PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời Di Huấn Sau Cùng Của Đức Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LỜI DI HUẤN SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
Hoang Phong biên soạn
(Biên soạn dựa theo một bài
viết của Thiền sư và Giáo sư Triết học
ngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của Hội
Thiền học Quốc tế AZI
(Association Zen
Internationale
), trụ sở tại Paris, và tài liệu
của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion of
Bouddhism
), trụ sở tại Tokyo).

DucphatnietbanDưới đây là tóm tắt những
lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật
đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi
sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất
là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà
tập họp các đệ tử để nghe giảng
và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật
đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối
cùng
, Phật đã
gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết
giảng
như thường, tuy không còn đi xa được
nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh
dưỡng
trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát
đi và dạy rằng :

« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ,
nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng
suốt
của ta không kém sút. Ta còn tại
thế
ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích
».

Trong một khu rừng cạnh thị
trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một
thị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía
đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc-đông-bắc
Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ
giữa hai gốc cây sa-la.

Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn,
rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu
hướng về phía bắc, mặt hướng về
phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau
đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các
đệ tử để nhắc lại một lần nữa
tầm quan trọng của Đạo
Pháp
. Phật nhắc nhở các đệ
tử
phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật
nào cả, dù đó là Phật, vị thầy
đích thực của họ chính là Đạo
Pháp
. Phật cất tiếng và nhắn
nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài
như thế này :

« Này các đồ đệ,
các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con,
hãy trông cậy vào chính sức mạnh của
các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những
lời giảng huấn của ta sẽ
làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm
nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ
thuộc
thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

« Hãy nhìn vào thân xác các con, các
con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng
nào
. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn
đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được
như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng
cho dục vọng chi phối các con.

« Hãy nhìn vào tâm thức các con,
các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng
không ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tự
buông rơi vào chính những ảo giác của
tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu
căng
và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các
con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất
định
chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

« Hãy nhìn vào tất cả các vật
thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn
hay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấu
hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã
và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ
đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi
theo những lời giáo huấn của
ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế
các con sẽ loại bỏ được khổ đau.
Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con
sẽ trở thành những đồ đệ thật sự
của ta.

« Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng
cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ
để cho mai một đi. Phải bảo tồn những
lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực
hành
. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy,
các con sẽ đạt được an vui.

« Những gì hệ trọng
nhất trong những lời giáo huấn của
ta là các con phải kiểm soát được tâm thức
các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân
xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ
chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là
cuộc sống của các con chỉ là
tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại
bỏ
mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ
đau.

« Nếu các con nhận ra
được là tâm thức các con đang có xu hướng
bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt
bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự
cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm
thức
các con.

Tâm thức có khả năng
biến
một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự
lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ,
nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật.
Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các
con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

« Để có thể giữ
đúng như lời giáo huấn của
ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả.
Đừng bắt chước như nước với dầu
xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như
nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào
nhau.

Hãy cùng
nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải
cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức
của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười
biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy
quả ngọt trên Đường Ngay Thật.

« Những lời giáo huấn
ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của
chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các
con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ
đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó
khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề
gặp được ta, các con thật sự còn đang ở
một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các
con đang ngồi bên cạnh ta cũng
vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấp
nhận
và đem ra thực hành những lời giáo huấn
của ta, thì dù cho các con ở thật
xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở
bên cạnh ta trong lúc này.

« Hỡi các đồ đệ,
phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa
ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than
khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng
và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta
đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một
cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái
lại
các con phải hân hoan khi nhận ra được
cái quy luật biến đổi ấy và hiểu
được rằng sự sống của
con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố
gắng
duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm
bợ phải nhất định trở thành trường
tồn
.

« Con quỷ của
những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách
đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn
độc
trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên
nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con
phải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏ
những mối giây đó như các con đã đuổi bỏ
con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo
vệ
thật cẩn thận tâm thức các con.

« Này các môn đệ của ta, giây phút cuối
cùng
của ta đã
đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết
chỉ là sự tan rã của xác thân vật
chất
mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn
lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh
tật và cái chết. Một vị Phật
đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn
chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà
thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ
của Giác ngộ sẽ trường
tồn
vô tận trong thực thể của
Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo
Pháp
. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy
không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người
nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy
ta.

« Sau khi ta tịch diệt,
Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi
theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung
thành
với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của
ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những
lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn
nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả
những lời giảng của ta
đều được đưa ra một cách ngay thật
và minh bạch.

« Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt.
Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết
bàn
. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con »
.

 

Người chép lại những lời
này của Phật
xin chắp tay mong rằng :

– Vì Phật,
chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ
trên đây thêm một lần.

– Vì tất cả chúng sinh, vì sự
đau khổ của muôn loài, chúng ta lại
đọc thêm một lần nữa.

– Để gởi đến từng
đơn vị nhỏ nhoi nhất của
sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần
nữa, đọc thêm một lần nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc
lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến
khi nào những lời dặn dò trên đây của
Phật trở thành những lời dặn
dò xuất phát từ chính tâm thức ta,
để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những
người chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏnhoi nhất của sự sống. Khi
những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy
Từ bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của chính ta, thì biết đâu lúc ấy
ta cũng sẽ là một vị Phật ?

Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc)

Hoang Phong

(Biên soạn dựa theo một bài
viết của Thiền sư và Giáo sư Triết học
ngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của Hội
Thiền học Quốc tế AZI
(Association Zen
Internationale
), trụ sở tại Paris, và tài liệu
của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion of
Bouddhism
), trụ sở tại Tokyo).

椀

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Chỉ Số Về Hạnh Phúc

Chỉ số về hạnh phúc

CHỈ SỐ VỀ HẠNH PHÚC Hồng Châu Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã...

Thành Đạo

Thành Đạo

THÀNH  ĐẠO Minh Mẫn Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả. Chữ...

60 Năm Đcstq Phá Hủy Môi Trường Ở Tây Tạng

60 năm ĐCSTQ phá hủy môi trường ở Tây Tạng

Trung Quốc khai thác mỏ quặng Sách trắng mới nhất của chính quyền Trung Quốc về Tây Tạng, một lần...

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

TIỂU SỬ VẮN TẮT NGÀI DOLA JIGME KALZANG Adam Pearcey soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Ngài Jigme...

Turkey Chay Gà Tây Chay Đút Lò

Turkey Chay Gà Tây Chay Đút Lò

TURKEY CHAY GÀ TÂY CHAY ĐÚT LÒ Chân Thiện Mỹ Công thức & Cách Làm gà tây chay nướng :  2...

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

NHỚ TẾT Ở ẤN ĐỘ Thích Trung Hữu Tết Việt Nam với Tăng Ni, du học sinh Việt Nam đang...

Đường hoa Nguyễn Huệ năm nào

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Thiệu Quyển Sách “Bản Chất Của Sự Hạnh Phúc”

Giới Thiệu Quyển Sách “Bản Chất Của Sự Hạnh Phúc”

LỜI NGƯỜI DỊCH   Quyển sách này như Bác sĩ Howard Cutler nói là tinh hoa của loạt sách Nghệ...

Duy Tuệ Thị Nghiệp

Duy Tuệ Thị Nghiệp

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP Huỳnh Ngọc Chiến Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như...

Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng Thống Sri Lanka

Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng Thống Sri Lanka

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG của Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng thống Sri Lanka Tôi rất vui mừng khi gửi bức thông...

Hành Trình Đến Chánh Niệm

Hành Trình Đến Chánh Niệm

Các Tác Giả Bhante Henepola Gunaratana, người Tích Lan (Sri Lanka), là tác giả của hai quyển sách do nhà...

Ước Hẹn Ngày Mới

Ước hẹn ngày mới

ƯỚC HẸN NGÀY MỚIVĩnh Hảo   Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một...

Hạnh Phúc Và Khổ Đau

Hạnh phúc và khổ đau

Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ...

Khen Chê Phải Rõ Ràng

Khen chê phải rõ ràng

KHEN CHÊ PHẢI RÕ RÀNG Quảng Tánh   Trong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải...

Chánh Hạnh Niệm Phật

Chánh Hạnh Niệm Phật Đại Sư Hám Sơn (Mộng Du Tập) Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng...

Chỉ số về hạnh phúc

Thành Đạo

60 năm ĐCSTQ phá hủy môi trường ở Tây Tạng

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

Turkey Chay Gà Tây Chay Đút Lò

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

Đường hoa Nguyễn Huệ năm nào

Giới Thiệu Quyển Sách “Bản Chất Của Sự Hạnh Phúc”

Duy Tuệ Thị Nghiệp

Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng Thống Sri Lanka

Hành Trình Đến Chánh Niệm

Ước hẹn ngày mới

Hạnh phúc và khổ đau

Khen chê phải rõ ràng

Chánh Hạnh Niệm Phật

Tin mới nhận

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Phật dạy lợi ích cho và nhận

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Dòng sông tâm thức (I)

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Giản dị trong nếp sống

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Được gặp Đức Phật

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Tin mới nhận

Lý Duyên Khởi Và Tính Nhất Quán Trong Giáo Lý Nhà Phật

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử

Thiền sư và tên trộm

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Kho Báu Nhà Thiền

Ngã-Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách Ebook PDF

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 6

Hải Triều Âm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Kỷ niệm ngày chân lý hiện thân

Mây trắng hỏi đường qua

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Đối Diện Dịch Bệnh – Một Cuộc Thoái Trào Của Nền Tư Duy Học Đời Và Học Đạo

Nơi Đào Luyện Những Nhân Tài Phật Học Tại Việt Nam – Tâm Minh

Chúng ta đang sống

Chuyện Đời Không Huyền Thoại Của Vị Thiền Sư Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc

Thời Kỳ Hốt Tất Liệt Và Phật Giáo Trung Nguyên – Thích Tuệ Sỹ

Và khi tỉnh (thức) dậy, tôi tìm lại tôi

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (6)

Đạo Phật Và Con Người

Tin mới nhận

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Giới thiệu – Dịch và Chú Kinh Pháp Ấn

Kinh Thừa Tự Pháp

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Tin mới nhận

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Vào Cửa Tịnh Tông

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Gương Sáng Niệm Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese