PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Konchok Paldron

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIỂU SỬ VẮN TẮT NỮ HÀNH GIẢ KONCHOK PALDRON

Alexander Gardner[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Bà Konchok Paldron có lẽ sinh vào những năm 1850. Hồi ký Sự Huy Hoàng Rực Rỡ của Tulku Urgyen (1920-1996), cháu [nội] của Bà Konchok Paldron, tường thuật lại rằng Bà đã ngoài 80 tuổi khi qua đời vào những năm 1930. Anh trai của Bà, Ngài Wangchuk Dorje, có lẽ sinh ra trước khi cha của họ, Đức Chokgyur Lingpa (1829-1870)[2], đến Tu viện Palpung vào năm 1853 từ quê nhà ở Nangchen và bắt đầu hợp tác với Đức Jamgon Kongtrul (1813-1899)[3] và Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)[4]. Em trai [cùng cha khác mẹ] của họ, Ngài Tsewang Norbu, sinh ra với mẹ là cháu gái của Đức Khyentse Wangpo và vì thế, có lẽ không sinh ra sớm hơn cuối những năm 1850.

Mẹ của Bà Konchok Paldron là Dechen Chodron, thường được mọi người biết đến là Degah. Bà cụ là em gái của Ngài Barwai Dorje (1836-1920), học trò của Đức Chokgyur Lingpa và đã sống ít nhất cho đến năm 1874, khi Bà cụ thỉnh cầu Đức Kongtrul soạn Ánh Sáng Trí Tuệ, một luận giải cho Các Giai Đoạn Của Con Đường Tinh Túy Trí Tuệ [Lamrim Yeshe Nyingpo] của Đức Chokgyur Lingpa. Tulku Urgyen miêu tả Bà cụ là phẫn nộ và bướng bỉnh, một người phụ nữ quyền lực, có khả năng chống lại yêu cầu từ người chồng nổi tiếng của mình.

Theo Tulku Urgyen, Bà cụ kính trọng Đức Khyentse Wangpo, vị thường chào đón một cách chính thức và ban quán đỉnh cho Bà cụ.

Gia đình cho rằng Bà Konchok Paldron là một hóa hiện của Bồ Tát Kim Cương Thủ, trong khi hai em trai của Bà là [hóa hiện của] Quán Thế Âm và Văn Thù Sư Lợi. Bà Konchok Paldron đã dành khá nhiều thời gian với cha mẹ khi họ di chuyển quanh Kham và Bà đã chứng kiến sự phát lộ nhiều kho tàng của Ngài. Tulku Urgyen kể nhiều câu chuyện mà trong đó, bà của Ngài tương tác với các đệ tử của Đức Chokgyur Lingpa trong khung cảnh chung.

Bà Konchok Paldron đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn các phát lộ của cha, kết quả từ nỗ lực hợp tác của Đức Chokgyur Lingpa, Đức Kongtrul, Đức Khyentse và Ngài Karmapa thứ Mười bốn – Thekchok Dorje (1798-1868) cùng nhiều vị khác. Trong khi những người con trai của Bà thu thập nhiều bản văn nghi thức bị phân tán trong các đệ tử và thỉnh cầu biên soạn nhiều bản văn khác, Bà Konchok Paldron được công nhận trong việc giữ gìn các khía cạnh nghi lễ của truyền thống. Bà học những cách tụng và giai điệu liên quan đến nghi thức của truyền thống, điều được phát lộ cho Đức Chokgyur Lingpa trong một linh kiến, và phương pháp chuẩn xác để thổi Gyaling, một Pháp khí nghi lễ Tây Tạng. Bà trao chúng lại cho các con trai và những vị trì giữ truyền thừa khác, đảm bảo sự tồn tại của chúng. Tulku Urgyen cũng công nhận Bà về kiến thức làm Torma, tức bánh nghi lễ, liên quan đến các phát lộ của cha Bà.

Bà cũng được cho là đã giữ gìn các yếu tố vật lý trong những phát lộ của cha Bà. Dilgo Khyentse Rinpoche kể cách mà Bà kế thừa một cuộn kho tàng mà Đức Chokgyur Lingpa đã phát lộ nhưng chưa viết lại. Bà trao nó cho Tulku Urgyen, vị lại trao cho chú, người lại yêu cầu Dilgo Khyentse Rinpoche rút ra bản văn.

Vào cuối những năm 1860, Bà Konchok Paldron cùng cha đến miền Trung Tây Tạng, nơi mà gia đình và các đệ tử đi hành hương khắp vùng đất. Tại Mindrolling, Bà rèn luyện về các thủ ấn của truyền thống Nyingma và phong cách vẽ tranh của vùng.

Trước sự hiện diện của cha, Bà gặp Patrul Rinpoche (1808-1887)[5]; Bà thường bắt chước giọng Golok nặng của Ngài và cũng thọ giáo lý từ Đức Ju Mipham Gyatso (1846-1912)[6], Đức Kongtrul và Đức Khyentse Wangpo.

Tulku Urgyen cũng miêu tả Bà là một nhà chiêm tinh và nhà thảo mộc thông thạo, người phát thuốc mỗi ngày.

Bà Konchok Paldron kết hôn với Ngài Orgyen Chophel, con trai của gia đình Tsangsar có tầm ảnh hưởng ở Nangchen. Cặp đôi sống ở điền trang gia đình của Ngài Orgyen Chophel và Bà dành nhiều năm tại Lhalam – Tu viện của chồng.

Bốn người con trai của Bà đều được công nhận là những vị tái sinh và tất cả đều trở thành những Lama và vị trì giữ truyền thừa xuất chúng về các phát lộ của Đức Chokgyur Lingpa: Samten Gyatso (qua đời năm 1940?), Lama Sangngak (1886-1949), Tersey Tulku (qua đời năm 1956) và Chime Dorje (1885-1948) – cha của Tulku Urgyen. Tersey Tulku là vị tái sinh được xác nhận của anh trai Bà – Ngài Wangchuk Dorje.

Mặc dù Bà sau đó tán dương những thành tựu tâm linh của các con trai, Bà không lập tức sẵn lòng trao họ cho các Tu viện thỉnh cầu họ. Trong Sự Huy Hoàng Rực Rỡ, Tulku Urgyen kể lại trận chiến đáng chú ý giữa Bà Konchok Paldron và một Lama từ Tsangsar Namgon, người yêu cầu con trai của Bà – Chime Dorje – là vị tái sinh của vị trì giữ ngai tòa của họ. Namgon là một trong ba Tu viện thuộc về gia đình Tsangsar; hai Tu viện kia là Lhalam và Lachab. Vị Lama đến đúng vào lúc cử hành lễ tang cho mẹ của Konchok Paldron và Bà báo với họ rằng đây không phải thời điểm thích hợp để họ đưa con trai Bà đến Tu viện của họ. Vị Lama từ chối rời đi mà không có đứa trẻ và sau một sự đối đầu ngày càng gia tăng, ông ấy chỉ rời đến cắm trại gần đó, tiến hành các chuẩn bị rõ ràng để bắt cóc cậu bé. Không lâu sau, Bà Konchok Paldron và gia đình du hành đến Tu viện Tsike. Trên đường, hai mươi lăm tu sĩ từ Tu viện phục kích họ và bắt cóc đứa trẻ ba tuổi.

Bà Konchok Paldron yêu cầu chồng đòi lại con trai nhưng không thành công. Ngài Orgyen Chophel rõ ràng đã đồng ý để con trai thứ hai được thiết lập tại một Tu viện Tsangsar, nhờ đó, tiếp tục ảnh hưởng của gia đình lên các học viện tâm linh trong vùng. Bà Konchok Paldron phẫn nộ và rời điền trang của chồng để đến Tu viện Tsike, trụ xứ của vị tái sinh của cha Bà – Tsike hay Kela Chokling. Vị Kela Chokling thứ hai – Konchok Gyurme (1871-1939) là bạn của Bà. Trong năm năm, Bà chờ các tu sĩ cho phép Bà gặp con trai và khi họ được đoàn tụ, Bà từ chối cho con trai bị đưa đi lần nữa, nương tựa sức mạnh của Tu viện Tsike để bảo vệ Bà và gia đình. Đức Tsike Chokling ủng hộ Bà tại Palpung và Ngài Chime Dorje ở cùng Bà đến khi trưởng thành, không bao giờ xuất gia hay chính thức chấp nhận sự công nhận là một đạo sư tái sinh.

Mặc dù bảo vệ gia đình một cách mãnh liệt, Bà không rụt rè trong việc bày tỏ quan điểm về danh tiếng của những người con trai nổi tiếng của mình hay thiên hướng rõ ràng của họ về việc chẳng để tâm đến mong muốn của Bà rằng họ phải sống gần nhà. Tulku Urgyen mở ra Sự Huy Hoàng Rực Rỡ với lời than phiền dài của Bà Konchok Paldron về con trai Tersey Tulku đã biến mất ở miền Trung Tây Tạng. Sau khi nhắc nhở thính chúng của Bà về danh tiếng của cha Bà, Bà tuyên bố, “Dẫu vậy, Ngài đã bỏ lại thân xác và tôi cùng với nó”. Rồi Bà than khóc rằng Bà bị bỏ lại một mình (bất chấp sự hiện diện của ba người con trai lớn bên cạnh) và chế nhạo danh tiếng của Tersey Tulku khi so sánh với cha Bà: “Đã chứng kiến sự vĩ đại đến vậy, làm sao tôi có thể bị ấn tưởng bởi điều gì khác hiện nay? Tôi đã nghe đủ mọi chuyện về các hành động được gọi là vĩ đại của Tersey Tulku, nhưng so với các hoạt động của ông [ngoại], chúng dường như bọt trên nước”. Bà Konchok Paldron sau đó tuyên bố ý định du hành đến miền Trung Tây Tạng, để tìm con trai và đưa trở về Kham. Ba người con trai lớn đã đồng hành cùng Bà.

Trái với việc thỉnh thoảng chế nhạo các con trai, Bà thực sự công nhận những thành tựu của họ. Theo Tulku Urgyen, Bà Konchok Paldron xem con trai Samten Gyatso là đạo sư chính yếu của Bà và Bà đã dành nhiều năm cùng Ngài nhập thất tại Dzonggo Ling, ẩn thất của gia đình.

Bà được cho là đã đạt được trạng thái chứng ngộ thiền định được gọi là “sự tan rã mọi hiện tượng” mà trong đó, giấc mơ ngừng lại và sự tỉnh thức tiếp tục trong lúc ngủ và lúc thức. Mặc dù các thành tựu của Bà trong thực hành và cử hành nghi lễ được biết đến rộng khắp, Bà từ chối vai trò là một đạo sư. Khi các Lama đến thọ nhận chỉ dẫn từ Bà, Bà từ chối gặp họ, khiến cho các con trai phải sắp xếp những cuộc gặp gỡ tình cờ giữa mẹ họ và các vị khác. Thế nhưng, Bà không hoàn toàn từ chối chăm sóc những vị có niềm tin với Bà. Ngài Orgyen Tobgyal miêu tả cách mà Bà gia trì hạt lúa mạch và phát chúng cho những người muốn đặt chúng vào Amulet.

Bà Konchok Paldron qua đời tại Tu viện Tsike. Vị Jamgon Kongtrul thứ hai – Palden Khyentse Ozer (1904-1952) đã có mặt trong tang lễ của Bà, cũng như Dzigar Kongtrul Lodro Rabphel (1901-khoảng 1958) và bốn con trai của Bà. Một bảo tháp được xây dựng ở đó để lưu giữ xá lợi của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Konchok-Peldron/13692.

 

PHỤ LỤC:

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO KONCHOK PALDRON

Từ Cam Lồ Trọng Yếu Của Ý Nghĩa Sâu Xa:

Các Chỉ Dẫn Khẩu Truyền Và Lời Khuyên Thực Tiễn

Được Ban Cho Những Môn Đồ May Mắn, Khai Thị Về Điều Cần Làm Và Cần Tránh

Chokgyur Lingpa soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Konchok Paldron[7], hãy an tọa trên chỗ ngồi hiếm có và thù thắng này!

Konchok Paldron, hãy nỗ lực trong sự điều phục tâm hiếm có và thù thắng!

Konchok Paldron, hãy rèn luyện bản thân trong Bồ đề tâm hiếm có và thù thắng!

Konchok Paldron, hãy chứng ngộ hai giai đoạn hiếm có và thù thắng[8]!

 

Nguồn Anh ngữ: https://lhaseylotsawa.org/library/advice-for-konchok-paldron-eng.



[1] Alexander Gardner đã hoàn thành tiến sỹ về các nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Michigan vào năm 2007 và hiện là người điều hành và biên tập viên chính của Treasury of Lives [https://treasuryoflives.org/].

[7] Konchok Paldron (Đèn Vinh Quang Hiếm Có Và Thù Thắng) là con gái của Đức Chokgyur Lingpa.

[8] Tức là giai đoạn phát triển và hoàn thiện.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Ước Mơ Về Quyền Được Sống Để Cống Hiến

Ước mơ về quyền được sống để cống hiến

ƯỚC MƠ VỀ QUYỀN ĐƯỢC SỐNG ĐỂ CỐNG HIẾN Thích Đạt Ma Phổ Giác Quốc gia đáng sống, với tôi,...

Tắm Bụt Từng Ngày

Tắm Bụt từng ngày

Khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để...

Thực Hành Lòng Từ Bi

Thực hành lòng từ bi

Người tu tập tâm từ sẽ cởi mở những tâm oán hờn, vì lòng từ bi thương người đem niềm...

Nhận Định Về Bài Pháp Thoại “Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp” Của Pháp Vương Gyal Wang Drukpa

Nhận định về bài pháp thoại “uy nghi giới hạnh trong phật pháp” của pháp vương gyal wang drukpa

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ BÀI PHÁP THOẠI “UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP” CỦA PHÁP VƯƠNG GYAL WANG DRUKPAThích Nguyên Liễu Thanh...

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

CÁC KỲ KIẾT TẬP KINH ĐIỂN THEO PHẬT GIÁO THERAVADAHòa thượng Rewata Dhamma - Đăng Nguyên dịch Những lời dạy...

Thảo Luận Về Khoa Học Thần Kinh

THẢO LUẬN VỀ KHOA HỌC THẦN KINH Hội đàm Tâm thức và Đời sống ngày thứ baPhúc Cường trích dịch...

Hành Trình Theo Bước Chân Phật

Hành trình theo bước chân Phật

Sống hệ lụy thế nhân với bao danh lợi, tiền tài, sắc đẹp hay thong dong tự tại như một...

Phương Mỹ Chi & Nhạc Phật | Album “Bát Nhã Thuyền”

Phương Mỹ Chi & Nhạc Phật | Album “Bát Nhã Thuyền”

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ! Tạo hình nhân vật trong album Nhạc Phật của ca...

Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo

Quan Niệm VÔ NGÃ Trong Tư Tưởng Phật Giáo Phổ Nguyệt Vô ngã là tiến trình tu tập tâm không...

Xóa Sổ Tây Tạng

Xóa Sổ Tây Tạng

XÓA SỔ TÂY TẠNG Trần Khải   Nói xóa sổ Tây Tạng đây không phải là kiểu nói văn chương,...

Yếu Chỉ Kinh Tụng Hằng Ngày Chùa Linh Xứng

Yếu chỉ kinh tụng hằng ngày chùa Linh Xứng

YẾU CHỈ KINH TỤNG HẰNG NGÀY CHÙA LINH XỨNGThích Đạt Ma Phổ Giác biên soạn Chúng tôi biên soạn Kinh...

Chân Để và Tục Để

*UNIVERSAL/ always present (sabba-citta sadharana,) =7 1. phassa = contact or mental impression2. vedana = feeling (tone)3. sanna = perception4. cetana = volition or intention5. ekaggata = one – pointedness,...

Tâm Hiếu Của Thiền Sư Tông Diễn Như Hùng

Tâm Hiếu Của Thiền Sư Tông Diễn Như Hùng

TÂM HIẾU CỦA THIỀN SƯ TÔNG DIỄN Như Hùng Mỗi năm vào rằm tháng bảy mùa Vu Lan Hiếu Hạnh...

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

CÂU CHUYỆN VỀ HAI VỊ THIỀN SƯ Tác giả Văn Đan, Như Nguyện dịch Có một vị thiền sư trú trong...

Các Giáo Thọ Sư Phật Giáo Hoa Kỳ Gửi Thư Ngỏ Đến Tổng Thống Obama

Các Giáo Thọ Sư Phật Giáo Hoa Kỳ gửi thư ngỏ đến Tổng thống Obama

CÁC GIÁO THỌ SƯ PHẬT GIÁO HOA KỲ GỬI THƯ NGỎ ĐẾN TỔNG THỐNG OBAMABY LION'S ROAR STAFF_______________________________________ Tổng thống...

Ước mơ về quyền được sống để cống hiến

Tắm Bụt từng ngày

Thực hành lòng từ bi

Nhận định về bài pháp thoại “uy nghi giới hạnh trong phật pháp” của pháp vương gyal wang drukpa

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

Thảo Luận Về Khoa Học Thần Kinh

Hành trình theo bước chân Phật

Phương Mỹ Chi & Nhạc Phật | Album “Bát Nhã Thuyền”

Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo

Xóa Sổ Tây Tạng

Yếu chỉ kinh tụng hằng ngày chùa Linh Xứng

Chân Để và Tục Để

Tâm Hiếu Của Thiền Sư Tông Diễn Như Hùng

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Các Giáo Thọ Sư Phật Giáo Hoa Kỳ gửi thư ngỏ đến Tổng thống Obama

Tin mới nhận

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Người đẹp tuyệt trần

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Đức Phật cứu thành Tỳ Xá Ly thoát khỏi thiên tai bằng cách nào?

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Đức Phật là ai? (phần 2)

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Lời Phật dạy về những điều khó

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Biết sự hơn kém của người

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Con dao trong tâm

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Tin mới nhận

Đã tin Phật sao còn tin vào ngày giờ tốt xấu?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Chiêm nghiệm câu: “trời kêu ai thì nấy dạ”

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Giải Nobel Hoá Học 2012 Góp Phần Làm Rõ Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên

Ôn Dịch Corona Virus

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Pháp Môn Lạy Phật

Cuộc chơi

Tâm Lý Học Trong Giáo Lý Nguyên Thủy

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Từ sâu thẳm trong người Việt là… độc ác

Giáo dục và giáo dục Phật giáo

Tỉa nhánh cây khô

Bói Toán Tử Vi

Nồng Độ Khí Thải Co2 Trong Không Khí Tăng Cao Hơn Dự Báo Tú Anh Rfi

Sống để bụng chết mang theo

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Phật Giáo Và Khoa Học – Tác Giả: Alexander Và Chodron, Người Dịch: Minh Chánh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Tin mới nhận

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Kinh Phật là gì?

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Tin mới nhận

Tịnh Độ Tông

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese