PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sống Chết Đường Tơ – Thích Thiện Chánh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SỐNG CHẾT ĐƯỜNG TƠ
Thích Thiện Chánh

Trong cuộc sống đời thường không ai dám hứa trước được điều gì, hay ta sẽ làm cái này hoặc ta sẽ làm cái kia, vì cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào. Thế thường, con người đều dễ dàng nhận thấy điều này
từ môi trường xung quanh, người thân ra đi, bạn bè ra đi, người này ra đi, người kia không còn nữa, thế nhưng rồi chúng ta cũng cố quên hoặc vì
một lí do nào đó mà chúng ta lãnh cảm trước sự tàn khốc của cuộc đời.

Chúng ta vẫn cạnh tranh lạnh lùng
để tìm sự thoả mãn vật chất, chúng ta thờ ơ với sự đau khổ của người khác để khư khư gìn giữ cái của mình, để bảo vệ sự ích kỉ của lòng mình.

Vật chất ư? Danh vọng và địa vị ư? Chúng
chỉ là những bóng ma vật vờ xúi dục con người và cám dỗ con người quên đi đạo đức và vô cảm đến nỗi thiếu sự quan tâm lẫn nhau một cách tàn nhẫn trong kiếp phù sinh này. Phật giáo chỉ cho chúng ta biết rằng tất cả các sự vật do nhân duyên tạo thành, cho dù đó là những vấn đề thuộc lãnh vực tâm lí như khổ, vui, yêu, ghét… đều bắt nguồn từ cảm giác chấp trước trong từng mảng đời của chúng ta mà có, hơn nữa tất cả những sự vật đều không có tính nhất định. Lòng tham dục của chúng ta thường xung đột với vô thường, đối nghịch với vô thường, khi vô thường đến chúng ta thường luyến tiếc và tức giận, tạo thành những nỗi khổ cả tinh thần lẫn thể xác. Rõ ràng quán chiếu định luật vô thường thì chúng ta có thể đạt được sự hoà bình và an lạc trong tâm hồn của chúng ta.

Tất cả sự vật đều chóng tàn phai, giống như những bong bóng nước trôi trên dòng sông, chúng tụ tán mong manh như
lửa loè trên đá. Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành
để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự, cũng không thể nhận chân ra được cái tôi, cái ngã, hay cái của tôi. Nếu nhận chân ra được điều này, chúng ta sẽ không còn chấp trước. Sự từ bỏ chấp trước nghĩa là chúng ta đang hướng đến con đường an lạc giải thoát.

Đối với người tu theo Phật, sự sống và cái chết thật vô cùng mau chóng, nó đến trong từng sát na, và chắc chắc nó sẽ đến trong một ngày nào đó, cho nên họ chọn con đường tỉnh giác và đón nhận.

Chúng ta hãy đọc một câu chuyện cổ tích của Ấn Độ nói về sự tỉnh giác về cái chết:

Xưa, có một đạo sĩ nổi tiếng cùng người đồ đệ. Đạo sĩ muốn gởi người đồ đệ của mình vào cung điện để học thiền định với nhà vua Janak. Người đồ đệ này không muốn đi, vì anh ta nghĩ rằng mình là một đạo sĩ xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn (Brahmin). Làm sao một vị vua thuộc giai cấp võ sĩ (Kshatriya) mà có thể dạy cho một đạo sĩ được. Nhưng thầy đã ra lệnh, người đồ đệ đành phải đi. Khi đến hoàng cung, anh ta thấy nhà vua sống một đời sống vô cùng xa hoa. Anh ta ấm ức, khởi lên thái độ phê phán trong lòng mình. Làm sao một con
người
như thế mà dạy một đạo sĩ. Anh ta vẫn làm lễ nhà vua. Vua Janak thấy thái độ của anh ta như thế bèn bảo rằng nếu anh ta muốn thì có thể ngày mai quay trở về. Nhưng trong hoàn cảnh như thế này thì vị đạo sĩ phải đồng ý ở lại đêm.

Vua Janak chăm sóc vị đạo sĩ rất chu
đáo. Sau khi vị đạo sĩ dùng bữa và tắm rửa xong, nhà vua chính mình đưa
vị đạo sĩ đến phòng ngủ. Có thể xem đây là một phòng ngủ sang trọng và tiện nghi. Đạo sĩ nằm lên giường và chuẩn bị ngủ. Thoạt nhiên vị đạo sĩ thấy thanh kiếm được ở trên treo lơ lửng bằng một sợi chỉ mỏng manh. Chỉ
cần một cơn gió nhẹ thổi qua thì cũng làm thanh kiếm có thể rớt xuống làm bị thương hoặc thậm chí đâm chết người.

Vị đạo sĩ đã trải qua một đêm dài trong trạng thái vừa sợ hãi vừa cảnh giác cực độ, vì anh ta nhận ra rằng nếu anh ta sơ suất quan sát thì trong nháy mắt thì sẽ bị mất mạng.

Sáng hôm sau, vua Janak hỏi đạo sĩ rằng anh ta có một đêm ngủ thoải mái chăng. Vị đạo sĩ liền nổi giận và hỏi rằng cho anh ta ngủ dưới một thanh kiếm tuốt trần như thế là có ý gì. Anh ta nói rằng anh ta hoàn toàn không ngủ được suốt đêm mặc dù đã rất mệt với chặng đường dài để đến đây.

Nhà vua Janak đáp rằng đây là bài học quí báu về thiền định mà ông ta nghĩ một đạo sĩ cần phải học. Một đạo sĩ cần phải cảnh giác và quán sát tâm mình suốt đêm. Đó là vấn đề sống và chết đối với một đạo sĩ. Đây chính là bài học của nhà vua Janak.
Vua Janak nói rằng mặc dù sống trong xa hoa và hưởng thụ nhưng ông ta vẫn luôn ý thức thanh kiếm đang treo lửng lơ trên đầu của mình. Thanh kiếm thì vô hình, nhưng nó có thật. Đó là cái chết kề cận với chính mình. Kể từ khi vua Janak luôn ý thức trong đầu mình về cái chết, ông ta
đã từ bỏ cuộc sống xa hoa của mình. Bởi ông ta đã biết rõ rằng nó có thể đến từng phút giây; mà thực tế chắn chắn nó có thể đến vào một ngày nào đó. Theo cách này, nhà vua đã sống trong cung điện nhưng vẫn như một
ẩn sĩ.

Đây là phương pháp đích thực cho chúng ta trong quá trình thực hành thiền định hoặc sống đối diện với chính nó. Bạn có thể tiếp tục không tỉnh giác nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ sống mãi. Nhưng đằng này bạn vẫn không tỉnh giác khi bạn biết rằng cuộc sống có thể chấm dứt bất kì lúc nào. Bạn phải luôn luôn tỉnh thức và cảnh giác.” (Liên Như dịch)

Sống chết đường tơ, không có gì đáng phải bám víu, sống không phải vội vàn chụp dựt, sống không phải để rồi thoả mãn những gì mình có được, mà phải sống có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với mọi người và môi trường xung quanh, để khi một mai cái chết vẫy gọi thì chúng ta thấy nhẹ nhàng lúc ra đi. Đừng để lòng tham và ganh tị để rồi bỏ mặt những hậu quả do chúng ta và chính chúng ta làm ra. Hãy chia sẻ tình yêu thương với nhau, đừng mang trên lưng vết hận thù. Sống là để yêu thương, mở rộng lòng từ bi, thương yêu người giống như thương yêu mình; thấy ai đau khổ chính là mình đau khổ.

Thật vậy, Đại đức K. Sri Dhammananda nói: “Đời
sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà
mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.”
(Thích Tâm Quang dịch)

Vật chất, danh vọng và địa vị là những thứ luôn biến đổi, chúng là những thứ luôn bị vô thường chi phối, không
có tính thật. Đã mang tính biến đổi và không thật thì không bao giờ mang lại hạnh phúc thật sự, vì khi chúng biến đổi thì chúng ta sẽ đau khổ. Nhưng làm thế nào để chúng ta thoát ra được sự giả dối và khổ đau này. Đức Phật dạy: “Các pháp vô thường, nếu có thể dùng trí huệ để quán chiếu thì có thể xa rời các khổ, đây là con đường thanh tịnh.” (Pháp Cú, kệ 277)

Để thấy được sống chết đường tơ, chúng ta
phải luôn tỉnh giác và quán sát sự kiện này và sống đối diện với chính nó. Mọi sự vật trên thế gian đều vô thường chóng vánh, không có gì đáng để tham chấp mà luôn tỉnh thức để buông bỏ, và luôn cảnh tỉnh mình bằng thanh kiếm lơ lững ở trên đầu với một sợi dây mỏng manh. Với suy nghĩ này, nhằm mục đích giúp chúng ta ngày càng phát huy lòng từ bi, sống hướng thiện, vị tha, chia sẻ và cảm ơn, đồng thời nhờ đó mà chúng ta trau dồi và hoàn thiện lí tưởng giải thoát mà đức Phật đã dạy.

T.T.C (Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán Huế)

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Tiểu Bộ Kinh Bāhiya Sutta Version 2 Lê Huy Trứ trule9@gmail.com April 2, 2016  Được nghe Đức Phật đích...

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

MỘT CÕI TỊNH ĐỘ TRONG MỖI NGƯỜI CHÚNG TA Đàm thoại với ngài Dagpo Rimpoché(Frédéic Lenoir và Jennifer Schwarz ghi chép, Hoang...

Lời Khuyên Tóm Lược

Lời Khuyên Tóm Lược

LỜI KHUYÊN TÓM LƯỢC Jamyang Khyentse Chokyi Lodro soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ Kính lễ đạo sư!...

Niệm Khúc Tháng Tư

Niệm Khúc Tháng Tư

      Hương Tháng Tư       Con  vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế Ước vọng...

Thiền Sư Achaan Chah Giải Đáp Về Thiền

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Thiền sư Achaan Chah giải đáp về thiền Khánh...

Tư Tưởng Hiếu Đạo Trong Phật Giáo

Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo

  TƯ TƯỞNG HIẾU ĐẠO - TRONG PHẬT GIÁONHIỀU TÁC GIẢ - THÍCH NHUẬN ĐẠT - Tuyển dịchNhà xuất bản...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

PHẨM THỨ BẢYTẤT THÀNH CHÁNH GIÁCBồ Tát Pháp Tạng ở trước mặt Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai tuyên...

Thế Tôn Ra Đời Đem An Ổn Đến Cho Chúng Sanh

Thế tôn ra đời đem an ổn đến cho chúng sanh

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: -...

Đức Phật Và La Sát

ĐỨC PHẬT VÀ LA SÁT Toàn Không (Tăng Nhất A Hàm, quyển 2, phẩm Lực, từ trang 533)   1)- NHÂN DUYÊN:...

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

VÌ SAO PHẢI SIÊU ĐỘ VONG NHÂN HT. Tịnh Không Nguồn gốc việc siêu độ Trong nhà Phật, việc siêu...

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn...

Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cuộc Đời Và Hạnh Phúc – Nguyễn Thế Đăng

QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ HẠNH PHÚC Nguyễn Thế Đăng Cũng cùng một đời sống, cùng...

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

BẾ MẠC ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2011Huệ Pháp Chiều 30-11-2011, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã bế...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

Chào các vị bằng hữu, buổi chiều tốt lành!Hôm qua chúng ta đã bàn đến một luân trong ngũ luân...

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

CUỘC CÁCH MẠNG THIỀN CHÁNH NIỆM Quán Như Phạm Văn Minh Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt...

Kinh Bāhiya Sutta

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Lời Khuyên Tóm Lược

Niệm Khúc Tháng Tư

Thiền Sư Achaan Chah Giải Đáp Về Thiền

Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Thế tôn ra đời đem an ổn đến cho chúng sanh

Đức Phật Và La Sát

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cuộc Đời Và Hạnh Phúc – Nguyễn Thế Đăng

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Tin mới nhận

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Quét sân chùa

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Lời Phật dạy về ngày tốt

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Biết sự hơn kém của người

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Lời con dâng Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Tin mới nhận

Bố thí đúng thời

Không nương tựa

Hãy Cương Quyết Chối Bỏ Đạo Phật Chết – Song Ngữ Vietnamese-English

Kính mừng sinh nhật 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma

‘Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Năm 2019 tại Việt Nam

Chính thức phát động cuộc thi “ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

Không Tàn Hại Chúng Sanh

Những con diều trắng vỗ cánh

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất

Những Bài Về Mẹ – Nhân Mùa Vu Lan, Báo Hiếu

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2021

Tình Sử Mỵ Châu

Đạt Lai Lạt Ma Tại Harvard & Nhập Trung Đạo Cương Yếu

Nụ Cười Của Tuệ Giác Mùa Xuân – Trần Kiêm Đòan

Đức Phật khuyên chúng ta thuần phục con khỉ trong tâm, như thế nào?

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Truyền tâm pháp yếu

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

62 loại Tà kiến

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tin mới nhận

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Cực Lạc Thù Thắng

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

Sổ Tức – Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Tịnh Độ Tập Yếu

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.