CỦA BẢY ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY
QUANG NHƯ LAI Hán dịch: Đời Đại Đường, Tam-tạng Pháp
sư Nghĩa Tịnh, chùa Phật Quang. Việt dịch: Thích nữ
Tâm Thường
— o0o —
Quyển Thượng
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, đức Bạc-già-phạm đi chu du giáo hóa các nước, đến thành Quảng Nghiêm nghỉ
lại dưới gốc cây âm nhạc, cùng với đông đủ chúng Đại Bí sô tám ngàn người và ba
vạn sáu ngàn đại Bồ-tát, tên của các vị đại Bồ-tát đó là: Bồ tát Mạn Thù Thất
Lợi, Bồ-tát Quán Tự Tại, Bồ-tát Từ Thị, Bồ-tát Thiện Hiện, Bồ-tát Đại Huệ,
Bồ-tát Minh Huệ, Bồ-tát Sơn Phong, Bồ-tát Biện Phong, Bồ-tát Trì Diệu Cao
Phong, Bồ-tát Bất Không Siêu Việt, Bồ-tát Triệt Diệu AÂm, Bồ-tát Thường Tư Duy,
Bồ-tát Chấp Kim Cang, các đại Bồ-tát.v.v… như vậy làm thượng thủ và các quốc
vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, Thiên long bát bộ, nhơn, phi nhơn cùng vô
lượng đại chúng cung kính vây quanh nghe thuyết pháp, văn nghĩa mầu nhiệm, đầu
– giữa – cuối đều thiện, thanh tịnh viên mãn hoàn toàn. Tướng phạm hạnh thanh
bạch, chỉ dạy lợi ích an vui, khiến cho đầy đủ hạnh nguyện vi diệu, hướng đến
đại Bồ-đề.
Bấy
giờ đại Bồ-tát Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử nương oai thần của Phật, từ chỗ
ngồi đứng dậy, bày vai bên phải, gối phải quỳ sát đất, chấp tay cung kính bạch
Phật:
–
Kính bạch Thế Tôn! Nay có vô lượng đại chúng trời người vì nghe pháp nên đều
vân tập. Kính bạch Phật Thế Tôn, từ khi Ngài mới phát tâm cho đến nay trải qua
vô lượng số kiếp nhiều như cát bụi và quốc độ của chư Phật Ngài đều thấy biết,
cúi xin Thế Tôn vì chúng con và các chúng sanh trong đời tượng pháp vị lai mà
từ bi chỉ dạy về tướng sai biệt của danh hiệu, bổn nguyện, công đức, quốc độ
trang nghiêm và phương tiện thiện xảo của chư Phật để cho những người được
nghe, nghiệp chướng tiêu trừ, cho đến được bất thối chuyển Bồ-đề.
Khi
ấy đức Thế Tôn khen ngợi Bồ-tát Mạn Thù Thất Lợi:
–
Lành thay! Lành thay! Mạn Thù Thất Lợi! Thầy vì lòng đại bi thương xót nghĩ đến
vô lượng hữu tình bị nghiệp chướng, nhiều bệnh tật, lo buồn khổ não, được an
vui nên yêu cầu ta nói về danh hiệu, bổn nguyện công đức và quốc độ trang
nghiêm của chư Phật. Đây là do năng lực oai thần của Như lai nên khiến thầy
thưa hỏi điều ấy. Thầy hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói rõ.
Mạn
Thù Thất Lợi thưa:
–
Cúi xin Thế Tôn giảng thuyết, chúng con ưa thích được nghe.
Phật
bảo Mạn Thù Thất Lợi:
–
Phương Đông cách đây hơn bốn Căn-già hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Quang
Thắng, Phật hiệu là Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai Ứng Chánh Đẳng
Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều
Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư Phật Thế Tôn, an trụ nơi tòa sư tử bằng bảy báu đẹp đẽ
trang nghiêm và đang thuyết pháp, có vô lượng ức chúng Bồ-tát Bất thối vây
quanh.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng
thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ. Đất ở đó bằng thẳng,
mềm mại, mùi thơm như hương trời, không có các đường ác và tên người nữ, cũng
không có ngói, gạch, cát, đá, gai gốc. Cây báu thẳng hàng, hoa trái sum suê,
tươi tốt, có nhiều ao tắm, xây tô trang sức toàn bằng vàng bạc, chơn châu và
tạp bảo.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Bồ-tát của nước đó đều từ nơi hoa sen bảy báu hóa sanh, cho
nên những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhơn đều nên phát nguyện sanh về quốc
độ của Phật đó.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia từ khi mới phát tâm thực
hành đạo Bồ-tát có phát tám nguyện lớn, đó là:
*
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào bị các bệnh khổ bức bách thân thể, bệnh nóng, bệnh bị
chất độc làm hại, trù ẻo, làm cho quỷ tử thi đứng dậy não hại, nếu có thể chí
tâm xưng niệm danh hiệu Ta, do nhờ năng lực này nên các bệnh khổ đó đều tiêu
diệt, cho đến chứng được Vô thượng Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào bị các bệnh đui, điếc, câm, ngọng, cùi hủi, điên cuồng
khốn đốn, nếu có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu của Ta, nhờ năng lực này nên
các căn đầy đủ, các bệnh tiêu diệt, cho đến chứng được Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào bị tham sân si ràng buộc, tạo tội vô gián và các hạnh xấu,
phỉ báng chánh pháp, không tu các điều lành, sẽ bị đọa vào địa ngục bị các sự
đau khổ, nếu có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu của Ta, nhờ năng lực này nên
khiến cho tội vô gián và các nghiệp chướng đều tiêu diệt hết, không còn có chúng
sanh bị đọa vào nẻo ác, thường nhận được sự an vui thù thắng của cõi người, cỡi
trời, cho đến chứng được Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào thiếu thốn cơm ăn áo mặc, anh lạc, ngọa cụ, của cải, trân
bảo, hoa hương, kỹ nhạc, mà hay chí tâm xưng niệm danh hiệu của Ta, thì do năng
lực này nên được đầy đủ tất cả, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào hoặc bị xiềng xích trói buộc và bị đánh đập, chịu các sự
đau khổ, nếu hay chí tâm niệm danh hiệu Ta, thì do năng lực này nên được thoát
khỏi các sự khổ, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh ở nơi chỗ nạn hiểm bị các ác thú hung dữ như: gấu, sư tử, hổ,
báo, chó sói, rắn độc, bọ cạp làm hại, mạng sống sắp chấm dứt. Khi bị sự đau
khổ như vậy, cất tiếng kêu lớn, nếu có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu Ta, thì
do năng lực này nên được thoát khỏi các sự khủng bố, các thú dữ.v.v… đều phát
khởi tâm từ, thường được an lạc, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng
Bồ-đề – nếu có chúng sanh nào tranh cãi kiện tụng, nhơn đó sanh phiền não, nếu
hay chí tâm xưng niệm danh hiệu Ta, thì do năng lực này nên việc tranh cãi kiện
tụng được giải tán, dùng tâm từ đến với nhau, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
*
Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào vào sông biển gặp phải gió lớn thổi ghe thuyền, không có
chỗ đậu để làm nơi ẩn trú, rất lo sợ, nếu có thể chí tâm niệm danh hiệu Ta, do
năng lực này nên được tùy ý đến chỗ an ổn, nhận các sự vui vẻ, cho đến chứng
được Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Như vậy gọi là tám nguyện lớn vi diệu khi Phật Như Lai Ứng
Chánh Đẳng Giác tu đạo Bồ-tát đã phát. Lại nữa, đức Thế Tôn kia từ khi mới phát
tâm thường dùng năng lực thiền định để thành tựu chúng sanh, cúng dường chư
Phật và làm thanh tịnh trang nghiêm cõi Phật, Bồ-tát quyến thuộc đông đủ, phước
đức này không thể suy nghĩ. Tất cả Thanh văn và Độc giác dù trải qua nhiều kiếp
nói cũng không thể hết, chỉ trừ Như Lai và các Bồ-tát một đời bổ xứ.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn nào, hoặc là vua, đại thần,
trưởng giả, cư sĩ, mong cầu phước đức, đoạn trừ các phiền não mà xưng danh hiệu
của đức Phật kia và đọc tụng kinh điển này, hết lòng tôn trọng, cung kính cúng
dường đức Như Lai kia, thì đối với tất cả tội ác, nghiệp chướng và các bệnh khổ
đều được tiêu diệt. Có nguyện cầu điều chi đều được tùy ý, được địa vị Bất thối
chuyển, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Ở phương Đông cách đây hơn năm căn-già-sa cõi Phật,
có thế giới tên là Diệu Bảo, đức Phật hiệu là Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang AÂm
Tự Tại Vương Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác, có vô lượng ức bồ-tát vây quanh, hiện
đang thuyết pháp, trình bày nghĩa vi diệu thậm thâm của Đại thừa.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đức Như lai kia từ khi mới phát tâm tu hành đạo Bồ-tát đã
phát tám nguyện lớn, đó là:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào vì việc kinh doanh nông nghiệp hay thương mại khiến cho
tâm tư bận rộn, bỏ phế việc tu tập thiện pháp Bồ-đề thù thắng, không thể ra khỏi
sanh tử, ai nấy đều chịu vô biên khổ não, nếu người nào có thể chí tâm xưng
niệm danh hiệu của Ta, do năng lực này nên y phục, thức ăn uống, đồ dùng, vàng
bạc, trân bảo, tùy theo nguyện đều được đầy đủ, các căn lành tăng trưởng, cũng
không xả bỏ tâm Bồ-đề, thoát khỏi tất cả các khổ trong đường ác, cho đến chứng
đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
đối với tất cả chúng sanh trong mười phương, nếu bị nóng lạnh, đói khát bức
bách, chịu nhiều khổ não, nếu người nào có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu của
Ta, do năng lực này nên các tội nghiệp đời trước đều tiêu diệt, lìa các khổ
não, nhận được sự vui sướng của chư thiên, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nơi
các cõi trong mười phương nếu có người nữ bị phiền não tham dâm thường che tâm,
mang thai liên tục, hết sức nhàm chán, đến lúc sinh sản chịu nhiều đau khổ, nếu
danh tự của Ta được tạm nghe qua tai, hoặc là xưng niệm, do năng lực này nên các
khổ đều trừ. Sau khi xả thân này thường làm thân nam, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào hoặc cùng với cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, quyến thuộc và
các bạn bè thân quen đi đến chỗ nạn hiểm, bị giặc làm hại, chịu các khổ não, mà
tạm được nghe danh hiệu của Ta, hoặc lại xưng niệm, do năng lực này nên thoát
khỏi các nạn, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào vì làm các công việc phải đi trong đêm tối, bị quỷ thần
hung ác não loạn, rất buồn khổ mà được tạm nghe danh hiệu của Ta, hoặc xưng
niệm, do năng lực này nên từ nơi tối gặp sáng, các quỷ thần xấu ác phát tâm từ
bi, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào làm các việc hèn xấu, không tin Tam bảo, trí tuệ kém cỏi,
không tu thiện pháp, Ngũ căn Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo, Niệm định
tổng trì… thảy đều không tu, mà nếu hay chí tâm xưng niệm danh hiệu của Ta,
do năng lực này nên trí tuệ dần dần tăng lên, tu học hết thảy ba mươi bảy phẩm
trợ đạo, thâm tín Tam bảo, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào ý ưa thích thấp hèn, tu hành trụ nơi đạo Nhị thừa, quay
lưng với Vô thượng Bồ-đề thù thắng vi diệu, mà nếu hay chí tâm xưng niệm danh
hiệu của Ta, xả kiến chấp Nhị thừa thì được Bất thối chuyển nơi Vô thượng giác,
cho đến chứng được Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào thấy kiếp sống sắp hết, khi lửa nổi lên, rất lo sợ, khổ
não, buồn rầu khóc lóc, do thân trước của người đó nghiệp lực xấu ác nên phải
chịu các khổ này, không có chỗ nương tựa, nếu hay chí tâm xưng niệm danh hiệu
của Ta thì các sự buồn khổ đều tiêu diệt, nhận được sự an vui mát mẻ. Từ đây
chết sẽ hóa sanh trong hoa sen ở cõi Phật của Ta, thường tu hành thiện pháp,
cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đây là tám nguyện lớn vi diệu mà Phật Như lai Ứng Chánh Đẳng
Giác khi tu đạo Bồ-tát đã phát. Lại, Phật độ của đức Như Lai kia cư trú rộng
rãi, trang nghiêm, thanh tịnh, đất bằng như bàn tay,cây Thiên diệu hương làm
thành hàng lối, hoa trời rải cùng khắp, nhạc trời thường trỗi, linh trời đẹp đẽ
treo khắp mọi nơi, báu trời trang sức tòa sư tử, báu trời trang sức các thềm
bậc, ao tắm đẹp; đất ở đó mềm mại, mịn màng, không có các thứ ngói, gạch, cũng
không có người nữ và các phiền não, đều là các chúng Bồ-tát Bất thối hóa sanh
từ hoa sen. Nếu khi khởi niệm cần ăn uống, y phục hay các thứ đồ dùng thì tùy ý
có ngay, cho nên gọi là “Thế giới Diệu Bảo”.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn, quốc vương, vương tử, đại thần,
phụ tướng và trung cung thể nữ ngày đêm sáu thời ân cần chí tâm cung kính cúng
dường Phật Thế Tôn kia và xưng niệm danh hiệu, cùng tạo lập hình tượng, hương
hoa, âm nhạc, hương đốt, hương bột, hương xoa, thanh tịnh trang nghiêm dâng lên
cúng dường, trong bảy ngày thọ trì tám phần trai giới, khởi tâm từ bi đối với
các chúng sanh, nguyện sanh về cõi kia, thì Phật Thế Tôn đó và các Bồ-tát hộ
niệm cho người này, tất cả tội nghiệp đều được tiêu diệt, được Bất thối chuyển
Vô thượng Bồ-đề, đối với việc tham lam, sân giận, ngu si dần dần mỏng bớt,
không có các bệnh khổ, tuổi thọ được tăng thêm, tùy theo có mong cầu điều gì
đều được như ý, oan gia gây gỗ đều sanh hoan hỷ. Xả thân này rồi được sanh về
quốc độ kia, từ hoa sen hóa sanh, niệm định tổng trì đều được rõ ràng.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Như vậy nên biết danh hiệu của đức Phật kia có vô lượng công
đức. Nếu người nào được nghe, nguyện cầu điều gì đều được thành tựu.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Phương Đông cách đây hơn sáu căng-già-sa cõi Phật có
thế giới tên là Viên Mãn Hương Tích, đức Phật hiệu Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh
Thành Tựu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp, có vô lượng vạn ức
Bồ-tát vây quanh.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Như Lai kia từ khi mới phát tâm thực hành đạo Bồ-tát có
phát bốn nguyện lớn:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào tạo vô số nghiệp giết hại, cắt đứt mạng sống của các
chúng sanh, do ác nghiệp này bị khổ địa ngục, giả sử được làm người thì bị
nhiều bệnh, chết yểu, hoặc gặp nước, lửa, dao, gậy, thuốc độc làm hại phải bị
chết một cách đau khổ, nếu nghe danh hiệu Ta chí tâm xưng niệm, do năng lực này
nên các ác nghiệp đã tạo đều tiêu diệt, không bệnh, sống lâu, không bị chết
oan, cho đến chứng được Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác: trộm cắp của cải, vật dụng của người
khác, phải đọa nẻo ác. Giả sử được làm người thì sanh trong gia đình nghèo hèn,
thiếu thốn cơm ăn áo mặc, thường bị các sự khổ, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm
xưng niệm, do năng lực này nên các nghiệp ác đều được tiêu diệt, y phục, ẩm
thực không còn bị thiếu, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào lấn hiếp, nhờn láo, cùng nhau làm việc khiêu khích, nếu nghe
được danh hiệu của Ta, chí tâm xưng niệm, do năng lực này nên đều sanh lòng từ
giống như cha mẹ, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào bị tham dục, sân giận, ngu si ràng buộc, hoặc ở trong bảy
chúng nam nữ xuất gia, tại gia, hủy phạm các học xứ của đức Như Lai đã chế, tạo
các nghiệp ác phải đọa địa ngục chịu các báo khổ, nếu nghe danh hiệu Ta, chí
tâm xưng niệm, do nhờ năng lực này nên những ác nghiệp đã tạo đều được tiêu
diệt, đoạn trừ các phiền não, kính thờ giới luật, thường khéo phòng hộ thân,
ngữ, ý, vĩnh viễn không còn thối chuyển, cho đến đạt được Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đây là bốn thứ nguyện lớn vi diệu mà Phật Như Lai Ứng Chánh
Đẳng giác khi thực hành đạo Bồ-tát đã phát.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Lại nữa, Phật độ của Như Lai kia cư trú rộng rãi, đẹp đẽ,
thanh tịnh, đất bằng như bàn tay, dùng toàn các thứ báu làm thành, thường có
hương thơm như chiên-đàn tốt. Lại có các cây thơm làm thành hàng lối, ngọc
châu, anh lạc, ma-ni đẹp cùng các thứ báu ở cõi trời treo rủ khắp nơi. Có nhiều
ao tắm được trang sức bằng các thứ báu cõi trời, nước thơm các đức đều tràn
đầy. Chung quanh bốn bên treo các thứ hàng bằng nhung lụa đẹp đẽ. Tám đường
thông nhau tùy theo mỗi chỗ mà trang nghiêm. Các chúng sanh ở đó không có các
phiền não và buồn rầu, đau khổ, cũng không có người nữ. Phần nhiều là các chúng
Bồ-tát trụ ở nơi đây. AÂm nhạc thù thắng vi diệu, không đánh tự kêu, diễn
thuyết pháp Đại thừa vi diệu sâu xa. Nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh
này thì được Bất thối chuyển Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Như Lai do nguyện lực trước kia được phương tiện thiện
xảo nên thành tựu Phật độ trang nghiêm viên mãn, ngồi nơi tòa Bồ-đề nghĩ thế
này: “Đời sau nếu có chúng sanh nào bị tham sân si ràng buộc, các bệnh bức
bách, oan gia tiện lợi, hoặc khi chết oan, hoặc do ác nghiệp đọa vào địa ngục
chịu khổ khốc liệt. Đức Phật thấy các chúng sanh khổ não này, vì trừ nghiệp
chướng cho chúng nên thuyết thần chú này bảo chúng thọ trì, ngay trong đời hiện
tại được lợi ích rất lớn, xa lìa các khổ, trụ Bồ-đề, nên liền thuyết chú:
“Đát
điệt tha, tất đế tất đế, tô tất đế, mô triết nhĩ mộc sát nhĩ, mục đế tỳ mục
đế, im mạt lệ tỳ mạt lệ, man yết lệ sắt lan, nhược yết tỳ hạt thích đát na, yết
tỳ tát bà át tha bà đát nhĩ. Bát la ma át tha, bà đát nhĩ mạt nại tế. Mạt ha
mạt nại tế, át bộ đế, át thất bộ đế, tỳ đà bà duệ. Tô bạt nê khư, bạt la ham
ma. Cù hiệp khư, bạt la ham ma trụ hiệp đế. Tát bà át thế lâu. A bát la tạp đề
tát bạt đát la. A bát sát để hiết đế, triết đổ sát cầm trí bột đà cu chi, bà
hiệp đế, nạp ma bà bà, đát tha yết đa nam sa ha”.
Bấy
giờ đức Thế Tôn khi thuyết thần chú Đại lực đại minh này, trong chúng có các
đại Bồ-tát, bốn đại Thiên vương, Thích Phạm vương.v.v…. khen:
–
Lành thay! Lành thay! Thế Tôn đại bi có thể thuyết thần chú Đại lực của Như Lai
quá khứ như vậy, vì muốn lợi ích cho vô lượng chúng sanh cạn biển phiền não,
lên bờ Niết-bàn, trừ hết tật bệnh và sự nguyện cầu đều được viên mãn.
Phật
bảo đại chúng:
–
Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn, quốc vương, vương tử, đại thần, phụ tướng, cung
trung thể nữ… mong cầu phước đức, khát tâm kính tin thần chú này, hoặc đọc,
hoặc tụng, hoặc giảng thuyết nghĩa lý cho người, phát tâm đại bi đối với các
hàm thức, ngày đêm sáu thời tắm rửa sạch sẽ, hương hoa đèn đuốc, ân cần cúng
dường, thọ trì Bát quan trai giới, cho đến chí thành tụng niệm thì dù có vô
biên nghiệp chướng rất nặng cũng đều được tiêu diệt. Ngay nơi thân hiện tại lìa
khỏi các phiền não. Khi thân mạng sắp cáo chung, được chư Phật hộ niệm, liền
được hóa sanh trong hoa sen của nước kia.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Phương Đông cách đây hơn bảy căn-già-sa cõi Phật có
thế giới tên là Vô Ưu, đức Phật hiệu Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai Ứng
Chánh Đẳng Giác, hiện đang thuyết pháp cho đại chúng. Phật độ của đức Như Lai
kia cư trú rộng rãi nghiêm tịnh, đất bằng như bàn tay, làm toàn bằng các thứ
báu mịn màng, mềm mại, thường có hương thơm, không có tiếng khổ, lìa các phiền
não. Cũng không có thú dữ và tên gọi người nữ. Khắp nơi đều có ao tắm toàn bằng
vàng lát đáy ao. Nước thơm tràn đầy, cây báu thẳng hàng, hoa quả sum suê, âm
nhạc thù thắng vi diệu không đánh tự kêu… giống như công đức trang nghiêm của
quốc độ Vô Lượng Thọ ở thế giới phương Tây.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Thế Tôn kia khi thực hành đạo Bồ-tát, có phát bốn nguyện
lớn, đó là:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào thường bị khổ não ràng buộc, nếu được nghe danh hiệu Ta,
chí tâm xưng niệm, do năng lực này nên những sự ưu bi khổ não đều tiêu diệt,
sống lâu an ổn, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác, sanh nơi chỗ vô gián tối tăm trong địa
ngục lớn, chịu các khổ não, do thân trước người đó được nghe danh tự Ta, Ta lúc
bấy giờ tự thân phát ra ánh sáng, chiếu soi đến người bị khổ, do năng lực này nên
người đó khi thấy được ánh sáng thì các nghiệp chướng đều được tiêu diệt, thoát
khỏi các khổ, sanh trong nhơn thiên, tùy ý nhận các sự vui sướng, cho đến chứng
đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác, sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nên ngay thân
hiện tại bị khổ vì dao gậy, sẽ đọa nẻo ác, giả sử được làm thân người thì bị
nhiều bệnh tật, chết yểu, sanh trong gia đình nghèo hèn, hạ tiện, thiếu thốn
cơm ăn áo mặc, thường chịu các khổ về đói khát, lạnh nóng; thần sắc không được
sáng sủa, bà con quyến thuộc đều hung dữ; nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng
niệm, do năng lực này nên tùy theo chỗ nguyện cầu, cơm ăn áo mặc đều được đầy
đủ, thân tướng giống như chư thiên, sáng chói, khả ái, bà con quyến thuộc đều
hiền thiện, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào thường bị Dược-xoa, các quỷ thần hung ác nhiễu loạn, đoạt hồn
phách, chịu các khổ não, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm, do năng lực
này nên các Dược-xoa.v.v… đều lui tan và đều phát tâm từ, thoát khỏi các khổ,
cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Đây là bốn thứ nguyện lớn vi diệu của Phật Như Lai
Ứng Chánh Đẳng Giác đã phát. Nếu có chúng sanh nào nghe được danh hiệu của đức
Phật kia ngày đêm sáu thời xưng niệm danh hiệu, lễ bái, cung kính, chí tâm cúng
dường, phát tâm từ bi thương xót các chúng sanh thì nghiệp chướng được tiêu trừ
và thoát khỏi buồn khổ, không bệnh, sống lâu, được trí Túc mạng, được hóa sanh
trong hoa sen ở cõi Phật kia, thường được chư thiên hộ vệ.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Xưng niệm danh hiệu của đức Phật kia thường được sanh vô
lượng phước đức như vậy, nhưng nguyện lực công dức thù thắng trang nghiêm của
đức Phật kia Thanh văn và Độc giác không thể biết được, chỉ trừ bậc Như Lai Ứng
Chánh Đẳng Giác.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Ở phương Đông cách cõi Phật này hơn tám căn-già-sa
cõi Phật, có thế giới tên là Pháp Tràng, Phật hiệu Pháp Hải Lôi AÂm Như Lai Ứng
Chánh Đẳng Giác, hiện đang thuyết pháp.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Quốc độ của Phật Thế Tôn kia cư trú thanh tịnh, sạch sẽ, đất
bằng thẳng ngay ngắn, pha-lê làm thành, thường có ánh sáng và hương thơm ngào
ngạt, thành quách bằng báu vật màu xanh, có đường tám ngã, bậc thềm làm bằng
vàng bạc; lầu gác, điện, đường, cửa lớn, cửa sổ, lan can cao rộng đều trang sức
bằng các thứ báu. Cây thiên hương báu ngay hàng thẳng lối theo mỗi nơi chốn,
trên đầu các nhánh cây treo các dãi lụa trời, lại có linh báu treo rủ khắp nơi,
gió nhẹ thoảng qua phát ra âm thanh vi diệu, diễn xướng vô thường, khổ, không,
vô ngã. Chúng sanh nghe liền xa lìa dục triền, các tập khí lần lần tiêu trừ,
chứng định thậm thâm. Hoa Thiên-diệu-hương rơi cùng khắp. Ở bốn phía có tám ao
tắm, cát bằng vàng rải khắp đáy ao, nước thơm tràn đầy.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Quốc độ của đức Phật kia không có các thú dữ, cũng không có
người nữ, từ hoa sen hóa sanh, không còn phiền não. Phật Như Lai kia khi hành
đạo Bồ-tát có phát bốn nguyện lớn, đó là:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào sanh trong nhà tà kiến, đối với Phật Pháp Tăng không sanh
tịnh tín, xa lìa tâm Vô thượng Bồ-đề, nếu nghe được danh hiệu Ta, chí tâm xưng
niệm, do năng lực này nên vô minh tà huệ ngày đêm tiêu trừ, đối với Tam bảo
càng sanh chánh tín, không còn thối lui, cho đến chứng được Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào sanh ở chốn biên địa, do gần bạn ác nên tạo các tội
nghiệp, không tu tập thiện phẩm, danh tự Tam bảo chưa từng thoáng qua tai, sau
khi chết đọa ba nẻo ác. Các chúng sanh kia tạm được nghe danh hiệu ta, do năng
lực này nghiệp chướng tiêu trừ, gặp được thiện tri thức, không đọa nẻo ác, cho đến
chứng được Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào bị thiếu thốn về tất cả các thứ cơm ăn áo mặc, giường nằm,
thuốc thang, của cải và các thứ đồ dùng trong đời sống, do nhân duyên này nên
rất buồn khổ; vì tìm cầu nên tạo các nghiệp ác, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm
xưng niệm, do năng lực này, đối với các sự thiếu thốn tùy theo nghĩ tưởng đến
đều được đầy đủ, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào do ác nghiệp đời trước nên gây gỗ nhau và làm những việc
không lợi ích, dùng cung tên, dao gậy làm hại lẫn nhau, nếu nghe danh hiệu Ta,
chí tâm xưng niệm, do năng lực này nên ai nấy đều phát tâm từ bi, không còn làm
việc tổn hại nhau; niệm bất thiện không còn sanh, huống là muốn cắt đứt mạng
sống của người đối diện; thường thực hành từ bi hỷ xả, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đây là bốn thứ nguyện lớn vi diệu của Phật Như Lai Ứng Chánh
Đẳng Giác khi thực hành đạo Bồ-tát đã phát. Nếu có tịnh tín thiện nam tín nữ
nào nghe được danh hiệu của đức Phật kia, chí tâm lễ kính, ân cần cúng dường,
thọ trì, niệm tụng thì nghiệp chướng tiêu trừ, được tâm Bồ-đề Bất thối chuyển,
đầy đủ trí Túc mạng, sanh đến chỗ nào cũng thường được thấy Phật, không bệnh,
sống lâu. Sau khi chết được sanh trong nước kia, y phục, ẩm thực, của cải, đồ
dùng trong đời sống tùy theo nghĩ đến đều được đầy đủ, không còn thiếu thốn.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Thế Tôn kia đầy đủ vô lượng công đức như vậy, cho nên
chúng sanh thường phải nhớ nghĩ, đừng để quên mất.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Phương Đông cách đây hơn chín căn-già-sa Phật độ, có
thế giới tên là Thiện Tụ Bảo Hải, Phật hiệu Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp.
Này Mạn Thù Thất Lợi! Phật Như Lai kia khi thực hành đạo
Bồ-tát có phát bốn nguyện lớn, đó là:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác, cày bừa, trồng trọt, làm cỏ, làm tổn
hại các sinh mạng, hoặc lại sinh lòng kiêu mạn khinh chê người khác, lập ra
chiến trận binh lính, súng ống, giáo mác, thường làm việc sát hại, nếu nghe
danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm, do năng lực này, của cải, đồ dùng trong đời
sống không cần phải tìm cầu, tùy tâm được đầy đủ, thường tu các thiện nghiệp,
cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề –
nếu có chúng sanh nào tạo mười nghiệp ác, tội sát sanh.v.v… do nhơn duyên này
nên phải đọa địa ngục, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm thì sẽ được
thành tựu mười thiện đạo, không còn đọa nẻo ác, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào không được tự tại, bị lệ thuộc nơi người khác, hoặc bị gông
cùm xiềng xích ràng buộc, roi gậy đánh đập khổ sở, cho đến bị cực hình, nếu
nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm, do năng lực này nên được thoát khỏi các
ách nạn, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau – khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề – nếu
có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác, không tin Tam bảo, theo tà kiến hư dối,
quay lưng với chánh kiến, ưa thích nẻo tà, hủy báng kinh Phật, cho là không
phải Phật thuyết, cung kính thọ trì kinh điển ngoại đạo, tự mình làm và bảo
người khác làm theo, cùng sanh mê hoặc, sẽ đọa địa ngục, không có thời kỳ ra
khỏi; giả sử được làm người thì sanh ở chỗ có tám nạn, xa lìa chánh đạo, đui
mù, không có mắt tuệ; người này nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm, do
năng lực này nên khi sắp chết, chánh niệm hiện tiền, thoát khỏi các nạn, thường
được sanh ở kinh đô, nhận được sự vui thắng diệu, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đó là bốn thứ nguyện lớn vi diệu mà Phật Như Lai Ứng Chánh
Đẳng Giác khi thực hành đạo Bồ-tát đã phát.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Quốc độ của đức Phật kia công đức trang nghiêm, cùng với thế
giới của Như Lai Thượng Diệu Bảo giống nhau không khác.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Phương Đông cách đây hơn mười căn-già-sa Phật độ, có
thế giới tên là Tịnh Lưu Ly, Phật hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh
Đẳng Giác.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Phật Thế Tôn kia từ khi mới phát tâm hành Bồ-tát đạo có phát
mười hai nguyện lớn, đó là:
–
Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, tự
thân sáng chói, chiếu khắp vô biên thế giới, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ
đẹp trang nghiêm thân và khiến cho tất cả các hữu tình cũng được như Ta không
khác.
–
Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, thân
như pha lê trong ngoài trong suốt, ánh sáng rộng lớn cùng khắp các phương, màn
lưới sáng rực rỡ, trang nghiêm hơn cả mặt trời, mặt trăng, chỗ tối tăm trong
khoảng giữa núi Thiết-Vi đều được thấy nhau. Hoặc trong thế giới tối tăm này,
ban đêm du hành qua lại, những chúng sanh ở đó thấy ánh sáng của Ta được hiểu
rõ, tùy theo đó mà làm các công việc.
–
Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, dùng
vô lượng vô biên trí tuệ phương tiện khiến cho các hữu tình thọ dụng vật gì đều
được vô tận.
–
Nguyện lớn thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, nếu
các hữu tình nào đi theo đường tà thì khiến cho đều đi vào Bồ-đề chánh lộ. Nếu
đi theo đường Thanh văn, Độc giác cũng khiến cho đều an trụ trong pháp Đại
thừa.
–
Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, nếu
các hữu tình ở trong pháp của Ta tu hành phạm hạnh thì khiến cho tất cả đều
không thiếu khuyết giới, khéo ngăn ngừa ba nghiệp, không có người hủy phạm, đọa
nẻo ác. Giả sử có người hủy phạm mà được nghe danh hiệu Ta, chuyên niệm thọ
trì, chí tâm phát lồ, sẽ được thanh tịnh, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, nếu
các hữu tình nào các căn không đầy đủ, xấu xí, ngu si, đui, điếc, câm, ngọng,
lưng gù, chân khèo, ung thư, ghẻ lác, điên cuồng… bị bao nhiêu thứ bệnh khổ
ràng buộc, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm thì đều được đoan nghiêm,
các bệnh được trừ hết.
–
Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, nếu
các hữu tình nghèo hèn khốn khổ không có chỗ quay về, các bệnh bức bách, không
thầy, không thuốc mà được tạm nghe danh hiệu Ta thì các bệnh đều tiêu tan,
quyến thuộc thêm nhiều, của cải dư giả, thân tâm an vui, cho đến chứng đắc
Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, nếu
có người nữ nào bị các thứ khổ của người nữ bức bách, rất nhàm chán, nguyện
được xả thân nữ, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm thì liền ngay nơi
thân hiện tại được chuyển thành thân nam, đầy đủ tướng trượng phu, cho đến
chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề,
khiến các hữu tình ra khỏi lưới ma, lại có bao nhiêu bọn tà kiến sẽ nhiếp thọ
hết, khiến cho sanh chánh kiến, làm cho lần lần tu tập các hạnh Bồ-tát, cho đến
chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề, có
các hữu tình bị phép vua câu thúc, giam cầm trong lao ngục tối tăm, bị xiềng
xích đánh đập, cho đến bị cực hình, hoặc có chúng sanh bị nhiều việc khổ sở bức
bách, buồn rầu không có lúc nào được tạm vui, nên nghe danh hiệu Ta, do năng
lực phước đức oai thần của Ta nên được thoát khỏi tất cả buồn khổ, cho đến
chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề,
nếu các hữu tình bị lửa đói làm hại, vì tìm cầu việc ăn uống nên tạo các nghiệp
ác, nếu nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm, Ta sẽ trước hết dùng thức ăn
thượng diệu tùy ý được no đủ, sau đó dùng pháp vị khiến cho trụ an vui thù
thắng, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
–
Nguyện lớn thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Vô thượng Bồ-đề,
nếu các hữu tình không có y phục, bị mòng muỗi, nóng lạnh bức bách, nếu nghe
danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm thì tùy theo chỗ ưa thích liền được các thứ y
phục thượng diệu và đồ dùng bằng các thứ báu đẹp đẽ, trang nghiêm, kỹ nhạc,
hương hoa đều đầy đủ, lìa xa các khổ não, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Đây là mười hai nguyện lớn vi diệu của đức Dược sư Lưu Ly
Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã phát khi thực hành đạo Bồ-tát.
KINH BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC CỦA BẢY ĐỨC
PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
Hết quyển thượng
Quyển
Hạ
Bấy giờ, Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi:
–
Sự phát nguyện lớn và công đức trang nghiêm của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như
Lai khi thực hành đạo Bồ-tát thì Ta ở đời một kiếp hoặc hơn một kiếp để nói
cũng không thể hết. Nhưng Phật độ kia hoàn toàn thanh tịnh, không có các dục
nhiễm, cũng không có người nữ và âm thanh đau khổ của ba đường ác. Đất bằng lưu
ly trong sáng. Thành quách, cung điện và các hành lang, mái hiên, cửa sổ, màn
lưới… đều làm toàn bằng bảy báu, cũng như công đức trang nghiêm nơi thế giới Cực Lạc ở phương Tây. Trong nước đó có hai vị
Bồ-tát:
1-
Nhật Quang Biến Chiếu
2-
Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Là
hai bậc thượng thủ trong vô lượng chúng Bồ-tát, có thể giữ gìn tạng Chánh pháp
quý báu của đức Phật kia. Thế nên, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử
nữ nhơn thì nên phát nguyện sanh về thế giới của đức Phật kia.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có chúng sanh không biết thiện ác, chỉ ôm ấp
tham lam, keo kiệt, không biết bố thí và quả báo của bố thí, ngu si, thiếu trí
tuệ, không có tín tâm, phần nhiều lo cất chứa trân bảo, của cải, cần cù lao
nhọc để giữ gìn, thấy người đến xin trong lòng không vui. Giả như không giữ
được cho mình, khi phải đem bố thí thì rất đau tiếc, tựa như cắt thịt của chính
mình.
Lại
có vô lượng hữu tình tham lam, bỏn xẻn, chứa nhóm của cải, nhưng ngay bản thân
mình còn không dám tiêu dùng, huống là sẽ cung cấp cho cha mẹ, vợ con, tôi tớ,
người giúp việc và những kẻ đến xin. Các hữu tình như vậy từ nơi đây chết, sẽ
sanh trong loài ngạ quỷ, hoặc nẻo bàng sanh, nhưng do xưa kia ở nhơn gian từng
được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cho nên tuy ở trong
các nẻo ác mà lại nhớ nghĩ đến danh hiệu của đức Phật kia, nên liền ngay nơi đó
chết và sanh trở lại trong loài người, được trí Túc mạng; nhớ nghĩ, sợ cái khổ
trong nẻo ác nên không ưa thích dục lạc, ưa làm việc bố thí, khen ngợi người bố
thí, có tài vật gì không còn bỏn xẻn keo lẫn, lần lần có thể đem đầu, mắt, tay,
chân, máu thịt, thân phần của mình bố thí cho người đến xin, huống là các thứ
của cải khác.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu lại có người quy y đức Thế Tôn, lãnh thọ các học
xứ mà phá hủy giới cấm và các oai nghi, phá hủy chánh kiến; giả sử có người trì
giới, chánh kiến nhưng lại không cầu đa văn, không thể hiểu rõ nghĩa lý sâu xa
của khế kinh Phật thuyết; tuy có đa văn nhưng lại kiêu mạn, cho mình là phải,
người khác là quấy, chê bai hủy báng chánh pháp, làm bè bạn với quân ma. Người
ngu si như vậy tự mình thực hành tà kiến, lại còn làm cho vô lượng trăm ngàn
vạn ức hữu tình này đọa trong địa ngục, bàng sanh, quỷ thú. Nếu từng được nghe
danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai này, do oai lực và bổn nguyện
của đức Như Lai đó nên ngay trong địa ngục nhớ nghĩ đến danh hiệu Phật, từ
trong địa ngục đó chết, sanh trở lại trong nhơn gian, được chánh kiến tinh tấn,
ưa thích sự điều hòa vui vẻ, bỏ tục xuất gia, ở trong Phật pháp thọ trì học xứ
không hề hủy phạm, chánh kiến đa văn, hiểu nghĩa lý sâu xa, xa lìa kiêu mạn,
không chê bai chánh pháp, không làm bạn với quân ma, lần lần tu hành các hạnh
Bồ-tát, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu các hữu tình nào keo kiệt ganh ghét, tạo các
nghiệp ác, khen mình chê người, thì sau khi chết sẽ đọa trong ba nẻo ác, vô
lượng ngàn năm chịu các khổ đau kịch liệt. Từ nơi đó chết sanh lại trong nhơn
gian hoặc làm trâu ngựa, lạc đà, thường bị đánh đập, đói khát, trói buộc thân
tâm, thường phải chở nặng, khốn khổ, cực nhọc. Nếu được làm người thì sanh ở
chỗ hạ tiện, làm nô tỳ, tôi tớ, thường bị người sai khiến, luôn luôn không được
tự tại. Nhưng do xưa kia ở trong loài người từng được nghe danh hiệu của đức
Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai, do năng lực thiện căn kia, nay nhớ nghĩ lại, chí
tâm quy y, do thần lực của Phật, các khổ đều thoát khỏi, các căn thông minh,
trí tuệ đa văn, thường cầu thắng pháp, thường gặp thiện hữu, cầu dứt lưới ma,
phá màn vô minh, cạn sông phiền não, thoát khỏi tất cả sanh lão bệnh tử, ưu bi
khổ não, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu các hữu tình ưa thích chống trái nhau, tranh cãi
nhau, não loạn mình và người, thân ngữ ý tạo các nghiệp ác, lần lượt làm các
việc không lợi ích, mưu hại lẫn nhau, như kiện cáo các thần gò mã, núi rừng,
cây cối, giết các chúng sanh lấy máu thịt để cúng tế thần Dược-xoa,
La-sát.v.v…; viết tên tuổi hoặc làm hình tượng của người thù oán, dùng chú
thuật hung ác trù ẻo, chú trúng độc, chú làm cho tử thi đứng dậy, khiến cho
chấm dứt mạng sống của người kia và hư hoại thân chết của họ. Các hữu tình này
nếu được nghe danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai này thì các
duyên ác kia hoàn toàn không thể hại được. Tất cả lần lượt phát sanh tâm từ bi,
tâm lợi ích an vui, không tổn hại và không hiềm hận, thường sanh lòng vui vẻ,
biết đủ.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có bốn chúng: Bí-sô, Bí-sô ni, cận sự nam, cận
sự nữ và tịnh tín nam tử nữ nhơn khác, nếu hay thọ trì tám phần trai giới, hoặc
trải qua một năm, hoặc ba tháng thọ trì học xứ, đem căn lành này nguyện sanh về
thế giới Cực Lạc ở phương Tây, gặp Phật Vô Lượng Thọ. Nếu nghe danh hiệu của
đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai thì khi sắp chết có tám Bồ-tát nương thần
thông đi đến chỉ cho chỗ người đó sanh đến, liền ngay nơi thế giới ấy tự nhiên
hóa sanh trong vô số các hoa báu đủ màu sắc. Hoặc có người nhơn đây được sanh
lên cõi trời, tuy sanh trong cõi trời mà căn lành trước kia cũng không dứt nên
không còn sanh trở lại trong các nẻo ác. Tuổi thọ trên cõi trời chấm dứt, sanh
lại trong nhân gian, hoặc làm Luân vương thống nhiếp bốn châu, oai đức tự tại,
khuyến hóa vô lượng trăm ngàn hữu tình, khiến cho tu tập mười thiện đạo; hoặc
sanh trong dòng Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, cư sĩ quý tộc, nhiều của cải quý báu
chứa đầy kho lẫm, thân tướng đoan nghiêm, quyến thuộc đông đúc, thông minh, trí
tuệ, mạnh khỏe oai phong, có thế lực lớn. Nếu người nữ này được nghe danh hiệu
của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì thì về sau không còn thọ
lại thân nữ nữa.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Khi đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đắc Bồ-đề,
do năng lực bản nguyện, thấy các hữu tình gặp các bệnh khổ, bệnh gầy còm khô
đét, vàng vỏ, nóng bức.v.v… hoặc bị bệnh trù ẻo, bệnh trúng độc, hoặc là chết
yểu, hay là chết bất đắc kỳ tử, muốn cho những bệnh khổ này tiêu trừ và sở cầu
viên mãn, bấy giờ đức Thế Tôn kia nhập thiền định tên là
Diệt-trừ-nhất-thiết-chúng-sanh-khổ-não; nhập định xong, ngay nơi nhục kế phát
ra ánh sáng lớn, trong ánh sáng diễn thuyết chú đại Đà-la-ni:
“Nam
mô Bạt già phạt đế, bệ sát xả lũ rô thích lưu ly bát lặt bà yết ra xà giả đát
tha yết đa giả, a la hắc đế tam miệu tam bát đà giả đát điệt tha, án bệ sát
thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả tam một yết đế sa ha”.
Khi
ấy, trong ánh sáng thuyết chú này xong, đại địa chấn động, phóng ánh sáng lớn,
tất cả bệnh khổ của chúng sanh đều được tiêu
trừ, hưởng thọ sự vui sướng an ổn.
Này
Mạn Thù Thất Lợi! Nếu thấy nam tử nữ nhơn nào có bệnh khổ thì nên nhất tâm vì
người bệnh kia tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, chú nguyện 108 biến trong thức ăn,
trong thuốc và trong nước không có trùng cho người kia ăn uống thì các bệnh khổ
đều được tiêu trừ. Nếu có cầu mong điều gì, chí tâm niệm tụng đều được như ý,
không bệnh, sống lâu, sau khi chết được sanh
về thế giới kia, được bất thối chuyển, cho đến Bồ-đề.
Thế
nên, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có nam tử nữ nhơn nào đối với Phật Dược Sư Lưu
Ly Quang Như Lai, chí tâm ân cần cung kính cúng dường thì nên thường hành
trì chú này, đừng để quên mất.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn nào được nghe danh
hiệu của bảy đức Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng giác như trên, nghe xong, tụng
niệm, thọ trì, đánh răng, súc miệng, tắm gội sạch sẽ, dùng các hương hoa, hương
bột, hương đốt, hương xoa, trổi các kỹ nhạc cúng dường hình tượng. Đối với kinh
điển này thì hoặc tự mình chép, hoặc bảo người chép, nhất tâm thọ trì, lắng
nghe nghĩa của kinh, nên cúng dường Pháp sư, tất cả của cải, đồ dùng đều đem
cúng dường, bố thí, đừng để cho thiếu thốn, như vậy thì liền được chư Phật hộ
niệm, cầu nguyện điều gì cũng đều được đầy đủ, cho đến chứng đắc Bồ-đề.
Bấy
giờ, đồng tử Mạn Thù Thất Lợi bạch Phật:
–
Kính bạch Thế Tôn! Con nơi thời kỳ mạt pháp, thề dùng vô số phương tiện
khiến cho các tịnh tín nam tử nữ nhơn được nghe danh hiệu của bảy đức Phật Như
Lai, cho đến trong giấc ngủ con cũng dùng danh hiệu Phật để thức tỉnh người đó.
Kính
bạch Thế Tôn! Nếu người nào thọ trì đọc tụng kinh này, hoặc giảng thuyết chỉ
dạy cho người khác, hoặc tự mình biên chép hay bảo người khác biên chép, cung
kính tôn trọng, đem các thứ hương hoa, hương xoa, hương bột, hương đốt, vòng
hoa, chuỗi ngọc, cờ lọng… cúng dường; dùng hàng lụa năm sắc làm đãy để đựng
quyển kinh, rưới nước quét dọn sạch sẽ một chỗ và đặt quyển kinh trên tòa cao.
Bấy giờ bốn Đại thiên vương cùng với quyến thuộc và vô lượng trăm ngàn chúng
trời đều đi đến chỗ đó cúng dường hộ vệ. Kính bạch Thế Tôn! Nếu chỗ nào được
lưu hành và thọ trì kinh điển quý báu này thì do bổn nguyện và công đức của bảy
đức Phật Như Lai và do nghe danh hiệu cùng năng lực oai thần nên biết chỗ này
không còn bị chết oan, cũng không còn bị các quỷ thần hung ác đoạt năng lực,
giả sử đã đoạt cũng trở lại thân tâm an vui như cũ.
Phật
bảo:
–
Này Mạn Thù Thất Lợi! Đúng như vậy, đúng như vậy! Đúng như lời ông nói. Này Mạn
Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn nào muốn cúng dường bảy đức Như
Lai kia thì trước hết nên cung kính tạo hình tượng của bảy đức Phật đặt trên tòa
cao đẹp, thanh tịnh sạch sẽ, dâng hoa đốt hương, dùng các cờ lọng, tràng phan
để trang nghiêm nơi đó. Bảy ngày bảy đêm thọ trì tám phần trai giới, ăn thức ăn
thanh tịnh, tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới, sạch đẹp, tâm không dơ bẩn, cũng
không giận dữ, thường khởi tâm lợi ích an vui, từ bi hỷ xả bình đẳng với các
hữu tình, trỗi trống nhạc đàn ca, ca ngợi công đức, đi nhiễu quanh bên phải
tượng Phật, nhớ nghĩ bổn nguyện của đức Như Lai kia, đọc tụng kinh này, tư duy
nghĩa lý của kinh, giảng thuyết chỉ dạy, tùy theo sở nguyện, cầu sống lâu được
sống lâu, cầu giàu có được giàu có, cầu địa vị quan chức được địa vị quan chức,
cầu con trai con gái được con trai con gái,… tất cả đều toại nguyện.
Nếu
lại có người bỗng thấy ác mộng, ác tướng, hoặc chim quái đến đậu, hoặc ngay nơi
nhà hiện ra trăm thứ quái dị, người này nếu đem các thứ của cải, vật dụng
thượng diệu cung kính cúng dường các đức Phật kia thì ác mộng, ác tướng cùng
các thứ không tốt lành thảy đều ẩn mất, không thể làm hại. Hoặc có lửa, nước,
dao, gậy, chất độc, đường sá ven núi hiểm nguy, có các loài voi dữ, sư tử, hổ
lang, gấu, rắn rết, bọ cạp… các thứ khủng bố như vậy, nếu thường chí tâm nhớ
nghĩ danh hiệu đức Phật kia, cung kính cúng dường thì tất cả những sự sợ hãi
đều được thoát khỏi. Nếu bị nước khác xâm lấn, nhiễu hại, giặc cướp phản loạn,
nhớ nghĩ cung kính đức Như Lai kia thì tất cả oán địch đều lui tan.
Lại
nữa, này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có tịnh tín nam tử nữ nhơn..v.v… nào cho đến
trọn đời không thờ phụng các vị trời khác, chỉ nhất tâm quy y Phật, Pháp, Tăng,
thọ trì giới cấm, hoặc năm giới, mười giới, hai mươi bốn giới của Bồ-tát, hai
trăm năm mươi giới của Tỳ kheo, năm trăm giới của Tỳ kheo ni. Ngay trong các
giới ấy hoặc có hủy phạm, lo sợ đọa nẻo ác, nếu hay chuyên niệm danh hiệu của đức
Phật kia, cung kính cúng dường thì nhất định không sanh trong ba đường ác.
Hoặc
có người nữ khi sắp sanh sản, chịu các sự đau đớn cùng cực, nếu có thể chí tâm
xưng niệm danh hiệu, lễ tán cung kính cúng dường bảy đức Phật Như Lai thì các
khổ đều trừ. Đứa con sanh ra, dung mạo đoan chánh, ai thấy cũng ưa thích, lanh
lợi thông minh, ít bệnh, được an vui, không có phi nhơn đoạt mất năng lực.
Bấy
giờ đức Thế Tôn bảo ngài A-Nan:
–
Như Ta tán thán danh hiệu công đức của bảy đức Như Lai kia, đây là cảnh giới thậm
thâm của chư Phật, khó có thể hiểu rõ. Thầy chớ nên sanh nghi ngờ.
Tôn
giả A-Nan bạch Phật:
–
Kính bạch Thế Tôn! Con đối với nghĩa sâu xa của khế kinh Như Lai thuyết không
sanh nghi ngờ. Vì sao? – Vì thân ngữ ý nghiệp của tất cả các đức Như Lai đều
không hư vọng. Kính bạch Thế Tôn, mặt trời, mặt trăng còn có thể làm cho rơi
rụng, núi chúa Diệu Cao còn có thể làm cho nghiêng đổ, nhưng những lời của chư
Phật nói ra hoàn toàn không thay đổi. Kính bạch Thế Tôn! Nhưng có những chúng
sanh tín căn không đủ, nghe nói về cảnh giới thậm thâm của chư Phật, nghĩ thế
này: “Làm sao chỉ niệm danh hiệu của bảy đức Phật mà lại đạt được công đức
lợi ích thù thắng như vậy?”. Do đây không tin, liền sanh phỉ báng. Người
đó đời đời mất lợi ích an vui lớn, đọa vào các nẻo ác.
Phật
bảo A-Nan:
–
Các hữu tình ấy nếu được nghe danh hiệu của chư Phật mà bị đọa nẻo ác, không
khi nào có lẽ đó. Chỉ trừ nghiệp cố định không thể thay đổi. Này A-Nan! Đây là
cảnh giới thậm thâm của chư Phật, khó có thể tin hiểu, mà thầy có thể tin nhận
thì nên biết đó là nhờ oai lực của Như lai. Này A-nan! Tất cả Thanh văn và Độc
giác.v.v… đều không thể biết, chỉ trừ các bậc Bồ-tát chỉ còn một đời bổ xứ.
Này A-Nan! Thân người khó được, đối với Tam bảo tín kính, tôn trọng cũng khó có
thể được. Được nghe danh hiệu của bảy đức Phật lại càng khó hơn đây. Này A-Nan!
Các đức Như Lai kia tu vô lượng hạnh Bồ-tát, vô lượng phương tiện thiện xảo, vô
lượng nguyện rộng lớn. Hạnh nguyện, phương tiện thiện xảo như vậy, nếu Ta nói
một kiếp hoặc hơn một kiếp về những điều ấy cũng không thể hết.
Bấy
giờ, trong chúng có một đại Bồ-tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy,
bày vai bên phải, gối phải quỳ sát đất, chấp tay hướng Phật, bạch:
–
Kính bạch Thế Tôn, ở đời sau cuối – khi thời kỳ tượng pháp khởi lên – nếu có
chúng sanh bị các bệnh khổ bức bách, thân hình gầy ốm, không thể ăn uống, cổ
họng khô, mắt không nhìn thấy, tướng chết hiện tiền, cha mẹ, bà con, bạn bè
quen biết vây quanh khóc lóc, thân nằm tại chỗ cũ mà thấy sứ giả của Diêm-ma
Pháp vương đã dẫn dắt thần thức đem đến chỗ vua Diêm vương. Các hữu tình có
thần Câu-sanh nên tùy theo họ đã làm các nghiệp thiện hay ác đều được ghi chép
và trao cho vua kia, vua liền như pháp hỏi những việc người đó đã tạo và tùy
theo tội phước đó mà xử đoán. Bấy giờ bạn bè thân thuộc của người bệnh nếu có
thể vì người bệnh ấy mà quy y chư Phật, dùng các thứ trang nghiêm như pháp cúng
dường thì thần thức của người kia hoặc trải qua bảy ngày, hoặc mười bốn ngày,
cho đến bốn mươi chín ngày, như từ chiêm bao thức dậy, tinh thần trở lại như
cũ, tự nhớ biết nghiệp thiện, bất thiện, đắc quả báo. Do tự chứng biết nghiệp
báo không luống dối nên dù bị mạng nạn cũng không tạo ác. Thế nên tịnh tín nam
tử nữ nhơn đều nên thọ trì danh hiệu của bảy đức Phật, tùy theo khả năng có thể
cung kính cúng dường.
Bấy
giờ cụ thọ A-Nan bạch với Bồ-tát Cứu Thoát:
–
Thưa thiện nam tử! Phương pháp cung kính cúng dường bảy đức Như Lai kia như thế
nào?
Bồ-tát
Cứu Thoát nói:
–
Thưa Đại đức, nếu có người bị bệnh và bị các tai ách khác, muốn được thoát
khỏi, thì nên vì người đó trong bảy ngày đêm thọ trì tám phần trai giới, nên
đem thức ăn uống và các của cải vật dụng khác, tùy theo chỗ mình có, đem cúng
dường Phật và Tăng, ngày đêm sáu thời cung kính lễ bái bảy đức Phật Như Lai,
đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến, đốt bốn mươi chín ngọn đèn, tạo lập hình
tượng của bảy đức Như Lai, trước mỗi tượng đều đặt bảy ngọn đèn, bảy ngọn đèn
ấy hình dạng tròn như bánh xe, cho đến bốn mươi chín ngày đêm sáng luôn không
tắt. Tạo bốn mươi chín cái phan bằng lụa đủ màu sắc, và mỗi cái phan dài bốn
mươi chín thước, phóng thả bốn mươi chín chúng sanh. Như vậy thì liền có thể
lìa các tai ách, hoạn nạn, không bị các quỷ hoạnh tử hung ác bắt giữ.
Bạch
Đại đức A-Nan! Đây là pháp thức cúng dường Như Lai. Nếu có người nào đối với
bảy đức Phật, tùy theo xưng danh, cúng dường một đức Phật nào cũng đều được vô
lượng công đức như vậy. Sự cầu nguyện được viên mãn, huống là cúng dường đầy đủ
tất cả bảy đức Phật.
Lại
nữa, thưa Đại đức A-Nan! Nếu vua Quán-đảnh dòng Sát-đế-lợi khi tai nạn khởi
lên, nghĩa là dân chúng bị nạn bệnh dịch, nạn nước khác xâm lăng, nạn trong
nước phản nghịch, nạn tinh tú hiện những điềm quái dị, nạn nhật thực, nguyệt
thực, nạn mưa gió trái mùa, nạn quá thời hạn không mưa. Các vua Quán-đảnh dòng
Sát-đế-lợi.v.v… kia bấy giờ nên phát tâm từ bi đối với tất cả hữu tình, mở
đại ân xá thả các chúng sanh bị giam cầm trong tối tăm khổ não, y như pháp thức
ở trước mà cúng dường chư Phật. Do căn lành này và nguyïện lực của Như Lai kia
nên khiến cõi nước đó liền được an ổn, mưa gió thuận hòa, lúa thóc được mùa,
nhơn dân trong nước không bị bệnh tật, được an vui. Lại không có các thần
Dược-xoa.v.v… bạo ác não loạn nhau, tất cả ác tướng thảy đều ẩn mất và vua
Quán-đảnh dòng Sát-đế-lợi đều được tăng thêm lợi ích về tuổi thọ và sắc lực, không
bệnh tật, được tự tại.
Kính
bạch Đại đức A-Nan! Hoặc công chúa, hậu phi, vương tử sắp nối ngôi, đại thần,
phụ tướng, thể nữ trong cung, bách quan, thứ dân bị bệnh khổ não và các ách nạn
khác cũng nên kính tạo hình tượng của bảy đức Phật và đọc tụng kinh này, đốt
hương, tạo phan, phóng sanh, chí thành cúng dường, đốt hương, dâng hoa thì liền
được tiêu trừ các bệnh khổ, thoát khỏi các nạn.
Bấy
giờ cụ thọ A-Nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát:
–
Này thiện nam tử! Vì lẽ gì mạng sống sắp chấm dứt mà có thể tăng thêm lợi ích?
Bồ-tát
Cứu Thoát thưa:
–
Bạch Đại đức! Ngài lẽ nào không nghe Như Lai thuyết: có chín thứ chết oan sao?
Do đây đức Thế Tôn thuyết chú thuốc này tùy theo việc chữa trị, đốt đèn, tạo
phan, tu các phước đức, do tu phước nên được mạng sống lâu dài.
A-Nan
hỏi:
–
Thế nào là chín thứ chết oan?
Bồ-tát
Cứu Thoát thưa:
–
Thứ nhất: Nếu các hữu tình mắc bệnh tuy nhẹ nhưng không có thuốc men và người
chữa trị, giả sử gặp thầy thuốc nhưng không cho đúng thuốc, thật ra không đáng
chết nhưng lại chết oan. Lại tin theo các thầy tà ma ngoại đạo yêu quái ở thế
gian, dối nói họa phước, liền sanh tâm dao động, tâm không chánh niệm, bói quẻ
tốt xấu, giết các chúng sanh, cầu thần giải tấu, kêu gọi yêu quái, cầu phước
báo ân, muốn cầu sống lâu nhưng hoàn toàn không thể được. Ngu mê, nhận thức
điên đảo, bèn khiến cho chết oan, vào trong địa ngục, không có thời kỳ ra khỏi.
–
Thứ hai: Chết oan vì bị phép vua tru lục.
–
Thứ ba: Làm ruộng, săn bắn, đùa giỡn, vui chơi dâm dật, uống rượu, buông lung,
không chừng mực nên bị chết oan, vì bị phi nhơn đoạt năng lực.
–
Thứ tư: Chết oan vì bị lửa thiêu đốt.
–
Thứ năm: Chết oan vì bị chìm dưới nước.
–
Thứ sáu: Chết oan vì bị vô số ác thú ăn thịt.
– Thứ bảy: Chết oan vì bị rơi xuống từ vách núi cao.
–
Thứ tám: Chết oan vì bị thuốc độc, trù ẻo, rủa nộp, quỷ tử thi.v.v… đứng dậy
làm hại.
–
Thứ chín: Đói khát bức bách nhưng không được ăn uống nên chết oan.
Đây
là đức Như Lai lược thuyết về chết oan có chín thứ như vậy. Ngoài ra lại còn có
vô lượng các thứ chết oan khác, khó có thể nói hết.
Lại
nữa, này A-Nan! Vua Diêm-ma vương có sổ sách ghi chép tất cả những người trong
thế gian. Nếu các hữu tình bất hiếu, ngũ nghịch, hủy nhục Tam bảo, phá hủy phép
vua quan, phá hoại giới cấm… thì vua Diêm ma tùy theo nặng nhẹ khảo xét mà
trị phạt. Cho nên ta nay khuyên các hữu tình đốt đèn, tạo phan, phóng sanh, tu
phước để vượt qua khỏi khổ ách, không còn gặp các nạn.
Bấy
giờ, trong pháp hội có mười hai vị Đại tướng Dược-xoa ngồi ngay trong đại hội,
tên là: Đại tướng Cung Tỳ La, Đại tướng Bạt Chiết La, Đại tướng Mê Sí La, Đại
tướng Át Nhĩ La, Đại tướng Mạt Nhĩ La, Đại tướng Sa Nhĩ La, Đại tướng Nhơn Đà
La, Đại tướng Ba Di La, Đại tướng Bạt Hổ La, Đại tướng Chơn Đạt La, Đại tướng
Chiêu Đổ La, Đại tướng Tỳ Yết La. Mười hai Đại tướng Dược-xoa này, mỗi vị đều
có bảy ngàn Dược-xoa quyến thuộc, đồng một lúc cất tiếng bạch Phật:
–
Kính bạch Thế Tôn! Chúng con ngày nay nhờ oai lực của Phật, được nghe danh hiệu
của bảy đức Phật, nên ngay trước các thú dữ không còn sợ hãi. Chúng con, tướng
và quân đều đồng một lòng trọn đời quy y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác tất
cả hữu tình, làm việc lợi ích an vui. Tùy theo chỗ nào – trong thành ấp, xóm
làng, giữa rừng cây hay chốn đồng không mông quạnh – nếu có người đọc tụng,
truyền bá kinh này, hoặc có người thọ trì danh hiệu của bảy đức Phật, cung kính
cúng dường, thì tất cả quyến thuộc chúng con sẽ hộ vệ người này, làm cho thoát
khỏi các nạn. Nếu có nguyện cầu điều gì đều khiến cho đầy đủ. Hoặc có người bị
tật bệnh, tai ách, muốn cầu thoát khỏi cũng nên đọc tụng kinh này, dùng chỉ ngũ
sắc kết danh tự con, được như nguyện xong, sau đó mới mở ra.
Khi
ấy, các đức Thế Tôn khen các Đại tướng Dược-xoa:
–
Lành thay! Lành thay! Đại Dược-xoa tướng! Các ông nghĩ nhớ muốn đáp đền ân đức
của bảy đức Như Lai thì thường nên làm những việc lợi ích an vui cho tất cả hữu
tình như vậy.
Bấy
giờ trong đại hội có rất nhiều thiên chúng ít trí tuệ nghĩ như vầy: “Vì lẽ
gì những người nào vừa nghe được danh hiệu của Như Lai hiện tại cách đây hằng
hà sa số thế giới liền được vô biên công đức thù thắng?”.
Bấy
giờ đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai biết ý nghĩ của chúng chư thiên, liền nhập diệu
định thậm thâm kính mời tất cả các đức Như Lai. Vừa nhập định xong, tất cả ba
ngàn đại thiên thế giới chấn động sáu cách, mưa hoa tươi đẹp và hương bột trời.
Bảy đức Như Lai kia thấy tướng như vậy xong, mỗi Ngài đều từ nơi quốc độ mình
đi đến thế giới Tố Ha, cùng nhau thưa hỏi với đức Thích Ca Như Lai. Bấy giờ,
Phật Thế Tôn do nguyện lực đời trước nên mỗi Ngài từ trên tòa sư tử thiên bảo
trang nghiêm, tùy theo chỗ mà an tọa. Các chúng Bồ-tát, thiên long bát bộ,
nhơn, phi nhơn.v.v… thái tử, các phi hậu trong cung và các đại thần,
Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ vây quanh trước sau để nghe thuyết pháp.
Bấy
giờ chúng chư thiên thấy các đức Như lai đều vân tập, sanh đại hy hữu, các nghi
hoặc liền dứt hết. Khi ấy, các đại chúng khen: “thật chưa từng có” và
đồng thanh tán thán:
–
Lành thay! Lành thay! Thích Ca Như Lai, lợi ích cho chúng con, vì trừ niệm nghi
ngờ cho chúng con nên khiến cho các đức Như Lai kia đều đến nơi này.
Khi
ấy, các đại chúng đều tùy theo khả năng của mình, đem hương hoa đẹp và các
chuỗi ngọc, kỹ nhạc chư thiên cúng dường đức Như Lai, đi nhiễu bên hữu bảy
vòng, chấp tay kính lễ, tán thán:
–
Hy hữu thay! Hy hữu thay! Cảnh giới của chư Phật Như Lai thậm thâm không thể
nghĩ bàn. Do nguyện lực phương tiện thiện xảo trước kia mà cùng hiện ra tướng
đẹp đẽ kỳ diệu như vậy.
Bấy
giờ đại chúng mỗi người đều phát nguyện:
–
Nguyện cho các chúng sanh đều đắc định Như Lai thù thắng như vậy.
Bấy
giờ, Mạn Thù Thất Lợi từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay cung kính đi nhiễu quanh
Phật bảy vòng, đảnh lễ hai chân Phật, thưa:
–
Kính bạch Thế Tôn! Lành thay! Lành thay! Định lực của Như Lai không thể nghĩ
bàn. Do nguyện lực phương tiện thiện xảo xưa kia nên thành tựu chúng sanh. Cúi
xin Thế Tôn nói về thần chú đại lực, có thể khiến cho các chúng sanh phước mỏng
đời sau – bị bệnh khổ ràng buộc, bị các ách nạn về mặt trời, mặt trăng, tinh
tú, bệnh tật, cừu oán và đi đường hiểm nạn gặp các sự khủng bố – làm chỗ nương
tựa, khiến được an ổn. Các chúng sanh kia đối với thần chú này, nếu tự mình
biên chép hay bảo người biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết rộng rãi cho
mọi người thì thường được chư Phật hộ niệm. Phật tự hiện thân khiến cho nguyện
được đầy đủ, không đọa vào nẻo ác, cũng không chết oan.
Khi
ấy các đức Như lai khen Mạn Thù Thất Lợi:
–
Lành thay! Lành thay! Năng lực oai thần của chúng ta khiến cho thầy mời thỉnh
thuyết thần chú vì thương xót chúng sanh, muốn cho họ lìa các nạn khổ. Thầy nên
lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói.
Này
Mạn Thù thất Lợi! Có đại thần chú tên là Như Lai Định Lực Lưu Ly Quang. Nếu có
nam tử nữ nhơn nào biên chép, đọc tụng, cung kính cúng dường, phát lòng đại bi
đối với các loài hàm thức thì có nguyện cầu điều gì cũng đều được đầy đủ. Chư
Phật hiện thân để hộ niệm, xa lìa các phiền não chướng duyên, sẽ sanh vào quốc
độ Phật.
Khi
ấy bảy đức Như lai dùng một âm thanh, liền thuyết chú:
“Đát
điệt tha, cụ mê cụ mê khánh ni, mê nị sắc mạt để mạt để, sắc hài đát tha yết đa
tam ma địa át để sắt sỉ đế, át đế mạt đế ba lệ, ba bả thâu đát nhĩ. Tát bà ba
bả na thế giả, bột thê bột đồ, xướng đáp mê ổ mê củ mê. Phất đạt khí đát la,
bát lý thâu đát nhĩ, đàm mê nật đàm mê. Mê lỗ mê lỗ, mê lư thi khiết lệ? Tát bà
ca la, mật lật đổ, ni bà lại nhĩ bột đề tô bột thê. Phật đà át đề sắt sá nê na
hạt lạc xoa đổ mê, tát bà đề bà, tam mê át, tam mê tam mạn noa. Hán lư? Đổ mê
tát bà. Phật Đà, Bồ đề tát đỏa. Khổ mê khổ mê, bát lạt khổ mê mạn đổ mê, tát bà
y để ổ la đạt bà tát bà tỳ hà đại giả. Tát bà tát đỏa nan giả, phụ lan nê phụ
lan nê? Phụ lan giả mê, tát bà a xá, bệ lưu ly giả, bát lạt để bà ty. Tát bà ba
bả tước dương yết lệ sa ha”.
Khi bảy đức Phật thuyết chú này, ánh sáng chiếu khắp nơi, đại
địa chấn động, các thứ thần biến đồng một lúc đều hiện. Bấy giờ, các đại chúng
thấy sự việc như vậy, mỗi người tùy theo khả năng của mình dùng hương hoa trời,
hương xoa, hương bột dâng lên đức Phật kia và cùng xướng lên rằng: ” Lành
thay!” và đi nhiễu bên hữu bảy vòng.
Phật
Thế Tôn kia đồng thanh xướng:
–
Các ông, tất cả đại chúng trời người nên biết như vậy. Nếu có thiện nam tử,
thiện nữ nhơn, hoặc là vua, con của vua, phi hậu, đại thần, lê thứ… nếu người
nào thọ trì, đọc tụng, lắng nghe và diễn thuyết chú này, đem hương hoa tốt đẹp
cúng dường quyển kinh, mặc y phục mới, sạch đẹp, ở chỗ thanh tịnh, thọ trì tám
phần trai giới, thường sanh lòng thương xót các loài hàm thức, cúng dường như
vậy được phước vô lượng. Hoặc lại có người có nguyện cầu điều gì thì nên tạo
lập hình tượng của bảy đức Phật này, đặt ở chỗ sạch sẽ, dùng các thứ hương hoa,
treo lọng lụa, tràng phan, thức ăn uống thượng diệu và trỗi các kỹ nhạc để cúng
dường, và lại cúng dường Bồ-tát, chư thiên; ở trước tượng Phật ngồi ngay thẳng
tụng chú, trong bảy ngày thọ trì tám phần trai giới, tụng đủ một ngàn lẻ tám
biến thì các đức Như lai và các Bồ-tát kia cùng nhau hộ niệm. Bồ-tát Chấp Kim
Cang và các Thích, Phạm, Tứ thiên vương.v.v… cũng đến ủng hộ cho người đó.
Nếu có tội ngũ vô gián và tất cả nghiệp chướng cũng đều tiêu diệt, không bệnh,
sống lâu, cũng không bị chết oan và các bệnh tật. Giặc cướp nơi khác muốn đến
xâm lăng, chiến trận, đấu tranh, kiện cáo, thiếu ăn, hạn hán…. những việc
đáng sợ như vậy đều dứt hết và cùng nhau phát khởi tâm từ, giống như cha mẹ. Có cầu nguyện điều gì đều được
toại ý.
Bấy
giờ Bồ-tát Chấp Kim Cang, Thích, Phạm, Tứ thiên vương, từ chỗ ngồi đứng dậy,
chấp tay cung kính đảnh lễ dưới chân đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bạch:
–
Kính bạch Thế Tôn! Đại chúng chúng con đều đã được nghe công đức bổn nguyện thù
thắng của chư Phật và thấy lòng từ bi của chư Phật đến như vậy, khiến chúng
sanh và chúng con gần gũi cúng dường. Kính bạch Thế Tôn, nếu ở chỗ nào có kinh
điển này và danh hiệu của bảy đức Phật cùng pháp Đà-la-ni lưu thông, cúng dường
cho đến biên chép thì chúng con đều nương oai lực Phật đi đến chỗ đó ủng hộ nơi
đó. Quốc vương, đại thần, thành ấp, xóm làng, nam tử nữ nhơn thường được an ổn,
tiền của đầy đủ, chẳng để cho các bệnh khổ và các bệnh tật làm não loạn. Như
vậy tức là chúng con báo đáp ân đức của chư Phật. Kính bạch Thế Tôn! Chúng con
gần gũi ở trước Phật, tự phát thệ nguyện trọng yếu: Nếu có tịnh tín nam tử nữ
nhơn nào nhớ nghĩ đến con thì tụng niệm chú này.
Liền
nói chú: “Đát điệt tha át lâu? Mạt lâu, đát la lâu, ma ma lâu cụ sái ha
hô ê mạt la mạt la mạt la, khẩn thọ sái bồ sái sa ha”.
Nếu
có tịnh tín nam tử nữ nhơn, quốc vương, đại thần, phụ tướng, phi hậu, trung
cung thể nữ nào tụng danh hiệu bảy đức Phật và thần chú này, đọc tụng, biên
chép, cung kính cúng dường thì ngay đời hiện tại không bị bệnh tật, sống lâu,
xa lìa các khổ não, không đọa trong ba đường ác, được bất thối chuyển, cho đến
Bồ-đề. Được tùy ý sanh về quốc độ của chư Phật kia, thường được thấy chư Phật,
được trí Túc mạng, niệm định tổng trì hoàn toàn đầy đủ. Nếu bị nạn về quỷ
thần.v.v… nên chép thần chú này buộc ở sau khuỷu tay, bệnh lành rồi thì để
trên chỗ sạch sẽ.
Bấy
giờ Bồ-tát Chấp Kim Cang đi đến chỗ bảy đức Phật nhiễu quanh bên phải ba vòng,
đích thân lễ kính, bạch Phật:
–
Kính bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn từ bi hộ niệm cho con. Con nay vì muốn lợi
ích cho nam tử nữ nhơn đời vị lai thọ trì kinh này, nên nay con thuyết chú
Đà-la-ni.
Khi
ấy bảy đức Phật khen Bồ-tát Chấp Kim Cang:
–
Lành thay! Lành thay! Chấp Kim Cang! Ta gia hộ cho ông có thể thuyết thần chú,
vì hộ trì cho người đời sau thọ trì kinh này không có các khổ não và nguyện cầu
được đầy đủ.
Khi
ấy Bồ-tát Chấp Kim Cang liền nói chú:
–
Nam ma đa nam, tam miệu tam Phật đà nam. Nam ma tát bà bả, chiết la đạt la nam
đát điệt tha, yểm bả chiết sái, bả chiết sái, mạt ha bả chiết sái, bả chiết la
ba xả, đà lạt nhĩ tam ma tam ma, tam mạn tu, a bát lạt để tu yết đa, bả chiết
sái, khổ ma khổ ma, bát la khổ mạn đổ mê, tát bà tỳ a đại giả. Củ lô củ lô, tát
bà yết ma, a đại lạt noa nhĩ xoa giả. Tam ma giả mạt nô tam mạt la bạt già bạn
bả chiết la bà nhĩ tát bà xá mê bát lý bộ, lạt giả sa ha.
Kính bạch Thế Tôn! Nếu có người nào thọ trì danh hiệu của bảy
đức Phật, nhớ nghĩ bổn nguyện công đức của các đức Phật kia và trì chú này, đọc
tụng, giảng thuyết thì con sẽ khiến cho sở nguyện của người đó được đầy đủ. Nếu
người nào muốn thấy con để hỏi về việc thiện ác thì nên biên chép kinh này, tạo
hình tượng của bảy đức Phật và tượng của Bồ-tát Chấp Kim Cang; đặt xá-lợi Phật
trong tượng và ở trước tượng này làm các việc cúng dường như trên đã nói; lễ
bái, đi nhiễu, phát tâm từ bi đối với chúng sanh, thọ trì tám phần trai giới,
mỗi ngày chia làm ba thời, tắm rửa sạch sẽ, y theo ba thời, chia từ ngày mồng
tám có trăng đến ngày mười lăm, mỗi ngày tụng 108 biến chú, tâm không tán loạn,
thì con trong giấc mộng hiện thân nói cho người đó, tùy theo chỗ cầu nguyện
khiến cho đều được đầy đủ.
Khi ấy các Bồ-tát trong đại hội đều xướng lên:
–
Lành thay! Lành thay! Chấp Kim Cang! Thật là khéo thuyết đà-la-ni bất khả
tư nghì này.
Bấy
giờ bảy đức Như Lai nói:
–
Chúng ta hộ trì cho ông thuyết thần chú là vì muốn cho tất cả chúng sanh đều
được lợi ích an vui, sở cầu viên mãn, không để cho thần chú này ẩn mất ở đời.
Bấy
giờ bảy đức Phật bảo với các Bồ-tát Thích, Phạm, Tứ thiên vương:
–
Ta nay đem thần chú và quyển kinh này giao phó cho các ông. Nơi đời sau 500
năm, khi chánh pháp sắp diệt, các ông nên hộ trì kinh này. Oai lực của kinh này
lợi ích rất nhiều, có thể trừ được các tội, nguyện lành được như ý. Chớ đối với
chúng sanh phước mỏng, phỉ báng chánh pháp, khinh chê Hiền Thánh mà trao cho
quyển kinh này, khiến cho chánh pháp mau bị tiêu diệt.
Bấy
giờ, ở phương Đông, bảy đức Thế Tôn thấy đại chúng này việc làm đã xong, cơ
duyên đã đầy đủ, không còn tâm nghi ngờ, mỗi Ngài đều trở về bổn độ và trên tòa
của mình bỗng nhiên biến mất.
Bấy
giờ cụ thọ A Nan Đà từ chỗ ngồi đứng dậy, lạy hai chân Phật, gối phải quỳ sát
đất, chấp tay cung kính bạch Phật:
-Kính
bạch Thế Tôn! Kinh này sẽ đặt tên là gì và chúng con phụng trì như thế nào?
Phật
bảo A Nan Đà:
–
Kinh này tên là Bổn Nguyện Công Đức Thù Thắng Trang Nghiêm Của Bảy Đức Phật
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cũng gọi là Mạn Thù Sở vấn. Cũng gọi là
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Cũng gọi là Chấp
Kim Cang Bồ-Tát Phát Nguyện Yếu Kỳ. Cũng gọi là Tịnh Trừ Nhất Thiết
Nghiệp Chướng. Cũng gọi là Sở Hữu Nguyện Cầu Giai Đẵc Viên Mãn. Cũng
gọi là Thập Nhị Đại Tướng Phát Nguyện Hộ Trì. Tên gọi như vậy, thầy nên
phụng trì.
Bấy
giờ đức Bạt Già Phạm thuyết kinh này xong, các đại Bồ-tát và chúng Thanh văn,
Thiên, Long, Dược-xoa, Kiền-tát-bà, A-tố-la, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc,
Mạt-hô-lạc-già, nhơn, phi nhơn.v…. Tất cả đại chúng nghe Phật thuyết pháp đều
rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
KINH
BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC
CỦA
BẢY ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
Hết
quyển hạ
Discussion about this post