BẢO TỒN MÔI |
|
|
Nói
đến môi sinh là chúng ta nghĩ ngay đến những bad news, những bản tin xấu. Các
nhà sinh vật học bảo rằng chúng ta đang ở vào thời kì hủy diệt lần thứ 7, và
lần này nguyên nhân và lỗi lầm là của chính chúng ta, con người. Con người săn
bắt một số động vật như voi cổ mammoth, chim cưu dodo, chim bồ câu … đến nổi
chúng trở nên tuyệt chủng. Nhưng săn bắt không phải là nguyên nhân duy nhất. Sự
hủy hoại lớn nhất mà con người phải chịu trách nhiệm là sự tiêu hủy môi trường
sống mà các loài vật khác phụ thuộc vào để tồn tại: Đó là nạn phá rừng nhiệt
đới.
Rừng là một tài nguyên
quan trọng của trái đất. Rừng chứa khoảng phân nửa các loài vật thế giới, đóng
vai trò cái hồ chứa carbon dioxide, và cung cấp các nguyên liệu từ gỗ đến trái cây,
động vật và thuốc men. Song, mỗi năm có khoảng 170.000 km2 rừng nhiệt đới bị
hủy diệt. Một vài nước tiêu hủy khoảng 5% rừng mỗi năm. Các nước khác thì thay
thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo, tức là trồng cây bạch đàn – cung cấp gỗ
và làm hầm cho carbon dioxide, nhưng không thể cung cấp như rừng tự nhiên.
Trong khi rừng bị tiêu hủy thì thú vật cũng dần dần biến mất – chết đi. Biểu
tượng của Tổ chức WWF (World Wide Fund for Nature) là con gấu Panda, bởi vì
ngày nay trên thế giới chỉ còn trên dưới 1000 con, phần lớn là ở Trung Quốc. Nhóm
lớn nhất còn sống sót chỉ khoảng 70 con. Nếu tốc độ phá hủy rừng tre hiện tại tiếp
tục thì chỉ cần 10 năm nữa là chúng ta không còn nhìn thấy một con gấu Panda
nào.
Rừng và “cư dân” rừng
không phải là những nạn nhân duy nhất. Phân nửa vùng đầm lầy cũng đã bị hủy
diệt trong vòng 100 năm qua. Khoảng 2/3 vùng biển san hô đã bị con người làm
biến mất, 80% đất trồng cỏ đang bị xuống cấp, 50% muối đầm lầy và rừng đước
hoặc bị tiêu hủy, hoặc bị thay đổi, 2% đất liền đang có nguy cơ trở thành sa
mạc, và nước ngầm đang bị xuống cấp ở mọi nơi. Các rặng núi như Hi Mã đến Andes
và
triều. Khai thác biển cũng làm cho nguồn tài nguyên này càng ngày càng cạn
kiệt. Vì những tàn phá này, khoảng 20% các loài vật sống trong nước ngọt bị
chết mất hay đang bị diệt chủng. Nếu tỉ lệ hủy diệt như hiện nay không dừng
lại, phân nửa các loài vật sẽ không còn có mặt trên trái đất vào cuối thế kỉ
21.
Dĩ nhiên, chúng ta có
thể nhảy đầm với những con số thống kê như thế để thấy thảm cảnh do chính con
người gây nên. Nhưng những thống kê đó là những có số thô, và dựa vào những giả
định quan trọng là những loài vật mà chúng ta chưa biết cũng bị tiêu diệt theo
cùng một tốc độ như hiện nay. Giả định này có thể đúng, nhưng cũng có thể sai.
Ngoài ra, cần phải kể đến phản ứng của chúng ta: Chúng ta than vãn cái chết của
chim cưu, nhưng chúng ta không thương tiếc những con vi khuẩn gây ra bệnh đậu
mùa. Nhưng những tiên đoán do khoa học bảo tồn môi sinh thường mang tính khẳng
định, không nhân nhượng. Nếu chúng ta khoanh tay đứng nhìn, con cháu chúng ta
sẽ thừa hưởng một thế giới với ít sự sống hơn và môi trường sẽ tồi tệ hơn.
Toàn cầu hóa chiến tranh
Người ta thường nói đi
nói lại rằng con người đang hủy hoại trái đất và vấn đề này gây ảnh hưởng đến
tất cả chúng ta. Có đúng thế không? Ngay cả một biến cố hạt nhân nguyên tử cũng
không hủy hoại trái đất. Sự đa dạng sinh vật sẽ nổi lên từ những đống tro, cũng
như chúng đã từng nổi lên sau các lần hủy diệt trước đây. Hệ thống môi sinh
cũng sẽ tiến hóa. Trái đất sẽ tiếp tục vận hành cho đến khi nào mặt trời có thể
nuốt ngụm trái đất trong vòng 5 tỉ năm. Hoạt động của chúng ta không giết chết trái
đất, nhưng làm thay đổi trái đất. Câu hỏi cần đặt ra là sự thay đổi đó làm cho
cuộc sống tốt hơn hay tồi tệ hơn – hay không có gì thay đổi. Nói cho cùng, biến
cố 65 triệu năm trước đây làm cho trái đất tốt hơn, tồi hơn, hay chỉ là một sự
va chạm? Trên phương diện khoa học, chúng ta không thể nào giả định một cách mù
quáng rằng bảo tồn môi sinh là một điều tốt; trước hết, chúng ta cần phải có
bằng chứng về một lợi ích phổ quát từ việc cứu sống trái đất từ Cuộc hủy diệt
lần thứ bảy.
Nếu có một phát hiện
khoa học nào làm cho con người đoàn kết lại thì đó là khám phá về mối đe dọa bị
diệt chủng. Nhưng ngạc nhiên thay, những lí giải khoa học để cứu thế giới, cứu
trái đất khỏi thảm họa chẳng gây ra ấn tượng cho bất cứ ai. Ngược lại, ở vài
nơi, nó là nguồn gốc của sự xung đột ý kiến giữa các quốc gia. Trong cuộc họp thượng
đỉnh về trái đất ở Rio de Janeiro vào năm 1992, mục đích chính là nhằm lèo lái
trái đất qua những cơn phong ba, trở ngại, mà giới khoa học từng tiên đoán; ấy thế
mà sau cùng, Hội nghị chỉ cho thấy một sự chia rẽ trầm trọng giữa các quốc gia,
chẳng ai đồng ý với một giải pháp chung cả. Sự chia rẽ này vẫn còn tồn tại và chưa
có dấu hiệu gì nó sẽ biến đi trong một tương lai gần, bất kể các nhà khoa học
tiên đoán ra sao.
Nguyên do chính cho tình
trạng chia rẽ này là áp lực bảo tồn môi sinh mà các nước đã phát triển (chủ yếu
là thế giới phương Tây và Bắc Mĩ) dồn xuống các quốc gia đang phát triển, chủ
yếu là ở Á châu, Phi châu, và Nam Mĩ. Tại sao? Tại vì phần lớn những đa dạng
sinh học hiện đang nằm trong các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Á châu, Phi
châu, và Châu Mĩ Latin. Các nước nghèo này xem áp lực của các nước giàu có là
một hành động chính trị, mang tính phá hoại, và đạo đức giả. Các nước nghèo cho
rằng cái khoa học bảo tồn môi sinh không những rất yếu mà còn có khuynh hướng
chính trị: bảo tồn môi sinh chỉ là một phương tiện chính trị (cũng giống như
các phương tiện khác như “nhân quyền” chẳng hạn) để các nước Tây phương sai
khiến các nước nghèo.
Một bất đồng ý kiến lớn
khác giữa hai thế giới là vấn đề nóng toàn cầu (global warming). Các nhà khoa
học thuộc các nước đã phát triển lí giải rằng hiện tượng nóng toàn cầu là một
thực tế. Mặc dù khoa học đằng sau lí giải này rất mong manh, nhưng họ đã thành
công thuyết phục chính phủ các nước đã phát triển và công chúng rằng họ nói
đúng. Từ đó, các nước đã phát triển đang ra sức nêu vấn đề chung mà theo họ các
quốc gia trên thế giới phải cùng nhau chung lưng giải quyết. Giải quyết bằng
cách nào? Các nước đang phát triển phải ngưng phá rừng, phải giảm thiểu các hoạt
động sản xuất kĩ nghệ (tức giảm phun khói ra bầu trời), phải quét dọn carbon
dioxide do kĩ nghệ sản xuất thải ra. Ngược lại, các quốc gia đang phát triển
cho rằng cái khoa học đằng sau hiện tượng nóng toàn cầu còn quá mong manh;
nhưng họ còn quan niệm rằng nếu những tiên đoán của giới khoa học là đúng thì
vấn đề là do các nước đã phát triển gây ra, chịu lấy hậu quả; vậy họ (các nước đã
phát triển) phải tự mình mà giải quyết lấy, chứ chẳng ăn nhằm gì đến thế giới
đang phát triển.
Các nước đã phát triển
muốn duy trì sự đa dạng môi sinh (để ngăn chận cuộc Hủy diệt thứ Bảy), và ý
muốn này chỉ có thể thực hiện thành công nếu các nước đang phát triển phải vâng
lời họ, làm theo những gì mà các nước Tây phương nói. Và đây cũng là một bất
đồng quan điểm giữa hai thế giới đã phát triển và đang phát triển. Các nước
đang phát triển không mấy ấn tượng với quan điểm này; họ muốn có quyền như các
nước đã phát triển đã từng hưởng, tức là quyền được phát triển kinh tế, khai
thác tài nguyên thiên nhiên theo cách thức mà họ nghĩ là tốt nhất cho dân chúng
của họ.
Rừng xưa xanh lá
Có một vài khác biệt
giữa những gì mà các nhà khoa học tính toán là cần thiết để chống lại tình
trạng nóng toàn cầu và vấn đề đa dạng môi sinh. Để chống lại tình trạng nóng
toàn cầu, các nước nghèo phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn các nước giàu có. Những
khai thác rừng phải ngưng lại ngay bây giờ trong các nước đang phát triển. Còn
vấn đề bảo vệ sự đa dạng môi sinh, các nhà môi trường học cho biết từ các bở
biển California (Mĩ) đến các rừng nhiệt đới ở Phi châu, chỉ có 1.4% diện tích
là nhà của 1/3 các loài vật cần bảo vệ. Như vậy, các nước đang phát triển phải
đứng ra gánh vác vấn đề này?
Do đó, lí do để bảo vệ
một số nhỏ loài vật như thế rất yếu ớt. Cây cối và thú vật từng sống một cách
nguy hiểm khi môi trường sống của chúng trở nên quá rời rạc. Thông thường,
chúng không cần những khoảnh đất rộng lớn để tự duy trì và cần những vòng đai
xanh để đi lại. Nếu một loài vật bị chết vì thiếu đất sống, các loài vật khác
cũng chịu chung số phận. Khi loài vật bị tuyệt chủng, 30 loài vật khác cũng
tuyệt chủng theo, vì không có môi trường sống. Nếu một động vật bị tuyệt chủng,
thì nhiều dã thú khác cũng chết theo vì chúng không còn nguồn thực phẩm.
Giới khoa học môi trường
khẳng định rằng tình trạng nóng toàn cầu và tuyệt chủng chỉ có thể ngăn chận
được nếu như các nước đang phát triển phải có hành động tích cực: dành ra một
khoản rừng tự nhiên rộng lớn ngay từ bây giờ, và cấm không cho con người đến
gần khu rừng này. Chỉ bằng cách này thì thế giới mới có thể quét sạch được
carbon dioxide; chỉ bằng cách này thì các cây cỏ quí và thú vật hiếm mới có môi
trường để tồn tại.
Thoạt đầu nghe qua thì
cũng có lí, song xét kĩ thì cách lí luận này cũng có vấn đề. Mức độ đa dạng môi
sinh, một phần lớn, tập trung vào các nước nghèo, bởi vì những nơi này có khí
hậu lí tưởng (nhiệt đới) để các loài vật sinh sôi nẩy nở. Thực ra, các nước đã
phát triển đã từng có một lịch sử hủy diệt môi sinh lâu dài. Rất lâu dài. Họ
từng khai thác một cách không mệt mỏi tài nguyên thiên nhiên, lấy nguyên liệu,
khai khẩn đất để sống, trồng trọt, xây dựng thành phố và phát triển kĩ nghệ.
Chính nhờ vào phá rừng, các nước Tây phương có địa vị kinh tế ngày nay. Kĩ nghệ
hóa và của cải quốc gia mà họ có ngày nay là do phá rừng, ô nhiễm sông ngòi, và
biển mà họ từng tiến hành trong mấy thế kỉ trước.
Rừng không phải lúc nào
cũng rậm rạp. Hai mươi ngàn năm về trước, giữa thời đại băng giá, Âu châu và
Bắc Mĩ bị bao phủ bằng tuyết, chứ không phải cây cối. Lúc đó, chỉ có vùng nhiệt
đới Á châu là ít chịu ảnh hưởng. Ngay cả vùng Amazon (Nam Mĩ) cũng chỉ thưa
thớt chút ít diện tích rừng, chứ không phải rậm rạp với những rừng gỗ sồi như
ngày nay. Nhưng khi thế giới ra khỏi thời băng giá (khoảng 10 ngàn năm về
trước) rừng bắt đầu bành trướng và bao trùm gần 60% diện tích trái đất. Kể từ
đó, con người phá rừng để trồng trọt và chăn nuôi, sinh sống, diện tích rừng bắt
đầu thu nhỏ lại. Ngày nay, rừng chỉ bao phủ khoảng 25% diện tích trái đất, và
phần lớn diện tích rừng bị phá đã từng xảy ra ở thế giới đã phát triển, những nước
đang lớn tiếng yêu cầu thế giới đang phát triển phải ngưng phá rừng!
Phần lớn những đợt phá
rừng diễn ra vài trăm năm trước thế kỉ 20. Kể từ đó, quá trình phá rừng đã được
giảm dần, hay ngưng hẳn. Nhờ vào các chương trình tái phát triển rừng, các nước
Âu châu và Bắc Mĩ có thể khoe khoang rằng họ đã chấm dứt thiên niên kỉ thứ hai
với nhiều cây cối hơn 100 năm trước. Những rừng mới này, thực ra, chỉ là những
rừng ma đã hiện diện từ cuối thiên niên kỉ thứ nhất. Người Mĩ đã tiêu diệt hoàn
toàn loài chim bồ câu “passenger”; người Anh đã từng làm cho loài chó sói và gấu
tuyệt chủng trước khi Trung Quốc bắt đầu đe dọa đến các chú gấu Panda. So với
mức độ phá rừng của các nước đã phát triển đã từng hủy hoại, mức độ hủy hoại
rừng trong các nước đang phát triển chẳng thấm vào đâu.
Nhưng sự hủy hoại sự
sống trong thế giới đã phát triển vẫn chưa chấm dứt. Dung lượng biển Aral, một
vùng nước ngọt khổng lồ ở Trung Á, đã giảm một nửa so với 50 năm trước đây. Các
nhà kế hoạch Nga từng tuyên bố (1987) rằng “Cứ để cho biển Aral chết một cách
đẹp đẽ, vì nó hết sức vô dụng”. Kể từ thập niên 1960s, Anh đã xây thêm nhiều vùng
đất mới mà diện tích bằng cả xứ Wales. Ở Mĩ, trong các bang như Ohio chẳng hạn,
khai khẩn đất / rừng phát triển gấp 5 lần so với phát triển dân số. Chỉ có Nhật
là không phát triển đất đai thêm, còn trong các nước đã phát triển khác thì
nhịp độ khai thác đất đai vẫn còn đang diễn ra.
Kể từ 1981, diện tích
đất đai dành cho trồng trọt giảm khoảng 7%. Gần đây, do cải tiến năng suất nông
nghiệp, sự giảm sút diện tích rừng có vẻ chậm hơn. Nhưng tăng năng suất cũng có
giới hạn, và trong tương lai, có thể nạn phá rừng sẽ có chiều hướng gia tăng.
Phá hoại luôn luôn dễ
hơn là khôi phục. Ngay cả trong các nước đã phát triển, việc ngăn chận nạn phá
rừng là một công việc rất khó khăn và tốn kém. Khó khăn ở đây là xuất phát từ
sự va chạm giữa lợi ích thương mại và bảo tồn môi sinh. Chẳng hạn như ở Mĩ,
chính phủ phải vất vả với việc khôi phục một khu rừng gần 11,700 km2 ở Florida,
vì có sự xung đột giữa kĩ nghệ du lịch và bảo tồn môi sinh. Trong thế kỉ qua,
người dân đào kênh, làm thay đổi thủy triều, phát triển đô thị và nông nghiệp,
và trong quá trình này, con người làm cho hệ thống sinh hóa gần như bị hủy diệt.
Gần 70% các sinh vật trong khu vực hoặc đã biến mất dạng, hoặc đang ở trong
tình trạng nguy hiểm. Với hệ thống cung cấp nước cho Florida và một kĩ nghệ du
lịch 14 tỉ hàng năm có nguy cơ sụp đổ nếu muốn khôi phục con sông. Do đó, chính
phủ vẫn chưa quyết tâm …
Thành ra, không ai ngạc
nhiên khi các nước đang phát triển, các nước nghèo hơn không mấy ấn tượng trước
những áp lực từ các nước giàu có ở Tây phương. Các nước nghèo xem rừng là tài
nguyên của họ, họ có quyền khai thác để giúp nền kinh tế nghèo nàn của họ phát
triển, để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Và điều này có nghĩa là họ phải
bán gỗ, và tận dụng đất đai cho trồng trọt. Các quốc gia đang phát triển hoàn
toàn có lí do khi họ đề nghị rằng nếu muốn giảm tình trạng nóng toàn cầu, thì
các nước đã phát triển nên ngưng phun khói trước, và nên khôi phục lại những
thửa rừng mà họ đã phá hủy trước đây. Hãy để cho các nước giàu có này chịu áp
lực. Tại sao lại làm áp lực cho các nước nghèo?
Nhân mãn và bể dâu
Một trong những lí do
con người hủy hoại rừng là để tự nuôi sống con người và làm nhà cho dân số đang
càng ngày càng gia tăng. Dân số càng nhiều, việc phá rừng càng cao. Đó là xu
hướng mà các nước Âu châu từng kinh qua, và các nước đang phát triển đang gặp
phải. Dân số thế giới gia tăng một cách liên tục kể từ khi hành trình tiến hóa
con người bắt đấu. Đà gia tăng dân số đạt đỉnh cao nhất vào năm 1965, với tỉ lệ
2.5% mỗi năm. Nhưng sau đó, tỉ lệ này giảm xuống dần và nay chỉ còn khoảng 1.3%
/ năm, và vẫn còn đang giảm nhanh. Theo dự đoán của các nhà dân số học, dân số
thế giới sẽ lên đến 10 tỉ vào năm 2050 (hiện nay là 6 tỉ), và có lẽ sẽ đến mức
11 tỉ vào cuối thiên niên kỉ thứ ba. Đây là một tin mừng, nhưng những con số này
còn có nghĩa là thế giới phải tìm cách nuôi thêm một vài tỉ miệng ăn, phải tìm
đất cho họ sống và làm việc trong vài trăm năm sắp đến.
Chỉ 200 năm trước đây,
tỉ lệ sinh sản giữa hai thế giới [đã phát triển và đang phát triển] không khác
nhau bấy nhiêu: mỗi phụ nữ sinh khoảng 7 con. Đến thế kỉ 18 trong các nước Âu
châu, tỉ lệ này giảm xuống và đến nay chỉ còn 2 hay ít hơn cho mỗi phụ nữ. Tuy
nhiên, trong thế giới đang phát triển tỉ lệ này vẫn chưa thay đổi bao nhiêu,
nhất là ở các nước Hồi giáo và Ả Rập. Hiện nay, phụ nữ Á châu và châu Mĩ Latin
trung bình sinh khoảng 2-3 con, nhưng trong thế giới Hồi giáo, tỉ lệ này là 7
con! Sự khác biệt này đưa đến vấn đề mất thăng bằng trong nông nghiệp. Chẳng
hạn như vào thập niên 1950s, dân số Âu châu cao gấp 3 lần dân số Phi châu; ngày
nay, hai lục địa này có cùng dân số; nhưng đến 2050, phi châu sẽ có dân số cao
gấp 3 lần dân số Âu châu. Hiện nay, trong tổng số gia tăng dân số hàng năm, 96%
là ở trong các nước đang phát triển. Thành ra, áp lực để tìm đất sống và thực
phẩm rất khẩn thiết trong thế giới đang phát triển.
Bởi vì dân số gia tăng
quá nhanh trong thế giới đang phát triển, giới khoa học bảo tồn môi sinh đặt
vấn đề kế hoạch hóa gia đình lên ưu tiên hàng đầu trong các nước nghèo. Cái giả
định đằng sau của chiều hướng này là tỉ lệ sinh sản trong các nước đang phát
triển và các nước đã phát triển khác nhau là do giáo dục (kế hoạch hóa gia
đình, kiểm soát sinh sản). Do đó, một bước quan trọng đầu tiên là cải tiến
trình độ giáo dục trong các nước nghèo. Tất nhiên, có một sự ngạo mạn đằng sau
cái chiến lược này – các nước Tây phương tự khen ngợi mình rằng học cao hiểu
rộng và có khả năng tự kiềm chế sinh sản – nhưng trong thực tế, giáo dục không
phải là yếu tố quan trọng. Tỉ lệ sinh sản trong các nước đã phát triển giảm
trước khi có mối quan tâm về nhân mãn.
Sự khác biệt về tỉ lệ
sinh sản giữa các quốc gia Âu châu không liên quan gì đến ngừa thai. Tây Ban
Nha có tỉ lệ sinh sản thấp nhất nhưng cũng ít dùng các phương pháp ngừa thai nhất.
Ở Nhật cũng thế. Yếu tố làm cho tỉ lệ sinh sản giảm có lẽ là tuổi thọ trung
bình của người dân.
Mối tương quan giữa tỉ
lệ sinh sản và tuổi thọ trung bình rất cao. Xuyên suốt lịch sử con người, phụ
nữ sinh sản số lượng con cái sao cho hai hay ba người con sống sót đến tuổi trưởng
thành. Trong môi trường mà xác suất sống sót cao, phụ nữ ít sinh con hơn trung
bình. Đầu thế kỉ 20, lúc đó chưa có kĩ thuật ngừa thai, phụ nữ trong các xã hội
sống bằng nghề săn bắt, nơi mà trẻ em có xác suất sống sót khá cao, phụ nữ chỉ
sinh trung bình 3 đến 4 con. Nhưng nếu họ cảm thấy cơ hội sống còn không cao,
họ sẽ sinh nhiều con như trong các nước đang phát triển hiện nay, hay trong các
xã hội Âu châu thời thế kỉ 17 và 18.
Hội nghị dân số năm 1994
ở Cairo kết luận rằng phương pháp ngừa thai tốt nhất là một nền kinh tế thịnh
vượng và xã hội an toàn. Trong các xã hội hiện đại, xác suất sống sót tùy thuộc
vào sự thịnh vượng. Ngay cả các nước như Anh, trẻ em sinh ra trong các gia đình
lao động có tỉ lệ chết trước khi trưởng thành cao gấp 2 lần so với các trẻ em sinh
ra trong các gia đình giàu có. Những con số này cho thấy nếu xác suất tử vong
trước khi trưởng thành trong các dân số thuộc các quốc gia đang phát triển chưa
giảm, tỉ lệ sinh sản cũng sẽ còn tăng cao như hiện nay. Do đó, cái ưu tiên hàng
đầu trong các quốc gia này là phát triển kinh tế.
Ăn xài quá mức
Không chỉ làm áp lực
giảm dân số trong thế giới đang phát triển, các nước đã phát triển còn tìm cách
khuyên các nước nghèo giảm sản xuất kĩ nghệ. Giữa năm 1990 và 1995, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nam Dương và Ba Tây tăng lượng xuất carbon dioxide 20%; Thổ Nhĩ Kì, Nam
Hàn và Mễ Tây Cơ tăng trên dưới 20% vào năm 2010. Các nước đã phát triển khoe
với thế giới rằng họ đã giảm lượng thải carbon dioxide và sử dụng năng lượng
một cách hữu hiệu hơn.
Nhưng thế giới đang phát
triển suy nghĩ khác: đó là vấn đề tiêu thụ quá mức trong thế giới đã phát
triển. Có thể nhìn và hiểu vấn đề như sau: dân số trong các nước đã phát triển
chỉ chiếm 20% dân số thế giới, nhưng họ lại tiêu thụ 80% tài nguyên thế giới và
sản xuất 80% ô nhiễm trên thế giới. Chỉ riêng mức độ tiêu thụ điện ở New York
đã cao hơn mức độ tiêu thụ cả lục địa châu phi cộng lại. Một người Mĩ trung
bình “cống hiến” vào “hiệu ứng nhà kính” (greenhouse effect) cao gấp 8 lần so
với người Trung Quốc, và 20 lần so với người Ấn Độ. Trong tương lai, 9 trong 10
trẻ em sinh ra sẽ ở các nước đang phát triển, nhưng 9 trẻ em đó vẫn tiêu thụ
không bằng một phần ba tài nguyên thế giới mà một em bé ở các nước đã phát triển
tiêu thụ. Tiêu thụ quá mức, do đó, là một vấn đề lớn, lớn hơn cả chính sách môi
sinh của các nước đã phát triển. Thành ra, vấn đề không phải là các nước đang
phát triển phải bảo vệ môi sinh mà là các nước đã phát triển phải giảm tiêu
thụ.
Nếu sự đe dọa tình trạng
nóng toàn cầu là có thật và quan trọng, các nước trong thế giới đang phát triển
có thể thay đổi thái độ. Nhưng hai mối đe dọa mà các nhà khoa học Tây phương
tiên đoán – phá rừng và vấn đề mất đất đai cho trồng trọt vì mực nước biển dâng
cao – không có tính thuyết phục cao. Sự mất mát các vùng đất trồng trọt ven
biển có lẽ không có ảnh hưởng gì so với so với tình trạng mất rừng. Các nghiên
cứu trong thập niên 19902 cho thấy diện tích sa mạc không tăng trong thế kỉ 20.
Lượng cát gia tăng rồi sụt trước sự thay đổi lượng mưa, nhưng sự thay đổi này
không dính dáng gì đến hiện tượng nóng toàn cầu. Thành ra, các nước trong thế
giới đang phát triển nghĩ rằng vấn đề được các nước đã phát triển đặt ra là vì
động cơ chính trị chứ không phải khoa học.
Năm 1992, Mĩ không kí
kết vào Hiệp ước Rio giảm lượng carbon dioxide. Tám năm sau tại Hague, Mĩ vẫn
từ chối kí vào hiệp ước. Như vậy, theo các nước đang phát triển, thế giới Tây
phương đã hành xử một cách đạo đức giả: nói một đằng làm một nẻo.
Trước mắt, với một nền
kinh tế phát triển cao và an sinh xã hội khá cao, các nước đã phát triển có
thời gian suy nghĩ và quan tâm đến tương lai, mà thực ra là mối đe dọa đến sự
thịnh vượng của họ. Trong khi đó, với tình trạng kinh tế nghèo nàn và nên an
sinh xã hội còn thấp, mối quan tâm hàng đầu của các nước đang phát triển là
phát triển kinh tế. Sự khác biệt này làm cho các nước đã phát triển chê thế
giới đang phát triển là không biết suy nghĩ xa, không có kế hoạch phát triển
lâu dài. Các nước đang phát triển phản hồi rằng kế hoạch phát triển lâu dài là
một cái gì xa xí đối với họ. Dân chúng trong các nước nghèo sẽ tìm mọi cách để
tận dụng môi trường tự nhiên để sống sót, bất kể hậu quả môi trường tương lai
ra sao. Làm sao họ có thể nghĩ đến chuyện sinh thái và môi sinh cho con cháu đời
sau khi mà cuộc sống của chính họ đang bị đe dọa – ngày hôm nay.
Do đó, thái độ của các
nước đang phát triển trước tình trạng nóng toàn cầu rất đơn giản: Nếu các nước
đã phát triển muốn các nước nghèo trong thế giới đang phát triển làm sạch
carbon dioxide trong tương lai thì họ phải trả công. Người dân sống trong các
nước nghèo phải đấu tranh cho miếng ăn từng ngày, chắc chắn sẽ không ấn tượng
với thế giới đã phát triển trong nỗ lực tiêu ra hàng trăm triệu đô la để cứu
những con voi hay các loài hoa lan hiếm, ngoại trừ họ cảm thấy có lợi ích trực
tiếp và thiết thực cho một nỗ lực như thế.
Du lịch xanh
Có thể nói cái lí do mà
thế giới đã phát triển kêu gọi bảo vệ môi sinh mang tính tình cảm hơn là khoa
học. “Chúng ta cần phải bảo tồn môi sinh để cho con cháu chúng ta thừa hưởng
sau này” – đó là khẩu hiệu, là tiếng nói trên đầu môi của những người trong thế
giới đã phát triển. Nói một cách khác, theo họ, nếu chúng ta tiếp tục phá hủy môi
sinh như hiện nay, thì chỉ vài thế hệ nữa con cháu chúng ta sẽ không còn thấy
hổ, voi, hay gấu trắng.
Vấn đề chính của cách lí
giải này là trong thực tế, những người có kinh nghiệm sờ và thấy những con vật
này là những người thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội. Nó không phải là một
lợi ích phổ thông cho mọi người. Có bao nhiêu người nông dân Việt Nam trực tiếp
nhìn thấy và sờ được gấu trắng ? Chỉ có người có điều kiện đi đây đi đó trên
thế giới mới có lí do để quan tâm đến những sinh thực vật hiếm như thế. Phần
lớn dân số, ngay cả trong thế giới đã phát triển, chẳng biết và cũng chẳng cần biết
hay quan tâm. Phần lớn dân chúng chẳng đi đâu ra khỏi nhà; những gì mà họ biết
về thế giới loài vật cũng chỉ qua màn ảnh ti-vi hay các tạp chí với hình ảnh
màu mè. Và trong thế giới đang phát triển, sự sống hiện tại và tương lai còn
quan trọng hơn những quan tâm viễn vong. Tại sao các nước nghèo phải dành ra
những khoảnh đất để cho các nước giàu có thưởng ngoạn? Ai sẽ trả cho cái đặc
lợi, đặc quyền này?
Hiện nay, hàng năm có
khoảng 600 triệu du khách, tức tương đương với 1/5 dân số trên thế giới. Nhưng
phần đông du khách này chẳng có quan tâm gì đến sinh hóa; họ đi tìm mặt trời để
làm cho làn da của họ sạm nắng; họ đi tắm biển chơi với cát; họ đi thưởng thức
những nền văn hóa khác; hay đi thăm thân nhân bè bạn. rất ít người chịu khó lặn
lội vào rừng sâu để cho đỉa vắt cắn hay đối diện với rắn độc trong các khu rừng
nhiệt đới. Mặc dù vậy, phải công bằng mà nói rằng trong những người du lịch,
cũng có một bộ ohận du lịch xanh, những người sẵn sàng hi sinh tiện nghi đời
sống hiện đại để kinh nghiệm qua môi trường nhiệt đới. Nhưng họ chỉ là một nhóm
nhỏ, có thể chỉ 1% hay ít hơn trong đội quân du khách hàng năm. Và với số lượng
còn quá nhỏ như thế thì làm sao họ có thể trả tiền cho các nước nghèo duy trì
rừng. Thực ra, du lịch xanh có thể phá rừng và môi sinh, và có thể đem lại tác
hại một cách vô ý thức. Thành ra, du lịch xanh, tuy là một giải pháp hấp dẫn,
nhưng trong thực tế, sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho việc duy trì môi sinh.
Thực phẩm và thuốc
men
Khoa học cho chúng ta
một lí do đầy thuyết phục để bảo vệ môi sinh, đó là bảo tồn nguồn dược liệu và
thực phẩm cho con người. Rừng nhiệt đới không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là
nguồn nguyên liệu để sản xuất dược phẩm chưa được khai thác đến nới đến chốn.
Nếu chúng bị hủy diệt, con người coi như bị cướp đi những thuốc men quan trọng.
Nhưng sự thành công trong việc bảo tồn môi sinh còn tùy thuộc vào tài chính và
sự cảm thông giữa thế giới đã phát triển và thế giới đang phát triển.
Một phần tư dược phẩm
hiện nay chúng ta đang dùng được chế biến từ thực vật. Trong các nước đã phát
triển, các công ti sản xuất dược phẩm từng tìm cách giảm sự lệ thuộc vào thực
vật, nhưng ngày nay, họ đang tìm cách khai thác nguồn cây cỏ trong rừng để sản
xuất thuốc. Cây cỏ nhiệt đới rất giàu chất thuốc, chủ yếu là alkaloid, có lẽ là
chất mà cây cỏ sản sinh để chống lại bệnh tật và côn trùng. Do đó, những cây cỏ
như thế có thể chế biến và dùng vào việc điều trị bệnh tật cho con người. Một
loại cây leo có tên là Samoan và Cameroon có khả năng trị HIV, con vi khuẩn gây
ra bệnh AIDS hiện nay. Ngoài ra, nọc rắn vùng Amazon từng được chế biến làm
thuốc chữa bệnh cao máu. Viện nghiên cứu Ung thư Mĩ (American National Cancer
Institute) phát hiện khoảng 3000 loại cây cỏ hàm chứa hóa chất chống lại ung thư,
và 70% các cây cỏ này nằm trong các khu rừng nhiệt đới thuộc nước đang phát
triển.
Nhiều công ti dược phẩm
thế giới có lí do để tiếc rẻ khi thấy một kho tàng tri thức y học truyền thống
bị các Tây thực dân Tây phương hủy diệt. Ở Ba Tây, tính từ 1900, thực dân Tây
phương đã tiêu hủy hơn 90 bộ lạc với những nét văn hóa đặc thù. Những tri thức
y học cổ truyền của họ cũng theo nhau biến mất. Ngày nay, các nước Tây phương
đang dụ dỗ những người mà họ từng cho là “lang băm”, những người trưởng bộ lạc
để hệ thống hóa tri thứcy học từ cây cỏ.
Nhiều dược phẩm mà chúng
ta dùng ngày nay từng được các bộ lạc sử dụng trước đó cả trăm năm. Thuốc
Quinine (chống sốt rét), Curare (thuốc làm bớt căng thẳng bắp thịt),
Vincristine (chữa trị ung thư bạch cầu) là những ví dụ tiêu biểu, nhưng còn
hàng ngàn loại thuốc khác đang chờ phát hiện. Ở Amazon, dân địa phương trị
chứng nhiễm nấm độc (fungal infection) bằng một loại nhựa cây, và họ phân biệt
hơn 250 loại bệnh lị cho mỗi trị liệu. Ở Nicaragua, thử nghiệm lâm sàng cho
thấy Camomile có khả năng chống bệnh ỉa chảy, một căn bệnh làm chết nhiều người
trong các nước đang phát triển. Danh sách này còn kéo dài …
Nhưng ai là người sở hữu
chủ những loài cây cỏ này? Đây là một câu hỏi đã từng gây ra tranh luận và xung
đột giữa hai thế giới đã phát triển và đang phát triển. Phần lớn phương tiện kĩ
thuật, và phần lớn những công ti sản xuất dược phẩm trên thế giới nằm trong các
nước đã phát triển. Các nước này lí giải rằng các cây cỏ là di sản của toàn cầu
mà họ có quyền khai thác. Các nước đang phát triển, nơi mà các cây cỏ này có
mặt, cho rằng đó là nguồn tài nguyên địa phương và họ có quyền khai thác, và
nếu nước ngoài muốn khai thác thì họ phải trả lệ phí. Họ cho rằng cái gọi “di
sản thế giới” chỉ là một cách nói hoa mĩ để các nước giàu có bóc lột các nước
nghèo.
Ghi nhận quan tâm này
của các nước đang phát triển, một số công ti dược Tây phương cho thiết lập văn
phòng đại diện tại các nước đang phát triển ở Nam Mĩ, Nam Dương, và Phi châu, với
vai trò trung gian, tức là làm môi giới giữa người mua và người bán các loài
cây cỏ dược tính. Qua cách làm việc này, cây cỏ từ Ghana, Mã Lai, Thái Lan,
Trung Quốc đã có mặt ở Âu châu và Mĩ. Các công ti dược Tây phương rà soát xem
cây cỏ nào có thể dùng cho chế biến, và khi cây cỏ có khả năng dược tính, các
nước chủ nhà sẽ được tiền phát minh. Nhưng trong số 10 ngàn cây cỏ, chỉ có 1 là
có thể trở thành dược phẩm. Vì thế, các công ti này phải tìm cách giảm chi phí.
Mặt khác, các nước đang phát triển lo ngại rằng các công ti dược Tây phương sẽ
thừa cơ hội mà lùng soát rừng của họ để tìm dược liệu và họ sẽ không còn tài
nguyên để hưởng tiền phát minh nữa!
Và lo ngại này cũng có
cơ sở. Ở
loại đậu bò (cow-pea) có khả năng đề kháng côn trùng. Một viện nghiên cứu Anh nghiên
cứu loại đậu này và khám phá một phân tử có khả năng can thiệo vào hệ thống nội
tiết của côn trùng. Thế là Viện này cho lập một công ti thương mại, đăng kí bản
quyền khám phá. Sau này khi họ tìm thấy một loại đậu bò tương tự ở
Các hình thức bảo tồn
môi sinh hiện nay có vẻ còn quá gượng ép, nhưng về lâu về dài, chắc chắn sẽ có
nhiều chương trình thực tế hơn, bởi vì các nước Tây phương sẽ không đạt được
những gì mà họ mong muốn. Diện tích rừng nhiệt đới chắc chắn sẽ giảm theo thời
gian, và không còn bao trùm trái đất rộng lớn như trước kia nữa. Du lịch xanh sẽ
phát triển, nhưng sẽ không bao giờ đủ để duy trì hệ thống sinh thái như các
nước Tây phương mơ tưởng. Và, một khi các công ti dược Tây phương đã tàn trữ
đầy đủ cây cỏ dược liệu, và đã hệ thống hóa các tri thức y khoa cổ truyền, họ
sẽ không còn nhu cầu phải duy trì rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển.
Tìm ra một phương án tối ưu để nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ sinh sản trong thế
giới đang phát triển là những điều mà khoa học có thể làm được, ngoại trừ việc
hoàn thiện công nghệ tạo sinh vô tính và các công nghệ khác có thể ngăn chận
cuộc hủy diệt thứ Bảy trên toàn cầu.
27 tháng 10, 2007
Nguyễn Văn Tuấn
(http://chuyenluan.net)
Discussion about this post