NƠI CHUNG SỐNG HÒA BÌNH GIỮA HINDU VÀ PHẬT GIÁO
Tâm Nhẫn
Indonesian buddha statue in Prambanan temple site (Pic:http://www.123rf.com/photo)
Đồng bằng
Prambanan nằm cách Yogya khoảng 18-20 km về hướng Đông (khoảng hơn 1 giờ xe do đường
khúc khuỷu dẫn đến đây). Đây là một chứng tích lịch sử tôn giáo của cuộc hôn
nhân giữa hai hoàng tộc Phật giáo và Ấn giáo. Rất nhiều ngôi đền rãi rác khắp
bình nguyên để tham quan, chiêm ngưỡng, trong đó, lớn nhất là quần thể Hindu
Prambanan, kế đến là quần thể Sewu Phật giáo. Có thể nói, bình nguyên Prambanan
là nơi rất đáng để viếng tại Trung Java, sau Borobudur .
Riêng quần thể
Prambanan Hindu mà xưa kia, vào khoảng thế kỷ thứ 7-8, lúc nơi đây là đô thị
trung tâm của vương triều Medang, dưới thời Vua Rakai Pikatan, ông đã cho xây dựng
một quần thể đền đài huy hoàng, tráng lệ để thờ cúng Ba vị Thần Ấn giáo là
Brahman, Vishnu và Shiva, trong đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng để thờ thần
Shiva. Mục đích xây dựng là để thần dân biết rằng, Vương triều Medang đã từ bỏ
Phật giáo để theo Ấn giáo và qui mô quần thể để cạnh tranh với Borobudur mà trước
đó, cũng Vương triều này đã theo Phật giáo, cho xây dựng.
Người ta nói rằng
vào thời đó, Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương triều Medang, nơi
tổ chức nhiều lễ nghi tín ngưỡng và hiến tế. Các học giả cho rằng, vào thời kỳ
hoàng kim của vương quốc, có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn và đệ tử của họ sống
quanh quần thể đền này. Quần thể này bị bỏ rơi khi vương quốc dời đô về Đông
Java, có lẽ do ngọn Merapi phun trào vào thế kỷ thứ 10.
Chúng tôi đến đây
khoảng chiều tà, không gian trở nên mát mẽ, xa xa, bóng dáng của quần thể lô
nhô trên bình nguyên, qua tàn cây kẻ lá, gây trong lòng một sự cảm khái vô
cùng. Chúng tôi đi vào cổng khu đền, từ cổng vào khu đền có lẽ gần đến mấy trăm
mét, tại phòng kính có máy lạnh sè sè là nơi bán vé và làm thủ tục vào thăm đền,
thủ tục ấy, là quấn một cái “sarong” để phân biệt khách và bảo vệ . Có một sa
bàn khu đền giữa phòng, nhìn vào góc phòng, có bình nước lọc miễn phí và tấm bản
đồ toàn bộ khu đền. Làm thủ tục xong, chúng tôi qua cổng khu vực đền mà tại đây,
khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh quần thể khu đền .
Tiếp cận khu đền là một cổng soát vé, nơi có con đường đất nện dẫn
vào trung tâm khu đền, mà ven hai bên đường có sắp các biểu tượng đá, mà chúng
tôi không hiểu tượng trưng cho điều gì ? (Có lẽ là một linga biến cách ?). Ngôi
tháp giữa nhô lên trời cao (47m) giữa một quần thể 248 tháp lớn nhỏ khác nhau,
ngôi tháp lớn này được cho là thờ thần Shiva, cho thấy sự huy hoàng của quần thể
đến đài này và là một niềm hãnh diện lớn lao của những giáo đồ Hindu vào thời ấy.
Từ ngoài vào
trong trung tâm khu đền, chúng tôi bồi hồi bước qua những phế tích sụp đổ ngổn
ngang vì những trận động đất ở thế kỷ 16 và bị bồi thêm một trận nữa vào năm
2006, nhưng ngôi đại tháp Mahadeva Shiva sừng sửng cuốn hút chúng tôi vào đó.
Chúng tôi tiến đến
tháp trung tâm, nay được rào chắn cẩn thận để bảo vệ du khách. Muốn chụp ảnh
toàn cảnh tháp vươn cao lên trời xanh, du khách phải đứng ở một khoảng cách khá
xa .
Đến gần hơn, những
tượng apsara được chạm trổ tinh vi với những đường nét tuyệt mỹ, cho dù thời
gian đã qua hơn nghìn năm .
Chúng tôi chầm chậm
vòng quanh tháp trung tâm, ngắm nghía những đường nét chạm khắc đầy công phu và
niềm tin tôn giáo. Rất tiếc vì hậu quả của động đất, nên cấu trúc của ngôi tháp
này trở nên yếu hơn, nhà chức trách đã không cho bất cứ du khách nào vào bên
trong tháp.
Hai ngôi tháp hơi nhỏ hơn để thờ thần Brahman và Vishnu còn khá
vững chãi, du khách có thể đi vào bên trong để khám phá. Tuy nhiên, những kẻ
xâm lăng và những người dân nghèo dốt đã đánh cắp rất nhiều tượng đá để bán đi.
Từ trong tháp Brahman nhìn ra, quần thể trông tuyệt đẹp với sự sắp xếp các khoảng
cách giữa những ngôi tháp lớn nhỏ nổi lên trên nền đất rộng rãi
Chúng tôi thăm cả
8 ngọn tháp còn lại, thì mặt trời đã ngấp nghé chân trời. Chúng tôi trở ra cổng
chính khu đền, lòng tiếc nuối nên đi sâu thêm vào một cạnh của quần thể, mà gần
60 ngôi tháp nhỏ đã trở thành 60 đống gạch .
Chúng tôi ngồi
trên những viên đá nhìn những đống đổ nát, lòng bồi hồi nhớ về khoảng thời gian
hoàng kim của quần thể mà cuộc sống của nó gắn liền với Vương triều Medang, điều
gì cũng có sinh, trụ, dị, diệt . Dưới ánh chiều tàn, lòng cảm thấy lâng
lâng một nỗi tiếc nuối vì sự huỷ diệt của thiên nhiên Dấu xưa xe ngựa hồn
thu thảo, nền cũ lâu đài, bóng tịch dương.
Mặt trời đã khuất
bóng nơi chân trời, phải về thôi, 18g rồi, người lái xe nói, ta còn phải mất hơn
1 giờ nữa mới về đến nhà !
Tản bộ ra về mà
lòng còn lưu luyến vẻ đẹp huy hoàng của quần thể này, ngoái đầu lại
nhìn, thấp thoáng qua tàn cây, quần thể trông thật huyền bí và
xa xăm hàng thế kỷ
Còn một điều tiếc
hơn nữa, là chúng tôi không còn thời gian để viếng quần thể Phật giáo Sewu, một
bản sao của Prambanan , qui mô nhỏ hơn, nhưng lại nhiều hơn 1 ngôi đền, 249
ngôi, phân bố theo một mandara và chỉ cách Prambanan khoảng 800 m theo đường
chim bay. Sewu là ngôi đền Phật giáo lớn nhất vùng đồng bằng Prambanan và lớn
thứ nhì – sau Borobudur – tại miền Trung Java . (Hình của Wiki)
Chỉ trong vòng chưa
đến 1 cây số, mà có cả hai ngôi đền Hindu và Phật giáo hoành tráng song song
nhau, cho thấy nơi đây mà một thiên đường, các tôn giáo song hành nhau một cách
hoà bình.
Chỉ 800 mét đường
chim bay, nhưng có lẽ phải mất 30 phút để đến nơi đó, người lái xe nói. Anh nói
tiếp, đến đó trời tối rồi, không còn ngắm gì được, đường về còn xa .
Ra
về mà lòng còn vương vấn, hẹn một ngày nào đó, sẽ trở lại miền Trung Java để ở
lại Prambanan thêm khoảng 2 ngày mới có đủ thời gian viếng hết tất cả các ngôi đền
.
Monday,
October 29, 2012
Discussion about this post