TRẦN
NHÂN TÔNG
VỊ
HOÀNG ĐẾ ĐƯỢC TÔN LÀM PHẬT
Giao
Hưởng
Về
sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài
liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta
đánh thắng giặc Mông – Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại
và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà
chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân
Tông – một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo
và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo
của Việt Nam.
Vua
Trần Nhân Tông (Trần Khâm) sinh ngày 11.11.1258. Khi sinh ra “màu
da sáng như màu vàng ròng, vì thế vua cha là Trần Thánh Tông
mới gọi ngài là: Kim Phật. Bên vai phải của ngài có một
nốt ruồi đen to như hạt đậu, những thức giả thời ấy
tiên đoán về sau thế nào ngài cũng gánh vác việc lớn”
(theo Thánh đăng ngữ lục).
Năm
lên 16 tuổi (1274), Trần Nhân Tông được sắc phong làm hoàng
thái tử, nghĩa là sau này sẽ nối ngôi, nhưng Trần Nhân Tông
đã từ chối, hai lần thưa với Thánh Tông xin được nhường
lại cho em mình là Đức Việp.
Song
vua cha không đồng ý, lại “cưới trưởng nữ của Nguyên
Từ quốc mẫu cho ngài làm vợ”. Vào một đêm nọ, ngài
trốn ra khỏi cung điện, định lên núi Yên Tử để đi tu
như cuốn Thiền Tông bản hạnh lược kể: Thái tử lòng muốn
tu hành. Nhìn xem phú quý trong lòng nhưng nhưng. Tuy ở điện
bệ Đông cung. Lòng hằng giữ nhớ tôn phong nhà thiền.
Hay
tin ngài rời hoàng cung vào nửa khuya, vua Thánh Tông và quần
thần sai người đi khắp nơi tìm kiếm. Bất đắc dĩ ngài
phải trở về lên ngôi hoàng đế năm 21 tuổi (1279). Tuy ở
ngôi vị cao nhất nhưng ngài vẫn tự mình giữ thanh tịnh.
Cứ mỗi ngày, sau giờ nhóm triều, ngài đều đến chùa Tư
Phước được xây trong đại nội để tĩnh tâm, tu học.
Một
buổi trưa, ngài đang nằm mơ màng, thấy một bông sen vàng
to như bánh xe mọc lên từ rốn của mình, trên hoa sen ấy
có đức Phật đang phóng hào quang và một người đứng bên
cạnh hỏi ngài có biết đức Phật này chăng. Đó là đức
Phật Biến Chiếu.
Thức
dậy ngài kể lại cho vua cha nghe, Thánh Tông rất hoan hỉ xem
đó là giấc mộng cát tường hiếm thấy. Từ đó, ngài càng
để tâm tham học về thiền với người thầy của mình là
Thượng Sỹ Tuệ Trung.
Gặp
khi giặc Nguyên sang xâm lăng, ngài lãnh đạo tướng sĩ và
toàn dân đánh đuổi, giữ vững cõi bờ, như câu đối ở
chùa Hoa Yên trên Yên Tử nhắc đến: Dẹp giặc độ chúng
sinh làm vua, làm Phật. Dạy dân tu thiền giáo yêu đạo, yêu
đời.
Đến
năm 35 tuổi (1293), ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông,
nhưng vẫn ở lại cung điện trong sáu năm để giúp Anh Tông
cùng lo việc nước và chuẩn bị xuất gia. Khi thấy nền trị
quốc của triều đình đã vững vàng, ngài mới quyết định
rời khỏi hoàng cung, dứt áo ra đi vào tháng 10 năm Kỷ Hợi
(1299) để lên núi Yên Tử tu khổ hạnh, lấy hiệu là Hương
Vân đại đầu-đà.
Truyền
bá thiền tông Trúc Lâm
Đến
5 năm sau (Giáp Thìn 1304), ngài xuống núi lúc 46 tuổi, đi khắp
nơi để khuyên dân chúng hãy dẹp bỏ những miếu thờ thần
quá sức mê tín, huyền hoặc (dâm từ), chỉ cho mọi người
thực hành mười điều lành (thập thiện) và vào hoàng cung
để truyền giới (Bồ Tát tại gia) cho các vương công bá
quan theo lời thỉnh cầu của hoàng đế Anh Tông.
Trước
và trong cùng thời gian đó, ngài xây chùa, mở tịnh xá, giảng
giải đường lối tu tập để tiếp độ tăng chúng bốn phương,
lập giảng đường ở chùa Phổ Minh (phủ Thiên Trường),
lập am Tri Kiến (trại Bố Chính)…
Nhưng
quan trọng hơn cả là sự kiện xiển dương đạo pháp, gióng
trống hội để bắt đầu truyền bá thiền tông Trúc Lâm
ở chùa Sùng Nghiêm.
Đây
là sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
đã được ghi lại qua tài liệu Thánh đăng ngữ lục mà hòa
thượng Thích Thanh Từ – người đang phục hồi mạng mạch
của thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam hiện nay – trích dịch
như sau: “Ngài (Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông) chống
gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá
thiền tông. Mở đầu pháp hội, ngài niêm hương báo ân xong,
bước lên tòa.
Vị
thượng thủ bạch chùy (đánh bảng mời ngài khai hội), ngài
nói: Thích Ca Văn Phật vì một đại sự mà xuất hiện giữa
cõi đời này, suốt 49 năm chuyển động đôi môi (thuyết
pháp) mà chưa từng nói một lời. Nay ta vì các ngươi lên
ngồi trên tòa này, biết nói chuyện gì đây?
(Nói
rồi) ngài ngồi giây lâu, ngâm (mấy câu sau): Thân như hơi
thở ra vào mũi. Đời giống mây trôi đỉnh núi xa. Tiếng
quyên từng chập vầng trăng sáng. Đâu phải tầm thường
qua một xuân.
(Ngâm
xong) ngài vỗ bàn một cái, nói: Không có gì sao? Ra đây! Ra
đây! Có vị tăng bước ra hỏi: Thế nào là Phật? Ngài đáp:
Nhận đến (thấy biết) như xưa đều chẳng phải! (Lại hỏi):
Thế nào là pháp? Ngài đáp: Nhận đến như xưa đều chẳng
phải! (Lại hỏi): Thế nào là tăng? (ngài cũng đáp): Nhận
đến như xưa đều chẳng phải!”.
Tiếp
đó, buổi giảng tiếp tục với cuộc đối thoại thiền giữa
ngài với các thiền sinh mà học giả Lê Mạnh Thát nhận định:
“Có thể nói đây là buổi giảng đầu tiên trong lịch sử
(thiền Việt Nam) được ghi chép lại đầy đủ, cung cấp
cho ta một điển hình về sinh hoạt diễn giảng của Phật
giáo Việt Nam thế kỷ thứ 13 (…).”
Một
buổi giảng khác tại viện Kì Lân vào ngày mồng 9 tháng giêng
năm Bính Ngọ (1306) đã được ghi lại trong Tam tổ thực lục
(với những lời khai thị của ngài Trần Nhân Tông) như sau:
“Này xem, đạo lớn trống rỗng, đâu buộc đâu ràng, bản
tính sáng trong, chẳng lành chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm
ngả sinh ngang, một nháy thoáng mờ dễ thành trời vực. Thánh
phàm cùng chung một lối, phải trái há được phân ranh. (…)
lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt,
há dễ tìm thấy được đâu? Nên hãy đi tìm cái đạo không
thấy…”.
Những
buổi pháp thoại ấy diễn ra đúng theo tinh thần của truyền
thống thiền tông.
Những
ngày cuối đời
Những
ngày cuối đời của ngài Trần Nhân Tông đã được hòa thượng
Thích Thanh Từ trích lược dưới đây:
Đến
đêm 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) trời trong sao sáng, ngài
hỏi Bảo Sát:
– Hiện
giờ là giờ gì?
Bảo
Sát bạch:
– Giờ
Tý.
Ngài
lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói:
– Đến
giờ ta đi.
Bảo
Sát hỏi:
– Tôn
đức đi đến chỗ nào?
Ngài
nói kệ đáp:
– Tất
cả pháp chẳng sinh
Tất
cả pháp chẳng diệt
Nếu
hay hiểu như thế
Chư
Phật thường hiện tiền.
(Nhất
thiết pháp bất sanh
Nhất
thiết pháp bất diệt
Nhược
năng như bị giải
Chư
Phật thường hiện tiền).
Nào
có đến đi ấy vậy.
Bảo
Sát hỏi:
– Chỉ
khi chẳng sinh chẳng diệt là thế nào?
Ngài
liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:
– Chớ
có mớ.
Nói
xong ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, nhằm niên
hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ 51 tuổi. Theo lời
di chúc của ngài, tổ kế vị là Pháp Loa đã làm lễ hỏa
táng, thu lượm ngọc xá lợi năm màu và xây tháp ở chùa
Vân Yên (vua Lê Thánh Tôn về sau đổi tên chùa là Hoa Yên)
trên núi Yên Tử để thờ. Vua Trần Anh Tông dâng tôn hiệu
là: Đại thánh Trần triều Trúc Lâm đầu đà Tĩnh Tuệ Giác
Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.
Ngài
để lại một số tác phẩm, nhiều ngữ lục, chỉ thẳng
tâm người, tự tu tự chứng, như ngài dạy: không thể nhờ
ai cởi dây phiền não cho mình, mà phải tự mình nhận ra thanh
tịnh và hạnh phúc nơi mình: Thùy phược cánh tương cầu
giải thoát. Bất phàm hà tất mích thần tiên (nghĩa là: Ai
trói lại mong cầu giải thoát. Chẳng phàm nào phải kiếm
thần tiên).
Giao
Hưởng
(Thanh
Niên)
kệ kết thúc
Cư
trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông
Cư
trần lạc đạo thả
tùy
duyên,
Cơ
tắc xan hề khốn
tắc
miên,
Gia
trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối
cảnh vô tâm mạc
vấn
thiền.
Dịch
nghĩa:
Ở
trần vui đạo hãy
tùy
duyên,
Đói
đến thì ăn nhọc
ngủ
liền,
Trong
nhà có báu thôi
tìm
kiếm,
Đối
cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
ĐĂNG
BẢO ĐÀI SƠN
Địa
tịch đài du cổ
Thời
lai xuân vị thâm
Vân
sơn tương viễn cận
Hoa
kính bán tình âm,
Vạn
sự thủy lưu thủy
Bách
niên tâm ngữ tâm
Ỷ
lan hoành ngọc địch
Minh
nguyệt mãn hung khâm.
(Thơ
Trần Nhân Tông)
Dịch
nghĩa:
LÊN
NÚI BẢO ĐÀI
Đất
vắng đài thêm cổ
Ngày
qua xuân chửa nồng.
Gần
xa mây núi ngất
Nắng
rợp ngõ hoa thông.
Muôn
việc nước trôi nước
Trăm
năm lòng nhủ lòng.
Tựa
lan, nâng ống sáo
Đầy
ngực ánh trăng lồng.
(Ngô
Tất Tố)
Discussion about this post