PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cõi cực lạc có vĩnh hằng?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CÕI CỰC LẠC CÓ VĨNH HẰNG?
Nhiên Như – Quảng Tánh

Bức Tranh Thêu Mô Tả Cỏi Tây Phương Cực LạcHỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca? (minhminh0712@yahoo.com.vn)

ĐÁP: 

Bạn Minh Minh thân mến!

Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.

Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang), bất cứ pháp nào có tướng (do duyên sinh) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.

Sở dĩ giáo điển Tịnh độ (Phật giáo Bắc tông) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta-bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.

Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “Tự tánh Di Đà”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “tướng”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã. 

Chúc bạn tinh tấn!
Nhiên Như – Quảng Tánh

 

 

CÕI CỰC LẠC CÓ HAY KHÔNG?
Nhiên Như – Quảng Tánh

Cõi Cực LạcHỎI: Cả nhà tôi lâu nay đều tu theo pháp môn Tịnh độ, luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc. Nhưng gần đây chúng tôi được nghe bài pháp thoại nói về vai trò của người Phật tử tại gia đã làm cho chúng tôi cảm thấy hoang mang. 

Theo thầy giảng sư thì tu pháp môn Tịnh độ mục đích hướng về cõi Cực Lạc, mong cầu sau khi chết được Phật rước, tu như vậy là vì tham, sẽ không bao giờ được thấy Phật. Một điều khác nữa là thầy nói cõi Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca nói trong kinh A Di Đà chỉ là phương tiện, tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về, và cảnh giới Cực Lạc vốn không có thực. Những người lớn tuổi trong gia đình tôi cảm thấy lo lắng khi nghe pháp thoại này. Bây giờ chúng tôi phải làm sao đây? Rất mong được quý Báo sẻ chia và cho chúng tôi biết cõi Cực Lạc có hay không?

(THANH VŨ, giachaohdvl@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thanh Vũ thân mến!

Niệm Phật là một pháp môn tu tập rất căn bản và phổ biến trong Phật giáo, cả Nam tông lẫn Bắc tông. Tu tập như gia đình của bạn “luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc” là hoàn toàn đúng đắn với Chánh pháp.

Tất nhiên, pháp môn tu nào cũng là phương tiện. Vì là phương tiện, nên mỗi pháp môn có một đường hướng, lập trường và quan điểm tu tập riêng. Cũng giống như lên núi, có nhiều cách khác nhau, đi bộ hay ngồi cáp treo là tùy nhân duyên của mỗi người, miễn là lên đến đỉnh núi. Cho nên không thể đứng ở lập trường pháp môn của mình rồi so sánh hay đánh giá các pháp môn khác.

Do đó, các hành giả tu Tịnh độ, “nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương” chính là Nguyện (Tín-Nguyện-Hạnh), hoàn toàn không phải là tham. Tu Tịnh độ mà không nguyện, không mong sanh về Cực Lạc là thiếu sót, hành giả cần phải cầu vãng sanh, phải nguyện về Tây phương, đây là đường hướng, tôn chỉ căn bản của pháp môn này.

Xin nói thêm, lập trường của người tu nói chung là buông xả, không mong cầu, dẫu là cầu Niết-bàn nhưng bước đầu cũng cần phải “muốn”, đó là Dục định (lòng mong muốn, nhiệt tình, khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, khử trừ mọi ham muốn thế thường để đi vào thiền định). Chắc chắn Dục định hoàn toàn không phải là tham. Dục định là ước muốn mãnh liệt để chứng đạt các Thánh quả, thà xả bỏ thân mạng cũng không nao núng, sờn lòng. Phật Thích Ca lúc sắp thành đạo ngồi dưới cội bồ-đề cũng phát khởi đại nguyện, nếu không thành chánh quả thì thà chết chứ không rời khỏi cội bồ-đề đó sao!

Đối với vấn đề, cõi Cực Lạc có hay không? Xin khẳng định rằng: Cực Lạc hoàn toàn có thật với các vị có chánh báo tương ứng, Cực Lạc là y báo của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng tu niệm Phật. Các hành giả tu Tịnh độ cầu sanh về Cực Lạc, rồi từ đó nương thắng duyên mà tu tập cho đến ngày công viên quả mãn, thành Phật. Cho nên, Cực Lạc không chỉ “tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về” mà các bậc Tổ sư vĩ đại của Tịnh tông, các Đại Bồ-tát có nhân duyên cũng nguyện sanh về cõi ấy.

Tất nhiên, mọi người con Phật có chánh kiến đều biết “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang) nên Cực Lạc dù có thù thắng trang nghiêm đến mấy cũng là phương tiện, không có tự tánh (tánh Không, vô ngã). Vãng sanh Cực Lạc là thành tựu “bất thối chuyển”, không còn bị đọa lạc, để rồi từ đó tiến tu thành Phật, phổ độ quần sanh. Vì thế, gia đình bạn không có gì phải hoang mang cả mà càng tinh tấn niệm Phật hơn nữa để thành tựu nhất tâm.

Chúc bạn tinh tấn!

 

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Góp Lời Một Số Minh Sư Chỉ Thẳng Sự Giác Ngộ Tối Thượng

Góp lời một số minh sư chỉ thẳng sự giác ngộ tối thượng

   GÓP LỜI MỘT SỐ MINH SƯ CHỈ THẲNG SỰ GIÁC NGỘ TỐI THƯỢNGTuệ Thiền Lê Bá Bôn   (Để...

Năm Giới

NĂM GIỚIHT. Thích Thiện Hoa  A. MỞ ĐỀ Sau khi quy y Tam Bảo rồi, người Phật tử tại gia...

Thanh Tịnh Đạo – Phần Giới

Thanh Tịnh Đạo – Phần Giới

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYBUDDHASĀSANA THERAVĀDATHANH TỊNH ĐẠO(VISUDDHIMAGGO)PHẦN GIỚINguyên tác: BuddhaghosaHướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sưĐặc trách phiên dịch:...

Chuyện Bói Toán Ngày Đầu Năm – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Chuyện Bói Toán Ngày Đầu Năm – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

CHUYỆN BÓI TOÁN NGÀY ĐẦU NĂMNguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan Trong những ngày Tết, việc xem bói toán,...

An Lạc Từ Tâm (Nghe Và Đọc)

An Lạc Từ Tâm (nghe và đọc)

AN LẠC TỪ TÂM Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm Thích Quang Định dịchNhà xuất bản Phương Đông Con người có...

Ngọn Đuốc Tuệ Soi Sáng Cõi Sương Mù

Ngọn đuốc tuệ soi sáng cõi sương mù

NGỌN ĐUỐC TUỆ SOI SÁNG CÕI SƯƠNG MÙ               Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi...

Đau Khổ

Đau Khổ

ĐAU KHỔ Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn Trích từ cuốn sách:...

Lời Dạy Về Pháp Của Thiền Sư Ajahn Chah

Lời Dạy Về Pháp Của Thiền Sư Ajahn Chah

LỜI DẠY VỀ PHÁP CỦA THIỀN SƯ AJAHN CHAH Thích Nguyên Các chuyển ngữ   LTS: cuốn sách Being Dharma:...

Sớ Giải, Chư Tông, Sử Truyện, Sự Vựng (Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Giáo Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Đức Phật Dược Sư Tại Chùa Điều Ngự

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Giáo Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Đức Phật Dược Sư Tại Chùa Điều Ngự

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ GIÁO PHÁP VÀ TRUYỀN QUÁN ĐỈNH ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ TẠI CHÙA ĐIỀU...

Cái Còn Lại Trong Tánh Không

CÁI CÒN LẠI TRONG TÁNH KHÔNG Hồng Dương Trong kinh Tiểu Không (Trung Bộ 3, số 121; Trung A Hàm,...

15. Đức Phật Đản Sanh: Suối Nguồn Từ Bi

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

DUY LỰC NGỮ LỤC QUYỂN HẠ(Từ năm 1992-1999) Hòa Thượng Thích Duy Lực Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà...

Đến Một Lúc…

Đến một lúc…

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì vớt lên được cái gì đó...

Mục Đích Và ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Tôi được nghe nói vào đầu năm 2007 Hoà thượng Thích Nhất Hạnh sẽ về Việt Nam tổ chức ba...

Góp lời một số minh sư chỉ thẳng sự giác ngộ tối thượng

Năm Giới

Thanh Tịnh Đạo – Phần Giới

Chuyện Bói Toán Ngày Đầu Năm – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

An Lạc Từ Tâm (nghe và đọc)

Ngọn đuốc tuệ soi sáng cõi sương mù

Đau Khổ

Lời Dạy Về Pháp Của Thiền Sư Ajahn Chah

Sớ Giải, Chư Tông, Sử Truyện, Sự Vựng (Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Giáo Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Đức Phật Dược Sư Tại Chùa Điều Ngự

Cái Còn Lại Trong Tánh Không

15. Đức Phật Đản Sanh: Suối Nguồn Từ Bi

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

Đến một lúc…

Mục Đích Và ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Tin mới nhận

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Học lời dạy của Phật về vô thường

Mạng sống của con người được bao lâu?

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Lời con dâng Phật

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Phật là cơm

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Tư duy về Niết Bàn (II)

Lời Phật dạy xưa và nay

Giá trị chân thật về con người

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Phật là đấng Pháp vương

Tâm Phật ví như hoa sen

Buôn chuyện bị Phật rầy

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Tin mới nhận

Giảng Phật Pháp Gì Cho Người Thượng? – Nguyên Hiệp

Vì Sao Người Hiền Chết Sớm Mà Người Ác Lại Sống Lâu ?

Phật Pháp vấn đáp Tập 1 & 2

Sống Như Thế Nào Trước Khi Bạn Chết – Steve Jobs

Kinh Pháp Hoa Giảng Giải

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Kinh Assalàyana (Assalàyana Sutta)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Năm (1864-1909)

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Tinh thần Phật giáo Đại thừa

Về Thăm Đất Phật 3

Liệu con người có từ bỏ được “thịt” trong các bữa ăn?

Hòa thượng Giới Đức Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sau 3 Năm Nhập Thất (29/02/2020)

Câu chuyện thứ tư: LƯU DANH

Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch Covid-19?

Lý duyên khởi giải thoát

Trụ Xứ

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Thập Nhị Nhân Duyên

09. Tài Liệu Trong Wikileaks Tiết Lộ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Tam Tạng Kinh Điển Trung Hoa

GIỚI THIỆU KINH KIM CANG

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Tâm không điều phục

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Tin mới nhận

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Niệm Phật Sám Pháp

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Nhắc Nhở Tu Hành

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 1

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese