ĐẠI HẢI TỰ
ngôi chùa trên Đảo Bãi Giếng,
Khải Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Trí Bửu
Lên đò thị trấn Vạn Giã từ Giã vượt 3 giờ đường
biển, giữa mênh mông trời nước, qua bãi Tranh, bãi Tây, đến ngọn hải đăng, rồi mũi
lách là nhìn thầy chùa Đại Hải, chùa nằm trên đồi bãi trước, Bãi Giếng, thôn
Khải Lương, Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
1. Bối
cảnh lịch sử, vị trí địa lý:
Huyện Vạn Ninh nằm trên trục quốc lộ 1A Bắc
Nam, phía Bắc giáp với huyện Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) nối qua đèo Cả (12 cây số),
phía Nam chung vách với huyện láng giềng Ninh Hòa vốn là anh em sinh đôi. Trung
tâm huyện là thị trấn Vạn Giã nằm giữa hai thành phố Tuy Hòa – Nha Trang, cách
chẵn tròn mỗi bên 60 cây số, thật là một sự cân đối thú vị về “con đường thiên
lý” giao thương.
Vạn Ninh vùng đất có bề dày lịch sử trên 350
năm từ xa xưa đã nổi tiếng với hình ảnh “cơm trước mặt, cá sau lưng”.
Địa danh Vạn Giã nguyên do từ tên hai cửa biển
của vịnh Vân Phong hợp lại mà thành.
Cửa Vạn thuộc bán đảo Đầm Môn, nằm dưới chân
bán đảo Bàn Sơn trông ra một hòn đảo lớn nên người xưa gọi là Hòn Lớn
Cửa Giã
nằm trong đất liền thuộc Vạn Giã ngày nay (kéo dài từ bờ biển xã Vạn Lương đến
giáp bờ xã Vạn Thắng), nước sông Hiền Lương chảy ra cửa này, là nơi tấp nập ghe
thuyền buôn bán ra vào neo đậu. Cửa Giã ngày nay đã trở thành khu dân cư đông
đúc, nhà cửa sầm uất.
Một cách
hiểu đơn giản hơn nhưng có lẽ gần với sự thật: Vạn Giã nguyên thủy nghĩa là
làng của những người làm nghề chài lưới.
Vạn Ninh
còn có những địa danh gắn liền với tên đất, tên làng từ thuở xa xưa như: Tu
Bông
Gió đâu
bằng gió Tu Bông;
Thương
ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con
Ở Vạn Giã còn có Đầm Môn, Bảy Giếng
(sau này bị gọi lệch là Bãi Giếng) đã đi vào ca dao với nghề đầm đăng:
chồng Bảy Giếng được nhờ; Ngày
thời chắp bả tối đánh cờ hơn con; Không lo chi tiền hết gạo còn; Thuyền
về tới bến xách con “râu” dài; Cất tiếng kêu bớ gã lái hai; Lại đây em gởi con râu dài cho anh…
Trên bán đảo lại có nhiều
địa danh nổi tiếng, các bãi tắm thơ mộng tuyệt vời nằm ẩn mình dưới những rặng
dừa xanh biếc bạt ngàn:
thương mang Hòn Gầm sóng gió bổ vang Đồi Cát Vĩnh Giật thổi
sang Hòn Gà Ai về Ninh Đảo, Hòn Na Tấm lòng thương nhớ đã ba
năm tròn…
Thôn Khải
Lương, ở Bãi Giếng hiện nay có hơn 270 hộ dân với trên 1.500 nhân khẩu, đa phần
sống bằng nghề đánh bắt hải sản và số còn lại là nuôi tôm hùm. Những năm trước
đây, khi mới bắt đầu nuôi tôm hùm, con tồm đã làm cho nhiều người dân Bãi Giếng
đổi đời. Vào mùa hè nước sinh hoạt rất khan hiếm, người dân trên đảo phải chứa
nước lúc trời mưa, bù lại nơi đây có nguồn điện lưới phục vụ sinh hoạt
24/24…Bãi Giếng có hai bãi: bãi trước và bãi sau, ôm ấp bên trong là xóm làng
dân cư chen chúc như mẹ biển ngàn đời
nuôi nấng ngư dân ở vùng biển chất phát, hiền lành.
2. Sự hình
thành và phát triển chùa Đại Hải:
Chùa Đại Hải
nằm trên ngọn đồi bãi trước, ở phía tay
phải cầu cảng Khải Lương, một cầu cảng vừa mới hoàn thành cách nay không lâu.
Sau pháp nạn
1963, năm 1964 cùng với phong trào chấn hưng và phát triển Phật giáo, cố phật
tử Trương Thiếp và hào lão trong làng đã cùng nhau khai phá đất đồi xây dựng
chùa làm nơi cho Phật tử bãi Giếng sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật và thỉnh
Thượng tọa Thích Hạnh Phát khai sơn an danh là chùa Đại Hải. Vì thế trước chánh
điện có câu đối:
Đại Hải minh châu Bồ
đề tự
Thanh Sơn Hạnh Phát
Bát nhã tâm.
Cùng với sự
phát triển trù phú của biển đảo ở những năm thời kỳ mở cửa, con tôm hùm đã làm cho người dân Khải Lương
thay da, đổi thịt, để tri ân tiền hiền, mẹ biển, khu văn hóa tâm linh thôn Khải
Lương đã được trùng tu không chỉ chùa Đại Hải mà Đình Khải Lương, Miếu Bãi
Giếng đều được xây cất khang trang trở
thành môt quần thể văn hóa tâm linh trên núi, dưới biển, sơn thủy hữu tình. ..
Ông Trần Đắc
Thắng- người một thời đã làm thôn trưởng thôn Khải Lương nhiều năm cho biết bà con
ở Khải Lương tuy còn nghèo nhưng rất giàu từ tâm, kẻ công, người của tham gia
làm công đức xây dựng chùa, đình, miếu… Cổng Tam quan chùa Đại Hải mới xây là
do một người con rễ quê ở Ninh Hòa phát tâm cúng dường.
Phía trước
sân chùa, tôn trí tượng đài Quán Thế Âm đứng trong tư thế trang nghiêm, một tay
cầm tịnh bình, một tay cầm nhành dương liễu, dõi mắt nhìn ra biển cả như tấm
lòng của ngư dân Khải Lương thầm nguyện
Phật Bà Quan Âm rưới nước cam lồ cứu khổ, cứu nạn đem lại những chuyến đi bình
an cho ngư dân trên đảo.
Gần sát sân
chùa là tượng đài Phật Di Lặc luôn luôn nở nụ cười hoan hỷ như nhắc nhở mọi
người hãy diệt trừ lục tặc, an lạc tu
thân.
Và mới đây,
năm 2010 từ khi sư cô Thích Nữ Tâm Thông hiệu Tịnh Hoa đệ tử của sư bà Thích Nữ
Lưu Phương (Nha Trang) về đây Trú trì, như nắng hạn gặp mưa rào, rất lâu chùa
không có Trú trì nay đã có sư cô mõ sớm, chuông chiều, công phu, bái sám. Tiếng
chuông chùa Đại Hải mỗi khuya ngân xa như nhắc nhở mọi người “nghe tiếng chuông
buồn rầu nhẹ, trí huệ lớn, bồ đề sinh…” vì vậy phật tử đến chùa ngày một đông vui. Sư cô Trú trì đã xây thêm ngôi nhà
Tổ, bổ sung pháp bảo trong chùa . Tuy chùa Đại Hải trên đảo còn quá khiêm tốn
nhưng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu tu học, tụng kinh, niệm Phật giúp ngư
dân đảo Bãi Giếng lánh dữ, làm lành tu nhân, hướng thiện…Chùa Đại Hải không chỉ
là nơi phật tử Khải Lương tu niệm mà còn là địa chỉ văn hóa tâm linh của người dân
xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Viết xong, Trọng Thu Tân Mão- những ngày
thăm đảo Bãi Giếng, Khải Lương
Discussion about this post