PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiếng Chuông Chùa Giữa Sóng Nước Trường Sa Ngọc Minh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIẾNG CHUÔNG CHÙA GIỮA SÓNG NƯỚC TRƯỜNG SA
Ngọc Minh

Trong cái nắng gió Trường Sa, một
tiếng chuông chùa ngân lên và tan lẫn vào trời nước mênh mông, tôi chợt
thấy lòng mình nhẹ tênh và bình thản đến lạ lùng…

Truongsa-Hoangsa

Từ Tân Cảng TP.HCM, sau 3 ngày đêm, con tàu HQ 957 đã đưa chúng tôi tới đảo Song Tử Tây – điểm
cực bắc của quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Do trời tối, cộng với sóng lớn, nên chúng tôi phải neo tàu ở ngoài khơi, chờ đến sáng hôm sau mới được lên đảo. Mặc dù rất mệt sau hành trình dài trên biển, nhưng nhiều người trong đoàn công tác đã thức trắng đêm trên boong tàu để nhìn
ngắm Song Tử Tây dưới ánh điện lung linh, bừng sáng như một thành phố nổi. Ai cũng háo hức chờ đợi thời khắc ánh dương đỏ rực của ngày mới hiện ra trên biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Tôi thực sự ngỡ ngàng trước hình ảnh ngôi chùa Song Tử Tây uy nghi, trầm mặc, tọa lạc ngay trên thềm biển Đông. Một sự bình an rất khó nói thành lời, cảm giác như mình vừa trở về làng sau nhiều năm xa cách, bởi Trường Sa vô cùng gần gũi, thân thương. Đứng trên kè chắn sóng, phóng tầm mắt ra phía xa ngút ngàn biển rộng, mới thấy hết được sự thiêng liêng trên từng tấc đất mà bao đời ông cha phải đổ máu xương gìn giữ. Trong âm thanh ồn ào của sóng gió Trường Sa, thi thoảng một tiếng chuông
chùa ngân lên, rồi lạc mất vào cái không gian bao la của trời biển, khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy lòng mình như tĩnh lặng lại và dâng lên niềm xúc động.

 
Songtruongsa2

Toàn cảnh đảo Song Tử Tây – Ảnh: Ngọc Minh

Diem-Tua-Truong-Sa1

Toàn cảnh chùa nhìn từ trên cao

Trước cảnh linh thiêng, u tịch của chùa Song Tử Tây, Đại đức Thích Giác Vũ, Phó trụ trì chùa Vọng Cung, TP Nam Định bồi hồi xúc động, tay run run nện chiếc vồ vào quả chuông trong chùa. Từng tiếng chuông ngân vang khiến cho bầu không khí trong trẻo của buổi sáng nơi đảo xa thêm phần thanh sạch và lòng người cũng như trút bỏ được những ưu tư, lo toan
thường nhật. Còn Đại đức Thích Thanh Phúc vừa niệm Phật cầu kinh, vừa kín đáo kéo vạt tay áo nâu chấm lên hai khóe mắt. Vẫn biết Phật tại tâm của mỗi con người. Vẫn biết ở đâu có lòng nhân, có từ bi bác ái ở đó có Đức Phật, nhưng cảnh chùa chiền thân thuộc ở một nơi rất xa đất liền đã khiến cái tâm vốn luôn tĩnh tại của các nhà tu hành cũng không khỏi trào
dâng niềm xúc động. Thật khâm phục những Phật tử đã công quả góp sức trùng tu những ngôi chùa u tịch mà uy nghi nơi trùng trùng sóng gió biển
Đông…

Chẳng biết tự bao giờ, ngay tại nơi chùa Song Tử Tây tọa lạc, những ngư dân Việt đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ để thờ thần, Phật. Những cư dân trên đảo kể rằng: Từ xa xưa, những ngư dân đang đánh cá ngoài khơi thì bất ngờ gặp bão tố. Trước sức tàn phá hủy diệt của thiên tai, những ngư dân chỉ biết cầu trời, khấn Phật cho bão tố qua nhanh. Rồi thuyền bị
lật, những ngư dân này đã may mắn dạt vào hoang đảo, chếch về phía đông
chừng hơn một hải lý cũng có một hòn đảo nhỏ giữa trùng trùng sóng nước. Hai hòn đảo nhỏ được những ngư dân Việt đặt tên là Song Tử Tây và Song Tử Đông (hai người con trai của đất mẹ Việt Nam). Và họ đã dựng lên
ngôi
miếu nhỏ để tạ ơn trời Phật đã phù hộ cho mình được tai qua nạn khỏi ở đảo Song Tử Tây. Từ đó, trước mỗi lần ra khơi đánh cá những ngư dân Việt lại lên thắp hương lễ Phật tại ngôi miếu nhỏ này, nó cũng là nơi để linh hồn những ngư dân xấu số bỏ mình trên biển có nơi trú ngụ. Những năm gần đây, Phật tử trong cả nước và những ngư dân ở quần đảo Trường Sa đã đóng góp và trùng tu nơi thờ Phật khang trang và vững chãi hơn. Ngoài Song Tử Tây thì những ngôi chùa tại đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết cũng đã được trùng tu xây dựng khang trang, bề thế, để các phật tử trên đảo và những ngư dân thường xuyên khai thác hải sản gần khu vực quần đảo Trường Sa tới thắp hương lễ Phật vào những tuần lễ tiết…

 
Hoangsa-Chuasontutay-14

Chùa Song Tử uy nghi giữa biển trời Trường Sa – Ảnh: Ngọc Minh

Ông Trần Vũ Lân, Phó chủ tịch xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa
(Khánh Hòa) cho biết: Từ khi ngôi chùa được trùng tu khang trang như hiện nay, bà con trên đảo phấn khởi lắm. Vào ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng nhà nào cũng lên chùa lễ Phật, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất
nước phồn vinh, thái hòa, gia đình an lạc. Mà không chỉ có người dân, các anh em bộ đội cũng thường xuyên lên chùa cúng lễ sau những giờ huấn luyện và lao động sản xuất. Đặc biệt, vào ngày giỗ của những chiến sĩ hy
sinh
trên biển đảo Trường Sa, nhà chùa thường làm lễ cầu siêu cho vong linh của họ được siêu thoát…

Sau lễ tụng kinh, tôi theo Đại đức Thích Thanh Phúc rời gót ra ngoài cổng chùa và thư thái dạo bước trên bờ kè chắn sóng của đảo Song Tử Tây.
Với vẻ mặt hoan hỉ, Đại đức Thích Thanh Phúc cho biết: Là người tu hành, lấy cửa chùa làm nhà, vì vậy tôi thực sự vui mừng khi được chứng kiến đạo Phật được thịnh phát ngay trên mảnh đất Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Không xúc động sao được khi chứng kiến ngôi chùa Song Tử Tây ở một hải đảo xa xôi được sửa sang bề thế, tráng lệ như thế này.

Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nhìn những tấm hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỳ vĩ của Vạn lý Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như “Quần đảo
huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh – Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam”, lòng mỗi người đến vãn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho nước Việt, và bất kỳ ai cũng cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn để góp sức đưa đất nước mỗi ngày thêm hưng thịnh…

Dân gian có câu “đất vua, chùa làng”, vì vậy tự ngàn đời, trong tâm thức của con dân nước Việt, ngôi chùa chính là hình ảnh biểu trưng cho sự nương tựa tinh thần, là chốn tâm linh để lương dân ngưỡng vọng, thờ phụng đức Phật từ bi, bác ái.

Ngọc Minh

Truongsa-Hoangsa2
Trong ngôi chùa trên đảo Trường Sa Lớn có pho tượng Phật bằng đá quý, màu trắng, gọi là Phật ngọc (Hình bên trên). Phật ngọc ngự chùa Trường Sa Lớn là một cơ duyên. Trong một lần thăm chính thức đất nước Myanmar, khi đến Chùa Vàng
ở Thủ đô Yangon, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Liên đoàn Phật giáo thế
giới
tặng Phật ngọc. Và tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni quý này đã được
Thủ tướng kính tặng lại chùa Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa…

Trong thư gửi kèm theo tượng Phật ngọc, Thủ tướng Chính phủ phát tâm nguyện:

“Mong Đức Phật phù hộ độ trì:
Cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi.
Cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cho
vùng biển Đông, cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sống trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng phát triển, cùng thịnh vượng”

Người gửi bài: Trần thị Tâm Minh TP. HCM, Việt Nam
Ảnh: Ngọc Minh & Internet

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Mưa Nắng Vô Thường Và Năng Lực Của Sự Thể Nhập Chân Thường

Mưa nắng vô thường và năng lực của sự Thể nhập Chân Thường

MƯA NẮNG VÔ THƯỜNG VÀ NĂNG LỰC CỦA SỰ THỂ NHẬP CHÂN THƯỜNG Thích Nữ Giác Anh   Trời mưa,...

Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ

Tâm thiền, tâm ban sơ

SHUNRYU SUZUKI Đỗ Đình Đồng dịch TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ Những bài Tiểu tham về Thiền định và Tu...

Truyền Bá Thiền Nội Quán Tại Ấn Độ Và Các Quốc Gia Tây Phương

Đức Phật sống trong thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Cho tới ngày nay, cuối thế kỷ 20, giáo...

Nghiên Cứu Về Vấn Đề Cúng Tế Và Cứu Độ Hương Linh Trong Kinh Tạng Nikāya

Nghiên cứu về vấn đề cúng tế và cứu độ hương linh trong kinh tạng Nikāya

NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ CÚNG TẾ VÀ CỨU ĐỘ HƯƠNG LINHTRONG KINH TẠNG NIKĀYACó những lậu hoặc phải do...

Chúng Ta Là Những Việc Mình Làm

Chúng ta là những việc mình làm

CHÚNG TA LÀ NHỮNG VIỆC MÌNH LÀM Andrew Olendzki | Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch Ngày nay chúng ta thấy chữ karmađược...

Sanh Về Đâu Là Do Mình

Sanh về đâu là do mình

. “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm...

Nhân Đọc Quyển Truyện Thơ Mỏng: Niệm Phật Nhẫn Nhục Của Cư Sĩ Nguyên Thần.

  NHÂN ĐỌC QUYỂN TRUYỆN THƠ MỎNG:NIỆM PHẬT NHẪN NHỤC CỦA CƯ SĨ NGUYÊN THẦN.(sách in giới hạn, không bán)Nguyễn Văn...

Bình Minh Từ Chân Trời Đại Ẩn Am

HẠNH PHƯƠNGBÌNH MINH TỪ CHÂN TRỜI ĐẠI ẨN AM truyện ngắn 2019         Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên  đầu...

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

CẦU NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO Thích Thanh Hòa dịch Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc....

Câu Chuyện Hậu Đại Dịch

Câu Chuyện Hậu Đại Dịch

Với hai “cú đấm” từ biến thể Delta và Omicron xảy ra gần như cùng lúc trong vài tháng qua,...

37 Phẩm Bồ Tát Hạnh

37 Phẩm Bồ Tát Hạnh

Phẩm 4: Người biết xả bỏ bám chấp là người hạnh phúc nhất thế gianPhẩm 5: Kẻ thù bên ngoài...

Ơn Đời, Ơn Người…

Ơn đời, ơn người…

Chúng ta cần biết ơn con người và cuộc sống vì chúng ta đã nhận quá nhiều, và tiết kiệm...

Mời Bạn Đến Với Chương Trình “Ngày Ăn Chay An Lạc” Số 5 Tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội(Quang Nhật) Một câu chuyện...

Mười bài thơ thiền

1Dâng Hoa Cúng Phật Ngát hương trời, lời con hát, biến thành mây, cúng chư PhậtBước trong đời, con xin...

Pháp (Dhamma)

Pháp (Dhamma)

PHÁP (DHAMMA)Trích từ sách “Thực tại hiện tiền” – tác giả Viên Minh – 18-11-1993 Bây giờ chúng ta trở...

Mưa nắng vô thường và năng lực của sự Thể nhập Chân Thường

Tâm thiền, tâm ban sơ

Truyền Bá Thiền Nội Quán Tại Ấn Độ Và Các Quốc Gia Tây Phương

Nghiên cứu về vấn đề cúng tế và cứu độ hương linh trong kinh tạng Nikāya

Chúng ta là những việc mình làm

Sanh về đâu là do mình

Nhân Đọc Quyển Truyện Thơ Mỏng: Niệm Phật Nhẫn Nhục Của Cư Sĩ Nguyên Thần.

Bình Minh Từ Chân Trời Đại Ẩn Am

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

Câu Chuyện Hậu Đại Dịch

37 Phẩm Bồ Tát Hạnh

Ơn đời, ơn người…

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Mười bài thơ thiền

Pháp (Dhamma)

Tin mới nhận

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Khi nào là Phật?

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sinh không?

Từ hiện sinh đến đản sinh

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Tin mới nhận

Đừng Vội Xét Đoán

Ấn Độ, đi lạc vào xứ sở huyền bí

Tạ Ơn – Thích Minh Niệm

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Nhập Pháp Giới Lược Giải (Cd Thi Hóa Phẩm Nhập Pháp Giới, Kinh Hoa Nghiêm, 2004) Từ Hoa

Mẫu Hình Người Cư Sĩ Lý Tưởng Chúc Phú

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

Nai mê mồi

Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài

Three intertwined paths to leading for sustainable peace

Danh tướng

Thực Hư Về Câu Chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu Của Thiền Tông.

Sự Xuất Hiện Của Phật Giáo ở Phương Tây Nhằm Đáp Ứng Cho Những Khủng Hoảng Môi Trường Và Xã Hội, Gs.ts. R. Clark

Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày

Hoá Giải Tận Gốc Dịch Covid

Tina Turner, Quá Trình Đến Với Niềm Tin

Hết củi thì lửa tắt

Phật đã cho con

Làm thế nào để giảm dần những ham muốn dục lạc.

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 46)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả (Sāmajjaphalasuttaṃ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Rebirth Views In The Surangama Sutra

A Hàm Tuyển Chú

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Tiểu Sử Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 43)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 18)

Pháp Môn Tịnh Độ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Niệm Phật Tam Muội

Phật Giáo Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Khai Thị

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.