PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ước hẹn với sự sống

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

I

Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:
– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.
Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:
– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với ông ta là tôi gọi ông tạ Vị khất sĩ vâng mệnh.
Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi.
Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:
– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình tọa thiền phải không?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậî  Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi
Bụt dạy:
– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phảị Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế. Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:

Quán chiếu vào cuộc đời
thấy rõ được vạn pháp
không kẹt vào pháp nào
lìa xa mọi ái nhiễm.
Sống an lạc như thế
tức là sống một mình.

Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui.

(Dịch từ Tạp A Hàm, Kinh số 1071)


II

Sau đây là những điều tôi đã được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:
– Này quý thầy
Các vị khất sĩ đáp:
– Có chúng tôi đây
Đức Thế Tôn dạy:
– Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghẹ.
– Thưa Thế Tôn, chúng tôi đang lắng nghe đây.
Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơị
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú

Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì khi ấy người đó đang tìm về quá khứ.

Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì khi ấy người đó đang không tìm về quá khứ.

Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương laỉ? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tri giác ta sẽ được như thế kia, tâm tư ta sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kiạ Nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì khi ấy người đó đang tưởng tới tương lai.

Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tri giác ta sẽ được như thế kia, tâm tư ta sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó trong lúc ấy đang không tưởng tới tương lai.

Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại?  Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này.. thì khi ấy người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.

Này quý thầy, thế nào là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này…. thì khi ấy người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.

Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình. Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành.

(Bhaddekaratta sutra, Majhima Nikaya, 131)

Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Load More

Discussion about this post

66 Câu Thiền Ngữ Chấn Động Thế Giới

66 Câu Thiền Ngữ Chấn Động Thế Giới

66 CÂU THIỀN NGỮ CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI Thích Nhật Từ biên tập Không phải tất cả 66 câu “thiền...

Hiệu Lực Cầu Nguyện

Hiệu Lực Cầu Nguyện

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thanh Niên Trước Ý Nghĩa Và Mục Đích Cuộc Đời

Thanh Niên Trước ý Nghĩa Và Mục Đích Cuộc Đời

Thanh niên trước ý nghĩa và mục đích cuộc đời Nguyễn Thế Đăng Thật ra, ý nghĩa và mục đích cuộc đời...

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Giảng đường Nhân Ái Hòa BìnhHỌC PHẬT VẤN ĐÁPGiảng ngày 11 tháng 5 năm 2007HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG TRẢ LỜI...

Phật Giáo Trong Thế Kỷ mới Tập 2

PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ MỚIGIAO ĐIỂMTuyển tập II Nhiều tác giả Với các bài viết của : Minh Chi,...

Giản dị là sống hài hòa

GIẢN DỊ LÀ SỐNG HÀI HÒA Trần Nguyên Hào   Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định...

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIVTỨ DIỆU ĐẾNỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY Nhà Xuất Bản Tôn GiáoNguyên tác: The...

Phật Giáo -Hữu Thần-vô Thần Thanh Hòa Dịch

PHẬT GIÁO -HỮU THẦN-VÔ THẦNThích Thanh Hòa Theo nếp suy nghĩ của chúng ta, mọi vật trong thế giới đều...

Lễ Vu Lan 2020 Giữa Đại Dịch Covid 19.

Lễ Vu Lan 2020 Giữa Đại Dịch Covid 19.

LỄ VU LAN 2020 GIỮA ĐẠI DỊCH COVID 19.Tu Viện Viên Đức, Đức Quốc.Trần Thị Nhật Hưng   Ảnh lễ...

Cần Phát Hiện Sớm Đột Quỵ (Bác Sĩ Đào Xuân Dũ)

Cần Phát Hiện Sớm Đột Quỵ (Bác Sĩ Đào Xuân Dũ)

CẦN PHÁT HIỆN SỚM ĐỘT QUỴBác Sĩ Đào Xuân Dũ Ở người bị đột quỵ, máu không lưu thông lên...

Danh Hiệu Đại Sĩ Avalokiteśvara Trong Tịnh Độ Giáo

   DANH HIỆU ĐẠI SĨ AVALOKITEŚVARA TRONG TỊNH ĐỘ GIÁO Phước Nguyên*** Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc...

Thiền Và Trí Thức

Thiền Và Trí Thức

THIỀN VÀ TRÍ THỨCĐỗ Hồng Ngọc Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của...

Bộ Tem “Bát Bộ Kim Cương” Của Việt Nam

Bộ Tem “Bát Bộ Kim Cương” Của Việt Nam

BỘ TEM "BÁT BỘ KIM CƯƠNG" CỦA VIỆT NAM              Bưu Chính Việt Nam có phát hành  bộ tem...

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?Bài: Dương Kinh Thành...

Hoạt Dụng Của Thiền Định

Hoạt dụng của thiền định

HOẠT DỤNG CỦA THIỀN ĐỊNH Minh Mẫn   Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những...

66 Câu Thiền Ngữ Chấn Động Thế Giới

Hiệu Lực Cầu Nguyện

Thanh Niên Trước ý Nghĩa Và Mục Đích Cuộc Đời

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Phật Giáo Trong Thế Kỷ mới Tập 2

Giản dị là sống hài hòa

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Phật Giáo -Hữu Thần-vô Thần Thanh Hòa Dịch

Lễ Vu Lan 2020 Giữa Đại Dịch Covid 19.

Cần Phát Hiện Sớm Đột Quỵ (Bác Sĩ Đào Xuân Dũ)

Danh Hiệu Đại Sĩ Avalokiteśvara Trong Tịnh Độ Giáo

Thiền Và Trí Thức

Bộ Tem “Bát Bộ Kim Cương” Của Việt Nam

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Hoạt dụng của thiền định

Tin mới nhận

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Phật tại tâm là gì?

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Tư duy về Niết Bàn (II)

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Nỗi buồn của người mẹ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Lời con dâng Phật

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Có ai thấy Phật không?

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Tin mới nhận

Thông Bạch Phật Đản 2017 – Phật Lịch 2561

Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm PDF

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 5)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (17)

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Trung Đạo -Trung Luận Và Trung Quán

Thế Giới Tự Do

Kỹ Thuật Thiền Vipassanà

Cái Còn Lại Trong Tánh Không

100 năm sau còn ai ghét ai thương…

Lễ Bái Được Cốt Tủy

Phật giáo đóng góp như thế nào cho vấn đề môi trường

Người Xuất Gia Có Được Tham Dự, Bàn Luận Chuyện Chính Trị Không?

Kẻ Thù Của Chân Lý

Trao Đổi Về Hiện Tượng “Hòa Thượng Thích Thông Lạc” Kỳ1 – Giới Minh

Hình Như

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

Về dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú, Hà Giang

Bốn thắc mắc mong được giải đáp

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Tin mới nhận

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Pháp Hoa Huyền Nghĩa – Phật Học Thiên Thai Tông

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Kinh Di Giáo Lược Giải

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 39)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

25 Đại Nguyện Của Đức Phật Bất Động Tôn Giáo Chủ Cõi Diệu Hỷ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Nhất Tâm Niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.