PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật ở đâu?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa
  2. Lời bình từ câu chuyện: 
  3. Ảnh minh họa
  4. Ảnh minh họa

Phật dạy ta chẳng tìm kiếm Phật đâu xa, chỉ việc khám phá ông Phật (Bậc giác ngộ) ngay nơi mình.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Nhà điêu khắc bậc thầy đang đứng quan sát các phiến cẩm thạch đủ loại. Trong suốt cuộc đời, ông từng học được mỗi một phiến đá đều mang vẻ “như” của nó. Tìm cho ra vẻ “như” ấy, trả nó về nét sống động thật sự của nó, chính là bí quyết thành công của ông.

Ông thường tự bảo: “Ờ há! Phiến đá kia mang hình tượng tay anh hùng bị khóa cứng ở trỏng. Phiến này có hình vị thánh. Nhưng biết tìm đâu phiến đá để tạc kiệt tác một đời đây? Ta muốn tạo pho tượng Phật thật huy hoàng”.

Ông tìm suốt bốn mươi năm “Phiến đá Phật” ấy. Bây giờ, năng lực ông đang tiêu mòn dần. Ông đã đến tận các mỏ đá tiếng tăm của thế giới: nước Ý, nơi Michelangelo khắc phiến đá bất hủ của ông, Vermont với loại đá rực rỡ dưới ánh sáng, và cả những vùng ít ai lui tới của núi rừng Trung Quốc.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Ông thăm dò chuyên gia khắp thế giới. Ông mướn một tay rất sành đá sục tìm những vùng ít ai biết. Kết quả vẫn không. Để khuây khỏa, ông tìm gặp vị thiền sư trụ trì ngôi chùa nhỏ cuối đường nhà mình. Nghe kể về cuộc tìm kiếm vô vọng, thiền sư mỉm cười:

– Chẳng khó.

Nhà điêu khắc hồi hộp hỏi dồn:

– Nghĩa là Sư có thể cho tôi biết chỗ tìm chất liệu để hoàn thành bức tượng Phật tôi hằng mơ sao?

– Đương nhiên.

– Ở đâu?

– Đằng kia.

Sư đưa tay chỉ cái giếng trong sân.

Nhà điêu khắc mừng khấp khởi chạy đến giếng, nhìn xuống. Dưới giếng, hình ông đang nhìn lại ông.

Lời bình từ câu chuyện: 

Một tảng đá, một khối đất, qua bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tường của các nghệ nhân có thể được biến hóa, chuyển đổi sang bất kỳ hình dạng nào, người có, vật có, thánh nhân có, và Phật cũng có. Thật là tài tình, đáng khâm phục những con người tài hoa như vậy. Không biết họ nhìn sao đó, chạm trổ, mài đục sao đó mà từ một khối đá, một khối đất thô kệch họ có thể làm ra không biết bao nhiêu là hình tướng sai khác. Chắc hẳn là họ phải có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú và chi li, một trí nhớ sắc sảo và sâu dày, và một sự tỉnh thức sắc bén nào đó họ mới thể tỉ mẫn trong từng nét đục, đẽo, gọt, giũa mà làm nên một tác phẩm toàn mỹ làm cho người chiêm ngưỡng khởi phát ra thật nhiều những cảm xúc, thăng hoa có, trầm lắng có, và cả những trạng thái phấn chấn, vui tươi, thêm yêu đời yêu cuộc sống cũng có.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Nhà điêu khắc trong câu chuyện trên cũng giống như bao nghệ nhân tài hoa khác luôn mong muốn có thể tạo ra một kiệt tác để đời, một kiệt tác làm lây động đến những cảm xúc sâu thẩm nhất ở người chiêm ngưỡng. Và đối tượng mà nhà điêu khắc chọn không ai khác chính là hình tượng của một vị Phật, một con người toàn hảo, vượt trên tất cả những ngôn từ mỹ miều nhất của thế gian có thể dùng để miêu tả về một vị Phật như vậy. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, nhà điêu khắc cho rằng phải tìm được một tảng đá mà ngay với hình dạng ban đầu của nó đã có phần nào phảng phất hình dáng và sắc thái của một vị Phật. Đó là gì. Đó có thể là một gương mặt phúc hậu và hiền hòa, đó có thể là một nụ cười hàm tếu nhẹ nhàng, đó có thể là một ánh mắt từ bi, đó có thể là một tư thế an nhiên tĩnh tại… rất nhiều, rất nhiều những tưởng tượng hiện lên trong tâm tưởng của nhà điêu khắc. Ông nhìn, ông ngắm, rồi ông suy diễn, ông vẽ ra trong đầu óc mình thế nào là dáng dấp của một vị Phật, thế nào là một hình tượng tuyệt hảo để có thể tạo nên một tác phẩm thượng hạng, lưu danh muôn đời.

Nhưng thật không may cho nhà điêu khắc, tìm kiếm ròng rã suốt bốn mươi năm mà không tìm thấy được một tảng đá nào có vẻ “như” như một vị Phật mà ông vẫn hằng nghĩ tưởng. Mệt mỏi, chán chường, nhà điêu khắc bèn tìm đến gặp một vị thiền sư trụ trì ở một ngôi chùa nhỏ cuối đường nhà mình. Một ngôi chùa và một nhà sư vẫn hiện diện nơi đó, hằng ngày qua lại mà nhà điêu khắc nào có để tâm chú ý đến, bởi trong tâm tưởng ông lúc nào cũng bận rộn, lăn xăn mãi mê với những cuộc truy tìm của mình, như vậy thì thử hỏi làm sao mà ông có thể có được một cuộc viếng thăm nào đó khi ấy. Còn bây giờ thì ông gần như đã muốn buông xuôi, tuổi tác đã cao, sức lực tiêu giảm, năng lực hao mòn mà một tảng đá có vẻ “như” như một vị Phật vẫn còn đang ẩn mình đâu đó trong thế gian bao la, rộng lớn này. Biết làm sao đây, chẳng lẽ mình phải từ bỏ giấc mơ của mình hay sao, trong ông có thể đang vang vọng những tiếng lời như vậy, trong ông niềm háo hức, hy vọng đang ngày càng trôi xa, mờ ảo. Và thế là, trong những phút giây tuyệt vọng như thế, ông chỉ còn biết tìm đến một nơi bình an như một ngôi chùa nhỏ cùng vị thiền sư trụ trì.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Vị thiền sư sau khi nghe nhà điêu khắc thuật lại câu chuyện và mong muốn của mình đã vô cùng thản nhiên mà nói rằng “Chẳng khó”. Như vậy có nghĩa đối với sư thì việc tìm giúp nhà điêu khắc một tảng đá có vẻ “như” như một vị Phật là điều dễ dàng, trong tầm tay. Nhà điêu khắc nghe qua mà lòng mừng rỡ, nhiệt huyết của ông lại dâng trào, ông nôn nóng muốn biết tảng đá mà mình hằng mong muốn hiện giờ đang ở đâu. Thế là ông hỏi dồn dập nào là “Nghĩa là Sư có thể cho tôi biết chỗ tìm chất liệu để hoàn thành bức tượng Phật tôi hằng mơ sao?”, nào là “Ở đâu?”. Vị thiền sư vẫn bình thản mà chỉ tay về phía giếng nước trong sân. Và “Nhà điêu khắc mừng khấp khởi chạy đến giếng, nhìn xuống”, ông nhìn thấy gì, không có gì khác ngoài hình ảnh của chính ông đang nhìn lại ông, “Dưới giếng, hình ông đang nhìn lại ông”. Vậy tảng đá thật sự là đang ở nơi đâu, sao không thấy có tảng đá nào ở dưới giếng. Trong ông có thể có ý nghĩ như vậy ngay thời khắc ông nhìn xuống dưới giếng mà không thấy có tảng đá nào ở đó.

Nhưng chắc hẳn là liền ngay sau đó, khi mà với một sự hụt hẫng và trống rỗng đang hiện diện trong mình, nhà điêu khắc quay sang nhìn hình ảnh phản chiếu của mình dưới giếng, thì ngay lập tức toàn thể hình ảnh đó trong khoảnh khắc đã chiếm cứ toàn bộ tâm tưởng ông, đánh bạt tất cả những trạng thái cảm xúc đang có mặt. Trong nhà điêu khắc, giây phút đó, ở nơi đó, chỉ còn lại duy nhất mỗi mình ông đang đối diện với chính ông, ý niệm về không gian và thời gian dường như không còn hiện hữu, cả những niềm hy vọng, phấn chấn hay nỗi thất vọng, não nề cũng đều tan biến mất, nhà điêu khắc đang đối diện với điều gì, đó chẳng phải là một khối chất liệu có vẻ “như” như một vị Phật mà bấy lâu nay ông vẫn hằng tìm kiếm hay sao.

Nguồn: Thiền Tịnh Tâm

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Thử Bàn Ngày Xuân Đốt Vàng Mã Sớ Sao, Nên Hay Không? – Lê Văn Cơ

Thử Bàn Ngày Xuân Đốt Vàng Mã Sớ Sao, Nên Hay Không? – Lê Văn Cơ

THỬ BÀN NGÀY XUÂN ĐỐT VÀNG MÃ SỚ SAO, NÊN HAY KHÔNG?Lê Văn Cơ Hàng năm bà con nhân dân...

Dạo Quanh Những Ngôi Chùa Cổ Và Đẹp Nhất Hà Nội

Dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp nhất Hà Nội

DẠO QUANH NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ  VÀ ĐẸP NHẤT HÀ NỘI Đi chùa đầu năm là một nét văn hóa...

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách Song Ngữ Vietnamese-English

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ – Nhã Lan Thư

Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ – Nhã Lan Thư

ĐÓA SEN NGÀN CÁNH THIỀN TRONG TỊNH ĐỘ Nhã Lan Thư Sáng nay trên những con đường còn băng giá...

Đại Lễ Kính Mừng Ngày Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo Tại Chùa Thiên Ân (Desert Zen Center)

Đại Lễ Kính Mừng Ngày Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo tại Chùa Thiên Ân (Desert Zen Center)

ĐẠI LỄ KÍNH MỪNG NGÀYĐỨC THÍCH CA MÂU NI THÀNH ĐẠO TẠI CHÙA THIÊN ÂN (DESERT ZEN CENTER)   Đại lễ...

Vượt Dòng Sinh Tử

Vượt dòng sinh tử

VƯỢT DÒNG SINH TỬ Thích Nguyên Hùng Nếu ai đã từng đứng trước một dòng thác lũ sẽ tưởng tượng...

Hoa Kỳ Muốn Liên Hợp Quốc Đưa Vấn Đề Kế Vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hoa Kỳ Muốn Liên Hợp Quốc đưa vấn đề kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

HOA KỲ MUỐN LIÊN HỢP QUỐC ĐƯA VẤN ĐỀ KẾ VỊ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA by: Shaun TANDON,AFP |...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 8) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ hai, “Xưng tán Như Lai”...

Trước Hết Hãy Đừng Gây Hại

Trước hết hãy đừng gây hại

Đôi khi người ta có cảm tưởng Phật giáo chẳng mấy liên quan đến những vấn đề về môi trường...

Ttt-Đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

Ttt-đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

ĐẠO TỪ CỦA HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦVIỆN TRƯỞNG VIỆN HOÁ ĐẠO Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni...

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬNVAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁOTRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANHHÀN GẮN...

Góc nhìn Phật Giáo qua thuyết số mạng, định mệnh

GÓC NHÌN PHẬT GIÁO QUA THUYẾT SỐ MẠNG, ĐỊNH MỆNH Quang Minh Trong cuộc sống ta hay thấy có những...

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

ĐỀN BOROBUDUR (INDONESIA) Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo...

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

SỨ MỆNH CỦA ĐẠO PHẬTThích Thông Huệ I. Ý NGHĨA Hiểu theo sự tướng, Đạo Phật là con đường, là...

Mơ Ước Bình Thường

MƠ ƯỚC BÌNH THƯỜNGHoàng Tá Thích Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình...

Thử Bàn Ngày Xuân Đốt Vàng Mã Sớ Sao, Nên Hay Không? – Lê Văn Cơ

Dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp nhất Hà Nội

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ – Nhã Lan Thư

Đại Lễ Kính Mừng Ngày Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo tại Chùa Thiên Ân (Desert Zen Center)

Vượt dòng sinh tử

Hoa Kỳ Muốn Liên Hợp Quốc đưa vấn đề kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Trước hết hãy đừng gây hại

Ttt-đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

Góc nhìn Phật Giáo qua thuyết số mạng, định mệnh

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Mơ Ước Bình Thường

Tin mới nhận

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Nhân quả không cố định

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Có khổ nhưng không có người khổ

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Dòng sông tâm thức (II)

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Tin mới nhận

Chư Thiền Đức Việt Nam, Triều Tiên, Tây Tạng và… Tập 4 (song ngữ Việt-Anh)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Nỗi khổ của một người là nỗi khổ của thế gian

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Ý nghĩa nghi lễ Phật giáo

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Sau những bữa ngon…

Từ bi bất ngờ

Tại sao tụng thất giác chi để chữa bệnh, cầu an?

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh

Tinh Hoa Khai Thị

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Rolling Stone

Bạn có đối xử tốt với mình không?

Lược Ý Tăng Già Họ Thích Nét Đặc Trưng Của Tăng Đòan Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

Sinh nhà tôn quý

Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta

Ấn Độ Giỏi “Võ” Phật Hơn Trung Quốc

Vấn nạn tử tử trong giới trẻ và hậu quả sau khi chết

Học Từ Bi Với Chính Mình

Tin mới nhận

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 108)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.