là Phật tử thâm tín Tam bảo nhưng gia đình lại theo đồng
bóng. Vậy xin hỏi đồng bóng, đồng cốt là gì? Có cách
nào khuyến hóa những người thân trở về Chánh pháp không?
Tôi có tâm nguyện kiếp sau xuất gia học đạo, liệu tôi
có được toại nguyện không?
ĐÁP:
Trong dân gian có một bộ phận theo “tín ngưỡng” đồng
bóng (đồng cốt) đồng thời sống và thực hành theo những
lời phán truyền của các thần thánh hiển linh thông qua trung
gian là những ông Đồng, bà Cốt.
Đồng
có nghĩa đen là trẻ con, tâm hồn trong trắng chưa bị vẩn
đục. Cốt nghĩa đen là xương, người cho thần linh mượn
xác. Đồng Cốt có nghĩa là những người ngồi đồng, được
xem như “hạp căn”, có tâm hồn trong trắng như trẻ nhỏ,
là trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền.
Đồng Bóng có nghĩa là bóng (thần linh) mượn hình đồng
để tiếp xúc, khuyên dạy người ở trần gian.
Thế
giới thần linh theo tín ngưỡng đồng bóng rất đa dạng.
Trên hết là Ngọc Hoàng thượng đế, kế đến Tam tòa Thánh
mẫu (Mẫu Thượng Thin, Mẫu Thượng Ngn, Mẫu Thoải), dưới
nữa là các Quan và thấp hơn là các Cậu và các Cô v.v…
Khi lên đồng, vị thần linh nào “ngự” thì xưng danh tánh,
biểu lộ tính cách và phán dạy. Các vị thần linh này thường
thể hiện những tính cách bất thường như chợt vui, chợt
buồn, đến đi (thăng) bất chợt. Nhìn chung, những phán truyền
của thần linh qua lời của Đồng Cốt có tính huyễn hoặc,
hư thực khó phân, đôi khi tuỳ tiện đến phi lý nhưng
luôn được các “tín đồ” đồng bóng y giáo phụng hành.
Để
khuyến hóa người thân mê theo đồng bóng, trước hết bạn
cần chỉ ra sự nguy hiểm: “Những người Đồng Cốt
thì ý chí của họ ngày càng trở nên yếu kém, bởi họ luôn
nạp mình cho những sức mạnh bên ngoài, làm cho tinh thần
ngày càng trở nên lụn bại. Họ trở nên thụ động, không
thể tự chủ, luôn bị ám ảnh và mất thăng bằng. Lâu ngày
thì họ bị những ảnh hưởng ma quái xâm nhập và mất hẳn
sự tự chủ. Tình trạng đó khó có thể trị dứt”
(Goeffrey Hodson, Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Những quyền năng thiêng
liêng và phi thường của con người).
Kế
đến, ngoài sự nguy hiểm đối với người cho mượn xác
như đã nói thì khi lên đồng, những thần linh xuất hiện
đa phần là những ác thần, tiểu quỷ (có tâm lượng nhỏ
hẹp, địa vị thấp kém trong thế giới quỷ thần) nhưng
vì tự ngã to lớn nên thường lạm xưng là thần này, thánh
nọ. Vì thế, những lời phán của thần thánh thông qua Đồng
Cốt nói chung thường khó hiểu, mù mờ, nhăng cuội, rời
rạc chẵng những không giúp ích gì cho người tin theo mà
còn gây ra hoang mang cho kẻ hầu đồng cùng với những lo lắng
không cần thiết.
Mặt
khác, bạn phải trình bày, giảng giải những tinh hoa của
giáo pháp mà bạn đã hiểu như giáo lý Nhân quả, Nghiệp
báo, Chánh kiến, Giải thoát v.v… để những thành viên trong
gia đình bạn từng bước lãnh hội, giác ngộ và chuyển hóa.
Khi hiểu rõ về chánh pháp, có chánh kiến, nhận thức sâu
sắc nhân quả đồng thời nhận thức được sự nguy hại
của việc tin theo đồng bóng, chắc chắn rằng họ sẽ không
còn tin tưởng vào những lời huyễn hoặc mang danh thánh thần
nữa.
Bạn
có tâm nguyện kiếp sau phát tâm xuất gia là điều tốt. Tuy
nhiên, theo Phật giáo thì tương lai được hình thành theo những
nghiệp nhân đã làm trong hiện tại. Do vậy, ngoài việc làm
tròn bổn phận tu học của người Phật tử, bạn phải gieo
trồng những hạt giống lành với hạnh nguyện xuất gia như:
Tu tập Bát quan trai (xuất gia một ngày một đêm), thực hành
xả ly tham ái, nhàm chán đời sống thế tục đầy phiền
lụy, thân cận tu tập theo chúng Tăng, phát tâm Bồ đề cầu
giải thoát để nguyện độ chúng sanh v.v… Nếu làm được
như vậy thì chắc chắn chí nguyện và công hạnh xuất gia
của bạn trong tương lai sẽ trở thành hiện thực.
Discussion about this post