
Ấn tượng đầu tiên là trang phục truyền thống của người Bhutan, gho (dành cho nam) và kira (dành cho nữ) được người dân mặc mọi lúc mọi nơi một cách đầy tự hào. Kaysang, chàng hướng dẫn du lịch Bhutan trẻ trung sành điệu, dùng smartphone đời mới, đeo đồng hồ G-Shock vuốt nhẹ vạt áo kể về bộ gho đang mặc dệt bằng tay mà may mắn chàng được thừa hưởng từ ông nội.
Là quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng nhưng có lẽ do đóng cửa biên giới với Trung Quốc nên nơi đây vẫn giữ được tính thuần khiết của nền văn hóa truyền thống đó mà không bị lai tạp. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
Là vùng đất của những đền đài, tu viện nên đi đến đâu cũng thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay. Người Bhutan đôn hậu nhân ái và thân thiện, họ suy nghĩ đơn giản và trong veo về cuộc sống, nhẹ nhàng đón nhận niềm vui cũng như nỗi buồn như việc tất yếu tự nhiên. Họ tinvào luật nhân quả và duyên kiếp, điều này khiến họ sống một cuộc sống từ bi, làm việc tốt cho người khác và không sát sinh.
Sau khi thấy sự gần gũi trìu mến giữa tôi với những chú chó mà tôi đã gặp, Kaysang cười hiền nói: “Người Bhutan tin vào thuyết luân hồi tái sinh, nên ở kiếp trước có thể chung’ ta đã là ah em của những chú chó này”. Nhận xét đó làm tôi bật cười và suy nghĩ mông lung. Quả là mọi sinh linh đều bình đẳng trước tự nhiên, cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi, tại sao con người cứ làm khổ mình và làm khổ người..
Có lẽ bởi trung thành với triết lý Phật giáo nên trên những chặng đường đã qua, nơi đâu tôi cũng gặp nụ cười nồng hậu chào đón, từ những cô bé ríu rít tới trường, bà mẹ trẻ địu con ngồi bên cửa, những người đang rảo bước, còn cậu bé ở Trongsa thậm chí kéo cả anh trai ra nhiệt tình mời tôi vào thăm nhà sau khi đã cùng đi bộ một đoạn đường, rồi nấn ná vẫy tay từ biệt cùng lời chúc an lành cho chuyến hành hương của tôi. Nhìn vào những đôi mắt nâu dịu dàng hồn nhiên ngập tràn hạnh phúc ấy, tôi thấy mình trở nên bé mọn khi những toan tính theo thói quen đã khiến tôi không thể mở lòng sớm hơn. Hạt mẩm hạnh phúc ngày đầu tiên đến đây đã nảy sinh và lan nhanh khiến cả chuyến đi của tôi ngập tràn tiếng cười như chưa từng được vui đến thế.
Bhutan không còn quá cách biệt .Sau nhiều năm tự cô lập đóng cửa với thế giới bên ngoài, Bhutan hiện nay đã gần hơn với thế giới văn minh, Internet, truyền hình
Dọc theo hành trình từ Tây sang Đông len lỏi dưới những cánh rừng nguyên sinh, trên con đường duy nhất rộng 2,5m gập ghềnh cheo leo miệng vực nối 2 miền đất nước, Paro, Thimpu, Punakha, Trongsa, Jakar (Bumthang) là những điểm tôi đã dừng chân, nơi đâu cũng ngập tràn không khí yên bình, trong trẻo với ngàn sắc hoa lá cỏ cây và những khung cảnh hết sức đăc biệt. Điểm độc đáo không đâu có của Bhutan là rất nhiều tu viện được xây dựng giữa lưng chừng các ngọn núi mà điển hình là tu viện Paro Taktsang, một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan (tên tiếng Anh: The Tiger’s Nest). Bumthang là điểm cuối cùng trong chuyến đi, đến bây giờ tôi vẫn Học sinh tới trường trong bộ gho – trang phục truyền thống Điệu múa mặt nạ tại lễ hội Paro
Với thảm cỏ trải rộng, hoa cỏ mùa Xuân nở rộ, những khu rừng linh sam rải rác bao quanh những căn nhà tuyệt đẹp, tiếng nước chảy róc rách của dòng suối khi băng qua tảng đá, những lá cờ Phật giáo bay phấp phới trên cao, tu viện cũ với những bức tranh vẽ trên tường, bóng áo cà sa đỏ thư thái ung dung… tôi thấy thời gian dường như đọng lại. Chốn này tôi đã để lại một phần trái tim mình cho rừng núi thiêng liêng.
Email của người bạn gặp trên đường hành hương đến tu viện Tiger’s Nest đã tới. Bạn viết rằng mong ước một ngày nào đó được đón tôi thăm nhà, cùng nhau uống trà, chơi với mấy đứa con của bạn, và hẹn gặp lại nhau cùng thả mình trong sự yên bình trên các miền đất Bhutan. Bhutan sẽ luôn nằm trong nỗi nhớ của những ai có duyên đến dây dù chỉ một lần duy nhất trong đời…
Thiền là hiện hữu phút giây đang là.
Khác nhau một niệm Phật ma đổi dời.
Cái nhìn Như Thị thôi phiền nắng, mưa.
Discussion about this post