PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
  2. Phật tùy theo căn duyên chúng sinh mà giảng giải; thấy chúng sinh chấp vào ngã tức là chấp vào thường, Phật nói đừng chấp vào thường.
  3. Con đường của Phật dạy là con đường trung đạo, vượt thoát cái thấy đối đãi sai biệt của thế giới hiện tượng.

Người học Phật thường được dạy là phải phá ngã chấp, vì chính cái ngã làm chúng ta nổi chìm trong biển phiền não, sinh tử luân hồi. Một khi ngã chấp không còn thì bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu cũng là Niết-bàn.

Ngã có nghĩa là ta, tôi, hay mình, và ngã sở là của ta, của tôi hay của mình. Phàm phu chúng ta thường hiểu ngã là ta, được lập thành từ năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Đức Phật thấy chúng sinh chấp có ngã và ngã sở, nên tùy thuận nương theo đó mà giải thích rằng: “Như hai bàn tay vỗ vào nhau liền sinh ra tiếng”. Cũng như vậy, cái được gọi là ngã thực ra là tổ hợp của năm uẩn-nghiệp và ái, đều chẳng phải là ngã. Đức Phật nói rằng: Không có ngã và cũng không có ngã sở, chính cái ngã đó là “vọng ngã” nhưng phàm phu chúng sinh mê chấp thân mình là thật cho nên yêu mến thân mình, bênh vực ý tưởng của mình, bảo vệ những sở hữu của mình như: nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, vợ con… Chính vì cái chấp ngã này mà sinh ra trăm ngàn phiền não, khổ đau đọa lạc trong biển sinh tử luân hồi.

Sống và chết với giáo lý vô ngã

Niết-Bàn Thực Sự Chính Là Đại Niết-Bàn, Gồm Đủ Bốn Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Có ít nhất 4 hình thái về chấp ngã:

1- Chấp thân ngũ uẩn này là ta (chấp ngã).

2- Chấp thân ngũ uẩn này của ta (chấp ngã sở).

3- Chấp cái thân ngũ uẩn này không phải là ta, cũng không phải của ta mà trong cái ta có cái thân, và trong cái thân có cái ta.

4- Chấp vũ trụ là ta, ta là vũ trụ, vũ trụ là thường trụ, là vĩnh cửu.

Khi nói đến chấp, chúng ta phải biết là có hai thứ chấp: chấp ngã và chấp pháp. Còn hai thứ chấp này thì người ta không được sáng suốt. Ngã chấp là không nhận biết cái thân con người là do ngũ uẩn tạm thời hòa hợp, mà chúng ta cứ cho là có cái thân này thật, và do đó sinh ra phiền não, mê vọng, vui buồn, khổ đau. Còn chấp pháp là không biết tất cả pháp là do nhân duyên mà sinh ra: tất cả như ảo, như hóa, thoạt có, thoạt không và vốn dĩ không trường tồn, vĩnh hằng. Thế mà ta cứ chấp là có thật, là trường tồn mãi mãi… Có quan niệm cho rằng những phiền não khổ đau của con người đều do cái tư tưởng nhìn nhận có cái ta, tức là ngã tưởng phát sinh và muốn diệt trừ ngã tưởng này là phải đối trị bằng pháp tưởng, tức là quán chiếu về pháp, vì họ cho rằng không có ngã nhưng có pháp.

Cái ta không có nhưng có những cái tư tưởng làm thành cái ta. Khi quán chiếu như vậy mới thấy không phải cái ngã của mình có sinh có diệt mà chỉ có sự sinh diệt của các pháp. Theo quan niệm này, không chấp vào ngã, nhưng lại còn kẹt vào pháp. Họ cho rằng các pháp là vô thường, là vô ngã, chính điều này làm cho con người khổ đau. Chính sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là các pháp điên đảo, vì vậy, phải xa lìa chúng để có một cảnh giới không có phiền não khổ đau, cảnh giới đó là Niết-bàn.

Nhưng theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, thì các pháp, các yếu tố tạo cho chúng ta một ý tưởng về ngã cũng không có. Ngã cũng không mà pháp cũng không, và Niết-bàn nói ở trên cũng chỉ là Niết-bàn hóa thành, chưa phải là Niết-bàn thật sự. Đức Phật dạy: “Này thiện nam tử! Như người đời nói: có biển, có biển lớn, có sông, có sông lớn, có núi, có núi lớn… Niết-bàn cũng như vậy: có Niết-bàn và có Đại Niết-bàn. Thế nào là Đại Niết-bàn? Như người ta đói lòng được chút ít cơm thôi, được gọi là vui. Như người bệnh được lành thôi, được gọi là an vui… Tất cả sự an vui trên, cũng gọi là Niết-bàn, nhưng chẳng được gọi là Đại Niết-bàn vì còn trong phạm vi tương đối”.

Phật Tùy Theo Căn Duyên Chúng Sinh Mà Giảng Giải; Thấy Chúng Sinh Chấp Vào Ngã Tức Là Chấp Vào Thường, Phật Nói Đừng Chấp Vào Thường.

Phật tùy theo căn duyên chúng sinh mà giảng giải; thấy chúng sinh chấp vào ngã tức là chấp vào thường, Phật nói đừng chấp vào thường.

Như thế, Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đại Niết-bàn cũng là Phật tính, là Trung đạo. Bởi chúng sinh chẳng thấy được Phật tính nên là vô thường, vô lạc, vô ngã và vô tịnh. Và Phật tính đó, Đại Niết-bàn đó vẫn thường hằng ở nơi chúng sinh, nhưng từ xưa đến nay chúng sinh bị vô lượng phiền não che phủ nên không thấy được.

Như vậy, bằng cách nào để chúng ta có thể đến được cảnh giới Niết-bàn thật sự? Đó là phải lìa tất cả khái niệm, khái niệm về ngã và ngã sở, về có và không, về thường và đoạn, về trong và ngoài, phải vượt thoát mọi đối đãi của thế giới hiện tượng như thiện ác, tốt xấu, có không, sinh tử và Niết-bàn để làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu chấp có tức là thường kiến, chấp không tức là đoạn kiến, chấp cũng có cũng không tức là biên kiến, và chấp chẳng có chẳng không tức là không kiến.

Luận Trung quán (kệ số 360 và 361) viết rằng:

Nhân duyên sở sinh pháp

Ngã thuyết tức thị không

Diệc danh vi giả danh

Diệc tức trung đạo nghĩa.

Vị tằng hữu nhất pháp

Bất tòng nhân duyên sinh

Thị cố nhất thiết pháp

Vô bất thị không giả.

Tạm dịch:

Các pháp do duyên sinh

Ta nói tức là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa trung đạo.

Chưa từng có một pháp

Chẳng từ nhân duyên sinh

Thế nên tất cả pháp

Đều là không hết thảy.

Nghĩa là tất cả vạn pháp trong thế giới này đều do nhân duyên sinh khởi, và do nhân duyên sinh ra tức cũng do nhân duyên mà hoại diệt, nên không tự tính. Vì không tự tính nên tất cả đều là không. Nếu vạn sự vạn vật có tự tính thì sự ấy, vật ấy không cần phải đợi cái duyên hòa hợp với sinh hay diệt. Vì không có tính cách cố định nên gọi là không, và cũng vì không nên vạn sự, vạn vật mới sinh khởi và hoại diệt. “Không” ở đây chẳng nên hiểu lầm là tất cả rỗng không, không có gì hết. Vạn pháp sinh diệt lệ thuộc bởi nhân duyên; mà nhân duyên sinh và nhân duyên diệt đều không thật chỉ là tạm nên gọi là giả danh, giả có. Tất cả vạn sự vạn pháp đó cũng chỉ là giả danh và cũng chính là nghĩa của trung đạo vậy.

Trung đạo nghĩa là siêu việt ý niệm có và không. Không, giả danh và trung đạo là ba tên gọi của một thực tại. Nhưng khi đề cập đến một thực tại, một tên gọi cũng bao hàm hai tên gọi kia, ví dụ: cái xe hơi trước mặt là do sự tổ hợp của nhiều yếu tố và được gọi là, hay đặt tên là. Nó là giả danh tạm gọi để phân biệt với các thứ khác, chính nó là không thật và cũng là trung đạo.

Con Đường Của Phật Dạy Là Con Đường Trung Đạo, Vượt Thoát Cái Thấy Đối Đãi Sai Biệt Của Thế Giới Hiện Tượng.

Con đường của Phật dạy là con đường trung đạo, vượt thoát cái thấy đối đãi sai biệt của thế giới hiện tượng.

Đối với ngã, ngã sở và ngã chấp, chúng ta nên hiểu chúng cũng chỉ là những khái niệm, được lập thành bởi nhiều yếu tố và do nhân duyên hòa hợp. Do nhân duyên hòa hợp nên chúng không có tự tính và vì thế nó là không. Thấy được bản chất của cái ngã là không tức chúng ta cũng thấy được bản chất của Niết-bàn là không, là trung đạo. Cái không siêu việt mọi phạm trù có và không như là một phương tiện phá trừ tất cả kiến chấp, thiên kiến cũng như tà kiến vượt thoát mọi thứ ngã chấp và pháp chấp; nguyên nhân của phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.

Con đường của Phật dạy là con đường trung đạo, vượt thoát cái thấy đối đãi sai biệt của thế giới hiện tượng. Phật tùy theo căn duyên chúng sinh mà giảng giải; thấy chúng sinh chấp vào ngã tức là chấp vào thường, Phật nói đừng chấp vào thường. Khi nghe Phật nói vậy chúng sinh lại chấp vào đoạn và cứ như thế Phật phá tất cả kiến chấp của chúng sinh để dẫn chúng sinh đến một cái không thể nghĩ bàn được, mà cái đó chính do chúng sinh phải tự kinh nghiệm (tức trải nghiệm) nó. Viết đến đây, chợt nhớ tới câu triết học Tây phương “Là nó, nhưng không phải là nó, mới là nó”, câu triết học này cũng đã chạm gần đến vô ngã của Phật giáo.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Thứ năm - 01/05/2014 21:39 Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa...

Tâm Bình Đẳng

Tâm bình đẳng

TÂM BÌNH ĐẲNGVĩnh Hanh Thái Chí Bình Đạo Phật xuất hiện ở một xã hội bất bình đẳng nhất trong...

Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT Thích Tâm Hạnh I. BA CÁCH CÚNG DƯỜNG. Hôm nay, nhân mùa Phật...

Giới Thiệu Tổng Quát Cơ Cấu Của Giáo Pháp

Giới thiệu tổng quát cơ cấu của giáo pháp

Tỳ-khưu Bodhi NHỮNG LỜI PHẬT DẠYTrích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli Bình Anson dịch Nhà xuất bản...

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

SỰ MẦU NHIỆM và NÉT ĐẸP CỦA NIỆM PHẬTĐào Văn Bình Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A...

Quan Âm Quảng Trần

Quan Âm Quảng Trần

Tủ Sách Bảo Anh Lạc 11  QUAN ÂM QUẢNG TRẦN (In lần thứ 4) Thích Nữ Giới Hương  Nhà xuất...

Con Ma Dễ Thương Hùynh Trung Chánh

Con Ma Dễ Thương Hùynh Trung Chánh

Dầu ngưới, thú vật hay maMột lòng tôn kính như là Phật thân.CON MA DỄ THƯƠNGHùynh Trung Chánh Nghĩa háo...

Chia Sẻ Về Thiền Tứ Niệm Xứ | Hòa Thượng Giới Đức 16-5-2020

Chia Sẻ Về Thiền Tứ Niệm Xứ | Hòa Thượng Giới Đức 16-5-2020

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

NIỆM A DI ĐÀ PHẬT hay A MI ĐÀ PHẬT Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu,Gần đây...

Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật Có Nói Về Tứ Thánh Đế Hay Không?

Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật Có Nói Về Tứ Thánh Đế Hay Không?

BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬTCÓ NÓI VỀ TỨ THÁNH ĐẾ HAY KHÔNG?Chúc Phú Bài thuyết pháp đầu tiên...

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

NGOẠI GIAO XÁ LỢI Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang –...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Hai chữ “trung hiếu” ở trong “Cảm Ứng Thiên”, chúng tôi đã giảng không ít lần. Trong “Hội Biên chú...

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ Định Hy biên soạn Thích Đức Trí dịchNhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ...

Viết Lời Như Huyễn

Viết lời như huyễn

Viết lời như huyễnNguyên Giác Em đi để lại mây ngàn quyện vào chuông mõ, phím đàn nửa đêm Thương...

Bài ca kính ngưỡng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Tâm bình đẳng

Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

Giới thiệu tổng quát cơ cấu của giáo pháp

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Quan Âm Quảng Trần

Con Ma Dễ Thương Hùynh Trung Chánh

Chia Sẻ Về Thiền Tứ Niệm Xứ | Hòa Thượng Giới Đức 16-5-2020

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật Có Nói Về Tứ Thánh Đế Hay Không?

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Viết lời như huyễn

Bài ca kính ngưỡng

Tin mới nhận

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Câu chuyện cái bè qua sông

Đức Phật là ai?

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Thế nào là hạng người có tội?

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Bốn pháp giải thoát

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tin mới nhận

Mặt Trời Hồng Tỉnh Thức

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Tinh Tấn Magazine – Tạp chí Phật Giáo Số 2 – 12-2018

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

Soi Sáng Lời Dạy Của Đức Phật Tập I

Ba Pháp Ấn

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Giới

Nghiệp Và Nguyện

Nhặt Lá Bồ Đề (Thành Kính Cảm Niệm Giác Linh Hòa Thượng Thích Thượng Minh Hạ Châu) Tk. Thích Minh Tuệ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Chúng ta khổ vì ham muốn và càng khổ hơn vì quá coi trọng những ham muốn ấy

Cúng Vu Lan: Giảm Lãng Phí Từ Đồ Mã – Hà Dương

Miến Điện Và Phật Giáo

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Thiền theo cách phật dạy sẽ đi đến giải thoát

Chú tâm vững bền vào thời khắc hiện tại.

Hiểu Rõ Hơn Về “Nghiệp”

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

THÍCH MINH CHÂU

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Tin mới nhận

Chánh Hạnh Niệm Phật

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Cực Lạc Hiện Tiền

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese