TT. THÍCH NHẬT TỪ – 11/12/2016
TÓM LƯỢC
Thượng tọa Thích Nhật Từ đã chia sẻ cùng đại chúng về những vấn đề liên quan đến việc tang lễ của người Việt nói chung cũng như những chia sẻ về việc này đối với người con Phật.
Trong phần đầu Thượng tọa nói về các việc tống táng của người xưa và người thời nay, từ xứ Tây Tạng với điểu táng đến Ấn Độ với việc hỏa táng rất đơn giản, chỉ xảy ra trong một ngày Trở về Việt Nam việc hoả táng đang có khuynh hướng diễn ra tốt. Tro cốt được để tại chùa nhưng có thể trong thời gian sắp tới sẽ không còn đủ không gian đặt để. Thâỳ lưu ý Phật tử không nên có quan niệm là các hương linh còn quanh quẩn nơi thờ tro cốt. Hầu hết là đã đi tái sinh rồi.
Phần thứ nhì TT nói về việc chuẩn bị cho tuổi già. Việc quan trọng là dặn dò người ở lại qua tờ di chúc. Khi còn khỏe mạnh TT nói Phật tử hãy sắp xếp mọi thứ để tránh việc tranh dành người kế thừa, tranh dành tài sản…vvv và để cho mình ra đi thanh thản.
39:10 Phần thứ 3: TT cho biết có những điều Phật tử chân chính không nên làm vì có tính cách mê tín như:đặt nải chuối trên áo quan, mời thầy phù thuỷ, thầy cúng đám, xem ngày giờ động quan, mở cửa mả, hạ quan…(chỉ nên chọn ngày giờ thích hợp với tang quyến như phải chờ người thân ở xa, tránh giờ kẹt xe…) không sát sinh, không dùng rượu rửa cơ thể và mặc áo mới cho người chết, không nên để ban hộ niệm niệm Phật tới 8 tiếng mới nhập áo quan. Chỉ một giờ là đủ.
Không nên cấm người thân rơi vào tuổi tứ hành xung có mặt nơi tang lễ vì điều này rất mê tín.
Không khóc lóc, chỉ thành tâm hướng về Phật Pháp Tăng.
Không nên đặt quần áo, vật dụng,tiền vàng mã, bộ bài tổ tôm, quyển lịch Tầu vào áo quan. Không để gạo và đồng tiền vào miệng để người quá vãng kiếp sau được no đủ.
50:37 Quàn linh cửu: Không nên đặt quả trứng gà trên bát cơm nóng, không nên bắt chước tập tục người Tầu mặc tang phục áo sô như con trai đội mũ rơm , con gái con dâu mặc áo sô gai. Ở Ấn Độ không có ai mặc tang phục. Ở TQ, thời gian mang tang là 3 năm. Đối với đạo Phật rất thực dụng, sau lễ tang là phải trở về với đời sống hàng ngày. Theo Phật Giáo không có cúng cơm vì không có người chết nào ăn được (44:37). Thông thường là đi tái sinh ngay.
Không nên mời ban phường kèn chuông trống, không giết sức vật đãi ăn. Hãy áp dụng theo đạo Phật, tụng kinh niệm Phật…
Cũng không nên bắt người thân phải nằm bên quanh quan tài.
Nước Thái Lan có tập tục hay là vào ngày cuối mời người thân tham dự (thường mặc comple đen), mời tăng đoàn đến tham dự có thầy giảng pháp và gia chủ kêu gọi hùn phước cúng dường chư Tăng. (Tất cả ngồi trên ghế, không nên đứng bị tê chân không tốt cho sức khỏe)
1:009. Lễ truy điệu trước khi động quan, công bố tiền phúng điếu và dùng làm gì. Cũng nên bỏ tập tục cúng hoa vì uổng phí. Không cúng đạo lộ, thổ địa, tam sinh, không rải tiền vàng mã… Không nằm lăn ra đường…
Sau khi hạ huyệt tuyệt đối không được mời thầy cô rước hương linh về chùa cúng, không mở cửa mả sau ba ngày hạ huyệt
Một số tỉnh miền Bắc cha mẹ không được đưa con cái, điều này không cần thiết, cha mẹ cũng có thể đi tiễn đưa con cái. Cũng không nên theo thủ tục cải táng…
Không nên cúng cơm mỗi ngày (kể cả cha mẹ) vì người chết không ăn uống được. (Xem thêm bài giảng người chết có hưởng thụ được gì) Người Ấn Độ không có cúng kiếng và thờ di ảnh tại nhà, di ảnh được treo ở vách tường quàng một tràng hoa vạn thọ. Quan trong là cúng cho người chết bài kinh mà người sống thích như kinh Vô Ngã tướng (Nam truyền), kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng Kinh Vu Lan, ..(Bắc truyền). Thực tế dù tụng kinh thế nào thì việc tái sinh cũng không thể đảo ngược được. Đó quy luật tái sinh.
Sau 49 ngày cũng không cần cúng kiếng, xem như lễ tang đã được khép lại, nếu khá giả có thể cúng dường trai tăng ủng hộ việc tu hành của chư vị hay làm từ thiện để hồi hướng cho người chết.
Nỗi sanh ly tử biệt không đáng để chúng ta lưu giữ trong tâm.Chúng ta cần hướng tới tương lai. Người Phật Tử phải nhận biết chết không phả là dấu chấm cuối cùng của cuộc đời. Chết không phải là hết, chúng ta sẽ gặp lại người chết ở kiếp sống sống mới ở một hình thức mới và sẽ đóng vài trò mới…
(Chân Diệu Mỹ ghi chép)
Xem thêm:
Tống Táng Giản Đơn – Thích Chân Tính
Discussion about this post