DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 20
GIỚI
KHÔNG SÁT SINH
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Trong
suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật đã để
lại rất nhiều kinh điển, nhưng nội dung tất cả đều không
ngoài ba điều:
– một
là không làm các điều ác,
–
hai là siêng làm các việc lành
–
ba là tự ngưng dứt dòng vọng tưởng liên tục của ý thức.
(chư
ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý), trong
đó về hai điều đầu tiên — không làm các điều ác và
siêng làm các việc lành –, hai điều này thâu gồm hầu hết
giới luật của nhà Phật.
Trên
ý nghĩa cơ bản, giới được đặt trên nền tảng từ bi
thương xót đến tất cả muôn loài chúng sinh, không làm những
gì có hại cho mình, cho chúng sinh, hoặc hại cả hai, và về
ba phương diện thân, khẩu, ý thì phải tích cực làm mọi
việc để đem lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho chúng
sinh.
Sự
sống vô cùng quý giá, nên Đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng
sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng
cho đến sự sống của cỏ cây. Kinh sách dạy rằng Ngài
không đổ các đồ ăn dư thừa của mình trên bãi cỏ xanh
hay trong nước có các loài côn trùng nhỏ. Do vậy, đức
Phật khuyên chúng ta không nên sát sanh vì rằng mọi chúng
sanh hữu tình đều sợ chết và xem sự sống là điều quý
báu nhất trên đời. Ngài tuyên thuyết giới thứ nhất như
sau: “Người Phật tử không được hoặc tự mình giết,
hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng
sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú
để giết, vân vân, phàm tất cả các loài hữu tình có mạng
sống, đều không được cố ý giết chúng.”
Đối
tượng chúng sinh trong giới cấm thứ nhất của đạo Phật
là hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ
thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và
vui sướng.. Chúng sinh ấy bao gồm từ người cho tới các
loài động vật trên bộ, trên không và dưới nước, từ
những con vật lớn như voi tượng, như cá ông cho đến các
con vật nhỏ bé như kiến, như sâu trùng.
Từ
quan điểm nơi mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tánh,
đều có khả năng thành Phật nên có đặc tính bình đẳng,
do đó người Phật tử chúng ta không những không thể sát
hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh
dù là loài vật vì chúng cũng có quyền sống, có quyền được
chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở.
Bản
chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ
chết. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh sự đau
đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị
đe dọa và xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh
luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một
chúng sinh bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng có những
phản ứng tự vệ, ít nhất là phát ra những nỗi oán hờn
thù hận đến những ai định tâm sát hại chúng. Tại sao
chúng ta làm đau đớn hay hủy hoại mạng sống của chúng
trong khi chúng ta muốn sống và không muốn ai hành hạ chúng
ta?
Hoà
Thượng Thích Thiện Hoa nói về giới không sát sanh như sau:
“Đạo
Phật khuyên chúng ta không nên sát hại chúng sinh vì bốn lý
do:(1)
Tôn
trọng sự công bằng. – Chúng ta coi sanh mạng mình là quý,
là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống
trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trong
thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người?
Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng.
Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết,
ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực
của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dãy dụa
mong thoát chết! Theo lẽ công bình, đìều ta không muốn ai
làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác.
Phật dạy: “Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết.
Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo
giết!”.(2)
Tôn
trọng Phật tánh bình đẳng. – Chúng ta mỗi loài tuy thân
hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã
bình đẳng thì không thể viện lý do gì để nói rằng Phật
tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu
da này gía trị hơn giai cấp kia màu da kia.(3)
Nuôi
dưỡng lòng từ bi. – Lòng từ bi của Đức Phật xem mọi
loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát
hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bởi vì đem
tâm giết hại sanh mạng hay nhẫn tâm vô cớ giết một
con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn
tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên siết,
quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi
thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp
chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng
ta. Đức Khổng Tử có dạy: “Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến
kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử”. (nghĩa là
nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy
nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm
từ bi hay lòng nhân đều không nỡ giết hại người hay loài
vật.(4)
Tránh
nhân quả báo ứng oán thù. – Khi ta giết một người hay
một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập
tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết
hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo
thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi
ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu
ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát
hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ.
Phật dạy: “Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng
nghiệp khổ,, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi”
(Kinh Lăng Già).Vì
những lý do trên, Đức Phật cấm Phật tử không giết hại.
Không giết hại, sẽ có những điểm lợi ích sau đây:a)
Về
phương diện cá nhân. – Một người không tàn nhẫn sát
nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da,
xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong lòng không bứt
rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc
ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.b)
Về
phương diện xã hội. – Nếu tất cả nhân loại trên thế
giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của Phật dạy
, thì chiến tranh sẽ không có, cho nên Tổ xưa có dạy:”Hết
thảy chúng sanh không nghiệp giết,
Mười
phương nào có nổi đao binh.
Mỗi
nhà, mỗi chốn đều tu Thiện.
Lo
gì thiên hạ chẳng thái bình. ”
Thưa
quý thính giả,
Căn
cứ vào đời sống gương mẫu của đức Phật, chúng ta hiểu
rằng khi đặt ra giới cấm không sát sinh này, Phật không
chỉ giới hạn vào việc tôn trọng và bảo vệ sự sống
của con người, mà còn là tôn trọng và bảo vệ sự sống
của tất cả mọi sinh vật. Ngay cả đến cỏ cây hoa lá,
dù không phải là hữu tình chúng sinh, không có tình cảm khổ
vui, Ngài cũng dạy rằng nên tôn trọng, không tàn phá bừa
bãi. Đó là thói quen tốt của người Phật tử, không
sử dụng bạo lực.
Từ
sự giác ngộ lại được bản thể chân tâm, đức Phật đã
thấy tất cả chúng sinh hữu tình đều trải qua những vòng
sinh tử luân hồi và thấy rõ những mối liên hệ với nhau
qua nhiều dạng thể khác nhau. Bây giờ một số chúng sinh
đang sống dưới hình thức những con vật thấp kém nhưng
trước đây họ có thể đã mang dạng thể con người. Vì
lòng từ bi vô bờ bến Ngài không muốn chúng ta ăn thịt lẫn
nhau nên Ngài đã ban hành giới cấm đầu tiên là giới không
sát sanh.
Ngài
nói: “Tất cả chúng sinh vì tâm tưởng khác nhau, do vậy
có sự xoay vần trong các loài”
Ngài
nói rõ thêm “Hữu tình luân hồi thọ sanh trong sáu đường
như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha
mẹ, hoặc làm con cái, đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn
nhau ...”
Nói
về giới không sát sanh này, Ngài Trần Thái Tông, vị vua khai
sáng ra triều đại nhà Trần, cũng đã viết trong Khóa Hư
Lục như sau:
“Phàm
các loài sinh từ trứng, thai, ẩm, hóa, tính vẫn đồng, thấy
nghe hiểu biết đâu khác. Chỉ do tạo nghiệp kết oán, nên
thọ tên khác hiệu khác. Ngày trước vốn loài người, nay
sanh đàn giống khác nhau. Hoặc là bạn bè, hoặc là anh em.
Thay đổi áo xiêm đai mũ, biến làm mai vẩy cánh lông. Vợ
quên chồng, chồng quên vợ, con trái cha, cha trái con. Đã thấy
đổi đầu khác mặt, lôi về mổ bụng chặt chân. Luống
lo tham sống sợ chết, lại không một lời kêu đau khổ. Ngươi
giết nó, nó giết ngươi, hắn ăn mày, mày ăn lại hắn, hằng
không ngày dứt, mãi tạo oan trái. Kiếp kiếp trả nhau, đời
đời thù nhau.
Người
quay đầu liền đến quê nhà, kẻ phóng tâm hằng chìm địa
ngục. Sách Nho dạy: “Thi ân bố đức”. Kinh Đạo dạy: “Ái
vật hiếu sanh”. Phật ngăn cấm sát là giữ giới, ngươi phải
để ý tuân hành chớ phạm”.
Đây
là Ngài căn cứ theo quy luật nhân quả để nhắc nhở chúng
ta nên cẩn thận trong mọi hành vi bao gồm thân làm, miệng
nói và ý thức suy tư mà đạo Phật gọi là ba nghiệp thân
khẩu ý. Nghiệp là hành động sẽ đưa đến kết quả tốt
hay xấu. Do đó nếu chúng ta làm những điều xấu ác thì
chúng ta sẽ bị quả xấu mà thường hay gọi là nghiệp báo.
Theo
quan điểm của nhà Phật thì những tai họa, tật nguyền hay
hình dáng của chúng sanh mà ngày nay chúng ta thấy khác nhau
đều có nguyên nhân nếu không xẩy ra trong đời hiện tại
thì cũng đã được tạo ra trong khoảng thời gian của vô
lượng kiếp quá khứ. Do sức mạnh của nghiệp, nghiệp lực
thúc đẩy những hành động thiện hay bất thiện đã tồn
trữ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ đó hiện hành,
tạo ra những kết quả mà ngày nay chúng ta đang gặp.
Nói
tóm lại, sát sanh nghĩa là giết hại, dùng bạo lực chấm
dứt sự sống của những sinh vật cũng thiết tha muốn sống
như mình. Nếu đã khởi tâm muốn giết đưa tới thực hiện
thì tất cả các hành động sát sanh, bất luận loại nào,
tuy có nặng nhẹ khác nhau, cũng đều phạm tội sát sanh.
Thưa
quý thính gỉa,
Tại
Hoa Kỳ, người ta ước lượng hàng năm có đến 135 triệu
súc vật và 3 tỷ gia cầm bị giết để cung cấp thịt làm
thực phẩm cho dân chúng. Trong khi mọi người vui vẻ thưởng
thức các món ăn khoái khẩu, có mấy ai liên tưởng đến
số lượng khổng lồ các loài động vật đang bị giết chết
một cách thảm thương trong các lò sát sanh chăng? Đôi khi
người ta còn nhẫn tâm đùa cợt trên sự chết chóc một
cách thích thú và vô tư lự. Điển hình là danh hề Ronold
Mac Donald, trong một chương trình truyền hình thương mại,
đã khôi hài với đám trẻ con rằng: “Các em có biết
hamburger xuất xứ từ đâu không? Chúng được
trồng ở vườn Hamburger đấy!”
Vâng,
vườn hamburger đó chính là lò sát sinh. Đến lò sát
sinh, người ta có cảm tưởng như bước chân tới một thứ
địa ngục đầy mùi tử khí. Tiếng kêu la thất thanh của
những con vật bị đập đầu, bị điện giật hay là bị
bắn cũng đều là những cảnh hãi hùng mà bất cứ ai có
chút từ tâm đều không thể chịu đựng nổi. Sau đó người
ta treo giò những con vật lên để đưa chúng vào dây chuyền
cạo lông mổ bụng lôi ruột gan phèo phổi để rửa ráy rồi
tới giai đoạn chuyển chúng vào các nhà máy sản xuất thực
phẩm.
Một
hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến thăm một
lò sát sanh. Khi ra về ông đã không thể giữ nổi sự yên
lặng ẩn nhẫn mà phải dàn trải nỗi bi thương trong lòng
mình lên một cuốn sách có tên là “A Vegetarian Primer”, có
đoạn ông viết như sau:
“.
. . Tôi là người đã chơi hockey với hết sức bình sanh của
mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân
quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại
người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng
kiến tại lò sát sanh, tôi cảm thấy kinh khiếp và lòng mình
mềm yếu vì nỗi sót sa thương hại”.“Khi
rời khỏi lò sát sanh, với nỗi niềm đau sót và sự tội
nghiêp dày vò lương tâm. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ
có đủ can đảm sát hại một con vật dầu lớn hay nhỏ.
Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới
họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và
môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng
với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn con đường
chay tịnh không phải vì chạy theo chủ thuyết này hay chủ
thuyết nọ mà chính vì mắt tôi đã chứng kiến những cung
cách dã man tồi tệ mà con người đã đem ra đối xử với
các loài vật không phương tự vệ”.
Nhà văn
Larry Gallagher đã bỏ ra một tháng trời ròng rã làm việc
trong một lò sát sinh viết rằng:
“Khi
cái đầu con bò vừa mới xuất hiện dưới ánh sáng của
sàn giết là nó đã lãnh ngay một phát đạn phóng thẳng vào
trán khiến cho con vật chết sững, — chết sững chỉ với
một viên đạn độc nhất bằng thép! “Chết sững” là
từ ngữ thích hợp để mô tả nét kinh hoàng biểu lộ trên
khuôn mặt con vật tội nghiệp, với đôi mắt và cái miệng
mở lớn tê dại, hai hàm răng nghiến chặt vào chiếc lưỡi
thè lè ra ngoài — nét biểu lộ mà, nếu là người, sẽ là
câu hỏi: “Sao lại có thể tới nông nỗi này?”
Tôi
choáng người trước cảnh tượng bi thương đó và phải cố
dùng răng cắn vào lưỡi để nén dòng nước mắt cứ muốn
tuôn trào ra”.
Thưa
quý thính giả,
Có
một số người tưởng rằng sự ăn chay của đạo Phật cũng
giống như của một số tôn giáo khác, ăn chay vì lý do tín
ngưỡng, thí dụ không ăn thịt heo, thịt bò, v.v…., nhưng
vẫn ăn thịt các loài chúng sinh khác, hoặc chỉ ăn chay một
số ngày trong tháng để cầu xin gì đó, giống như một sự
đổi chác với thần linh. Không, không phải vậy, đạo
Phật ăn chay vì lòng từ bi, vì để Bảo Vệ Quyền Sống,
không những chỉ Quyền Sống của Loài Người (Human Rights),
mà cả Quyền Sống của Loài Vật (Animal Rights) nữa, theo đúng
với tâm nguyện từ bi bình đẳng của đức Bổn Sư Thế
Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ban
Biên Tập
www.thuvienhoasen.org
(Bài
này đã được phát thanh ngày 25 tháng 6 tại Nam California và
26 tháng 6, 2005 tại Houston Texas)
Discussion about this post