PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Giáo Có Tin Rằng Có Linh Hồn Tồn Tại Hay Không?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT GIÁO CÓ TIN RẰNG
CÓ LINH HỒN TỒN TẠI HAY KHÔNG

HT. Thích Thánh Nghiêm

 

Không tin. Phật giáo không tin là có một linh hồn vĩnh hằng, bất biến. Nếu tin có linh hồn như vậy, thì đó là
“thần ngã ngoại đạo”, không phải là người Phật tử chính tín.

Đúng là trong quan niệm của người bình thường, trừ những người theo duy vật luận ra, còn thì ai cũng cho rằng mỗi người đều có một linh hồn vĩnh hằng bất biến, gần đây, ở Âu Mỹ, có lập ra “Linh tri học hội”, đối tượng nghiên cứu của Hội là linh hồn. Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo v.v… đều là những tôn giáo ít nhiều tin tưởng có linh hồn, cho rằng người ta làm thiện hay ác, sau khi
chết
đi, sẽ bị Thượng Đế hay Diêm Vương phán xử, người tốt thì linh hồn
lên thiên đường, người xấu thì linh hồn đọa địa ngục.

Ở trong dân gian Trung Quốc, sự mê tín linh hồn có gốc rễ rất sâu bền, lại còn thêm sai lầm to lớn này nữa là người Trung Quốc tin rằng, sau khi người chết linh hồn biến thành quỷ. Linh hồn là quỷ, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, là cả một mớ mê tín lớn và bùng nhùng khó gỡ ra được. Điều đáng buồn cười là vì quỷ có chút ít thần thông cho nên lại cho rằng linh hồn là một vật tập hợp của “3 hồn 6 phách”.

Kỳ thực, quỷ chỉ là một trong 6 loại chúng sinh cũng như người là một trong 6 loại chúng sinh không khác. Sinh làm người, có sống có chết. Sinh làm quỷ, cũng có sống có chết. Nhưng người sinh từ bào thai, còn quỷ là hóa sinh. Huống hồ, người chết rồi vị tất đã làm quỷ. Vấn đề này, sẽ được bàn rõ trong một tiết khác.

Đối với linh hồn, ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết, hoặc cho rằng, trong việc sống chết của người, linh
hồn
có một tác dụng bắc cầu. Linh hồn đầu thai là sinh, linh hồn tách rời thân xác là chết, xem quan hệ giữa linh hồn và thân xác giống quan hệ giữa chủ hộ và nhà cửa. Nhà cũ, hư nát thì dọn đến nhà mới, nhà mới thay nhà cũ, thay đi thay lại, chủ hộ đi đi lại lại nhưng vẫn vĩnh hằng bất biến. Tức là nói con người là linh hồn, đắp thêm cái áo thân xác. Thân xác có thể thay đổi, còn linh hồn là bất biến, là chủ thể trong dòng lưu chuyển sinh tử.

Trên sự thực, Phật giáo không công nhận
những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật. Trên quan điểm
sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường. Dùng mắt thịt mà nhìn sự vật, thì đôi khi nhìn thấy có sự vật không biến đổi, nhưng nên dùng dụng cụ khoa học tinh vi để nhìn, thì thấy không có sự vật nào là không biến đổi trong từng giây phút một. Kinh Dịch nói “sinh, sinh”, nhưng kỳ thực, ở đàng sau “sinh, sinh” là “tử, tử”, tức là biến biến, hóa hóa.

Hiện tượng vật lý trong thế giới vật chất, là sinh diệt không ngừng. Hiện tượng tâm lý tinh thần lại càng dễ quan sát. Là bởi vì, hiện tượng tâm lý nảy sinh là do tinh thần biến động. Hiện tượng tâm lý biến động, dẫn tới hành vi thiện, ác. Hành vi thiện ác ảnh hưởng trở lại khuynh hướng tâm lý, tiền đồ của chúng ta, tương lai của chúng ta được quy định bởi tác dụng tuần hoàn đó của tâm lý ảnh hưởng tới hành vi, và hành vi ảnh hưởng trở lại tâm lý.

Thử hỏi : Làm sao có thể có linh hồn bất biến, linh hồn vĩnh hằng ? Dường như là không thể có được, không những người chết rồi, không có linh hồn cố định, mà ngay khi còn sống, thân tâm chúng ta đều biến đổi không ngừng trong từng phút giây một. Thế
nhưng, Phật giáo đã không tin có linh hồn, thì bản thể của việc luân hồi trong sáu cõi và siêu phàm nhập thánh là gì ? Hay nói cách khác, cái
gì “luân hồi”, cái gì “siêu phàm, nhập thánh” ?

Đây chính là điểm ưu việt đặc thù của Phật giáo, vừa không xem trọng giá trị vĩnh cửu của tự ngã, lại vừa khẳng định giá trị hướng thượng của tự tính.

Phật giáo chủ trương thuyết “nhân duyên sinh” và “tự tính vốn là không” (tự tính bản không).

Phật giáo xem vật chất là nhân duyên sinh, xem tinh thần cũng là nhân duyên sinh. Nhân duyên tụ hội gọi là sinh, nhân duyên ly tán, gọi là diệt. Lớn như một tinh cầu, một thiên thể cho đến cả thế giới vũ trụ, nhỏ như một sợi cỏ, một hạt bụi, một nguyên tử… không có một sự vật nào là không do nội nhân, ngoại duyên hội
tụ mà tồn tại.

Nếu loại bỏ nhân và duyên ra, không có một sự vật nào có thể tồn tại được. Vì vậy, nếu xét trên căn bản, thì không có một sự vật nào hết. Về vấn đề này, các nhà khoa học vật lý và hóa học, có thể cung cấp cho chúng ta câu trả lời chính xác và chính diện.

Còn tinh thần là gì ? Phật giáo tuy bác
thuyết linh hồn, nhưng không phải là theo duy vật luận. Cái gọi là tinh
thần
thì Phật giáo gọi chúng bằng danh từ “thức”. Phật giáo Tiểu thừa chỉ nói sáu thức, và lấy thức thứ 6 (đệ lục thức) làm chủ thể của sinh mạng. Phật giáo Đại thừa nói thêm hai thức nữa, tổng cộng có tám thức, và lấy thức thứ tám (đệ bát thức) làm chủ thể của sinh mạng. Ở đây, chỉ giới thiệu thuyết tám thức của Đại thừa.

Trong 8 thức của Đại thừa, thì sáu thức
đầu giống như sáu thức của Tiểu thừa, và phân tích sâu hơn công năng của thức thứ sáu, nhận ra thêm thức thứ bảy và thức thứ tám.

Trên thực tế, chủ thể của 8 thức chỉ có
một, nhưng do phân tích công năng mà chia thành tám. Làm ác, làm thiện là bảy thức đầu, và đem các nhân thiện, ác đó ký gửi ở thức thứ tám. Thức thứ tám là cái kho tàng chấp chứa tất cả hạt giống của nghiệp, tất cả nghiệp nhân. Người tổng quản của kho tàng là thức thứ bảy. Lấy của ra, đưa của vào kho là thức thứ 6, còn 5 thức đầu là tạo nghiệp.

Như vậy công năng của thức thứ tám là tàng trữ, nhưng không giống như ông Thần tài giữ của, chỉ nhập mà không xuất kho, ở kho tàng thức thứ tám, tình hình xuất và nhập kho nối tiếp không ngừng, nhập kho là các hành vi ảnh hưởng đến tâm lý, và để lại dấu
ấn trong thức thứ tám gọi là nghiệp nhân hay chủng tử. Còn xuất kho là tâm lý dẫn tới hành vi tạo nghiệp hay cảm thụ, gọi là nghiệp quả hay hiện hành.
Chủng tử thành hiện hành, đó là xuất. Hiện hành thành chủng tử đó là nhập. Trong một đời, tình hình là như vậy. Trong 2, 3 đời hay là vô số đời liên tiếp, tình hình cũng là như vậy. Tất cả mọi diễn biến nhân quả trong đời hiện tại cũng như trong vô số đời quá khứ và đời vị lai, tình hình cũng đều như vậy, đều không ra ngoài quy luật quan hệ giữa chủng tử
và hiện hành. Do đó mà có tinh hình sinh tử tương tục, sinh mạng nối tiếp không ngắt đoạn.

Do quan hệ xuất nhập của chủng tử và hiện hành, tiến hành thường xuyên không ngắt đoạn như vậy, cho nên bản chất của thức thứ tám cũng là thường xuyên biến động không ngừng. Không những thức thứ tám của đời này, so với đời trước và đời sau là biến động
không ngừng mà từ một niệm trước đến niệm sau, đã có biến đổi rồi. Vì tình hình của thức thứ tám là niệm niệm sinh diệt, niệm niệm biến đổi, cho nên chúng ta mới luân hồi sinh tử và đồng thời có khả năng thoát ly sinh tử. Thức thứ tám tồn tại chính là nghiệp nhân và nghiệp quả liên tục tồn tại và biến động. Ngoài sự biến động liên tục của dây chuyền nghiệp nhân nghiệp quả này, không thể tìm đâu ra thức thứ tám ! Cũng như
dòng nước chảy, là do nước chảy mà có, không thể tìm đâu ra cái gọi là dòng nước chảy, ở ngoài nước ! Mục đích giải thoát của đạo Phật là cắt đứt dòng chảy sinh tử nhân quả liên tục đó. Khi tác dụng của thức thứ tám không còn nữa, thức thứ tám không còn chấp chứa gì nữa, cũng không còn hiện hành gì nữa, thì thành tựu được “tính không”, thức (phiền não) chuyển thành trí (thanh tịnh), không còn bị sinh tử chi phối nữa, và trở
thành
tự do trong sinh tử.

Có thể thấy thức thứ tám không giống như linh hồn vĩnh hằng. Nếu tin có linh hồn vĩnh hằng, thì sẽ mất khả năng siêu phàm, nhập Thánh, giải thoát khỏi sinh tử. Phật giáo trên quan
niệm
thì phủ định linh hồn, trên mục đích thì phủ định thức thứ tám. Chỉ có phủ định thức thứ tám như là sự giả hiện của vô minh phiền não tương tục thì mới có thể được triệt để giải thoát. Nhưng phủ định thức thứ tám không có nghĩa là không có gì hết nữa, mà là còn trí tuệ lặng chiếu, siêu việt hữu và vô, không còn có vô minh phiền não bức nhiễu nữa.

Trích từ sách:

PHẬT
GIÁO CHÍNH TÍN

Hòa Thượng
Thích Thánh Nghiêm
Phân Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam dịch

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Chết Và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng

Chết và hấp hối theo truyền thống Phật giáo Tây tạng

Ven. Pende Hawter tổng hợpQuán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất...

Lời Di Huấn Của Đức Phật Và Sự Tồn Vong Của Giáo Huấn Phật Giáo

Lời Di Huấn của Đức Phật và sự tồn vong của Giáo Huấn Phật giáo

LỜI DI HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT và sự tồn vong của Giáo Huấn Phật giáo Hoang Phong Đức Phật Thích...

Ăn Chay Để Cứu Địa Cầu

Ăn Chay Để Cứu Địa Cầu

ĂN CHAY ĐỂ CỨU ĐỊA CẦUNguyên Giác Hiểm họa lớn nhất có thể xóa sạch nhân loại hiện nay là...

Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Hiện Đại

Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Hiện Đại

TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI HIỆN ĐẠI Thích Nguyên Thành* Thầy Thích Nguyên Thành...

Cảm Niệm Đấng Đại Hùng

Cảm Niệm Đấng Đại Hùng

CẢM NIỆM ĐẤNG ĐẠI HÙNG Kính dâng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nhân mùa Phật đản 2564 Tỳ...

Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 – Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ

Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 – Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ

BA NGÀY CUỐI THÁNG 8 NĂM 1963 -TÀI LIỆU GIẢI MẬT CỦA CHÍNH PHỦ MỸ(CIA - Bộ Ngoại Giao -...

Ngàn Năm Còn Mãi Thích Nữ Tắc Phú

Ngàn Năm Còn Mãi Thích Nữ Tắc Phú

NGÀN NĂM CÒN MÃIThích Nữ Tắc Phú Lại một mùa đông gió lạnh! Ngồi bên thềm cửa lắng nghe cái...

Ô Nhiễm Tâm Linh – Bs. Nguyễn Thanh Giản

Ô NHIỄM TÂM LINHBS. Nguyễn Thanh Giản Ô nhiễm tâm linh có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chúng...

Đức Từ Bi …Nở Sen Xanh – Thích Giác Toàn

Đức Từ Bi …Nở Sen Xanh – Thích Giác Toàn

ĐỨC TỪ BI ...NỞ SEN XANH Thích Giác Toàn Xuất gia thọ pháp thiền tông Minh minh chiếu diệu tươi...

Lý Giải Chuyện Nàng Bhadda

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Thành Vương Xá đang xôn xao với tin tên tướng cướp Satthuka sẽ bị chặt đầu vào sáng mai. Tại...

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (Song Ngữ)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ  Nầy các Tỳ Kheo, có bốn niềm tin cao quý...

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI MINH MẠNG (1820 – 1840)Nguyễn Duy Phương   - Luận án là kết quả của...

Phù Vân

Phù Vân

Mây vẫn cứ bay, dòng đời vẫn cứ trôi, tâm tính con người cũng đổi thay theo năm tháng. Cái...

Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa

Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa

CON ĐƯỜNG “ TRUNG ĐẠO” TỪ NGUYÊN THỦY SANG ĐẠI THỪA Đức Ân Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu...

Khi Người Kéo Màn Ngủ Quên

Khi người kéo màn ngủ quên

KHI NGƯỜI KÉO MÀN NGỦ QUÊN TN Huệ Trân             Trong một đoàn hát, nếu tưởng chỉ những diễn...

Chết và hấp hối theo truyền thống Phật giáo Tây tạng

Lời Di Huấn của Đức Phật và sự tồn vong của Giáo Huấn Phật giáo

Ăn Chay Để Cứu Địa Cầu

Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Hiện Đại

Cảm Niệm Đấng Đại Hùng

Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 – Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ

Ngàn Năm Còn Mãi Thích Nữ Tắc Phú

Ô Nhiễm Tâm Linh – Bs. Nguyễn Thanh Giản

Đức Từ Bi …Nở Sen Xanh – Thích Giác Toàn

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Phù Vân

Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa

Khi người kéo màn ngủ quên

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Vị Pháp Thiêu Thân

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Đức Phật may y cho đệ tử

Đức Phật có phải là Thượng đế hay không?

Bốn pháp giải thoát

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Tin mới nhận

“Tứ cú lục bát thập tân khúc” kính dâng Hương linh Me Tâm Tấn

Tìm Lại Chiếc Áo Giải Thoát

Điếu Văn Tưởng Niệm: Đại Diện Du Học Sinh Ấn Độ Tại Pune – Thích Đức Châu

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Biết sống tùy duyên

Trồng mía chưa chắc được mía mà có khi được lau?

Phật lịch được tính như thế nào?

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (6)

Khéo nghĩ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Tam Đoạn Luận Và Tứ Phân Phản Biện Trong Phật Giáo (Bài 2)

Giới thiệu CD thiền ca Hoa Bay Khắp Trời

Kinh Dhammika

Đạo đức trong đời sống hiện tại

Chọn Lựa

Sen Nở Hồ Tâm

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

Từ tết chay đến cuộc thi “ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2

Văn Hóa Phật Giáo Miền Nam: Chùa Tôn Thạnh.

Lá thư của George Bush gửi cho Bill Clinton là một bài học về nhân phẩm và lòng tự trọng

Tin mới nhận

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Bát Nhã Tâm Kinh

Đọc và học Kinh Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Sổ Tức – Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Sự dung hợp Tịnh độ & Thiền của ngài Vĩnh Minh

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 75)

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Tịnh Độ Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.