PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tạ Ơn Trong Ý Thiền

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TẠ ƠN TRONG Ý THIỀN
Nguyên Giác

Happy_ThanksgivingTrong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi. Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrims (những người  Châu Âu chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn, thuộc một hệ phái Ky tô bị truy bức). Bây giờ, hình ảnh này đã gấp nhiều lần đảo ngược. Lúc đó, dân da đỏ trong bữa tiệc đông gấp hai lần di dân từ Châu Âu, và bây giờ có thể gọi là, chưa bị diệt chủng là may rồi. Ngày xưa, có lẽ chỉ chừng vài mươi con gà tây lên bàn tiệc. Bây giờ, trung bình 46 triệu gà tây bị làm thịt cho các bữa tiệc Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ.

Trong bài này, chúng ta sẽ nhìn về một số hình ảnh tạ ơn trong nhà Phật. Nơi đây, sẽ không có bữa tiệc nào để làm vui khẩu vị, và cũng không có chúng sinh nào bị đưa lên bàn tiệc.

Cuối một khóa Thiền thất dài một tuần lễ, Thiền sư Tuyên Hóa (1918-1995) kết luận:

“Bây giờ, chúng ta đã hoàn mãn. Mời mọi người đứng dậy, chúng ta sẽ lạy Phật ba lần để tạ ơn Ngài. Chúng ta tạ ơn Đức Phật bởi vì, ngay cả nếu chúng ta chưa có chứng ngộ lớn, chúng ta đã có được chứng ngộ nhỏ. Và nếu chúng ta không có chứng ngộ nhỏ nào, ít nhất chúng ta đã không bệnh. Vâng, nếu chúng ta bệnh, ít nhất chúng ta đã không chết. Do vậy, hãy cùng nhau tạ ơn Đức Phật.”

Khi một nhà thơ nhìn về lý vô thường, một câu hỏi có thể nêu lên: Có cách nào để thâm cảm ngày tháng trôi qua chăng?

Thiền sư Nhật Bản Ryokan (1758–1831) có một bài thơ tuyệt vời như sau:

.

Hòa vào gió,
tuyết rơi;
hòa vào tuyết,
gió thổi.
Bên lò sưởi,
duỗi thẳng cẳng,
bất động với thời gian
trong căn lều này.
Đếm ngày trôi qua,
cũng thấy rằng tháng Hai
đã tới và đi
hệt như một giấc mơ.

.

Cũng nói về giấc mơ và lòng biết ơn, một nhà thơ Phật tử Hoa Kỳ thời đương đại không nói gì về những tháng ngày tuyết rơi gió thổi, nhưng nói về ngày hè nghĩ về lời Đức Phật dạy.

Nhà văn Mary Oliver (sinh năm 1935) đã có những tác phẩm thắng giải thưởng về sách hay National Book Award và giải Pulitzer Prize. Bài thơ sau đây của bà có nhan đề là DREAMS (NHỮNG GIẤC MƠ). Khi dịch sẽ giữ y cách viết chữ hoa như bài thơ nguyên tác tiếng Anh. Câu áp chót nói về chim cú màu trắng; thực tế, chim cú thường màu đen, hoặc xám, hoặc đốm nâu. Chim cú lại sống về đêm, không liên hệ gì tới ngày hè. Có lẽ muốn nói rằng sự tỉnh giác theo lời Đức Phật dạy sẽ biến đêm và dòng sông trở thành ngày hè và cánh đồng (chỉ suy đoán thôi). Bài thơ hiển nhiên là để bày tỏ lòng biết ơn Đức Phật.

.

NHỮNG GIẤC MƠ

Lòng Biết Ơn
Tôi Muốn Viết Một Điều Gì Rất Mực Đơn Sơ
Những Dòng Được Viết trong Những Ngày Bóng Tối Lan Ra
Có Thể Là
Tỉnh Thức
Đêm và Dòng Sông
Bài Thơ
Bài Thơ Bất Cẩn
Ngày Hè
Lời Dạy Cuối của Đức Phật
Chim Cú Trắng Bay Vào và Ra Cánh Đồng
Ngỗng Trời.

.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (Aṅguttara Nikāya, XI. Phẩm Các Hy Vọng – 1–12. Hy Vọng), ghi lời Đức Phật dạy về lòng biết ơn như sau:

“Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời…”

Cũng trong Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (Aṅguttara Nikāya – IV. Phẩm Tâm Thăng Bằng – 1–11. Đất), ghi lời  Đức Phật dạy về lòng biết ơn như sau:

“Này các Tỷ-kheo, thế nào là địa vị bậc không phải Chân nhân? Người không phải Chân nhân, này các Tỷ-kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị kẻ không Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Còn bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn.

Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.”

Có một điểm độc đáo trong Phật Giáo là lòng biết ơn thiên nhiên.

Tdcp2006Bddt-002D4

Thầy Lê Bích Sơn đứng bên cạnh tấm bia kỷ niệm
gọi là Animisalocana Cetiya ở Bồ Đề Đạo Tràng

Trong sách “Hành Hương Xứ Phật,” tác giả Phạm Kim Khánh kể rằng Đức Phật bày tỏ lòng biết ơn cây bồ đề đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cội bồ đề trọn một tuần không nháy mắt. Về sau, nơi Đức Phật đứng trọn tuần lễ để nhìn cây bồ đề, Vua Asoka (A Dục) có cho dựng lên một bảo tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya.

Trong một tiền kiếp, Đức Phật khi mang thân một con chim két đã bày tỏ lòng biết ơn một vườn cây.

Tích truyện Kinh Pháp Cú kệ 32 kể về trưởng lão Thera Nigamavasi Tissa.

Ngài sinh trưởng trong một thị trấn nhỏ gần thành Savatthi. Sau khi trở thành một vị sư, ngài sống rất đơn sơ, rất ít nhu cầu. Khi đi khất thực, ngài thường tới ngôi làng nơi các thân nhân của ngài cư ngụ và nhận bất cứ thứ gì họ cúng cho ngài. Ngài tránh các sự kiện lớn. Ngay cả khi Trưởng giả Cấp Cô Độc và Quốc vương Pasenadi của Kosala làm các lễ cúng dường lớn, ngài cũng không tham dự.

Một số vị sư thắc mắc vì ngài ưa gần thân nhân và vì ngài không chịu tham dự các lễ cúng dường lớn do Trưởng giả Cấp Cô Độc và Quốc vương Pasenadi tổ chức. Khi chuyện kể tới Đức Phật, mới triệu ngài Nigamavasi Tissa tới và hỏi. Trưởng lão trình với Đức Phật rằng ngài tới làng các thân nhân chỉ để khất thực, nhưng khi thấy đủ thực phẩm là thôi, không đi thêm, và rằng ngài không bận tâm chuyện thực phẩm ngon hay dở.

Đức Phật ca ngợi ngài Nigamavasi Tissa trước hội chúng, và nói rằng sống hạnh ít muốn và biết đủ là hạnh của Đức Phật và các bậc Thánh, và nói rằng  tất cả các sư phải nên như thế. Rồi Đức Phật kể chuyện tiền thân.

Một thời, vua chim két sống trong một vườn cây sung bên bờ sông Hằng, với nhiều chim két thần dân. Khi trái cây bị ăn hết, tất cả các chim két rời bỏ vườn cây, chỉ trừ vua chim két tự biết đủ với bất cứ những gì còn trên cây, cho dù là chồi, mầm, lá hay vỏ cây. Đế thiên Sakka thấy như thế, mới thử xem giới hạnh của vua chim két, dùng thần lực làm cho cây héo rụi. Kế tiếp, Đế thiên Sakka hóa thân làm một con ngỗng bay tới hỏi vua chim két là vì sao không chịu rời bỏ cây khô, trong khi các chim khác đã bay đi hết, và tại sao không tìm các cây khác mang trái. Vua chim két trả lời, “Bởi vì lòng biết ơn đối với cây này, tôi không bỏ đi, và khi nào tôi còn có thể kiếm đủ ăn để sống, tôi sẽ không  rời bỏ cây đi. Tôi cảm thấy sẽ là vô ơn khi rời bỏ cây này, mặc dù cây đã mất sức sống.”

Thán phục, Đế thiên Sakka hiện lại thân vua trời, lấy nước sông Hằng tưới vào cây héo, và tức khắc cây tươi trở lại, cành xanh trở lại và đầy trái.

Vua chim két đó là tiền thân Đức Phật. Còn tiền thân của tỳ kheo Anuruddha là Đế thiên Sakka. Kế tiếp, Đức Phật đọc lên bài kệ 32 trong Kinh Pháp Cú, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu là:

32. “Vui thích không phóng dật,
Tỷ kheo sợ phóng dật,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết Bàn.”

Nghe như thế, Trưởng lão Tissa liền đắc quả A La Hán.

Trong bản chú giải ghi rằng “không bị thối đọa” (will not fall away) là vững vàng trong pháp Thièn Chỉ và Quán (Tranquillity and Insight Development).

Chúng ta nhìn thấy rằng, Đức Phật đã biết ơn một cội cây che mưa nắng cho ngài, và ngay tới một con chim cũng biết ơn một cây sung nơi chim một thời ăn trái.

Huống gì là, chúng ta đang mang bốn ơn vô cùng lớn: ơn ba mẹ, ơn thầy bạn, ơn đất nước, ơn chúng sanh…
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Mừng Lễ Tạ Ơn (Tâm Diệu)

 

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Vì Sao Báo Giác Ngộ Thông Tin Sai Sự Thật Có Liên Hệ Đến Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP. HCM?

VÌ SAO BÁO GIÁC NGỘ THÔNG TIN SAI SỰ THẬTCÓ LIÊN HỆ ĐẾN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI...

Thiền Chánh Niệm, Gặp Gỡ Chủ Nghĩa Tư Bản: Sự Thật Phức Tạp Về Ngành Thiền Trị Giá 1 Tỷ Đô La

Thiền Chánh Niệm, Gặp Gỡ Chủ Nghĩa Tư Bản: Sự Thật Phức Tạp Về Ngành Thiền Trị Giá 1 Tỷ Đô La

THIỀN CHÁNH NIỆM,GẶP GỠ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN:SỰ THẬT PHỨC TẠP VỀ NGÀNH THIỀN TRỊ GIÁ 1 TỶ ĐÔ LATaylor...

Cõi thơ huyền mộng đó

CÕI THƠ HUYỀN MỘNG ĐÓ Tâm Nhiên     Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông...

Trong Phật Giáo Có Những Người Cuồng Tín Không?

Trong Phật giáo có những người cuồng tín không?

Với tư cách là Phật tử, chúng ta không nên kiêu mạn, và nói là ta không phải lo lắng...

Pháp Lễ Chùa Phật

Pháp lễ chùa Phật

PHÁP LỄ CHÙA PHẬT Quảng Tánh Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản...

Nhẹ Gánh Lo Âu

Nhẹ Gánh Lo Âu

NHẸ GÁNH LO ÂU Hòa thượng Sri Dhammananda - Phạm Kim Khánh dịch Việt Bạn có lo âu không? Bạn...

Bước Tiếp Vì Ai

Bước tiếp vì ai

Truyện ngắn BƯỚC TIẾP VÌ AI Thích Trung Hữu Đã mười hai giờ khuya rồi mà thầy Huệ vẫn còn...

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢITác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa ThượngViệt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực LỜI...

Đi Vào Bản Nguyện Dược Sư

Đi Vào Bản Nguyện Dược Sư

ĐI VÀO BẢN NGUYỆN DƯỢC SƯPhước Nguyên 1/Phẩm cách Dược sư Thế gian luôn bị nhận chìm trong sự nguy...

Niềm Tin Vào Chánh Pháp: Chiếc Chìa Khoá Vàng Khai Mở Tự Tâm

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

NIỀM TIN VÀO CHÁNH PHÁP: CHIẾC CHÌA KHOÁ VÀNG KHAI MỞ TỰ TÂM Thích Thiền Minh   Sống trên cuộc...

Tản Mạn Về Từ Hán Việt – Phần 4: Bính Âm, Phanh Âm, Phiên Âm Hay Pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ...

Ttt- Kỷ Yếu Vptư Ghpgvn Ấn Hành Pl.2536 – Dl.1993

Ttt- Kỷ Yếu Vptư Ghpgvn Ấn Hành Pl.2536 – Dl.1993

KỶ YẾU VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHÂT GIÁO VIỆT NAM Ấn hành PL 2536-DL 1993 MỤC LỤC. Lời...

Tài Hùng Biện Xuất Chúng Của Tôn Giả Sư Tử

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Tôn giả Sư Tử (Aryasimha), sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 880 năm. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh,...

Hái Lộc Đầu Năm

Hái lộc đầu năm

HÁI LỘC ĐẦU NĂM Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Những ngày tết đã qua mau, những nhành mai vàng đã...

Minh Triết Trong Đời Sống

Minh triết trong đời sống

Trong lời giới thiệu bà Darshani Deane, tác giả của quyển sách “Wisdom, Bliss, And Common Sense” được dịch sang...

Vì Sao Báo Giác Ngộ Thông Tin Sai Sự Thật Có Liên Hệ Đến Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP. HCM?

Thiền Chánh Niệm, Gặp Gỡ Chủ Nghĩa Tư Bản: Sự Thật Phức Tạp Về Ngành Thiền Trị Giá 1 Tỷ Đô La

Cõi thơ huyền mộng đó

Trong Phật giáo có những người cuồng tín không?

Pháp lễ chùa Phật

Nhẹ Gánh Lo Âu

Bước tiếp vì ai

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Đi Vào Bản Nguyện Dược Sư

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

Tản Mạn Về Từ Hán Việt – Phần 4: Bính Âm, Phanh Âm, Phiên Âm Hay Pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

Ttt- Kỷ Yếu Vptư Ghpgvn Ấn Hành Pl.2536 – Dl.1993

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Hái lộc đầu năm

Minh triết trong đời sống

Tin mới nhận

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Có cực lạc, địa ngục hay không?

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Quỳ bên chân Phật

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Tin mới nhận

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

Lời Di Huấn Sau Cùng Của Đức Phật

Chướng ngại người tu là con mắt thứ hai

Văn hóa còn, dân tộc còn

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ

Tâm tình của người niệm Phật

Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Nguyên Lý Duyên Sinh

Có Thời Gian Hay Không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khuyên Vượt Qua Căng Thẳng

Phật Về Xa Cảnh Phồn Hoa

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Triển vọng của nền kinh tế theo tinh thần Phật giáo

Thần Thức Sẽ Trụ Nơi Nào Sau Khi Chết

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Tiếng Vọng Mùa Vu Lan Báo Hiếu

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Bốn Pháp Ấn Của Đạo Phật

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Kinh Viên Giác Giảng Giải

62 loại Tà kiến

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Không Phải Là Lời Của Phật *

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Kim Cương Bát Nhã Luận

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Tin mới nhận

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 4

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Quan niệm về Tịnh Độ

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.