KHÁI NIỆM HÒA BÌNH THEO PHẬT GIÁO
Lý luận và Thực tiễn
Rajitha P. Kumara (*)Nguyễn Quang Huy dịch
(*) (B.A. M.A. M.Phil.,PhD-Renmin.), Giảng viên cao cấp, Khoa Ngôn ngữ
Pali&Phật giáo, Trường ĐH Kelaniya, Sri Lanka
Lời giới thiệu
Từ quan điểm chủ quan hay khách quan,sự an lạc của con người là nhu cầu cơ bản của xã hội loài người .Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các tổ chức và thể chế xã hội khác nhau đã xuất hiện với mục tiêu duy trì sự sống của nhân loại trong tinh thần hòa hợp. Nhiều đóng góp đã được thực hiện nhằmcủng cố và phát triển them phúc lợi cho xã hội loài người. Tuy nhiên, kỷ nguyên hiện đại với sự phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường , các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe,tăng trưởng dân số, tình trạng khan hiếm thực phẩm và nơi ăn chốn ở và đặc biệt là những vấn đề con người trực tiếp tạo ra liên quan đến hòa bình và sự cộng sinh của nhân loại. Kết quả là, các mặt thể chất, xã hội, trí tuệ
và tinh thần của con người đã bị ảnh hưởng và tổn thương nghiêm trọng.Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh rằng hòa bình phụ thuộc vào tình trạng thể chất, xã hội, tinh thần và trí tuệ của các cá nhân sống trong xã hội đó1 .Trên tinh thần này, giáo lý này nhấn mạnh trạng thái hòa hợp, tình thân hữu, sự anbình và tĩnh lặng, cũng như việc thoát khỏi nạn chiến tranh và bạo lực.
Nền tảng này đã bị ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian gần đây và hệ quả làquan điểm về vật chất đã xuất hiện trong nhận thức xã hội của con người về môi trường, xã hội và các cá thể khác cùng tồn tại trong xã hội. Các thảm họa ở nhiều các khía cạnh khác nhau do con người tạo ra đã xuất hiện, trong đó chiến tranh là mối đe dọa đáng sợ nhất2. Nó đẩy loài người vào những cuộc chiến không mong muốn ở nhiều cấp độ khác nhau nhưcuộc chiến giữa hai nhóm thù nghịch, giữa các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống trong vùng lãnh thổ khác nhau hoặc cuộc chiến tranh tàn phá giữa hai quốc gia. Có vẻ như việc các cường quốc thực hiện chiến tranh dưới chiêu bài mang lại hòa bình cho các nước bị coi làđang bị đặt dưới ách cai trị của một chế độ chuyên quyền và độc tài, nhằm duy trì hòa bình, hòa hợp cho các nước đó đã và đang trở nên một hiện tượng phổ biến trong những năm gần đây3.
Các cuộc chiến đã được khoác lên mình một mặt nạ nhân tính thông qua các mỹ từ như “ nỗ lực nhân đạo “, “ sự can thiệp ngoại giao “, “ lực lượng gìn giữ hòa bình “, “ trừng phạt kinh tế “ v.v… mà cuối cùng kết thúc đều bằng việc sử dụng vũ lực để mang lại hòa bình4. Mặc dù các công cụ nàycó thể tránh được ở một mức độ nhất định các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ gây thiệt hại sinh mạng, nhưng không thể khắc phục hay cung cấp được các giải pháp cho các vấn đề quan trọng và cơ bản của các dân tộc, các quốc gia hay lực lượng tham gia nội chiến trong các quốc gia5.
Do đó,theo quan điểm Phật giáo6, để có thể đạt được mục tiêu hòa hợp và hòa bình, quan trọng nhất vẫn là việc xác định và kiểm tra một cách khách quan, công bằng và trung thực những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia hoặc hoặc vùng lãnh thổ. Trong thế giới hiện đại, chiến tranh có thể diễn ra trên nhiều phương diện. Ví dụ, việc hai nước trực tiếp tham chiến do đổ vỡ quan hệ ngoại giao hay tiến hành chiến tranh lạnh không cònlà một hiện tượng phổ biến.
Chúng ta đã có thể tránh được điều nàyvà đó là một điều duy nhất mà nhân loại có thể tự hào về thế giới văn minh này. Tuy nhiên, những gì diễn raở một số quốc gia, đặc biệt là ở một số nước châu Á và Trung Đông, nơi vẫn diễn ra chiến tranh tàn khốc giữa các phe nhóm với sự bảo trợ của các cường quốc hùng mạnh7, thì không thể nào khiến chúng ta yên lòng.
XEM TOÀN BẢN VĂN THAM LUẬN:
Khái niệm Hòa bình theo Phật giáo: Lý luận vàThực tiễn của Tiến sĩ Rajitha P. Kumara
Discussion about this post