CỰC
LẠC THÙ THẮNG
Dịch
Giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Lời Nói Đầu
Phật
Pháp Cao Siêu Khó Nghĩ Bàn
Là
Người Học Đạo Lắm Gian Nan
Siêng
Tu Tịnh độ Đúng Chân Lý
Quyết
Được Vãng Sanh Đến Lạc Bang.
Ánh
hào quang của Đấng Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni tỏa ra vô vàng tia sáng chiếu khắp
vũ trụ nhân sinh. Lúc ấy đã biểu hiện được lòng từ bi bao la của Đức Phật, xoa
dịu bao vết đau thương của tất cả chúng sanh và ban nguồn an vui bất tận cho
muôn loài.
Giáo
lý của Đức Thế Tôn quả là cao siêu tuyệt diệu, có đủ năng lực đưa người từ bến
mê sang bờ giác, từ sanh tử đến quả vị Niết bàn an vui tự tại, nếu ai thực hiện
tu theo giáo pháp của Ngài đã thuyết.
Vì
đường sanh tử của chúng sanh, không sao khỏi động mối từ tâm của Đức Phật, nên
từ kim khẩu của Ngài thuyết giáo gồm có vô lượng Pháp môn tu, mục đích chỉ vì
độ tất cả chúng sanh thoát ly sanh tử, được chứng những quả Thánh cho đến thành
Phật.
Trong
thời mạt pháp này, Pháp môn Tịnh độ rất thích hợp thời tiết và căn cơ của chúng
sanh tu Giải thoát sanh tử luân hồi.
Vì
thế nên tôi trích dịch trong Kinh Tục Tạng về Pháp môn Tịnh độ, mang tên quyển
dịch này: “Cực Lạc Thù Thắng”, có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh
độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo
trang nghiêm thù thắng. Vì thế, trên nhan đề có thêm câu:
“Pháp
Môn Tịnh Độ Là Con Đường Thẳng Tắt Nhất Giúp Người Tu Chóng Thoát Sinh Tử Và
Thành Phật.”
Pháp
môn Tịnh độ thuộc về Tông Tịnh độ, một trong mười Tông của Phật giáo. Tông Tịnh
độ này Ngài Huệ Viễn Tổ Sư đã thực hiện tu chứng và hoẳng truyền Pháp môn Tịnh
độ tại miền Đông Châu Á. Ngài lập thành Pháp Liên Tông tại Lô Sơn, nên Ngài
được tôn xưng là Đức Liên Tông Sơ Tổ Huệ Viễn.
Đến
thời kỳ Ngài Pháp Chiếu Đại Sư gặp hai vị Đại Bồ tát bực Thượng Thủ tại Chùa
Đại Thánh Trúc Lâm, đó là Đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và Đức Bồ tát Phổ Hiền.
Lúc
ấy, Ngài Pháp Chiếu được Đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi dạy:
Tu
các Pháp môn, không có môn nào hơn Pháp môn Niệm Phật. Rồi thêm cúng dường Ngôi
Tam bảo, đó là gồm cả tu phước và tu tuệ. Hai môn này rất là thiết yếu. Đến như
các Đức Phật trước kia còn làm phàm phu cũng đo cái nhơn niệm Phật, mà về sau
được cái quả thành Phật. Do đó nên biết “PHÁP MÔN NIỆM PHẬT” là vua
trong các Pháp môn.
Pháp
môn Niệm Phật thuộc về Pháp môn Tịnh độ, tức là chỉ cho người tu “Pháp môn
Niệm Phật cầu sanh Tịnh độ ở phương Tây cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà”.
Thời
gian phiên dịch, quyển Kinh này xong, đã được trôi qua theo những chuỗi ngày êm
đẹp dài đăng đẳng, hòa với tiếng gió thì thầm gợi kên hồn thơ mộng cảnh Lạc
Bang, có những tiếng chim Ca Lăng Tần Già, chim Cọng Mạng, chim Khổng Tước, thốt
ra những pháp âm vi diệu thậm thâm.
Loại
Pháp môn Tịnh độ Thù Thắng này, mong ra đời sẽ mang lại vô vàn màu sắc lẫn
hương vị tinh anh, với phẩm chất của nó có năng lực diệu dụng diệt tận nỗi lòng
sầu khổ vô biên của nhân loại. Và khiến cho người tu theo Pháp môn này thường
được niềm hân hoan nở đóa hoa hồng trên đôi môi, đến khi mãn báo thân này, được
sanh về cõi Cực lạc.
Quyển
Cực Lạc Thù Thắng này ra đời giúp ích cho toàn thể độc giả thân mến, với niềm
hoan hỷ những yếu điểm đặc sắc sau đây:
–
Đức tin nhơn quả hướng về Đại Thừa.
–
Diệt trừ phiền não cõi lòng thanh thoát.
–
Phát huy niềm tin Tịnh độ.
–
Khuếch trương Pháp môn Niệm Phật.
–
Khuynh hướng Niệm Phật Vãng Sanh Cực lạc Quốc Độ.
Trong
quyển Cực Lạc Thù Thắng này dạy cho chúng ta “Phát khởi lòng tin về Tịnh
độ”, nào là nói rõ về “Việc Thức Tỉnh và Mê Muội”, nào là
“Pháp môn dễ Tu Học”, tợ như đánh thức lòng người được giác ngộ đã
phá màn lưới vô minh cùng phiền não và thực hiện đúng như “Pháp môn Niệm
Phật”, thời người ấy được thấy tất cả các Đức Phật ở mười phương.
Vậy,
dịch giả mong rằng quyển Cực Lạc Thù Thắng này được ra đời đến tận tay quý độc
giả thân mến với nguồn yêu chuộng đạo đức thoát ly sanh tử, hầu về Cõi Cực lạc,
vận thần trở lại độ chúng sanh trong cõi Ta bà và nhiều phương khác.
Ước
mong quý độc giả vui thích và hành trì “Pháp môn Niệm Phật” như trong
quyển Cực Lạc Thù Thắng này sẽ đi đến:
Trang
Nghiêm Cực Lạc Quốc Độ
Thường
niệm Di Đà không nghĩ ác
Tây
Phương cảnh hiện lòng man mác
Sen
vàng ao báu có nêu danh
Thoát
kiếp tử sanh về Cực lạc
Mạnh
Thu
Ngày
mùng 6 tháng 8 năm Tân Hợi (1971)
Dịch
giả cẩn chí.
1/
Phương Pháp Khiến Người Phát Khởi Lòng Tin Về Tịnh Độ, Môn Học Nói Rõ Về Việc
Thức Tỉnh Và Mê Muội.
Đời
người ngắn ngủi tợ giấc chiêm bao, tất cả vạn vật đều là không thật có, tuy có
hình dáng hoặc thật chất nhưng rồi cũng sẽ phải tiêu diệt vì nó là giả. Ví dụ
một khúc cây, theo thời gian rồi nó sẽ mục nát đi, hoặc bị lửa đốt cháy rụi
thành tro, khúc cây đâu còn nữa mà cho nó là món vật thật có. Đến như thân
người, phần nhiều ai cũng cho rằng nó là thật của mình mà sanh lòng tham đắm
chấp trước bản ngã tức là cái tôi. Họ đâu biết rằng thân này là giả có, do Tứ
đại (bốn chất lớn: đất, nước, gió, lửa) đủ nhơn duyên hợp lại mà thành, tạm
mượn thai mẹ sanh ra, rồi thời gian thân Tứ đại này cũng trả về cho Tứ đại.
Như
thế tất cả đều là giả có, mọi người đều biết thế và cũng có thể nói ra. Nhưng
hằng ngày người cứ chạy theo trần cảnh mưu cầu sự hư huyễn mà không tỉnh ngộ,
lại cho rằng sau khi chết là hết. Vì thế họ không nghĩ đến việc tội phước, miễn
làm thế nào thỏa mãn được ý muốn của mình mà thôi. Hoặc có người cho rằng sau
khi chết sẽ trở lại đầu thai làm người, không có gì đáng lo sợ, rồi cứ ba
nghiệp buông lung, mãi gây tội lỗi. Họ đâu biết nghiệp báo không sai chạy một
mảy, được thân người trở lại là việc rất khó. Khi được thân người, họ cứ dựa
vào trong cảnh ảo mộng mà vẫn cố chấp cho là cảnh thật, bị sanh tử luân hồi mãi
trong sáu đường, sự khổ đau này không ngằn mé và biết bao giờ mới được Giải thoát.
Người
muốn vượt khỏi điều khổ ấy, nên cầu sanh về Tịnh độ, phải coi mình như đã đi
lạc hướng, cần gấp trở về cảnh nhà Tịnh độ. Muốn thế, ta phải phát khởi lòng
tin “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” một cách mạnh mẽ, trước tiên phải phá trừ sự
mê muội của mình mà trong văn Môn Thức Tỉnh và Mê Muội có nói rõ.
Thuở
đời nhà Tống, văn Long Thơ Tịnh độ chép:
–
Con người, một khi cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, trâu, bò, ngựa,
dê, nhẫn đến lâu đài đồ sộ, y phục, của báu v.v… chẳng luận vật lớn hay nhỏ
hoặc của Ông Nội để lại cho mình, hoặc tự mình tạo lập ra, hoặc con cháu hay
người khác gây nên mà được, mọi hình thức ấy đã là món đồ của mình, tuy mỏng
manh nhỏ mọn nhưng nếu bị kẻ khác làm hư hỏng, mình không sao khỏi có tâm buồn
giận. Cây kim nhỏ mọn kia, nếu bị người làm gãy, mình vẫn có tâm tiếc rẻ. Kho
tàng đã chứa đầy, lòng người vẫn chưa cho là đủ. Vàng lụa đã nhiều, nhưng sự
tìm cầu của người vẫn chưa chịu thôi. Mọi hành vi, cử chỉ ấy đều là tham đắm
chấp trước. Một phen ngủ nơi khác lòng người cứ nghĩ cứ nghĩ đến việc nhà.
Người giúp việc đi khỏi chưa về, chủ nhà lo ngại, sợ mất kẻ làm công việc cho
mình mà mang lấy sầu khổ.
Ánh
bình minh khi xuất hiện, những gì đen tối đều tan biến cả. Tuy nói thân này của
ta, nhưng nó vẫn là món vật sẽ phải hủy bỏ, huống là những vật ngoài thân người
ư!
Lòng
người nghĩ việc thanh tịnh, gặp cảnh xôn xao coi nó như trong giấc mộng. Cho
nên Ông Trang Tử nói:
–
May nhờ có đấng Đại Giác xuất hiện, dẫn đường chỉ lối, dìu dắt chúng sanh thoát
khỏi biển khổ trầm luân sanh tử và dạy cho chúng ta được biết mình hiện đang
sống đây chính là sống trong giấc đại mộng (chiêm bao lớn). Do đó, chúng ta
được biết mình đang sống trong ảo mộng lớn.
Cổ
đức có câu:
–
Một phen quỷ vô thường đến, lưỡi hái tử thần kề sát bên cổ quyết không dung
thứ, chừng ấy ta mới biết con người sống trong giấc mộng, muôn vật chẳng đem
theo được chút nào, chỉ có mang lấy nghiệp vào thân.
Lời
lẽ trên thật mầu nhiệm thay. Nếu lấy đoạn văn cuối trên đây và thêm vào hai câu
kết thành bài kệ:
Muôn
vật chẳng đem theo được thay
Chỉ
mang lấy nghiệp vào thân này
Những
ai niệm Phật Di Đà mãi
Quyết
được sanh về Cực lạc ngay.
Chánh
văn:
Vạn
ban tương bất khứ
Duy
hữu nghiệp tùy thân
Đản
niệm A Di Đà
Định
sanh Cực lạc quốc.
Bởi
vì con người đã gây nghiệp lành hay nghiệp ác đều phải mang lấy, không một ai
tránh khỏi. Thế sao, người không lấy việc tu “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” để
làm nghiệp lành ư!
Trước
đại chúng, vị Trưởng lão đã chỉ xác thân mình mà nói:
–
Đây là món vật chất, trong đó chất chứa những thứ nhơ nhớp để nuôi sống. Đừng
lấy vật chất nói trên để làm kế sanh nhai, nên thông qua vật nuôi sống nói trên
làm kế sanh nhai. Ta cứ chấp lấy sự nuôi thân sống, cho nên thường bị người
nói: Phàm khi lòng tham các thứ vật chất để nuôi thân sống của mình, đều là vật
chất để cung cấp cho đời sống vậy. Người đời tuy chưa khỏi được điều đó, phải
có sự cung cấp cho thân này no đủ, làm mất thì giờ rảnh rang. Hồi tâm hướng
thiện mới thật là nếp sống cao thượng chánh đáng của người Phật tử. Vả như hạng
người cần phải kinh doanh sanh sống, tạo dựng sự nghiệp, tuy rất giàu ví bằng
ông Thạch Sùng là hạng quý tộc bực, nhưng rồi sau này cũng có ngày tiêu tan,
chi bằng ở Tịnh độ phước báu không bao giờ hết.
Nói
về con người, ta thấy rằng:
–
Người ở cõi đời này đều như bọt nước trên mặt hồ thu, sanh diệt không chừng
đổi: hoặc 1, 2 tuổi, hoặc 10, 20 tuổi, hoặc hân hạnh được bốn, năm mươi tuổi
cũng là điều ít có. Xưa nay cũng có người được sống đến bảy, tám mươi tuổi
nhưng đó là phần ít. Người ta chỉ thấy sự già trước mắt mà không nghĩ đến việc
bao nhiêu mồ trẻ đã qua đời. Huống là người ở thế gian không sao tránh khỏi mọi
sự khổ, nhưng họ có suy xét kỹ và lo nghĩ đâu, cho nên không quan tâm đến và
hiểu biết. Gặp lúc không vừa ý, họ tự cố chấp làm cho khổ tâm thêm, vì chẳng
biết định luật khổ của cõi này. Cũng có lúc được vừa theo ý muốn của mình,
nhưng đó là điều hiếm hoi. Cha mẹ, vợ con, bà con quyến thuộc, hoặc đau bịnh
chết, giết hại tan rả, hoặc mình bị tử thần dắt đi, lúc sanh tiền làm điều tội
phước, khi nhắm mắt đi rồi những nghiệp ấy không sao khỏi tiêu mất. Vì thế, con
người lúc sống tạo nhiều phước đức, sau khi chết nghiệp phước kia sẽ dẫn dắt
sanh về cảnh giới phước báu an vui tự tại. Trái lại, kẻ gây nhiều tội lỗi, đến
khi chết cửa Địa ngục mở rộng chờ đón, quỷ sứ cầm dao chực sẵn, nghiệp tội ấy
sẽ lôi tội nhơn vào chốn Địa ngục ngay.
Một
tỷ dụ tội lỗi trước mắt: Người móng tâm trong một niệm bất chánh, nói ra một
lời sái quấy, mắt nhìn vào một sắc đẹp, tai nghe một tiếng bậy, làm một việc
không chơn chánh, đều là ác phải mang lấy tội lỗi. Huống là làm người mà ăn
thịt chúng sanh và vì manh áo che thân cũng giết hại chúng sanh cho được. Lại
nữa, người đã có những lỗi ác mà không chịu chấm dứt, cứ vì miếng ăn manh áo
rồi giết hại lẫn nhau. Như thế chúng ta thấy rằng điều đó rất đáng lấy làm lo
sợ và thương xót.
Con
người từ trẻ đến già, khi sanh ra cho đến lúc chết, chất chứa bao sự đau khổ
phiền lụy, bị ràng buộc mãi trong vòng sanh tử luân hồi nơi ba cõi sáu đường,
mà không tìm ra phương pháp Giải thoát. Sau khi nhắm mắt đi rồi, không sao khỏi
bị nghiệp duyên lôi cuốn đi về chốn âm u mờ mờ mịt mịt chưa biết về nơi đâu:
hoặc sa vào Địa ngục lãnh thọ các điều rất khổ đau; hoặc phải mang lấy thân Súc
sanh sẽ bị người phanh thây xẻ thịt mà ăn; hoặc thọ thân Ngạ quỷ thường bị đói,
lửa từ trong cuốn họng phát ra tự đốt lấy; hoặc làm A tu la sân hận dữ dội, dù
có tạo nghiệp lành sanh lên cõi trời hay cõi người, đến khi hưởng hết phước vẫn
phải sa vào con đường ác lại như xưa, chìm đắm mãi trong biển khổ không biết
bao giờ mới được lối thoát. Chỉ có Tịnh độ ở phương Tây là con đường thẳng tắt
nhứt rất chóng siêu thoát biển khổ trầm luân sanh tử luân hồi trong lục đạo.
Thân
người khó được, chẳng phải dễ đâu. Khi được thân người, lúc còn khoẻ mạnh nên
xét việc lớn này mà thường nghĩ: Ta từ vô thỉ đến nay, sanh tử luân hồi trong
lục đạo chưa từng biết “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” này, cho nên không sao được
Giải thoát tất cả mọi sự khổ đau kể cả sanh tử.
Hôm
nay được biết “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ”, ta phải cấp tốc tu ngay cho kịp
thời để chóng thoát biển khổ trầm luân sanh tử.
Người
lớn tuổi cần phải cố gắng hết sức mình lo tu “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ”. Kẻ
nhỏ tuổi cũng không nên giải đãi việc tu này.
Những
ai niệm A Di Đà, đến khi mạng chung sanh ngay về cõi Cực lạc, đoái xem thấy
người trần thế sau khi bị quỷ vô thường lôi kéo về âm phủ ra chầu Diêm Vương
lòng sợ hãi không thể kể xiết.
Chúng
ta nên biết đức Phật A Di Đà có phán lời thệ rằng:
–
Người đã sanh về ở nước ta, muốn chuyển nơi khác theo như bổn nguyện độ sanh,
trọn không còn sa vào trong ba đường ác nữa.
Tại
sao người sanh về Tịnh độ ắt được chứng Vô sanh pháp nhẫn vĩnh viễn thoát ly
sanh tử? Bởi vì người đã chứng Vô sanh pháp nhẫn mới hiểu rõ trong đường sanh
tử.
Bực
đã hiểu rõ đường sanh tử, tuy vào trong cảnh giới sanh tử, nhưng bản tánh ấy
nhứt quyết sáng suốt không mê muội lầm lạc trong vòng sanh tử.
Bản
tánh con người đã được sáng suốt không còn si mê thời do đâu mà làm điều tội
ác.
Đứng
về mặt lý mà luận, con người bản tánh sáng suốt cố nhiên không còn sa đọa,
huống nữa lại được nương sức oai thần của đức Phật, cho nên quyết chẳng sa đọa,
chỉ có hạng người sanh về Tịnh độ mới được, chớ chẳng phải nhóm người trường
sanh bất lão.
Lại
nữa, những bậc Bồ tát đã chứng Vô sanh pháp nhẫn đối với đường sanh tử vô ngại,
nghĩa là tùy ý muốn của Quý Ngài mà hiện ở trong sanh tử; chớ không có sự bắt
buộc phải thọ khổ trong sanh tử do nghiệp lực lôi cuốn.
Cho
nên những vị Bồ tát đã chứng “Vô sanh pháp nhẫn” sắp độ tất cả chúng
sanh mà vào trong cõi sanh tử của tất cả chúng sanh, chơn tánh của quý Ngài vẫn
thường vắng lặng sáng suốt. Ngài lại không bị vật chất làm mê loạn tâm trí,
cũng chẳng bị nghiệp duyên lôi cuốn trong thế giới sanh tử luân hồi. Bồ tát tuy
ở trong cõi sanh tử luân hồi, nhưng không bị ràng buộc trong sanh tử luân hồi,
chỗ gọi là vị thế xuất thế gian, nghĩa là bực ở thế gian mà quả vị là xuất thế
gian. Cho nên người ở Tịnh độ thì hiện vào trong đường sanh tử độ sanh được như
ý muốn, không bị gì là trở ngại, như muốn sanh lên cõi Trời cũng được toại
nguyện, muốn sanh trong loài người cũng được, muốn thị hiện trong nhà giàu sang
cũng được như ý, muốn sanh trở về Tịnh độ cũng được thỏa mãn, muốn trường sanh
bất diệt cũng được xứng ý, muốn diệt rồi trở lại sanh cũng được vừa lòng, ấy là
ý muốn chi đều được tự tại, không bị một sự vật gì làm trở ngại. Sở dĩ người tu
về Tịnh độ quý ở chỗ tự tại như ý muốn đó vậy.
Người
đời chẳng biết lý ấy, bị đày vào chỗ khổ về đường sanh tử ràng buộc: Muốn sanh
trong nhà giàu lại mắc phải sanh vào người nghèo hèn, muốn sanh trong nhà vui
sướng lại mắc phải sanh về chỗ khổ sở, muốn được sống lâu lại phải chết yểu,
muốn sanh về cõi lành lại sanh vào con đường ác. Những gì mình ưa thích đều mắc
phải vật chất bên ngoài cản trở và bị nó làm mê hoặc, đồng thời bị nghiệp duyên
lôi cuốn vào chỗ ràng buộc không được an vui tự tại. Vì thế, chúng sanh từ vô
thỉ kiếp đến nay bị sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường không có lối thoát.
Ta nên nhớ rằng hạng người bị như thế sầu khổ vô biên.
Người
hồi tâm hướng thiện cầu sanh về Tịnh độ, được trong cảnh giới Cực lạc, thời có
thể thấy cái khổ không bờ bến của chúng sanh trong cõi Ta bà này.
Thuở
xưa, đức Phật từng hỏi Ngài A Nan rằng:
–
Ông muốn thấy người trong Địa ngục chăng?
Ngài
A Nan thưa:
–
Bạch đức Thế Tôn, con muốn thấy.
Đức
Phật dạy:
–
Chúng sanh thân làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ việc ác, đó là người
trong Địa ngục.
Bởi
con người lành hay ác không ngoài ba nghiệp thân, khẩu và ý. Kẻ nào ba nghiệp
đều ác, đó là thuần hắc nghiệp, cho nên phải sa vào Địa ngục. Nếu người ba
nghiệp đều lành thời là thuần bạch nghiệp, được sanh lên cõi trời. Người trong
ba nghiệp có một nghiệp lành, ấy là tạp nghiệp, cũng khỏi đọa vào Địa ngục.
Cho
nên thân và ý của người tuy là ác, mà miệng chuyên lo niệm danh hiệu đức Phật,
cũng được một nghiệp lành, khá hơn và cách xa ba nghiệp đều ác.
Huống
là người lúc nào miệng cũng xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà và tâm chuyên chú
nhìn tượng Phật mà tưởng đến tướng hảo của Ngài, thân của mình ngồi ngay thẳng,
tay lần chuỗi hột, ấy là người được ba nghiệp lành của thân, khẩu và ý. Người
siêng cần niệm Phật như thế sẽ được ba nghiệp lành để cầu vể Tịnh độ, quyết
được sanh về thượng phẩm.
Ví
như người được nghe lời rao của một kẻ bán tôm thời có thể biết ba nghiệp của
kẻ đó đều là ác. Bởi người ấy quảy gánh tôm trên vai, miệng rao bán, ý muốn được
người mua để mình lấy tiền, nên một khi người đó rao lên tiếng bán tôm thời đủ
biết ba nghiệp của người này đều là ác. Vì thế đức Phật nói kẻ ấy chính là
người trong Địa ngục.
Do
đó chúng ta được biết ở trần thế phần nhiều là kẻ trong Địa ngục, không sao
khỏi. Thật đáng lo sợ và thương xót thay!
Chúng
sanh do lòng ngu si chẳng biết nhơn quả, sa vào đường tội lỗi, rất đáng thương
xót cho những kẻ ấy. Mình vì hạng người đó mà chỉ bày cho họ một lối đi trên
con đường chơn chánh Giải thoát, ấy gọi là pháp thí.
Người
tu về pháp thí là thật hành công hạnh bố thí rất lớn, được phước báu rất nhiều,
khó mà lường được.
Có
kẻ nói rằng: Người cứ một lòng xưng niệm danh hiệu của đức Phật chẳng khác nào
như ở trước mặt một người mà mình cứ kêu tên người đó mãi, thời chắc chắn người
đó không sao khỏi sân hận. Cho nên khi một người đối trước đức Phật mà cứ xưng
niệm danh hiệu Ngài mãi chưa đủ gọi là lành.
Người
nói như thế hoàn toàn không đúng. Bởi vì sao? – Chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến
nay, khẩu nghiệp đã gây nhiều lỗi ác, chất chồng cao như núi, rộng sâu như biển
cả mà phát tâm luôn niệm danh hiệu Phật để dứt sạch bao phiền não của khẩu
nghiệp chắc đâu đã đủ mà lấy việc tầm thường kêu gọi tên người để so sánh.
Chúng ta nên nhớ rằng: Đức Phật đã dứt sạch phiền não cùng vô minh, đâu còn
lòng sân hận như chúng sanh mà đem so với hạng phàm phu chúng ta. Huống nữa,
các đức Phật giảng giải chỉ dạy cho chúng sanh tu về “PHÁP MÔN TỊNH
ĐỘ”, chuyên lòng niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Sở dĩ đức Phật dìu dắt chúng
sanh chuyên cần niệm Phật là vì muốn cho chúng sanh được khẩu nghiệp lành để
lần lượt khiến thân nghiệp và ý nghiệp cũng đều được lành.
Lại
nữa, nói về tu “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ”, đa số người hiểu lầm cho rằng hằng
ngày tu “PHÁP MÔM TỊNH ĐỘ” đó là người lấy công phu tu trong đời hiện
tại để đời sau được sanh về Tịnh độ hưởng phước cá nhân. Đó chính là người ích
kỷ, sự hiểu biết hãy còn nông cạn và rất sai lầm. Họ đâu biết chính người tu về
“PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” sẽ được lợi ích lớn cho mình và người trong hiện
tại cũng như vị lai. Vì rằng trong khi mình niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, ấy là
hiện tại mình được ba nghiệp thanh tịnh tức ba nghiệp lành và chúng sanh nào
được nghe danh hiệu Phật cũng được phát tâm lành, làm điều lành; đó là mình và
người được sự lợi ích lớn ở hiện tại và đời sau mình được sanh về cõi Cực lạc,
sau khi chứng “Vô sanh pháp nhẫn” sẽ được chóng thành Phật. Chừng ấy
mình vào trong cõi khổ, hoặc cõi Ta bà mà tùy duyên hóa độ vô lượng chúng sanh
để thảy đều được Giải thoát sanh tử luân hồi, an vui tự tại. Đó, sự lợi ích ở
đời sau không những riêng cho mình mà còn vô cùng ích lợi chung cho tất cả
chúng sanh.
Vì
thế, người tu về Tịnh độ hằng ngày chuyên tâm đến ý nghĩ, lời nói và hành động
của mình thì công phu đó làm gì mà chẳng đạt đến kết quả lành. Mà người lành là
người quân tử, là bực đại hiền, được người hiện đời kính mến, thiện thần gia
hộ, phước lộc dồi dào, tuổi thọ rất cao. Người đó để tâm về Tịnh độ, cho nên
nói lấy Tịnh độ làm tâm, cũng như chư Phật lấy pháp giới làm thân, thì đâu
không lợi ích hiện đời ư!
Người
bị nghiệp duyên gạt gẫm làm trở ngại việc tu về Tịnh độ, khiến tự mình không
chuyên tâm chí hướng về nơi đó.
Nếu
người có thiện chí tu về “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ”, ác duyên do đó mà được
bớt, thiện duyên cũng do đó được tăng thêm.
Người
tu được bớt duyên ác mà chẳng chịu chấm dứt nó, thì sau này ác đó quyết đến tột
độ; duyên lành được thêm đừng cho chấm dứt, thì sau này duyên lành đó cũng
quyết đến tột cùng.
Người
đã dứt mọi điều ác, thuần làm điều lành không phải là quân tử chớ bực gì? Và
không phải là đại hiền vậy chớ bực gì? Do đó nói chúng ta nghe theo lời đức
Phật dạy lấy Tịnh độ làm tâm, thì đâu không lợi ích hiện đời ư!
Lại
kế đó, người ăn ở không biết lễ nghĩa, cũng như không biết sợ hình phạt, chỉ ỷ
lại vào sức mạnh và thế lực của mình, khi họ biết để tâm hướng về Tịnh độ,
quyết dè dặt lỗi lầm của mình thì tuy là không hợp với lễ nghĩa lắm nhưng cũng
có phần nào lễ nghĩa.
Nếu
người để tâm hướng về Tịnh độ, tuy không thể vượt qua mọi hình phạt nhưng cũng
có thể quyết cách xa những hình phạt đó, dần dần sẽ được thoát khỏi tánh nết
xấu xa của kẻ tiểu nhân mà xứng đáng trở thành người quân tử.
Có
hạng người rộng lượng bao dung, biết chút ít giáo lý của đức Phật, quyết sống
cuộc đời hiền lương. Ấy là theo lời đức Phật dạy lấy Tịnh độ làm tâm, đâu không
lợi ích hiện đời ư! Đức Khổng Tử dạy người lấy Nho giáo làm tâm, thế sao không
lợi ích hiện đời ư! Nho giáo còn được vậy huống thay Tịnh độ.
Hơn
nữa, tất cả các pháp thế gian không phải là pháp xuất thế gian, không thể đưa
người ra khỏi vùng sanh tử luân hồi. Còn pháp xuất thế gian thì khiến người
vượt thẳng ra ngoài vòng sanh tử luân hồi, mà “PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” là
pháp xuất thế gian chẳng những đã lợi ích cho người hiện đời mà còn luôn cả đời
sau, được sanh về Tịnh độ phương Tây, hóa sanh từ hoa sen tinh khiết, ngồi trên
đài sen vàng thoát hẳn vòng tục lụy, thẳng đến thành Phật độ sanh.
Trong
văn Tịnh độ, Ngài Hòa Thượng Tử Tâm nói:
–
Danh hiệu đức Phật A Di Đà rất dễ cho người niệm, Tịnh độ phương Tây người rất
dễ sanh về bên đó. Thế mà người đời chẳng chịu tin và hướng về, chỉ tham sống
rồi quên hẳn, cuối cùng phải chịu chết một cách đau thương.
Luận
về nhà lửa trong ba cõi, người mang thân này trong đó do nghiệp lực chiêu cảm
ràng buộc, mạng sống lâu dài hay ngắn ngủi đều là quả báo do nhơn đời trước gây
nên. Như đời trước người đã gieo số phần 10 năm thì đời này sống được 10 tuổi,
đã gieo 20 năm thì sống 20 tuổi, ít ai sống đến 70 tuổi hay thọ được 100 tuổi.
Một
phen quỷ vô thường đến, lưỡi hái tử thần không dung thứ, dù người có công danh
phú quý, nhà chứa của báu tợ non cao, vợ đẹp con xinh, cuộc đời sung túc, ngày
đêm hưởng cảnh vui tươi khoái lạc, cũng không thể mua được sự sống lâu dài, dù
khiếu nại thế mấy cũng vô hiệu quả.
Con
người sống trên trần thế già chết có hạng, bóng tối thúc giục, quỷ sứ vâng mệnh
lệnh thượng cấp không thể dung tha, vua Diêm La Lão Tử chẳng chiều lòng người,
quỷ vô thường nào có hiện hình tướng mà nhiều người cũng nghe nói đến và được
biết.
Người
đi trước kẻ bước sau, bà con quyến thuộc, anh em bạn bè, trẻ nhỏ tấn lên cùng
đua nhau trở về quê hương âm cảnh biết là dường bao!
Vì
thế Cổ đức nói:
–
Mạc đãi lão lai phương học đạo
Cô
phần tận thị thiếu niên nhơn.
Nghĩa
là:
Chớ
đợi đến già mới học đạo
Thiếu
chi mồ trẻ đã qua đời.
hoặc:
Tu
hành chớ đợi tuổi già
Mồ
hoang ngoài ruộng phần nhiều thiếu niên.
hay:
Đồng
hoang mồ trẻ biết bao
Sớm
lo niệm Phật, trễ sao kịp mà!
Lời
trên đây là Cổ đức khuyên những người tuổi trẻ hãy thừa dịp máu huyết còn mạnh
mẽ, sắc mặt chưa yếu đuối mà lo tu hành.
Người
già nua tuổi tác rất cần lo niệm Phật, vì đời sống đã trải qua những chuỗi ngày
dài đăng đẳng, trần gian không ở lại bao lâu. Tuổi già sức yếu cũng chẳng thể
làm gì được, nào tóc bạc da nhăn, nào mắt mờ tai điếc, nào má cóp lưng cong,
nào tay yếu chân mềm, có khổ nào hơn cái cảnh gần đất xa trời này mà không lo
tìm phương Giải thoát, chờ đợi đến bao giờ nữa!
Nữ
phái cũng phải lo niệm Phật. Từ thuở xuân xanh, đến kết duyên vợ chồng, rồi
sinh con đẻ cái, tảo tần tìm kế sanh nhai cho gia đình, chịu khổ đến cả muôn
nghìn sự đắng cay, cay đắng mặn nồng, ngậm ngùi ôm lấy khổ sầu. Đến khi lớn
tuổi, bổn phận đối với gia đình kể như đã xong, nên giao phó gia nghiệp lại cho
con cháu, mong sau này mình được trở thành người hưởng phước nhàn rỗi chỉ lo
niệm Phật tu hành. Nếu chẳng biết hồi tâm hướng thiện, quay về đường giác lo
niệm Phật thì không phải là người có trí khôn, vì:
–
Hốt nhiên tam thốn khí đoạn
Bất
miễn nhứt đán gian hưu.
Tạm
dịch:
–
Dứt hơi nằm dưới đất ba tấc
Chẳng
khỏi vô thường đều dứt mất.
Nếu
người chết có phước, may được con cháu hiếu thảo, thỉnh chúng Tăng để thiết lễ
Trai Tăng và tụng niệm vài bộ Kinh, đó là người con chí hiếu biết ghi nhớ trả
ơn cho cha mẹ.
Gia
đình kém may mắn, có con hư đốn ngổ nghịch, khi cha mẹ vừa qua đời vội vàng mai
táng cho xong rồi đem nhà cửa ruộng vườn đi bán, lấy tiền ăn chơi phung phí
trong những cuộc vui, làm tốn hao tài sản.
Người
có trí khôn biết việc đời như thế thì lo chi khổ nhọc. Con cháu tự nó có phước
báu riêng, chớ vì con cháu mà lo nghĩ xa xôi rồi không có thì giờ rảnh rang
niệm Phật.
Người
đơn chiếc nên chăm lo niệm Phật, vì chỉ có một mình chẳng việc gì phải lo nghĩ
nhiều, đỡ lo phần ăn mặc cho bản thân, khỏi lo việc cưới gả cho con cái, sống
một đời êm đềm giản dị. Được thế mà người không lo niệm Phật, thì sau này tránh
sao khỏi ăn năn, mà dẫu có hối tiếc thế nào đi nữa thì chuyện cũng đã muộn
màng.
Người
rất mực giàu sang cũng cần phải lo niệm Phật. Nhà cửa khang trang, áo quần sang
trọng, ăn uống cao lương mỹ vị, tiện nghi hiện có đầy đủ là do đời trước biết
tu niệm nên đời này hưởng được phước ân.
Kẻ
nghèo nàn khốn khó phải lo niệm Phật. Ăn không no bụng, mặc không kín hình,
thường bị đói rét đe dọa, đó là do nhơn đời trước chẳng chịu tu hành, nay chiêu
hiện quả báo rõ rệt. Nếu người không lo sửa đổi, chuyên tâm tu niệm thì sau khi
chết chẳng khác nào quả cân rơi xuống giếng, biết bao giờ mới được Giải thoát.
Vị
tu thiền phải lo niệm Phật, hoặc căn cơ lợi hay độn, sợ hiện đời chưa được đại
ngộ, lại nhờ nguyện lực của đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sang Cực lạc quốc
độ, an vui tự tại, chẳng còn lo ngại sa đọa trong ba đường ác nữa.
Có
hạng người lầm đường lạc lối, cho rằng miễn có tấm lòng tốt là được rồi, cần gì
phải niệm Phật. Ấy là hạng lạc vào tà kiến, làm mê hoặc người đời.
Vì
thế, bực Cổ đức nói rằng:
–
Cười chê nhà giàu có, đời họ vinh mà còn bận rộn công việc như tên bay. Vựa gạo
đã sanh sâu bọ, tiền xỏ xâu để cất trong kho, mỗi ngày thường đem ra cân, ban
đêm thắp đèn đếm, thân thể như tượng gỗ không biết mỏi mệt, cứ lo sợ sợi dây
buộc tiền bị đứt. Bỗng đến lúc nhắm mắt lìa đời, chừng ấy người mới ân hận
luyến tiếc sự niệm Phật sao cho kịp.
Ngài
Trương Sư Thành lại nói:
–
Nếu người niệm Phật chẳng được sanh về Tịnh độ thì ta đọa vào Địa ngục Bạt
Thiệt.
Khi
hoa sen mọc trong ao báu nơi cõi Cực lạc, chính lúc ấy là ghi thâu nhận người ở
thế giới Ta bà niệm Phật A Di Đà.
Bộ
Đại Hữu Độ Chỉ Quy Tập Tịch Thất nói” Người đời muốn tu nghiệp thanh tịnh không
thể nói rằng:
.
Nay tôi bận việc quá, đợi đến lúc nhàn rỗi hãy niệm Phật.
–
Nay tôi còn mang cái nghèo thiếu thốn, đợi lúc giàu hãy niệm Phật.
–
Nay tôi còn trẻ trung, đợi lúc tuổi già hãy niệm Phật.
Nói
như thế là còn có ý phân tách việc bận, rảnh, nghèo, giàu, già, trẻ, thì đối
với nghiệp thanh tịnh còn ai mà có đủ duyên tu tập được. Đến khi chết dù người
có ăn năn cũng không kịp.
Vậy,
vâng lời đức Phật dạy mà nhắn nhủ toàn thể Phật tử hãy thừa lúc thân còn khoẻ
mạnh nên gắng sức lo tu niệm.
Người
đời chỉ biết cuộc sống hiện tại, cứ khăng khăng nuôi cái thân, tìm mọi cách
kinh doanh mưu cầu tiền của để cung cấp cho đời sống mà chẳng nghĩ đến thần
thức chẳng bao giờ mất, khi thân này vĩnh viễn ra đi. Lúc sống người biết mến
tiếc thân này, sau khi nhắm mắt đi rồi thần thức vẫn còn mãi mãi, mà hiện đời
người không lo độ cái thân ấy sao? Nếu người không khéo tu nhơn lành thì thần
thức kia sẽ bị sa vào chốn khổ.
Lại
nữa, người đời chỉ vì vợ con quyến thuộc, cứ miệt mài chạy theo sự nghiệp,
không chút biếng nhác. Họ cần lấy sự ăn sung mặc sướng mà không nghĩ gì đến
việc sau khi lìa đời, dù cho vợ con, họ hàng, quyến thuộc thương yêu mến tiếc
cách mấy đi nữa cũng khó thể cứu được, chi bằng mình niệm Phật tự độ sanh về
cõi Cực lạc, rồi sau sẽ độ tha là hơn.
Vì
thế, người không nên mải mê đời sống mà quên hẳn việc độ thoát cái chết, cũng
như không nên quá vì người khác mà quên sự Giải thoát của chính mình. Bởi vì
sao? – Vì mình chưa được độ thì làm sao độ người được ư!
Ngài
Phó Đại Sĩ nói:
–
Con người dần dần da như gà, tóc như hạc, dáng bước lụm cụm, giả sử vàng ngọc
có chứa đầy nhà cũng không khỏi sanh, già, bịnh, chết. Mặc dù người được nhiều
sung sướng, nhưng một khi quỷ vô thường đến viếng rồi rước đi, chỉ có con đường
thẳng tắt về việc tu hành là niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Lời
của Ngài Phó Đại Sĩ nói trên đây chính là phối hợp với câu:
Vạn
ban tương bất khứ
Duy
hữu nghiệp tùy thân.
Nghĩa
là:
Muôn
vật chẳng đem theo được thay
Chỉ
mang lấy nghiệp vào thân này.
Thế
nào là muôn vật chẳng đem theo được? Có nghĩa người đời dù là quan to chức lớn,
của cải đầy nhà, nào vàng bạc châu báu, nào nhà cửa ruộng vườn, nào miếng ngon
áo đẹp, nhẫn đến vợ quí con thương, thảy đều để lại trần gian một khi người
phải về nơi âm cảnh.
Thế
nào là chỉ mang lấy nghiệp vào thân này? Nghĩa là người đời gây các nghiệp
tham, sân, si, phi lễ dâm ô, tự ý giết hại chúng sanh, xéo xắc độc ác, ngấm
ngầm giết vật hại nhơn, ngỗ nghịch đối với cha mẹ, dèm pha xiểm nịnh đối với
quan vua. Các thứ nghiệp ấy, một khi quỷ vô thường đến, người không sao khỏi
mang lấy vào thân để rồi bị nó lôi cuốn sa vào trong ba đường ác, theo nghiệp
mà chịu khổ.
Người
được biết như vậy nếu chẳng sớm mạnh mẽ quay về bờ giác, bỏ dữ làm lành, thường
xuyên lo niệm Phật để gội sạch lòng tội lỗi thì đâu dễ gì đời sau được thân
người trở lại. Thật khổ nguy thay! Khổ nguy thay!
Có
ba hạng người niệm Phật quý hóa vô cùng:
–
Hạng người thứ nhứt rất nhàn rỗi, không nên luận ngày đêm, một lòng niệm Phật.
–
Hạng người thứ hai là nửa rãnh nửa bận, sau khi xong công việc nên niệm Phật
ngay.
–
Hạng người thứ ba là rất bận rộn, phải nên nhín chút thì giờ niệm Phật theo
pháp thập niệm.
Lại
nữa, bực giàu sang hưởng của lộc đầy đủ phải lo niệm Phật. Kẻ nghèo khốn an bần
giữ bổn phận phải lo niệm Phật. Người có con cháu đã trưởng thành giúp ích
được, phải lo niệm Phật. Vị không con cháu, tâm không lo lắng phải lo niệm
Phật. Người khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt phải lo niệm Phật. Vị mắc bệnh nan
y, thân thể mõi mòn phải lo niệm Phật. Bực thông minh thấu hiểu kinh giảng,
phải lo niệm Phật. Người tăm tối, hiểu biết kém cõi, phải lo niệm Phật.
Tóm
lại, bốn loài sanh từ nhơn gian cho đến các từng trời trong ba cõi đều nên niệm
Phật.
Vậy
xin khuyên người đời nên thừa dịp thân Tứ đại này chưa khô gầy mà sớm lo niệm
Phật; chớ chần chờ đến lúc chết, muôn vật chẳng đem theo được chút nào mà chỉ
mang lấy nghiệp vào thân, chừng đó ăn năn hối hận sao cho kịp.
Đức
Phật dạy: “Mạng người vô thường, sống trong hơi thở thúc giục, một khi thờ
ra mà không hít vào ấy là một đời người đã trôi qua. Tuổi trẻ cũng thể huống
chi tuổi già”.
Chúng
ta phải quán sát thân này, lần lần tóc bạc da mồi, mắt mờ tai điếc, mặt nhăn
lưng khòm, thắm thoát bước đi lụm cụm, đâu khỏi già suy bịnh khổ, lần hồi đến
lẫn. Ví như lúc xế tà, bóng nắng chỉ còn gượng ánh hồng trong chốc lát. Cỏ cây
khi đổi sắc vàng đón tiếp mùa Thu, cảnh xơ xác điêu tàn diễn ra trong nháy mắt.
Ôi! Thật thân này chẳng sống được bao lâu mà con đường mờ mịt trước mắt sẽ đưa
ta về nơi nào khi một mai kết liễu cuộc đời. Người bộc phát sự giác ngộ, ý thức
vạn vật đều là vô thường, đường tội lỗi rất đáng kinh sợ mà tự mình nỗ lực
chống đối nó bằng cách thực tâm nghĩ nhớ về Tịnh độ, quyết chí cầu cho được
vãng sanh mà buông bỏ tất cả duyên trần cảnh, một lòng thành kính thiết tha
niệm Phật A Di Đà, cầu về Cực lạc, ngồi đài liên hoa để thoát khỏi đường sanh,
già, bệnh, chết trong bể khổ ái hà.
Đức
Phật cũng dạy: “Mạng người vô thường, sống trong hơi thở thúc giục. Trong
khi người mạnh khỏe cũng thế, huống chi lúc đau bệnh”.
Vì
thế chúng ta phải quán sát thân này, khi Tứ đại chẳng điều hòa, ăn uống chẳng
biết ngon và bớt dần dần, ấy là triệu chứng thân Tứ đại này sắp tan rã. Một khi
thuốc điều trị không còn hiệu nghiệm, bệnh nhân đau đớn, trằn trọc rên la, sầu
khổ khôn cùng, sức tàn lực kiệt, chỉ còn chờ trút hơi thở cuối cùng để về bên
kia thế giới. Ví như con cá quờ quạng trong chậu nước, hơi thở dường như chỉ
còn từng chập, ngất ngư mệt lả, đau khổ ràng buộc, chết trong chớp nhoáng. Thân
người nếu thường bệnh hoạn thì đâu dễ gì được sống lâu dài, rồi sẽ kết liễu
cuộc đời, con đường u ám mờ mịt hiện ra mà người vẫn chưa biết sẽ về nơi đâu.
Ôi! Thế sao người chẳng bạo dạn tự đánh thức cơn mê, hiểu lấy luật vô thường
rất đáng kinh sợ mà hết sức cố gắng đối trị nó.
Thuở
xưa có vị Tăng Đề Thi đến thăm người bạn tên Trương Tổ Lưu, là người rất siêng
năng cần mẫn, việc nhà thật chu đáo. Ông cũng có tâm tin tưởng đức Phật nhưng
lại thiếu ý chí cương quyết. Vị Tăng thăm hỏi và khuyên bảo ông:
–
Sanh tử là việc lớn, ông cần phải sớm lo niệm Phật.
Ông
Trương Tổ Lưu từ chối:
–
Bổn phận của tôi chưa tròn, tôi còn ba việc phải làm cho xong.
–
Ông nói ba điều ấy là ba điều gì?
–
Thưa đó là: Linh cữu cha mẹ tôi chưa chôn, con trai tôi chưa cưới và con gái
tôi chưa gả.
Vị
Tăng thấy nghiệp của ông Trương Tổ Lưu còn quá nặng, vì chưa đủ thiện duyên nên
Ngài không thể khuyên ông niệm Phật tu hành được, Ngài cáo biệt ra về.
Ít
lâu sau ông Trương Tổ Lưu bỗng nhiên qua đời. Bấy giờ vị Tăng ấy lại đến phúng
điếu và làm bài thơ rằng:
Ngô
hữu danh vi Trương Tổ Lưu
Khuyến
y niệm Phật thuyết tam đầu
Khả
quái Diêm công vô phân hiểu
Tam
đầu vị liễu tiện lai câu.
Tạm
dịch:
Người
bạn tôi tên Trương Tổ Lưu
Khuyên
ông niệm Phật nói ba điều
Ba
điều chưa trọn vô thường bắt
Đáng
trách Diêm Vương chẳng biết điều.
Câu
chuyện trên đây thật đáng để người đời suy gẫm mà thức tỉnh.
Người
vâng lời đức Phật dạy, một lòng niệm Phật A Di Đà là ngọn đèn sáng phá tan màn tối
âm u tịch mịch, là chiếc thuyền lớn đưa người qua biển khổ, là liều thuốc hay
độ thoát sanh tử và cũng là con đường tắt vượt qua ba cõi.
Ông
Viên Trung Lang nói:
–
Chúng sanh ở trong đời ác ngũ trược chẳng khác nào tù nhân ở trong lao ngục, vì
người vào ngục thất đều là tội phạm, còn những vị ở trên cõi Trời đều là mang
cái thân nghiệp báo phần đoạn sanh tử. Song giờ phút nào tội nhân cũng cầu mong
được ra khỏi chốn ngục tù vì họ biết rằng bên ngoài bức tường gai chông đó có
một thế giới rất an vui vậy.
Nay
chúng sanh dùng phiền não làm nhà ở, dùng đường sanh tử làm vườn thú vui chơi,
chẳng rõ biết núi Đại Thiết Vi là bức tường chông gai hiểm trở, ngoài pháp
trường ba cõi ai cũng đều tự có quê nhà cảnh vui.
Chư
Phật vì thương xót chúng sanh đau khổ trong ba cõi mà chỉ rõ cho biết cõi Tịnh
và Uế để tự mình theo lối ấy mà thoát trở về thật tướng chơn như.
Vì
thế trong Hội Pháp Hoa đức Phật gọi Ngài Xá Lợi Phất mà dạy rằng:
–
Này Ông Xá Lợi Phất ơi! Đức Như Lai chỉ vì một nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi
đời, ấy là “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Nghĩa là các
đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để được thanh tịnh
mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi
đời; vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời; vì muốn
cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời.
Ông
Xá Lợi Phất ơi! Đó là các Đức Phật vì một nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi đời.
2/
Pháp Môn Dễ Tu Học
Người
đã biết đường mê muội muốn vượt ra khỏi vòng sanh tử luân hồi trong ba cõi phải
biết đức Phật dạy rất nhiều Pháp môn, nhưng chỉ có Pháp môn Niệm Phật cầu vãng
sanh Tịnh độ là con đường thẳng tắt dễ tu nhứt.
Tại
sao nhiều phương đều có Tịnh độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy cho chúng
sanh cầu vãng sanh Tịnh độ phương Tây, cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà là rất
dễ tu? – Bởi vì Đức Phật A Di Đà đã phát ra 48 điều đại nguyện độ hết tất cả
chúng sanh, đồng thời có nhiều thiện duyên nặng về độ khắp chúng sanh cõi này.
Ngài lại có sức oai thần vô cùng mãnh liệt cho nên nhiếp lấy tất cả chúng sanh,
không bỏ sót. Chưa bao giờ có một người nào tin tưởng Đức Phật, hướng về Ngài
và hết lòng thành kính, thiết tha trì niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà
Phật” mà không được Ngài tiếp dẫn sanh về cõi Cực lạc. Ấy là người nhờ
nương nơi tha lực và tự lực chuyên trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà mà được toại
nguyện vãng sanh Cực lạc quốc.
Trong
văn Long Thơ Tịnh độ chép: Nói gồm cả đại tạng, không những chỉ có mười bộ kinh
nói về việc Tịnh độ ở phương Tây mà còn có nhiều kinh khác đề cập đến nữa.
Các
kinh đại khái nói rằng:
Cõi
Cực lạc của Đức Phật A Di Đà dùng bảy món báu trang nghiêm, không có Địa ngục,
Ngạ quỷ và Súc sanh, nhẫn đến loài biết bò, bay, cựa động tự nhiên thường thanh
tịnh, chẳng có tất cả tạp ô uế, cho nên gọi là Tịnh độ.
Người
ở cõi Cực lạc thuần hưởng tất cả sự an vui thanh tịnh, không một điều khổ.
Ở
cõi Cực lạc, mọi người đều từ trong hoa sen báu hóa sanh nên không có sự sanh
khổ. Thân bằng kim cương, thưởng được mạnh khỏe và đẹp nên không có sự già khổ
với bệnh khổ. Sống lâu được vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp mãi đến bổ xứ thành
Phật, nên không có sự chết khổ; ấy là trường sanh bất tử. Không cha mẹ, vợ con
nên không có sự thương yêu xa lìa buồn khổ. Được các bực thượng thiện nhơn cùng
chung hội hiệp nên không có sự thù hờn gặp khổ. Cầu muốn việc chi đều được xứng
ý nên không có đau khổ thất vọng. Thân tâm thường thanh tịnh mãi nên không có
sự năm ấm lẫy lừng khổ. Muốn ăn có trân tu thượng vị hiện đến. Muốn mặc có y
phục tự nhiên đẹp tuyệt. Nhà cửa, lâu đài toàn bằng châu ngọc quý báu, nào là
vàng, nào là bạc, nào là lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu v.v… hiệp hành,
hoặc ở không gian hay trên mặt đất đều tùy theo ý muốn của người mà hóa hiện.
Đất toàn bằng vàng nguyên chất không một mảy bụi nhơ. Bầu không khí êm dịu
trong trời Xuân ấm áp, người hoàn toàn được hưởng sự an vui tột bực không chút
khổ sầu, cho nên gọi là cõi Cực lạc.
Vị
giáo chủ cõi Cực lạc là đức Phật A Di Đà. A Di Đà là tiếng dịch âm của tiếng
Phạn, Trung Hoa dịch là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, nghĩa là ánh sáng của
người vô lượng, soi khắp mười phương vô biên cõi không bị chướng ngại và sự thọ
mạng vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp không có hạn lượng và nhân dân ở cõi nước
Ngài cũng thế.
Đức
Từ phụ A Di Đà có phát thệ nguyện rộng lớn độ khắp chúng sanh trong mười
phương, sức oai thần của Ngài không thể nghĩ bàn. Vì thế, nếu người nào chí tâm
tin tưởng hướng về đức Phật A Di Đà mà xưng niệm danh hiệu của Ngài thì quyết
được tiêu trừ tai nạn hiện đời và oan nghiệp đời trước cùng đời này, lại được
hưởng thêm nhiều phước đức. Trong ao bảy báu ở cõi Cực lạc bỗng mọc một đóa hoa
sen đợi người niệm Phật A Di Đà, đến khi bỏ báo thân khổ đó liền được gá vào
hoa sen ấy mà sanh ra, vượt thẳng ngoài vòng sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu
đường.
PHÁP
MÔN NIỆM PHẬT rất dễ cho người tu, vì nhận thấy trong đại tạng gồm có tám muôn
bốn ngàn (48.000) Pháp môn, nhưng không có Pháp môn nào chóng thoát sanh tử và
dễ tu hơn PHÁP MÔN NIỆM PHẬT cầu sanh Tịnh độ, cũng gọi là PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ.
Nhưng đáng tiếc thương thay cho những người không biết PHÁP MÔN NIỆM PHẬT hoặc
biết mà chẳng chịu thực hành.
Trong
kinh Vô Lượng Thọ nói: Vô lượng vô số kiếp đã trôi về quá khứ, có đức Phật hiệu
là Thế Tự Tại Vương Như Lai ra đời giáo hóa chúng sanh. Khi ấy có vị đại quốc
vương đến nghe đức Phật thuyết pháp, bỗng giác ngộ sanh lòng vui thích liền
phát tâm Bồ đề rời bỏ ngai vàng xuất gia hành đạo, làm Sa môn hiệu là Pháp
Tạng, tức là tiền thân của Đức Phật A Di Đà.
Ngài
Tỳ Kheo Pháp Tạng đến đảnh lễ đức Thế Tự Tại Vương Như Lai. Đảnh lễ xong Ngài
cung kính cầu khẩn đức Như Lai truyền dạy cho công hạnh Bồ tát trang nghiêm
Tịnh độ, nhiếp thủ chúng sanh để người y theo đó tu hành.
Rõ
biết Sa môn Pháp Tạng là bậc cao minh, chí nguyện sâu rộng nên đức Phật liền vì
người mà giảng rõ y báo và chánh báo của hai trăm mười ức thế giới, đồng thời
lại hiện ra tất cả cho thấy. Mục kiến xong y báo chánh báo trang nghiêm của các
quốc độ ấy, Sa môn Pháp Tạng liền phát tâm nguyện thù thắng Vô thượng. Rồi
trong khoảng thời gian năm kiếp, Ngài Pháp Tạng gẫm nghĩ chọn lấy công hạnh
trang nghiêm cõi Phật.
Sau
khi suy gẫm chọn lựa xong, Bồ tát Pháp Tạng cung đối trước đức Phật Thế Tự Tại
Vương mà đảnh lễ và phát ra 48 điều đại nguyện, nguyện nào cũng đều độ khắp tất
cả chúng sanh.
Lúc
Bồ tát Pháp Tạng phát đại nguyện xong, khắp quả đất đều rung chuyển, hoa báu
được chư thiên rải xuống tợ như mưa để cúng dường, giữa hư không bỗng có tiếng
nhạc ca vang: “Bồ tát Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật”.
Từ
đó, Bồ tát Pháp Tạng bèn tinh tấn tu hành, thực hiện hoàn toàn các điều đại
nguyện trên để thấu rõ đường sanh tử và Ngài được chứng vào quả vị Bồ tát.
Người
thấu rõ được đường sanh tử thì như như bất động, dù có vào trong sanh tử nhưng
chẳng bị đường sanh tử ràng buộc như người bị nghiệp lực lôi cuốn mắc phải khổ
trong vòng sanh tử. Người vào trong quả vị Bồ tát thực thi công hạnh ấy, bên
trong thời tu huệ, bên ngoài thời tu phước.
Bực
tu huệ thời khiến huệ tánh càng ngày càng phát huệ rộng lớn mãi đến thành Phật.
Khi thành Phật, huệ tánh rộng bao la trùm khắp hư không thế giới, không gì
chẳng biết và thấy được tất cả mọi nơi.
Vị
tu phước là gá sanh ở trong tất cả chúng sanh, cùng thân hình như họ, ăn nói
như họ khéo mà giáo hóa. Cho nên từ trên vua trời nhẫn xuống loài trùng kiến
nhỏ nhít, Bồ tát đều gá sanh ở trong đó, trải trong vô lượng vô số kiếp như thế
để giáo hóa chúng sanh tu hành, bỏ dữ làm lành, cầu được Giải thoát.
Luận
về người giáo hóa chúng sanh, không gì chẳng được phước. Người đã được phước mà
không hưởng đến thì phước ấy tích chứa ngày càng nhiều, lần hồi sẽ rộng lớn bao
la lan khắp cả hư không thế giới.
Người
nhiều phước đức thời có sức oai thần lớn. Ví như người đời làm quan to thời có
thế lực lớn.
Sức
oai thần của Bồ tát Pháp Tạng rộng lớn bao la, Ngài hoàn toàn thành tựu tất cả
bổn nguyện mà được chứng quả Vô thượng Bồ đề (quả Phật). Ấy là lúc Ngài mới
phát nguyện, nhẫn đến thành Phật đều là vì cứu độ chúng sanh.
Cho
nên nếu người nào chí tâm tin tưởng hướng về Ngài mà xưng niệm danh hiệu Phật A
Di Đà, thời hiện đời người ấy quyết được nhờ nương phước của Ngài cứu giúp, đời
sau sanh thẳng về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà.
Nếu
người chuyên lòng quán tưởng tướng hảo của đấng Từ Phụ A Di Đà, thời hiện đời
quyết được thấy chơn thân của đức Phật A Di Đà, vì oai thần của Ngài ở khắp mọi
nơi, mà người tâm niệm Phật được thuần thục, thời tự nhiên cùng với Phật giao
thông, cho nên đức Phật hiện thân trước mặt người đó.
Bộ
Truyện Tịnh độ nói: Đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí
ngồi trong chiếc thuyền Đại Nguyện đến cõi Ta bà này nổi trên biển khổ sanh tử,
cứu vớt chúng sanh để đưa người về cõi Cực lạc phương Tây, nếu người chịu sang
cõi ấy thời quyết được đến sanh ở cõi Cực lạc.
Xem
trên đây, chúng ta thấy rằng đức Phật cùng Bồ tát hết sức thương xót và luôn
nghĩ đến chúng sanh bị nghiệp tội lôi cuốn, chìm đắm mãi trong biển khổ không
có lối thoát, cho nên các Ngài dùng sức oai thần thệ nguyện khéo đưa người sanh
về Tịnh độ, chẳng khác nào như ông lái đò đưa người sang bờ bên kia. Cũng thế,
nếu người có lòng tin và thật tâm niệm Phật thời dù có tội ác cũng đều được
vãng sanh Cực lạc quốc, chỉ sợ người thiếu lòng tin “PHÁP MÔN TỊNH
ĐỘ” và thiếu chí thực hành mà thôi.
Người
chẳng có lòng từ bi thời không thể thành Phật, chẳng cứu độ chúng sanh không
thể thành Phật, chẳng có sức oai thần lớn không thể thành Phật.
Vì
đức Phật có lòng từ bi, nên Ngài thấy chúng sanh chìm đắm trong biển khổ, mà
thường muốn cứu độ. Vì Ngài có sức oai thần lớn nên được thỏa mãn lòng cứu độ
chúng sanh. Công hạnh cứu độ chúng sanh đã được viên thành, cho nên gọi vị đó
là đức Phật.
Trong
kinh nói: Đức vua tổ thầy thuốc có thể trị lành tất cả chứng bệnh nhưng không
thể trị khỏi cái chết của người. Cũng thế, đức Phật có thể độ tất cả chúng sanh
nhưng không thể độ những người không tin lời Phật dạy.
Lời
tựa bộ Trực Chỉ Tịnh Độ Quyết Nghi nói: “Hào quang của đức Phật A Di Đà
như ánh trăng rằm soi khắp mười phương. Khi nước trong đứng yên thời toàn diện
ánh trăng hiện rõ dưới nước, nhưng không phải mặt trăng chạy vào nước mà vội
đến. Lúc nước đục, chao động thời ánh sáng mặt trăng không được hiện rõ dưới
nước, cũng không phải mặt trăng lìa bỏ nước mà vội đi. Nước thời có trong, đục,
chao động, đứng yên. Còn mặt trăng thời không có lấy, bỏ, đi, đến”. Cho
nên trong kinh Hoa Nghiêm chép: Con trai ông Trưởng giả Giải thoát rằng:
“Sự biết tất cả Phật cũng như hình bóng. Tâm mình như nước. Các đức Phật
kia không có đi đến người nào, tùy ý của mình bèn thấy, ấy là biết chúng sanh
này chuyên chú ý nghĩ, quyết định thấy đức Phật A Di Đà. Nếu người nào được
sanh về cõi Cực lạc thời không còn các sự khổ nữa”.
Kinh
Bát Chu Tam muội nói: Bồ tát Bạt Dục Đà Hòa thưa hỏi đức Phật Thích Ca Mâu Ni
rằng:
–
Bạch Đức Thế Tôn, chúng sanh trong đời vị lai làm sao được thấy các Đức Phật ở
mười phương?
Đức
Phật dạy:
–
Người niệm Phật A Di Đà thời được thấy tất cả các đức Phật ở mười phương.
Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni cũng dạy trong kinh Đại Bảo Tích:
–
Nếu chúng sanh ở phương khác nghe danh hiệu Phật A Di Đà, nhẫn đến có thể phát
tâm tin đức Phật trong một niệm thanh tịnh, vui mừng ưa thích, đem căn lành của
mình đã có, hồi hướng nguyện sanh về cõi Cực lạc, thời theo ý nguyện vãng sanh
được bực Bất thối chuyển.
Người
không tin đức Phật dạy làm sao mà được lòng tin Phật. Cũng như người không cầu
sanh về Tịnh độ làm sao mà được sanh về cõi ấy.
Trong
kinh đức Phật dạy: Chúng sanh ở cõi Cực lạc không một điều khổ, thuần hưởng
những điều vui thanh tịnh. Nay lấy cõi Cực lạc so với cõi Ta bà khác nhau một
trời một vực.
Cõi
này: Thân xác thịt máu mủ, thần thức gá vào thai mẹ, chín tháng cực hình bằng
hai mươi năm khổ. Khi sanh ra, mình như bị ép đau đớn vô cùng, ấy là có sanh
thời có khổ.
Nước
Phật: Thần thức vào trong liên bào rộng rãi như một thế giới huỳnh kim, qua lại
tự tại, tùy ý tu tập, phiền não nghiệp duyên dứt sạch, hương hoa ngào ngạt, ấy
là thân người từ trong hoa sen báu hòa sanh nên không có sanh khổ.
Cõi
này: Thân xác của loài người bị sự già yếu xâm chiếm dần dần từ giây từ phút,
mãi đến mắt lờ tai điếc, tóc bạc răng long, má cốp, da mồi, tay chân rung rẩy,
thân thể suy nhược, ấy là già khổ khốn cùng.
Nước
Phật: Mỗi người đều là thân kim cương đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, rực rỡ như
ngọc ma ni, da vàng óng ánh, tóc xanh man mác, hình đẹp thanh xinh, vĩnh kiếp
không thấy tướng già suy, nên không có sự già khổ.
Cõi
này: Mỗi khi thân Tứ đại chẳng đều hòa để phát sanh ra nhiều chứng bệnh, nào là
nhức đầu, nhức răng, nào là đau bụng, phổi yếu, đau nhức rên xiết v.v… đó là
bệnh khổ.
Nước
của Phật: Tinh thần luôn luôn tráng kiện, thanh khiết ngát hương, nên không có
bệnh khổ.
Thế
giới này: Vô thường nhanh chóng, ít có ai sống đến 80. Tiếng rít khô khan của
lưỡi hái tử thần, cùng tiếng rên xiết đau thương của những người tranh sống,
làm cho trần thế thắm đượm màn thê lương ảm đạm. Bóng ma trôi lãng vãng đâu đây
như chực, rước người về nơi âm cảnh.
Cõi
Phật: Đức Giáo Chủ Lạc Bang Phật A Di Đà sống lâu vô lượng, vô biên, vô số
kiếp, từ khi Ngài thành Phật đến nay đã được mười đại kiếp, nhân dân của Ngài
cũng vĩnh kiếp trường xuân. Cõi ấy lưỡi hái của tử thần đã biến mất từ lâu và
đò âm dương cũng tan thành mảnh vụn. Tên tà ma không còn nghe trên cõi ấy, làm
gì có ma tử thần rước đến âm cung, ấy là trọn đời mãi đến thành Phật, nên không
có sự chết khổ.
Cõi
này: Tình thương khắng khít nhau nên chia ly là cảnh nát lòng, nỗi u buồn tràn
ngập tâm hồn người lữ thứ, biết bao kẻ khóc than nghĩ về cảnh cố ly, ngậm ngùi
nuốt hận ly hương. Cổ nhân có câu:
“Chẳng
thà tử biệt còn hơn
Chẳng
đành cam chịu bước đường sanh ly”.
Ấy
là thương yêu xa lìa khổ.
Nước
Phật: Mỗi người đều có phép thần thông tự tại, biết được điều ước muốn của
người khác, chẳng cần vô tuyến truyền thanh, truyền hình; dỡ bước chân có thể
đi khắp mười phương, không còn gì xa cách. Buổi sáng người dạo vô lượng cõi
Phật, tán hoa cúng dường; trưa về bổn quốc, phạn thực kinh hành, đâu còn khổ
sầu khóc hận ly hương nữa. Ai cũng không cha mẹ, vợ con, làm gì có sự thương
yêu xa lìa khổ?
Cõi
này: Nỗi oán thù người càng mang nặng, cuộc chạm trán lại thường xảy đến, còn
khổ nào hơn? Ấy là thù hờn gặp gỡ khổ.
Nước
Phật: Bạn toàn là Bồ tát Bất thối chuyển bực thượng thiện, dứt sạch tất cả sân
si, còn ai mà gây thù hận nên không có sự thù hờn gặp gỡ khổ.
Cõi
này: Có bao điều được như ước nguyện? Hay chỉ hoài công thôi? Thật khổ vô cùng.
Ấy là cầu mong không được vừa ý khổ.
Nước
Phật: Thanh tịnh trang nghiêm, mọi điều mong ước tùy theo ý muốn mà hiện đến,
nên không có sự hoài mong, thất vọng.
Cõi
này: Người bị năm ấm lẫy lừng khổ.
Nước
Phật: Không có thân kiến mà tâm luôn luôn thanh tịnh, nên không có năm ấm lẫy
lừng khổ.
Cõi
này: Sợ bóng tối đêm đông dày đặc.
Nước
Phật: Lúc nào hào quang Phật cũng chiếu sáng rực rỡ, nên không có ngày và đêm.
Cõi
này: Thân hình xấu xa nhớp nhúa, kẻ mang tật này người mang tật khác.
Nước
Phật: Thân tướng đoan nghiêm, xinh đẹp, sáng rỡ, làm gì có tật cho người mang.
Cõi
này: Sự đói khát luôn luôn đe dọa, nên con người phải tranh giành sự sống.
Nước
Phật: Có nước bát công đức làm thân tướng tươi nhuận, muốn ăn có trân tu thượng
vị, muốn mặc có y phục tự nhiên.
Cõi
này: Đầy những hầm hố, chông gai, đá, sỏi, bùn, sình.
Nước
Phật: Đất toàn vàng nguyên, không chút bụi nhơ, đường lót ngọc quý, nhẳn tợ
thủy tinh, gai chông không kiếm đâu ra.
Cõi
này: Lâu đài, dinh thự bị phong ba bão tố sẽ chóng hư hại, sụp đổ.
Nước
Phật: Lâu đài do chất quý, vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não
tự nhiên hiệp thành.
Cõi
này: Chìm đắm trong biển khổ sanh tử luân hồi nơi ba cõi sáu đường.
Nước
Phật: Trọn đời chứng ngộ chơn lý của Niết bàn không sanh diệt, sống vô lượng vô
biên A tăng kỳ kiếp mãi đến thành Phật, đâu còn sanh tử nữa.
Cõi
này: Có sự khổ về Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
Nước
Phật: Không còn lo ngại bị đọa vào ba đường ác. Danh từ ác đạo trên cõi ấy còn
không có thay huống là sự thật.
Cõi
này: Núi non chập chùng, rừng thiêng nước độc, thung lũng ngút sâu, chông gai
nhơ xấu dẫy đầy.
Nước
Phật: Đất toàn vàng ròng, cây báu cao vời vợi, lâu đài nguy nga tráng lệ được
xây bằng bảy báu, hoa trổ bốn mùa, làm gì có những thứ xấu nhơ.
Cõi
này: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã nhập diệt, mà Phật vị lai trong Hội Long Hoa
chưa xuất hiện.
Nước
Phật: Đấng Từ phụ A Di Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh ở cõi ấy.
Cõi
này: Chúng sanh khao khát mong thấy đức Bồ tát Quan Âm cùng đức Thế Chí.
Nước
Phật: Nhân dân đều được gần gũi hai Ngài là bạn lành cao quý.
Cõi
này: Tà đạo, ma quỷ, yêu quái khuấy phá, cố làm cản trở việc tu hành chơn chánh
của người.
Nước
Phật: Chỉ có đức Phật giáo hóa và thống lãnh tất cả nhân dân, tuyệt đối không
có tà ma ngoại đạo.
Cõi
này: Phấn son trang điểm cho người thiếu nữ một vẻ đẹp quyến rủ, kẻ hồng nhan
nở nụ cười tươi, liếc mắt đưa tình lả lơi, làm người tu hành dễ sa vào chốn tà
dâm.
Nước
Phật: Mỗi người đều luôn luôn được thân tâm thanh tịnh, chánh báo và y báo hằng
trang nghiêm. Danh từ người nữ còn không có thay, làm gì có bóng dáng nữ sắc
khuấy rối việc tu của người.
Cõi
này: Người hoảng hốt, ghê sợ khi nghe những tiếng kêu quái đản của loài yêu
tinh, ác thú.
Nước
Phật: Chim hót vang lừng, suối reo róc rách, rừng cây vi vu. Tất cả vang lên
tiếng pháp mầu thanh cao.
Thật
đem cõi Ta bà so với cõi Cực lạc duyên và cảnh khác nhau quá xa.
Thắng
cảnh cõi Cực lạc có thể nhiếp chúng sanh giữ lấy lòng thanh tịnh.
Thắng
duyên cõi Cực lạc có thể giúp thêm sức cho người tu hành.
HỎI:
Tại sao mười phương các đức Phật đều có thể gần gũi chúng sanh mà nay chỉ chọn
đức Phật A Di Đà?
ĐÁP:
Chọn đức Phật A Di Đà, có 3 duyên cớ:
1.
Thệ nguyện của Ngài rất sâu rộng.
2.
Chúng sanh trong cõi Ta bà có nhân duyên với Ngài.
3.
Sự hòa đạo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà liên quan với nhau và bốn
nguyện rộng lớn độ khắp chúng sanh.
Trong
kinh nói: “Thuở xưa, đức Phật A Di Đà trong khi còn tu nhơn địa Bồ tát,
Ngài từng phát ra 48 điều thệ nguyện độ sanh rộng lớn.
48
điều Đại Nguyện độ sanh của Đức Phật A DI ĐÀ:
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 1: Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi có Địa ngục, Ngạ
quỷ, Súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 2: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
sau khi thọ chung lại còn sa vào ba đường ác, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 3: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
thân chẳng màu vàng ròng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 4: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 5: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng có Túc mạng thông, ít nhứt là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na
do tha kiếp thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 6: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng được Thiên nhãn thông, ít nhứt là thấy rõ trăm nghìn ức da do tha thế
giới của chư Phật thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 7: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng được Thiên nhãn thông, ít nhứt là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp
của trăm nghìn ức na do tha đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 8: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng được Tha tâm trí, ít nhứt là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh
trong trăm nghìn ức na do tha cõi nước Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 9: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng được Thần túc thông, trong khoảng một niệm, ít nhứt là lướt qua khỏi trăm
nghìn ức na do tha cõi nước Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 10: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 11: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
chẳng trụ chánh định tụ nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 12: Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn có hạn lượng, ít
nhứt chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức na do tha cõi nước Phật, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 13: Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn có hạn lượng, ít nhứt
chẳng đến trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 14: Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu
có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng
tính đếm trong trăm nghìn kiếp mà biết được số đó, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 15: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
sự thọ mạng còn có hạn lượng, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 16: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi
còn có người nghe danh từ bất thiện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 17: Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật trong mười phương
thế giới chẳng đều ngợi khen xưng danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 18: Lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong 10 phương, chí tâm tin
mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng phỉ báng Chánh pháp.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 19: Lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong 10 phương, phát tâm Bồ
đề tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi
chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 20: Lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong 10 phương, nghe danh
hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chí tâm hồi hướng muốn
sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 21: Lúc tôi thành Phật, nếu như hàng trời người trong cõi nước
tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ 32 đại nhơn tướng, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 22: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở cõi khác sanh về nước
tôi, cứu cánh quyết đều đến bực Nhất sanh Bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng
tự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi
loài, đi khắp các thế giới tu hạnh Bồ tát, cúng dường thập phương chư Phật,
khai hóa vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo Vô thượng
Chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bậc thông thường, hiện tiền tu tập đức
hạnh của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 23: Lúc tôi thành Phật, các Bồ tát trong cõi nước tôi, nương
thần lực của Phật mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian
một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 24: Lúc tôi thành Phật, các Bồ tát trong cõi nước tôi, khi ở
trước thập phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường,
nếu không được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 25: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát trong cõi nước tôi
không diễn thuyết được Nhất Thế Trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 26: Lúc tôi thành Phật, các chúng Bồ tát trong cõi nước tôi
chẳng đều được thân Kim Cương Na la Diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 27: Lúc tôi thành Phật, thieu
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 28: Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ tát trong cõi nước tôi, dầu là
người ít công đức nhất, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm
muôn do tuần vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 29: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát trong cõi nước tôi nếu thọ
trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà chẳng được trí tuệ biện tài, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 30: Lúc tôi thành Phật, nếu có ai hạn lượng được trí tuệ biện
tài của Bồ tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 31: Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều
soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghị thế giới ở 10 phương, như là thấy
mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 32: Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên
đến hư không, lầu nhà cung điện, ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô
lượng, chất báu và trăm nghìn thứ hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều
xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp 10 phương thế giới. Bồ tát các nơi ngửi
đến mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 33: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất
tư nghị thế giới ở 10 phương, được quang minh của tôi chiếu đến thân, thời thân
tâm nhu nhuyễn nhẹ nhàng hơn trời người. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không
ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 34: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất
tư nghị thế giới ở 10 phương nghe danh hiệu của tôi mà không được Vô sanh Pháp
nhẫn cùng các môn thâm Tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 35: Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị
ở 10 phương vui mừng tin mến phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi
mạng chung mà còn mang thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 36: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát trong vô lượng bất tư nghị
thế giới ở 10 phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh mãi đến thành
Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 37: Lúc tôi thành Phật, hàng trời người trong vô lượng bất tư
nghị thế giới ở 10 phương nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo
xuống đất, vui mừng tin mến tu hành Bồ tát, thời chư thiên và người đời đều
kính trọng người đó. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 38: Lúc tôi thành Phật, hàng người trời trong cõi nước tôi muốn
có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự
nhiên hiện trên thân. Nếu còn phải cắt may nhộm giặt, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 39: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng người trong cõi nước tôi hưởng
thọ sự vui sướng không như vị lậu tận Tỳ-kheo, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 40: Lúc tôi thành Phật, các Bồ tát trong cõi nước tôi tùy ý
muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư Phật ở 10 phương, thời liền
được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng theo ý muốn như thấy mặt mình trong
gương sáng. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 41: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở thế giới phương khác
nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật mà các sắc căn còn thiếu xấu,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 42: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở thế giới phương khác
nghe danh hiệu tôi, thảy đều được Giải thoát Tam muội. Trụ Tam muội đó, trong
khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà
vẫn không mất chánh định. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 43: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh
hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn quý. Nếu chẳng như vậy, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 44: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh
hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ tát đầy đủ công đức. Nếu chẳng như vậy,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 45: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh
hiệu tôi đều được phổ đẳng Tam muội, trụ Tam muội này mãi đến lúc thành Phật,
thường được thấy vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như vậy, thời
tôi không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 46: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát trong cõi nướv tôi muốn
nghe pháp gì, thời liền tự nhiên nghe được pháp ấy. Nếu chẳng như vậy, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
–
ĐIỀU NGUYỆN THỨ 47: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát ở thế giới phương khác
nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bậc thối chuyển, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
ĐIỀU
NGUYỆN THỨ 48: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát ở thế giới phương khác nghe
danh hiệu tôi, mà chẳng liền được đệ nhất âm hưởng nhẫn, đệ nhị nhu thuận nhẫn,
đệ tam Vô sanh pháp nhẫn, ở nơi Phật Pháp chẳng liền được bậc Bất thối chuyển,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Discussion about this post