DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 23
SÂN HẬN
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Thưa
quý thính giả,
Hôm
nay chúng tôi xin kính gửi tới quý vị bài nói về đề tài
“Sân”, nghĩa là giận dữ. Sân là một trong Tam Độc mà nhà
Phật dạy người Phật tử phải luôn luôn cảnh giác, là
Tham, Sân và Si. Ba sự độc hại này đưa con người vào đường
khổ ải, cần phải hóa giải chúng bằng Ba môn học là Giới
học, Định học và Tuệ học: trì giới thi` hóa giải tham
lam; tu thiền, trì chú hoặc niệm Phật thì hóa giải sân hận
giận dữ, để cho tâm hồn được luôn luôn an tịnh, từ
đó phát sinh trí tuệ, hóa giải ngu si.
Trong
kinh Pháp Cú, đức Phật có lời dạy như sau :
Khi
cơn giận dữ bùng ra
Ai
mà ngăn được mới là người hay
Giỏi
như hãm lại được ngay
Chiếc
xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh,
Nếu
không thì bản thân mình
Cầm
cương hờ hững tài tình gì đâu.
*
Lấy
từ bi, lấy ôn hòa
Thắng
cơn nóng giận bùng ra thét gầm
Lấy
hiền lành, lấy thiện tâm
Thắng
lòng hung ác bất nhân khó lường
Lấy
tâm bố thí cúng dường
Thắng
hàng keo kiệt, thắng phường tham lam
Lấy
chân thật để đập tan
Những
trò hư ngụy, dối gian ở đời.
*
Nói
lời chân thật luôn luôn,
Dẹp
cơn nóng giận dỗi hờn khó coi,
Dù
ta có ít của thôi
Cũng
chia bố thí cho người đến xin,
Nhờ
ba việc tốt lành trên
Đưa
ta đến cõi chư thiên, cõi trời.
*
Bậc
hiền lương chẳng hại ai
Thân
tâm lo chế ngự hoài trước sau
Đến
nơi bất tử thật mau
Niết
Bàn chốn ấy hết sầu, hết bi.
*
Giữ
gìn kiểm soát Thân người
Đừng
vì nóng giận để rồi làm sai
Thân
đừng làm ác, hại ai
Làm
lành, làm thiện miệt mài tu thân.
*
Giữ
gìn kiểm soát Lời người
Đừng
vì nóng giận để rồi nói sai
Lời
đừng nói ác, hại ai
Nói
lành, nói thiện miệt mài tu thân.
*
Giữ
gìn kiểm soát Ý người
Đừng
vì nóng giận để rồi nghĩ sai
Ý
đừng nghĩ ác, hại ai
Nghĩ
lành, nghĩ thiện miệt mài tu thân.
Có
thể nói rằng tất cả các loại hình chiến tranh trên thế
giới đều bắt nguồn từ Tham, Sân và Si.
Về
những cuộc tranh chấp nho nhỏ, thì khởi đầu cũng là có
một phía vì Tham, muốn lấn lướt phía bên kia. Phía đối
phương nổi niềm Sân hận, giận dữ bừng bừng, tìm đủ
mọi biện pháp có thể để chống lại. Do giận dữ nên sự
suy nghĩ bị lửa giận chi phối, trở thành hạn hẹp, mất
sáng suốt và khách quan, không nhìn rõ được thực tế nữa.
Đã không nhìn rõ được sự việc thì cũng không nhìn thấy
những điểm tốt của người mình đã ghét, vì thế, khả
năng hòa giải cũng bị chận đường, sự ghét bỏ ngày càng
tăng trưởng, dần dần biến thành thù hận, có khi đi đến
chỗ không đội trời chung.
Đây
là nói về sự sân hận giữa những cá nhân cho nên hậu quả
cũng chỉ nho nhỏ, sự tác hại thường chỉ xảy ra giữa
những cá nhân hoặc gia đình. Nhưng khi lòng Tham Sân Si vươn
tới bình diện quốc gia, núp dưới chiêu bài “vì tổ quốc,
vì nhân dân, vì muốn mở mang bờ cõi cho con cháu”, vân vân,
— tựu chung cũng chỉ là những lớp vỏ hào nhoáng để che
đậy dã tâm tham lam, muốn có thuộc địa, muốn có dân nô
lệ để bóc lột, như đầy dẫy những cuộc chiến tranh trong
quá khứ, — thì hậu quả lại không thể lường trước
được. Bởi vì phía đối phương dĩ nhiên là phải chống
trả, phải mở bộ máy tuyên truyền để kích thích lòng dân
sao cho họ nổi cơn cuồng nộ, sẵn sàng hy sinh thân mạng
ngoài chốn sa trường để chống xâm lăng, đôi khi vì nhu
cầu gây căm thù, họ ngụy tạo những chuyện tàn nhẫn ghê
gớm như vu cáo cho đối phương là “ăn thịt người”, “ăn
gan, ăn mật người”, “thiêu sống trẻ em”, vân vân, mục tiêu
là để tạo nên làn sóng công phẫn, sẵn sàng xả thân theo
lệnh của “phù thủy chính trị”.
Hoặc
trong những cuộc chiến tranh ý thức hệ, hai bên đều bảo
vệ lý tưởng của phe phái mình, bảo vệ quan điểm chính
trị mà mình cho là đúng, là sẽ mang lại tự do no ấm cho
đất nước, cho nhân loại, tự khoác cho mình lá cờ chính
nghĩa, coi như chân lý đứng về phe phái mình. Trên con đường
tranh đấu để bảo vệ lý tưởng của mình và truyền bá
nó qua những dân tộc khác, những nhà chính trị cũng lại
dùng thủ đoạn gây căm thù giai cấp để cho người ta ghét
bỏ lẫn nhau. Và để cho đủ sức mạnh khích động, người
ta phóng đại, thậm chí bịa đặt ra những tội ác của những
người thuộc giai cấp khác để kích thích lòng người cùng
phe phái cho họ nổi giận lên, trở thành mù quáng, nhìn đối
phương qua lăng kính không đội trời chung, nên dễ dàng tàn
sát không thương tiếc những kẻ thù giai cấp.
Đó
là những hình thái cuồng tín. Nếu người lãnh đạo lại
là một nhà tôn giáo thì sự tác hại còn lớn lao hơn. Bởi
vì sức mạnh của cuồng tín cộng với sức mạnh của mê
tín, sẽ dễ dàng chuyển hóa một người hiền lành trở thành
một âm binh, cho phù thủy chính trị sai khiến.
Đứa
bé nhỏ xíu cũng biết nổi Sân, muốn điều gì mà không được
thì nó khóc lóc, dẫy lên đành đạch. Nhưng đứa nhỏ chỉ
giận dỗi thôi, không thù hận. Tiếc rằng nhiều khi người
lớn lại vô tình làm cho thói giận dữ của các cháu nhỏ
nẩy nở và trở thành tật xấu kinh niên.
Chúng
ta thường cảm thấy vui khi nhìn các cháu bé thích thú với
món đồ mà nó đang chơi, thế là chúng ta bèn đùa giỡn,
trêu chọc nó bằng cách giằng lấy món đồ, giấu ra sau lưng
bắt nó phải đi tìm. Đứa bé bị mất món đồ bèn òa lên
khóc và chúng ta thích thú bật cười, đưa món đồ ra trả.
Đôi khi đứa bé nổi cơn hờn, không thèm nhận lại mà càng
gào lên khóc to hơn, thì chúng ta lại càng cười ầm lên,
cho là nó “dỗi”, thế rồi chúng ta xuống nước năn nỉ, dỗ
dành, đôi khi bằng cách giả bộ đánh một người nào đó
cho nó hả giận. Đây là một trò đùa vô ý thức, nó tập
cho các cháu bé thói quen giận dữ và phải có phản ứng mạnh
với người lớn. Các cháu bé cần được đối xử ôn hòa
nhưng cương quyết, các cháu không phải món đồ giải trí
của mình, cũng không vì mình có chuyện buồn mà quát mắng
oan uổng các cháu. Bị đối xử như thế, các cháu sẽ tập
nhiễm thói quen lỗ mãng và ứng xử bất công.
Phần
lớn những tội phạm trong xã hội đều là những người
lớn lên từ những gia đình có thói quen đối xử tàn bạo
với nhau, nhất là với các con còn nhỏ. Các thiếu niên đó
vì bất lực phải nhịn nhục qua ngày, nhưng trong lòng đã
nuôi sẵn mối căm thù với gia đình, và mang theo mối thù
đó cho đến khi lớn lên, ra khỏi gia đình, các thanh niên
đó sẽ trả thù lại xã hội khi có dịp.
Nhà
Phật có nhiều pháp môn để trị bệnh Sân. Ngoài ra, tùy
theo hoàn cảnh, các Sư trong đạo Phật cũng có những phương
tiện thiện xảo để đối trị với bệnh sân hận.
Trong
công cuộc chinh phục gận dữ và sân hận. Đức Đạt Lai
Lạt Ma bắt đầu bằng cách điều tra bản chất của các
xúc cảm phá hoại ấy. Ngài giải thích:
“Nói
chung, có nhiều loại cảm xúc tiêu cực hay khổ sở khác nhau,
như tự phụ, cao ngạo, ganh ghét, tham dục, tham lam, hẹp hòi
vân vân… Nhưng ngoài những loại ấy ra, giận dữ và sân
hận được coi là tai họa lớn nhất vì chúng là những chướng
ngại lớn nhất cho việc phát triển từ bi và vị tha, và
chúng phá hoại đức hạnh và sự tĩnh lặng của tâm.
“Giận
dữ dẫn đến cảm nghĩ xấu và sân hận. Và trong chừng mực
liên quan đến, nó chẳng bao giờ là tích cực cả. Nó không
có lợi ích gì cả. Nó bao giờ cũng hoàn toàn là tiêu cực.
“Chúng
ta không thể khắc phục giận dữ và sân hận chỉ bằng cách
nén chúng xuống. Chúng ta cần tích cực trau giồi những thứ
giải độc cho sân hận như nhẫn nại và khoan dung. Để có
thể trau giồi thành công nhẫn nại và khoan dung, bạn cần
phải tạo ra lòng nhiệt tình, một sự ham muốn mạnh mẽ
tìm kiếm nó. Lòng nhiệt tình của bạn càng mạnh thì khả
năng chịu đựng những khó khăn gặp phải trong quá trình
này càng lớn. Khi bạn dấn thân vào tu tập nhẫn nại và
khoan dung, trong thực tế, cái đang xẩy ra là bạn dấn thân
vào cuộc chiến với giận dữ và sân hận. Vì là trong tình
trạng chiến đấu, bạn tìm chiến thắng, nhưng bạn cũng
phải chuẩn bị khả năng bị thua trận. Cho nên khi bạn lâm
trận, bạn không nên bỏ qua thực tế là trong tiến trình
này bạn sẽ đương đầu với nhiều vấn đề. Bạn phải
có khả năng chịu đựng gian khổ. Người chiến thắng được
giận dữ và sân hận qua tiến trình cam go như vậy là một
anh hùng thực sự.
“Chính
bằng điều này trong tâm, chúng ta phát sinh lòng nhiệt tình
mạnh mẽ. Nhiệt tình do học tập và suy ngẫm về những tác
dụng của khoan dung, nhẫn nại, và sự tác hại hay hậu quả
tiêu cực của giận dữ và sân hận. Và chính trong cái söï
nhaän thöùc ñöôïc sẽ tạo được sự lôi cuốn hướng
về cảm nghĩ khoan dung và nhẫn nại, bạn cảm thấy thận
trọng hơn và đề phòng những ý nghĩ giận hờn và thù ghét.
Thường thường, chúng ta không mấy bận tâm về giận dữ
hay sân hận, cho nên nó đến bất chợt. Nhưng khi chúng ta
phát triển một thái độ thận trọng đối với những cảm
xúc này, tự nó sẽ hoạt động nhự một biện pháp phòng
ngừa chống lại giận dữ và sân hận.
“Những
tai hại của sân hận rất dễ thấy rõ ràng và trực tiếp.
Thí dụ, khi một ý nghĩ sân hận mạnh mẽ phát sinh trong con
người bạn, chính vào lúc ấy nó hoàn toàn tràn ngập và
phá hoại sự an tĩnh trong tâm bạn, sự nhanh trí của bạn
hoàn toàn mất hẳn. Khi giận dữ và sân hận nổi lên, nó
tàn phá phần tốt nhất trong bộ não của bạn, phần này
chính là khả năng phán xét giữa đúng và sai, và hậu quả
trước mắt hay dài hạn về những hành động của bạn. Sức
phán xét của bạn trở nên hoàn toàn bế tắc, nó không còn
hoạt động được. Hầu như bạn trở thành mất trí. Cho
nên giận dữ và sân hận có khuynh hướng ném bạn vào tình
trạng bối rối làm cho những vấn đề khó khăn của bạn
tệ hại hơn.
“Ngay
cả về mặt thể chất, sân hận dẫn đến sự biến đổi
rất xấu và đáng ghét cho một cá nhân. Chính vào lúc cảm
giác giận dữ và sân hận phát sinh, dù người ấy cố gắng
giả cách hay làm điệu bộ thế nào đi nữa, nhưng rõ ràng
mặt người đó trông nhăn nhó và xấu xí. Có một giáng vẻ
thật khó chịu, người ấy toát ra sự rung cảm đầy thù
nghịch, những người chung quanh cũng có thể cảm thấy điều
đó. Sự cảm nhận này như là toát ra từ thân thể người
đang giận dữ, rõ ràng đến nỗi không những chỉ có người
chung quanh cảm thấy mà ngay cả đến thú vật, chó mèo cũng
cố tránh người đang giận dữ.
“Hơn
nữa khi một người chất chứa những ý nghĩ sân hận, những
tư tưởng này có khuynh hướng phát triển trong tâm người
ấy, và có thể gây ra những vấn đề như ăn mất ngon, mất
ngủ, và chắc chắn làm cho người ấy cảm thấy căng thẳng
và bực dọc hơn.
“”Vì
những lý do như trên đây, sân hận được so sánh như một
kẻ thù. Kẻ thù trong nội tâm này không có chức năng nào
khác ngoài việc gây tổn hại. Nó thật sự là kẻ thù của
chúng ta, kẻ thù đích thật. Nó không có nhiệm vụ nào khác
hơn ngoài việc chỉ để phá hoại chúng ta, cả trước mắt
lẫn lâu dài. Nó rất khác với một kẻ thù bình thường.
Một kẻ thù bình thường dù có muốn làm hại chúng ta thì
hắn cũng không thể ở cạnh chúng ta mỗi ngày 24 giờ đồng
hồ như kẻ thù trong tâm chúng ta là thói sân hận. Sân hận
thì khác, nó tiềm ẩn trong con người chúng ta, không làm việc
gì khác hơn là chờ khi có dịp là bật ngọn lửa giận dữ
để đốt cháy tâm hồn chúng ta.
Không
những lòng sân hận tàn phá sự an vui của chúng ta, nó còn
đưa chúng ta tới những hoàn cảnh gây nên những việc độc
ác, bản thân sau này có hối hận thì cũng quá muộn, nạn
nhân thì mất mạng, người trả thù thì để tiếng xấu lại
muôn đời như câu chuyện của hai danh sĩ thời Tây Sơn là
Ngô Thời Nhậm và Đặng Trần Thường.
Sử
chép rằng:
“Ngô
Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, con
trai Ngô Thì Sĩ. Ông thông minh, học giỏi, sớm có những công
trình về lịch sử. Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ tam giáp, được
bổ làm quan ở bộ Hộ. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc
và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha
con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ. Năm
1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh “cầu hiền”
tìm kiếm quan lại của triều cũ. Ngô Thì Nhậm mang tài năng
mình đến với Tây Sơn, góp công lớn trong chiến công đại
phá quân Thanh và sau đó duy trì hòa bình với triều đình
Càn Long. Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay
về nghiên cứu Phật học.
Ngô
Thì Nhậm là một trí thức đa tài: chính trị, quân sự, ngoại
giao… Trịnh Sâm khen ông:” Tài học không ở dưới người”.
Quang Trung ca ngợi ông: “Thuộc dòng văn học Bắc Hà, thông
thạo việc đời”. Riêng về thơ văn trước tác, ông viết
đủ loại: nghiên cứu sử địa, bình luận văn hóa xã hội,
thơ phú, vân vân… Thơ Ngô Thì Nhậm ẩn chứa những suy nghĩ
và cách ứng xử của kẻ sĩ lấy lợi ích dân nước làm
trọng. Trong lúc làm quan, ông nổi tiếng liêm khiết. Tâm hồn
ông học sự trong sạch của thiên nhiên. Nghe tiếng chim hót
trong trẻo trên cành cao sau mưa, ông thấy thẹn cho cõi lòng
còn gợn hư danh. Lên núi cao nhìn vào xa rộng ông giác ngộ:
” Lên chơi bừng giấc Nam Kha mộng”. Giấc Nam Kha là ý thơ
được dùng nhiều trong thơ cổ điển, nhưng Ngô Thì Nhậm
không dùng theo mốt văn chương mà theo kinh nghiệm đời ông.
Kẻ sĩ trong thời nhiễu nhương nhiều nông nỗi buồn phiền
ghê gớm, phải có cách nghĩ cao hơn để vượt trở ngại
của thực tế. Cách nghĩ của Ngô Thì Nhậm là tìm sự thanh
thản trong quy luật của thiên nhiên, của lịch sử.
Năm
1908, sau trận đòn thù ở Văn Miếu, ông tạ thế.”
Thưa
quý thính giả,
Về
trận đòn thù này, theo cuốn Nhà Tây Sơn của hai soạn giả
Quách Tấn và Quách Giao viết, thì chuyện xảy ra như sau:
” .
. . Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích bị giải về Thăng Long
và đánh đòn tại Văn Miếu. Phan Huy Ích còn sống trở về
nhà. Ngô Thời Nhâm bị Đặng Trần Thường đánh chết.
Đặng
Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà. Lúc Ngô Thời Nhậm
được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến
xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong
độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường:
–
Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua
cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.
Đặng
Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi mang khăn gói vào Nam, phụng
sự Nguyễn Phúc Ánh”.
Thưa
quý vị,
Có
tài liệu ghi rằng sau khi Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong nhà
Tây Sơn, ngoài những chuyện trả thù con cháu Bắc Bình Vương
Nguyễn Huệ và các võ tướng, một số quan văn bị giải
về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu,
trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhậm. Chủ trì cuộc
phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.
Vốn
có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối
cho Ngô Thời Nhậm:
–
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.
Ngô
Thời Nhậm đáp :
–
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời
phải thế.
Đặng
Trần Thường sai tẩm thuốc độc vào roi để đánh Ngô Thời
Nhậm. Sau trận đòn về nhà, thuốc độc ngấm vào tạng phủ,
Ngô Thời Nhậm qua đời.
Trong
câu chuyện, có hai cơn giận. Ngô Thời Nhậm vì giận thái
độ khúm núm của Đặng Trần Thường, có thể làm mất mặt
danh sĩ Bắc hà trước con mắt người Tây Sơn, nên nặng lời
mắng Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường bị câu mắng,
từ giận thành thù, khi có quyền thế bèn giết Ngô Thời
Nhậm. Tuy chỉ có Ngô Thời Nhậm chết, nhưng hai cơn giận
đã giết hai danh sĩ, một người mất mạng, còn một người
tiêu tan danh tiếng, để lại vết nhơ trong văn học sử, là
một người hẹp hòi, tàn ác và sát nhân.
Cho
nên Đức Phật đã dạy rằng: “Một ngọn lửa sân đốt
cháy cả rừng công đức”
Ban
Biên Tập
www.thuvienhoasen.org
(Bài
này đã được phát thanh ngày 16 tháng 7 tại Nam California
và 17 tháng 7, 2005 tại Houston Texas)
Discussion about this post