương Thị Minh Tâm dịch...

Viết Trên Cát

Viết trên cát

VIẾT TRÊN CÁT Hạnh Chi Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm...

Tu Mau Kẻo Trễ

TU MAU KẺO TRỄ  VÀ TU PHÁP NÀO CHO KỊP HỘI LONG HOA Soạn Giả Cư Sĩ B. Đ. Nói...

Cùng Đi Chung Một Đoạn Đường

Cùng Đi Chung Một Đoạn Đường

CÙNG ĐI CHUNG MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG Phạm Thanh Chương   “Dù tiễn đưa ngàn dặm rồi cũng phải chia tay”....

Thủy: Chung

THỦY: CHUNG Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm LTS: Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều...

Biết Ơn Giây Phút Này

BIẾT ƠN GIÂY PHÚT NÀYNguyễn Duy Nhiên Trong đạo Phật tình thương là một năng lượng lớn, có thể ôm...

Phật ở ngoài khơi xa

Kinh Sai-Ma 103

Chương Trình Ca Nhạc Phật Giáo Diệu Âm Hoằng Pháp

Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao?

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Quan hệ xã hội và Covid-19

Phật Chủng Tùng Duyên Khởi

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Nhân cách con người trong triết lý Bát Chánh Đạo Phật Giáo (song ngữ)

Viết trên cát

Tu Mau Kẻo Trễ

Cùng Đi Chung Một Đoạn Đường

Thủy: Chung

Biết Ơn Giây Phút Này

Tin mới nhận

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Thiên ma dâng ngọc nữ

Vận mệnh trong lòng bàn tay

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Giản dị trong nếp sống

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Chùa Cháy

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Tin mới nhận

Chùa Ngọc Lâm – Khánh Hòa

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Vietnamese Vegetarian Dishes With Beyond Meat – Món Chay Việt Nam Với Thịt Beyond

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tánh Phật trong ta

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

Trứng Gà Nhân Tạo Trong Dự Án Của Bill Gates

Tám ngọn gió

Lễ Rước Phật từ Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự sáng ngày mồng 8 tháng 4 AL tức ngày 3.5.2017

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Quán Chiếu Tâm

Dấu Tích Của Tu Viện Phật Giáo Thế Kỷ Thứ Mười Được Tìm Thấy Ở Ấn Độ

Hội Thi Diễn Giảng Toàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu Năm 2019

Đi tìm hạnh phúc

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Nhiệm Mầu (thơ)

Chuyển Hóa Tâm

Ý Nghĩa Thiền & Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo (Vietnamese English)

Tin mới nhận

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Kinh Bách Dụ: Cất giấu bông tai của con

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Kinh Phước Đức

Tin mới nhận

Hằng Chuyên Tâm Niệm

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Con Đường Tu Tắt – Pháp Môn Tịnh Độ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese