NHẤT PHẬT GIÁO
Đỗ-Trung-Hiếu
Lời
Ban Biên Tập TVHS: Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa,
nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang.
Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu
Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau
đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện
và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm
1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến.
‘Niềm
Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên
rất nhiều điều.
Có
hai điều bắt người đọc phải xúc động và suy nghĩ: “Ngày
2 tháng 3 năm Giáp Tý (tức ngày 2.4.1984) Ôn Già Lam (hòa thượng
Thích Trí Thủ) viên tịch. Khi cầm cành hoa huệ trắng bỏ
xuống phần mộ Ôn, tôi thầm nguyện: Từ nay, con xếp bàn
cờ tướng Ôn tặng, không chơi cờ nữa.”
Và
lời tâm sự của ông với hai ông Nguyễn-Chính, phó ban tôn
giáo Chính phủ và Nguyễn Ngọc Sang, trưởng ban tôn giáo Tp
HCM: “Nếu làm giám đốc một công ty, sai, bị lỗ đôi
ba tỷ đồng, gây đau khổ đấy. Nhưng, các anh có thể làm
giỏi kiếm tiền bù lại. Còn lĩnh vực này (vấn đề Thống
nhất Phật giáo)? Sai, ít nhất gây buồn phiền đau khổ cho
biết bao nhiêu triệu con người, lớn hơn là làm cho nhiều
người bị tù đày chết chóc. Điều đó không lấy gì và
làm sao bù đắp được. Tốt nhất các anh nên suy nghĩ thật
chín chắn, phác họa một đề án chiến lược hợp lòng dân
trên nguyên tắc Cái gì của César hãy trả lại cho César, trình Ban Bí thư. Thuận thì làm, không thì từ nhiệm về vườn
hoặc xin chuyển sang công tác khác. Các anh nhớ đừng làm
gì để họa cho Dân tộc, gây đau khổ cho đồng bào các tôn
giáo. Nghiệp báo đời đời.”
Mời
độc giả đọc nguyên văn bài của ông:
Tôn
giáo là một vấn đề lớn của Dân tộc. Thống nhất Phật
Giáo Việt Nam là một chủ trương chiến lược của Đảng
Cộng Sản VN trong vấn đề tôn giáo.
Các
nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản VN, quí Hòa-Thượng lãnh đạo,
các hệ phái và tổ chức Phật Giáo đều có trách nhiệm
trong việc thống nhất Phật giáo.
Với
tư cách là một cán bộ tham mưu của Đảng Cộng Sản VN,
tôi có một vai trò trọng yếu trong thời điểm đó. Đúng,
sai trong việc thống nhất Phật giáo Việt Nam tôi đều có
phần trách nhiệm.
Ngày
nay, viết lại phần này, trước hết tôi tự xác định trách
nhiệm, tự nhìn lại mình và đáp lời với chư tăng, ni và
đồng bào phật tử. Đồng thời tôi tha thiết mong những
ai có liên quan, đặc biệt là những nhà lãnh đạo Đảng
Cộng sản VN, bình tâm xem lại mọi việc, thấy rõ nguồn
căn, chân thành giải quyết hợp với nguyện vọng của phật
tử VN : DÂN TỘC VỚI ĐẠO PHÁP NHƯ NƯỚC VỚI SỮA.
Rồi,
đối với các tôn-giáo khác cũng nên làm như thế.
Được
vậy nhân dân Việt Nam sẽ hạnh phúc, mọi người sẽ thanh
thản biết bao !
Mùa
Phật đản 2538 (1994)
ĐỖ-TRUNG-HIẾU.
*
ÔN
GÌA LAM
Ôn
Già Lam tức Hòa thượng Thích Trí Thủ.
Khi
đến chùa Già Lam ở quận Gò vấp Tp Hồ-Chí-Minh, viếng tháp
Ôn, đọc bia đặt trước tháp là đủ :
Tưởng-niệm
Hòa-Thượng THÍCH TRÍ THỦ (1909 – 1984)
Hòa-Thượng
họ Nguyễn, húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám,
hiệu Thích Trí Thủ, sinh ngày 19.9 năm Kỷ Dậu (1909) tại
Trung-Kiên, Quảng-Trị.
17
tuổi xuất-gia, 20 tuổi thọ Cụ túc, di pháp đời thứ 43
phái Thiền Lâm-Tế.
Với
chí nguyện thượng cầu hạ hóa, hòa thượng là một trong
những vị đi đầu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo nước
nhà, mở nhiều Phật học viện, trùng tu nhiều phạm vũ, khai
sơn Quảng Hương già lam, mở nhiều Đại giới đàn và phiên
dịch giảng giải Kinh, Luật, Luận. Hòa thượng không ngừng
tiến dẫn hậu lai cho tăng, tín đồ được nhờ ơn Pháp vũ.
Xuất
thế tinh chuyên đã vậy, nào quên nhập thế độ sinh, dẫu
tuổi già chẳng ngại dấn thân, hạnh phổ hiền lợi đời,
lợi đạo. Biết thế sự lắm phen khe khắt, tâm hồn luôn
hoan hỷ bao dung. Mãn cơ duyên tứ đại trả về đây, song
thọ ta la chúng sinh truy niệm:
NHƯ
THỊ CHÂN, NHƯ THỊ HUYỄN
NHƯ
THỊ CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM
Hòa
thượng viên tịch ngày 20 tháng 3 năm Giáp Tý (1984)
Hòa
thượng THÍCH THIỆN SIÊU
(19.9
năm Ất Sửu – 1985)
Tháp
bia hoàn thành ngày 19.9 năm Ất Sửu (1985)
Thất
chúng đệ tử phụng lập.
*
CON
ĐƯỜNG KHÚC KHUỶU
Phật
giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý,
Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật
giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút,
mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
Thăng
trầm này do sự biến đổi và nhiễu nhương của xã hội,
đồng thời cũng do tự bản thân Phật giáo không cải tiến
kịp với thời đại.
Khi
nghiên cứu lịch sử Phật giáo tôi nhận thấy việc đạo
thời nào cũng có thế quyền ít nhiều tác động vào, chứ
không chỉ duy có các nhà tu hành tính toán lo liệu. Ngay Hội
Phật Giáo Thế Giới thành lập năm 1950 tại Tích-lan cũng
vậy.
Đầu
thế kỷ 20 tại Trung-Hoa, xuất hiện một nhà sư kiệt xuất
: THÁI HƯ ĐạI SƯ. Ngài họ Lã, người đất Sùng-Đức, tỉnh
Chiếc-Giang, sinh ngày 18 tháng 12 năm Quang Tự thứ 15 (1890).
Bẩm sinh thông minh, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng, Ngài
xuất gia năm 16 tuổi (1906, là năm sinh vua Phổ-Nghi) . Tu học
với pháp sư Kỳ-Xương. Năm 23 tuổi, ngài đến tu trì chùa
Song Khê, núi Bạch-Vân. Ngài dốc tâm nghiên cứu Phật học,
sáng lập và chủ bút Giác xã Tùng thư, sau chuyển thành nguyệt
san Hải triều âm. Ngài cổ súy phong trào hiện đại hóa Phật
giáo và tuyên bố :
Cách-mạng
Giáo lý
Cách-mạng
Giáo chế
Cách-mạng
Giáo sản
Phong
trào này ảnh hưởng sâu đậm vào Phật giáo VN cận đại.
Những người Việt-Nam quan tâm đến tiền đồ Phật giáo
đã hưởng ứng và khởi xướng phong trào chấn hưng Phật
giáo VN. Năm 1932 Hội Phật học VN được thành lập do các
vị đại sư Giác Tiên và cư sĩ Tâm Minh (Lê-Đình-Thám) sáng
lập. Ngoài ra ngài Phước Huệ ở chùa Thập Tháp là người
có nhiều ân đức nhất đối với Hội. Trong việc đào tạo
tăng tài phải kể đến công đức của pháp sư Mật Khế,
đại sư Trí Độ.
Mục
đích của phong trào là đoàn kết các tổ chức Phật giáo,
thống nhất thành một để tu học, duy trì và xiển dương
Chánh pháp.
Trong
những chặng đường chấn hưng Phật giáo đó. Ôn Già Lam
đã tích cực đóng góp phần mình.
Năm
1951, Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ nhất tại
chùa Từ-Đàm Huế, gồm 6 tập đoàn tăng, cư sĩ Bắc, Trung,
Nam. Thành lập Tổng hội Phật giáo VN (THPGVN, lúc đó bị
ràng buộc bởi dụ số 10, chỉ chấp nhận đạo Thiên Chúa
là Giáo hội , còn các đạo khác đều là HộI đoàn).
Năm
1964 Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ 2 tại chùa
Xá Lợi Sàigòn gồm 11 đoàn tăng, cư sĩ Bắc tông, Nam tông
ở phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt-Nam, thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Lúc này là sau cuộc
đãu tranh của phong trào Phật giáo chống chế độ độc tài
Ngô-Đình-Diệm thành công, nên không còn bị ràng buộc trong
dụ số 10 nữa.
Năm
1981 Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ ba tại chùa
Quán Sứ Hà-nội gồm 9 tổ chức và hệ phái Bắc tông, Nam
tông và khất sĩ trong toàn cõi Việt-Nam, thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt-Nam (GHPGVN) trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cuộc
thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các hòa thượng
gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản VN xuyên suốt
quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo VN thành
một tổ chức bù nhìn của Đảng.
Hòa
thượng Minh Nguyệt thuộc Giáo hội cổ truyền Nam bộ. Hòa
Thượng tham gia Cách mạng từ năm 1945, bị tù 15 năm ở Côn
đảo. Sau Hiệp định Paris 1973 hòa thượng được trao trả
về Lộc-Ninh. Sau 30-4-1975 hòa thượng liền lập Ban liên lạc
Phật giáo yêu nước (BLLPGYN), theo sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản VN, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp và thường
xuyên của Thành ủy tp Hồ-Chí-Minh. BLLPGYN mang tính chất là
một tổ chức quần chúng năng về vận động chính trị hơn
là một tổ chức tôn giáo.
Hòa
thượng Minh Nguyệt muốn trở thành Giáo chủ của Phật giáo
VN, đồng thời là đảng viên chân chính của Đảng Cộng
sản VN. Nhưng hòa thượng chưa đủ chuẩn để trở thành
Giáo chủ, nên sự tập họp tăng ni phật tử chỉ đến một
mức độ nhất định, đa số vẫn hướng về phía khác. Là
đảng viên Đảng Cộng sản VN, hòa thượng tự nguyện chấp
hành những điều Đảng đề ra và thực hiện những chủ
trương về thống nhất Phật giáo của Đảng một cách nghiêm
túc.
Hòa
thượng Thích Đôn Hậu, chánh thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN,
thoát ly vào chiến khu trong dịp Tết Mău Thân (1968), tham gia
Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt-Nam
với tư cách phó chủ tịch và chủ tịch là luật sư Trịnh-Đình-Thảo.
Sau giải phóng hòa thượng gởi kiến nghị đến tổng bí
thư Đảng Lê-Duẫn, chủ tịch Nước Tôn-Đức-Thắng, chủ
tịch Quốc hội Trường-Chinh và thủ tướng Phạm-Văn-Đồng
về việc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng nói
rõ : “Khi đất nước bị xâm lược tôi làm nghĩa vụ công
dân, nay đất nước độc lập, tôi trở lại chu toàn việc
Đạo, và trước hết là vận động cho công cuộc thống nhất
Phật giáo Việt-Nam“. Về nguyên tắc các nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt-Nam đồng ý. Nhưng đi
vào cụ thể thì không chấp nhận quan điểm thống nhất Phật
giáo của hòa thượng Đôn-Hậu.
Theo
hòa thượng, thống nhất Phật giáo VN là Giáo hội Phật giáo
VN Thống nhất (GHPGVNTN) ở miền Nam và Hội Phật giáo Thống
nhất VN (HPGTNVN) ở miền Bắc hợp lại thành một Giáo hội
Phật giáo VN duy nhất. Trong phạm vi chính trị, Đảng Cộng
sản VN, có quyền có ý kiến về phương hướng chung đối
với Giáo hội. Nhưng mọi việc của Giáo hội thì hàng giáo
phẩm, tăng ni và đồng bào Phật tử tự quyết định. Điều
này các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản VN không đồng tình.
Bởi vì dưới chế độ chuyên chính vô sản tất cả các
tổ chức và cá nhân nhất nhất đều phải tuân thủ sự
lãnh đạo chỉ đạo của Đảng một cách cụ thể chi ly.
Trong tôn giáo lại càng chặT chẽ kỷ lưỡng hơn nhiều. Huống
chi GHPGVNTN hoàn toàn độc lập ngoài sự kiểm soát của Đảng.
Còn HPGTNVN là một tổ chức hình thức, có xác không hồn,
chỉ làm theo sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng một cách
thụ động. Nếu để cho HPGTNVN tự mình thống nhất với
GHPGVNTN thì sẽ bị GHPGVNTN đồng hóa dễ dàng. Do đó Đảng
Cộng sản VN từ chối đề án thống nhất Phật giáo của
hòa thượng Đôn-Hậu, và gán cho hòa thượng có ý đồ xấu,
chống Đảng và Nhà nước VN Cộng sản. Hòa thượng thì nhất
mực giữ vững lập trường, không hề lay chuyển cho đến
ngày viên tịch (ngày 21 tháng 3 năm Nhân Thân, tức ngày 23-4-1992).
Trong
tình hình đó, ban Tôn giáo chính phủ đưa ra một đề án
thống nhất Phật giáo Việt-Nam, nội dung chính là gồm HPGTNVN,
GHPGVNTN và BLLPGYN thành một tổ chức Phật giáo duy nhất.
Về nguyên tắc Ban Bí thư Trung-ương Đảng Cộng sản VN nhất
trí, còn cụ thể ra sao, ban Bí thư đòi ban Tôn giáo phải
trình đề án chi tiết rõ ràng. Ban Tôn giáo chính phủ điện
mời tôi tham gia đề án này.
Máy
bay hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm Hà nội vào đầu xuân Kỷ
Mùi (1979). Ba tuần sau Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới
phía Bắc. Hà nội dáng vẻ thành phố ngàn năm văn hiến,
vừa kiêu ngạo vừa xôn xao nhốn nháo trước những tin tức
từ biên giới Việt Trung bay về.
Tôi
hỏi thượng tọa Thanh Tứ ở chùa Quán Sứ về tình hình
quân ta thế nào ? TT cười châm biếm :
– Ở
Lạng-sơn, Cao-bằng ta có hai “sư”. Hiện thất lạc một, còn
một chạy về Hà nội, đang ở chùa Quán-Sứ.
Tôi
đi thăm một vòng các vùng Thiên Chúa giáo ở Hà-Nam-Ninh, tòa
Tổng giám mục Hà-nội, đặc biệt là khu Bùi-Chu Phát-Diệm,
nhà thờ Đá. Tôi đi thăm các ngôi chùa cổ từ tháp Phổ-Minh,
di-cảo Vạn-Kiếp, chùa Keo, chùa Tây-Phương, chùa Thầy, vùng
Trúc-Lâm Yên-Tử, Côn-Sơn của Nguyễn-Trải, tìm hiểu về
Tam Tổ đời Trần, vụ án Lệ-Chi-viên đời Lê, chùa Bộc
thờ vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ gần gò Đống-Đa và về Đền
Hùng ở Vĩnh-Phú chiêm nghiễm sự đời.
Sau
đó ban Tôn giáo chính phủ tổ chức phổ biến tình hình tôn
giáo và công tác tôn giáo vận ở miền Bắc cho tôi nghe. Tất
cả đi theo đúng chỉ thị 20 (?) của ban Bí thư Trung Ương
Đảng Cộng sản VN. Đây là một chỉ thị đầu tiên về
công tác tôn giáo vận do Trần-Xuân-Bách soạn thảo và bí
thư thứ nhất Lê-Duẫn duyệt và ký vào năm 1960. Nội dung
nói rõ chủ trương của Đảng Cộng sản VN đối với tôn
giáo, chỉ đạo cụ thể những công tác tôn giáo vận ở
miền Bắc và chuẩn bị lực lượng cán bộ cho công tác tôn
giáo vận ở miền Nam khi miền Nam được giải phóng. Người
ta khen Trần-Xuân-Bách là bậc thầy trong nghề tôn giáo vận,
nhất là qua chỉ thị này.
Đối
với tôi, thực tế miền Bắc và lý luận của các bậc đàn
anh làm công tác tôn giáo vận ở miền Bắc đều không
có sức thuyết phục. Ngược lại chính những điều đó
đã gây cho tôi cảm giác ngao ngán. Tôi đã nói những băn
khoăn này với ông Nguyễn-Văn-Hiệu và ông Nguyễn-Quang-Huy,
nhưng chưa hề được trả lời nghiêm chỉnh.
Hầu
hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều
rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ
sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám
mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần
như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín,
cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên
Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét
u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi
có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công
củatôn giáo vận.
Cán-bộ
tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa
thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ chuyên môn giáo điều
cũ kỹ và tổ chức bộ máy tôn giáo vận xộc xệch quê mùa.
Như vậy làm sao đói ứng nổi với bộ máy hiện đại của
các tôn giáo ở miền Nam. Cho nên rốt cuộc chỉ áp-dụng
“chuyên-chính vô-sản”.
Ban
Tôn giáo chính phủ đưa ra những ý kiến về việc thống
nhất Phật giáo VN. Tôi chỉ nghe và im lặng. Sau đó tôi thưa
lại với cụ Xuân-Thủy ý đồ của ban Tôn giáo chính phủ
về việc thống nhất Phật giáo VN, và xin cụ với tư cách
Bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban Dân vận và Mặt trận
Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Trung ương,
cho biết ý kiến thế nào ? Cụ trầm ngâm một lát nhìn tôi
hỏi :
– Ý
anh thế nào ?
– Đây
là việc lớn, ảnh hưởng cả nước, cháu không dám.
– Nhưng
anh là người hoạt động liên tục trong Nam, sâu sát tình
hình hơn tôi.
Tôi
mạnh-dạn thưa với cụ :
– Thưa
bác, cháu không đồng tình với dự án của ban Tôn giáo chính
phủ.
– Vậy
theo anh phải thế nào ?
– Cháu
muốn nghe chủ trương của Đảng. Cháu sẽ nghiên cứu thực
tế và thưa lại với bác sau. Bây giờ cháu chưa suy nghĩ chín
chắn.
– Việc
thống nhất Phật giáo Việt-Nam theo tôi biết, Đảng chủ
trương thống nhất Phật giáo của ta với GHPGVNTN khối Ấn-Quang.
Phật-giáo của ta là HPGTNVN ở miền Bắc và BLLPGYN ở miền
Nam. Ở miền Bắc, phật tử đã vào các đoàn thể quần chúng
hết rồi, chỉ còn những cụ già đi lễ bái ở chùa ngày
rằm, mùng một theo tục lệ cổ truyền. Sư tiêu biểu thật
hiếm. Cụ Trí-Độ đã luống tuổi, quanh đi quẩn lại vẫn
cụ Phạm-Thế-Long, nhưng khả năng đức độ của cụ, ảnh
hưởng trong nước và quốc tế hạn chế. BLLPGYN có khá hơn
một tí. Cụ Minh-Nguyệt có thành tích ở tù 15 năm Côn Đảo,
cụ Thiện-Hào có thành tích đi kháng chiến, nhưng điều phật
tử cần ở nhà sư, cả hai cụ đều hạn chế. GHPGVNTN
khối Ấn-Quang là một tổ chức tôn giáo và tổ chức quần
chúng mang tính xã hội chính trị có màu sắc dân tộc,
thu hút đông đảo quần chúng và có uy tín trên thế giới,
nhiều nhà sư tài giỏi. Nếu thống nhất theo kiến nghị của
cụ Đôn-Hậu, có nghĩa là giải thể BLLPGYN, sát nhập HPGTNVN
vào GHPGVNTN và chịu sự lãnh đạo của họ. Như thế GHPGVNTN
phát triển ra toàn lãnh thổ Việt-Nam, chứ không chỉ ở miền
Nam như trước năm 1975. Quan trọng là Đảng không bao giờ
lãnh đạo được GHPGVNTN, mà ngược lại GHPGVNTN trở thành
một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng,
là một tổ chức áp lực chính trị thường trực đối với
Đảng và chính phủ Việt Nam. Thống nhất theo dự án của
ban Tôn giáo chính phủ chưa ổn lắm, vì chung qui cũng đưa
các cụ ở HPGTNVN và BLLPGYN xách cặp cho GHPGVNTN mà thôi. Bởi
vì các cụ ta đứng gần thượng tọa Thích Trí-Quang sẽ bị
hút vào tay áo tràng của thượng tọa hết.
Vậy
muốn thống nhất Phật giáo Việt-Nam phải làm tốt các khâu
này :
– Tranh-thủ
được hòa thượng Thích Đôn-Hậu và Viện Tăng Thống, hòa
thượng Thích Trí Thủ, thượng tọa Thích Trí-Quang và Viện
Hóa-Đạo GHPGVNTN.
– Giải
quyết được số cực đoan quá khích, đứng đầu là thượng
tọa Thích Huyền-Quang, thượng tọa Thích Quảng-Độ bằng
biện pháp thuyết phục là thượng sách.
Anh
nghĩ sao, Có ý-kiến gì cho tôi biết ?
– Thưa
bác, cháu cảm ơn bác. Nếu bác muốn cháu sẽ viết thành
đề án đại cương trình bác sau. Bây giờ cháu xin thưa với
bác một điều khác.
Theo
cháu nghĩ. Trung-Quốc hơn nửa triệu quân đánh 6 tỉnh biên
giới phía Bắc và định đánh thẳng xuống thủ đô nếu
trót lọt, là vì Việt-Nam đã đưa quân sang đánh Pôn-Pốt
giải phóng Campuchia. Ta đã thắng Campuchia về mặt quân sự,
nhưng về chính trị thì phức tạp nhiêu khê vô cùng. Ngay
tại đất Campuchia và dư luận quốc tế, ảnh hưởng rất
lớn đến công tác đói ngoại.
Cháu
nghĩ muốn giải quyết tốt vấn đề chính trị ở Campuchia
phải làm tốt hai việc : Phật giáo và Hoàng thân Sihanouk.
Pôn-Pốt đã tiêu diệt toàn thể tôn giáo ở Campuchia. Phật
giáo là Quốc đạo cũng bị triệt hạ sạch sành sanh. Việt
Nam nên sớm đưa phái đoàn Phật giáo VN lên phục hồi lại
Phật giáo Campuchia, dân Campuchia sẽ biết ơn Việt-Nam. Phật
giáo VN cũng nên mời một một số nhà sư Thái-lan, Miến-điện,
Sri Lanka để quốc tế hóa việc này và làm tăng ý nghĩa của
buổi thọ giới. Phật giáo Campuchia toàn là Nam tông, nên Phật
giáo tp Hồ-Chí-Minh và Nam bộ mới làm được. Công việc
này còn có ý nghĩa về hoạt động của Phật giáo sau giải
phóng, chuẩn bị cho cuộc vận động thống nhất Phật giáo
VN sắp tới.
Cụ
Xuân-Thủy cười với ánh mắt sáng trong :
– Tôi
đồng ý. Anh về Nam chuẩn bị ngay. Điện ra cho tôi biết.
Tôi sẽ chỉ thị cho ban Tôn giáo chính phủ thi hành. Anh chịu
trách nhiệm về đề án này và sẽ là chính ủy của đoàn.
Tôi
bay về Saigon và sau một thời gian ngắn đã hình thành một
phái đoàn Phật giáo VN như sau :
1)
Hòa thượng Bửu-Chơn, trưởng đoàn tp HCM
2)
Hòa thượng Giới-Nghiêm, phó đoàn ”
3)
Thượng tọa Siêu-Việt thành viên ”
4)
Thượng tọa Minh-Châu thành viên ”
5)
Thượng tọa Thiện-Tâm thành viên. ”
6)
Đại đức Danh-Dĩnh thành viên Rạch-Giá
7)
Đại đức Danh-Bân thành viên ”
8)
Đại đức Danh-Đệm thành viên ”
9)
Đại đức Danh-Ấm thành viên ”
10)
Cư sĩ Danh-Ôn thành viên ”
11)
Nhà thơ Hải-Như thành viên Tp HCM
12)
Đỗ-Thế-Đồng (Đ.T.Hiếu) thành viên ”
Đoàn
có những ưu thế và thích hợp với Phật giáo Cmpuchia.
Hòa
thượng Bửu-Chơn xuất-gia tu học suốt 12 năm tại chùa Lankar,
gần đài độc lập, trung tâm thành phố Phnompênh.
Năm
1951 hòa thượng đưa Phật giáo Thérevada về Việt-Nam và lập
nên ngôi chùa Phổ-Minh ở số 2 Thiên-Hộ-Dương, quận Gò-Vấp
Saigon. Năm 1952 hòa thượng sang Sri-Lanka nghiên cứu Phật học.
Năm 1954 hòa thượng làm trưởng đoàn dự hội nghị kết
tập Tam tạng Pali lần thứ 6 tạo Rangoon. Năm 1957 hòa thượng
sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy VN và được bầu
làm Tăng Thống. Năm 1960 hòa thượng được bầu làm Phó Chủ
tịch Phật-giáo thế giới trong kỳ họp Phật giáo thế giới
lần thứ năm tại Thái-lan. Hòa thượng dự nhiều hội nghị
Phật giáo và tôn giáo thế giới tại Ấn-độ, Tích-lan, Miến-điện,
Anh, Pháp, Đức …
Hòa
thượng là người đứng ra vận động xây dựng Thích ca Phật
đài ở Vũng-Tàu.
Ngoài
thượng tọa Minh-Châu, tất cả sư đều là Nam tông, thượng
tọa Minh-Châu, thượng tọa Thiện-Tâm không nói được tiếng
Campuchia, những nhà sư khác trong đoàn đều nói thạo tiếng
Campuchia, đặc biệt thượng tọa Siêu-Việt nói giỏi hơn
người Campuchia vì thượng tọa sinh trưởng và tu học tại
Campuchia từ thơ ấu, đến năm 1970 Lôn-Nôn đảo chánh Sihanouk,
thượng tọa mới bỏ chạy về Việt-Nam.
Tôi
gặp riêng hòa thượng Bửu-Chơn và hòa thượng Giới-Nghiêm
trao đổi nội dung và chương trình làm việc ở PnomPênh theo
nguyên tắc : “mọi việc thuộc đạo, hai hòa thượng cứ
tự quyết định không cần trao đổi, điều gì dính đến
chính trị mới cho tôi hay để tính toán trước khi quyết
định. Những gì thuộc về chính trị và hành chánh tôi lo
liệu và báo lại hai hòa thượng biết. Việc lãnh đạo đoàn
hai hòa thượng làm cho đứng phép không cần bàn bạc. Nhà
thơ Hải Như đi với tư cách một thành viên phải làm bổn
phận là một cư sĩ như những cư sĩ khác trong đoàn.”
Ban
Tôn giáo chính phủ, với danh nghĩa HPGTNVN điện mời Phật
giáo Ấn-độ và Sri Lanka sang dự, nhưng họ dè dặt không
muốn đi, còn Phật giáo Liên-Xô, Mông-cổ nhiệt tình sang
tham dự, nhưng họ là sư Bắc tông, tôi thấy không hiệu quả
nên từ chối.
Ngày
17-9-1979 đoàn Phật giáo VN lên đường. Hơn nửa giờ báy
bay hạ cánh xuống phi trường Pochentong. Ông Mác-Ti tiếp đón
đoàn tại phi trường. Ông Chia-Xim ủy viên Bộ chính trị
Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, chủ tịch Mặt trận đoản
kết Campuchia làm Trưởng ban tổ chức lễ thọ giới. Ông
Chia-Xim quì lạy chư Tăng. Mấy ông chuyên gia cộng sản VN
ở Pnom Pênh rất khó chịu, luôn miệng càu nhàu : “Cộng
sản lại quì lạy nhà sư !”.
Trong
khi tôi làm việc với chuyên gia Việt-Nam . Quí hòa thượng,
thượng tọa kiểm-tra những nhà sư bị Pôn-Pốt lột áo,
nay xin tu lại gồm :
1)
Bru Dit 70 tuổi
2)
Ich Sum 60 tuổi
3)
Ken Von 50 tuổi
4)
Non Ngoét 60 tuổi
5)
Dinh Sarum 50 tuổi
6)
Tep Von 50 tuổi
Tối
ngày 18-9-1989 hòa thượng Bửu-Chơn và Hòa thượng Giới-Nghiêm
gặp riêng tôi. Ý hai hòa thượng đề nghị nếu có một nhà
sư Campuchia đứng chủ lễ, làm Thầy tế độ thì hay hơn
cả, vì Campuchia đang mặc cảm với Việt-Nam và dư luận quốc
tế không thuận lợi trong việc Việt-Nam đưa quân sang Campuchia.
Tôi đồng ý và trao đổi với chuyên gia Việt-Nam. Đoàn chuyên
gia nhất trí, Mặt trận đoàn kết Campuchia cũng nhất trí.
Nửa tiếng đồng hồ sau, một cuộc lùng sục khắp lãnh thổ
Campuchia xem còn sót vị sư nào không ? Ba tiếng đồng hồ
sau, tin về cho biết có một vị sư tên là Cớt Vai 80 tuổi
ở phía Bắc Kompong Cham còn giữ chiếc áo cà sa vàng. Máy
bay trực thăng tức tốc bay tận nơi, rước cụ Cớt-Vai về
đến Pnompênh vào lúc nửa đêm . Một cuộc chất vấn giữa
các nhà sư Campuchia sắp tu lại và cụ Cớt-Vai hơn một tiếng
đồng hồ. Cụ Cớt-Vai công nhận còn giữ áo nhưng đã cởi
khỏi người giấu trong rừng rậm chứ không mặc thường
xuyên trong người sợ Pôn-Pốt phát hiện. Như vậy kết luận
cụ Cớt-Vai xem như đã ra thế, không còn đủ tư cách nhà
sư nữa. Và cụ Cớt-Vai lại xin các nhà sư Việt-Nam cho cụ
tu lại. Cụ Cớt- Vai được xếp vào hàng đầu trong 7 nhà
su Campuchia thọ giới lại đầu tiên.
Chiều
18-9-1979 hòa thượng Bửu-Chơn trở bệnh năng. Hòa thượng
bị bệnh gan và đã mổ một lần vào năm 1967. Từ đó sức
khỏe hòa thượng sa sút dần. Trước khi đoàn Phật giáo VN
đi Pnom-pênh hòa thượng đã thấy triệu chứng bệnh tái phát,
nhưng hòa thượng một mực muốn đi. Tôi đề nghị đưa hòa
thượng vào bệnh viện Pnompênh, cử hòa thượng Giới-Nghiêm
làm quyền trưởng Đoàn, không có phó Đoàn.
9 giờ
sáng ngày 19-9-1979 làm lễ xuất-gia cho 7 vị sư Campuchia tại
chùa UNALON (chùa lớn nhất Pnompênh, nơi vua Sãi ở). Hòa thượng
Giới-Nghiêm làm Thầy tế độ, thượng tọa Siêu-Việt, thượng
tọa Thiện-Tâm làm Yết-ma, các vị khác là thành viên buổi
lễ. Riêng thượng tọa Minh-Châu vì là Bắc tông nên chỉ
tham dự với tư cách khách danh dự. Ngày 20-9-1979 lễ xuất
gia kết thúc thì, lúc 2 giờ 00 ngày 21-9-1979 (ngày mồng 1 tháng
8 năm Kỷ Mùi) hòa thượng Bửu-Chơn viên-tịch.
Tôi
tiễn đoàn Phật giáo VN về bằng máy bay, thượng tọa Thiện-Tâm
(đệ-tử hòa thượng Bửu-Chơn) và tôi ở lại đưa nhục
thể hòa thượng Bửu Chơn về bằng đường bộ. Đường
đi rất vất vả vừa gập gềnh vừa có khả năng bị Khmer
đỏ phục kích bất cứ lúc nào, nên đội bảo vệ đoàn
trang bị vũ khí rất bén. Một tổ mở mũi, một tổ bọc
hậu và mãi 2 giờ sáng ngày hôm sau 22-9-1979 mới tới bệnh
viện Thống Nhất Tp Hồ-Chí-Minh.
Chuyến
đi Pnompênh hoàn tất vừa hoan hỷ vừa đau thương, thì lại
nhận một tin chẳng lành khác hòa thượng Thích Trí-Độ viên-tịch
tại chùa Quán-Sứ Hà-nội ngày 04 tháng 9 Kỷ Mùi (ngày 24-10-1979).
Ôn
Già Lam viếng hòa thượng Trí-Độ câu liễn “Nhập Bất
Nhị Môn” lấy trong kinh Duy Ma Cật. Qúi hòa thượng,
thượng tọa nói như vậy là Ôn Già Lam ý đã quyết, Phật
giáo phải thống nhất. Nhưng thống nhất như thế nào thì
từ trong Phật giáo cũng như trong Đảng Cộng sản VN còn nhiều
ý kiến khác nhau.
Tôi
lại gặp cụ Xuân-Thủy trình bày đại cương nội dung thống
nhất Phật giáo Việt-Nam.
Thống
nhất Phật giáo Việt-Nam về tôn giáo có nghĩa là :
– Thống
nhất Bắc tông, Nam tông, Khất-sĩ và các tổ chức Phật giáo
khác.
–
Thống nhất về mặt tổ chức, vẫn tôn trọng các truyền
thống khác nhau.
–
Thống nhất Phật giáo về chính trị có nghĩa là thêm sức
mạnh của dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để Việt-Nam
hòa hợp với các nước Đông-Nam-Á.
Trọng
tâm thống nhất Phật giáo VN là miền Nam Việt-Nam mà trọng
điểm là Tp Hồ-Chí-Minh. Tổ chức Phật giáo cần quan tâm
là GHPGVNTN, vì đây là Phật giáo lớn nhất, tăng ni có trình
độ, lực lượng phật tử có tổ chức đông đảo và có
uy tín quốc tế. Vì vậy phải thuyết phục được Viện Tăng
Thống, Viện Hóa Đạo và ban Đại diện các tỉnh Giáo hội,
nhất là những vị đứng đầu. Nhưng một điểm mấu chốt
phải thuyết phục cho được là thượng tọa Thích Trí-Quang.
Muốn
vậy cần chú-ý :
1)
Tổ chức Phật giáo sắp tới là Giáo hội chứ không phải
là hội đoàn như các tổ chức đoàn thể. Giáo hội có tổ
chức hệ thống hành chánh của Nhà nước.
2)
Nhân sự phải tiêu biểu về đức độ và năng lực, tức
là những người chân tu có học.
3)
Nội dung hoạt động của Giáo hội độc lập trong luật pháp
nhà nước. Đạo pháp gắn với dân tộc là nội dung chính.
Cụ
Xuân-Thủy trầm ngâm hỏi đi hỏi lại nhiều việc và những
nhân vật Phật giáo. Bỗng cụ nhìn tôi hỏi :
– Anh
nghĩ thế nào về thượng tọa Thích Trí-Quang ?
– Thưa
bác, đây là một nhà sư uyên thâm Phật học, hoạt động
chính trị thông minh.
– Quan
điểm chính trị của thượng tọa Thích Trí-Quang ra sao ?
– Thưa
bác, cháu biết thượng tọa Trí-Quang từ năm 1959. Trong cuộc
đãu tranh chống chính quyền Ngô-Đình-Diệm năm 1963, thượng
tọa là linh hồn của phong trào và của Phật giáo miền Trung,
và sau đó là nhà chiến lược của GHPGVNTN. Thượng tọa đứng
trên lập trường dân tộc. Nhưng ý anh Tư Ánh (Trần-Bạch-Đằng)
khác cháu.
– Trần-Bạch-Đằng
nói sao ?
– Anh
Tư Ánh nói thượng tọa Trí-Quang là loại CIA chiến lược.
Cháu hỏi bằng cớ ? Anh Tư Ánh nêu những sự-kiện : 1964
nhân trận lụt lớn ở miền Trung, quân Giải phóng chuẩn
bị nhổ các đồn bót ngụy, thượng tọa Trí-Quang nêu khẩu-hiệu
“GHPGVNTN cứu lụt“. Cờ năm màu dựng trên các ca-nô,
tàu, máy bay trực thăng cứu sạch bọn ngụy quân. Cũng năm
1964 nhân dân phẩn nộ trước chính quyền quân phiệt ngụy,
MTGPMN nêu khẩu hiệu chống quân phiệt để đẩy mạnh phong
trào đô thị, thượng tọa Trí-Quang lập Hội đồng Nhân
dân cứu quốc (HĐNDCQ) miền Trung đòi chính phủ dân sự;
gom hết quần chúng về phía mình và đạp xẹp khẩu hiệu
của ta. Năm 1965 Mỹ đổ quân trắng trợn xâm lược miền
Nam Việt-Nam, MTGPMN đẩy mạnh phong trào chiến tranh Cách mạng
chống Mỹ xâm lược. Thượng tọa Trí-Quang nêu khẩu-hiệu
“Càu nguyện hòa bình” làm hạn chế cuộc đãu tranh chống
Mỹ của ta. Cháu cho rằng những điều đó chưa đủ thuyết
phục, vì mỗi người có thể hiểu một cách khác theo vị
trí của mình. Anh Tư Ánh mỉa mai ; “đi tìm bằng cớ ư
? còn khuya. Cỡ tình báo chiến lược chỉ có trung tâm CIA
ở Washington và lầu năm góc mới xác nhận được“. Cháu
vẫn chưa tin, anh Tư Ánh nói anh Út (Nguyễn-Văn-Linh) giận
Thích Trí-Quang lắm, và MTGPMN chưa hề thua ai, thế mà bị
Trí-Quang cho đo ván ba lần. Ba lần đó Thích Trí-Quang đã
cứu Mỹ ngụy một cách nhẹ nhàng. Bao nhiêu triệu Dollars
mới trả nổi những đòn chiến lược đó ? Cháu vẫn thấy
chưa đủ dữ kiện để thuyết phục cháu nghe theo nhận định
của anh ấy. Thế là anh Tư Ánh nói với anh Nguyễn Quang Huy
cháu là “Thích Trí Anh“.
Cụ
Xuân-Thủy cười sảng khoái.
– Này,
cái anh lúc thì Trần-Bạch-Đằng, lúc thì Tư Ánh, lất khất
như con lật đật, lúc nào cũng cao ngạo, tỏ ra thông minh
xuất chúng, nhưng thực chất rổng tuếch. Anh có thể bố
trí cho tôi gặp thượng tọa Thích Trí-Quang được không ?
Câu
hỏi bất ngờ của cụ Xuân-Thủy làm tôi cẩn thận từng
lời nói.
– Thưa
bác, sau giải phóng, anh Năm Xuân (Mai-Chí-Thọ) và cháu đến
thăm Viện Hóa Đạo tại chùa Ấn-Quang. Hòa thượng Viện
trưởng Thích Trí-Thủ tiếp và gần đủ thành viên Viện
Hóa Đạo. Thượng tọa Trí-Quang ngồi cạnh hòa thượng Trí-Thủ
và là người phát biểu duy nhất toàn bộ nội dung hôm ấy
với anh Năm Xuân. Cuộc gặp gỡ chẳng đem lại kết quả
gì. Năm 1978, cháu mời thượng tọa Trí-Quang đến Văn phòng
Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ-Chí-Minh vào buổi tối.
Anh Sáu Tường (Nguyễn-Vĩnh-Nghiệp) ủy viên thường vụ Thành
ủy, trưởng ban Dân vận và anh Phạm-Văn-Ba thành ủy viên
phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận thành phố tiếp. Nhưng những
nhà chiến thuật nói chuyện với những nhà chiến lược,
nên chẳng đến đâu cả.
Bây
giờ cháu chưa biết ý định, yêu cầu và nội dung bác muốn
gặp thượng tọa Thích Trí-Quang như thế nào ? Nếu bác thấy
được, bác có thể cho cháu biết để cháu chủ động tính
toán sao cho phù-hợp.
– Tôi
sẽ tiếp thượng tọa Trí-Quang với tư cách Bí thư Trung ương
Đảng, tốt nhất là tại Hà-nội. Tôi sẽ nói rõ ý kiến
của Đảng đối với Phật giáo Việt-Nam và sẵn sàng nghe
ý kiến của thượng tọa về tình hình chính sách chung
của cả nước, quốc tế. Tôi sẽ tiếp thượng tọa trang
trọng, anh lo liệu được chứ ?
– Thưa
bác, cháu cố gắng.
Trong
đầu tôi luôn luôn suy nghĩ một kế hoạch hoàn hảo để
công việc được tốt đẹp. Tôi thông báo cho anh Nguyễn-Quang-Huy,
người bạn thân của tôi ở ban Tôn giáo chính phủ biết.
Một hôm anh Huy nói chuyện với anh Trần-Bạch-Đằng, ông
ta vẫn một mực nói thượng tọa Trí-Quang là CIA. Anh Huy bật
luôn “Thế mà cụ Xuân-Thủy Bí thư Trung ương Đảng sẽ
tiếp đấy“. Ông Trần Bạch Đằng phản ứng : “Tại
sao tôi không biết ?” Anh Huy còn nói : “Cụ Xuân-Thủy
khen anh Mười Anh và muốn mời anh ấy ra Trung ương làm việc
đấy”. Trần-Bạch-Đằng mỉa mai : “Ổng thích thì vào
thành phố Hồ-Chí-Minh xin với Thành ủy. Tôi không có ý-kiến“.
Không ngờ chuyện lại phức tạp đến thế.
Gần
đến ngày thất tuần (49 ngày) của hòa thượng Trí-Độ,
thầy của thượng tọa Trí-Quang. Tôi được tin thượng tọa
muốn ra Hà-nội cúng giỗ thầy để báo hiếu. Tôi đến chùa
Ấn-Quang thăm thượng tọa Trí-Quang một cách tự-nhiên.
Quả
thật thượng tọa đang sốt ruột muốn đi Hà-nội dự lễ
thất tuần của hòa thượng Trí Độ. Chỉ còn hơn một tuần
nữa, thượng tọa chưa biết thủ tục hành chánh ra sao ? (Bởi
lúc đó đi lại rất khó khăn). Đi bằng máy bay hay tàu lửa
? Thượng tọa ngỏ ý nếu không phiền, nhờ tôi giúp đỡ.
Tôi hứa cố gắng giúp những gì thượng tọa yêu cầu, hy
vọng là có thể được. Thượng tọa cảm ơn tiễn tôi ra
về.
Tôi
điện báo cáo nội dung gặp thượng tọa Trí-Quang với cụ
Xuân-Thủy và điện cho anh Huy ở 34 Ngô-Quyền Hà-nội, xin
ban Tôn giáo chính phủ yểm trợ. Cụ Xuân-Thủy ra lệnh cho
các nơi thi hành. Tôi chuẩn bị toàn bộ kế hoạch chặt chẻ,
từ phương tiện đi lại, thị giả (người phục vụ), điều
kiện tiếp cận trên máy bay, nơi ở và tài xế xe con để
thượng tọa sử dụng tại Hà-nội và đi nơi nào tùy thượng
tọa, đồng thời tôi tạo hoàn cảnh thật tự nhiên, chu đáo
để đưa tới buổi gặp gỡ ngẫu nhiên “Xuân-Thủy / Trí-Quang“.
Hai
hôm sau, thượng tọa Trí-Quang nhắn tôi đến chùa Ấn-Quang
chơi. Thượng tọa cảm ơn và đổi ý không đi Hà-nội nữa
vì sức khỏe yếu, chỉ lập bàn thờ ngay tại chánh điện
chùa Ấn-Quang để cúng hòa thượng Trí Độ vào ngày rằm
tháng 10 Kỷ-Mùi (04-11-1979). Tôi nói với thượng tọa không
có vấn đề gì phải cảm ơn, vì chưa mua vé nên chưa phải
sao cả. Đúng là “mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên“.
Tôi báo tin cho cụ Xuân-Thủy và anh Huy biết. Ít hôm sau cụ
Xuân-Thủy gặp tôi cho biết có một cán bộ công an thành
phố Hồ-Chí-Minh quá nhiệt tình đến xin tự nguyện mua vé
máy bay và giúp mọi việc cho thượng tọa Trí-Quang đi Hà-nội
cúng 49 ngày giỗ thầy. Thượng tọa Trí-Quang lại biết người
đó là công an, nên nghi có vấn đề, liền hủy cuộc đi.
Cụ Xuân-Thủy cười : “Cọp vừa ló đầu ra miệng hang,
ta lại vụng về làm cọp thục vào rồi. Thôi đợi lúc khác“.
Bây
giờ cụ bàn tiếp về việc thống nhất Phật Giáo VN. Cụ
nói :
– Về
nét chung anh trình bày tôi đồng ý. Nhưng anh nên cùng ban Tôn
giáo chính phủ quan tâm mấy điểm cần thiết :
* Hệ
thống tổ chức Phật giáo sắp tới theo hình tháp lật ngược
và ở trong Mặt trận Tổ quốc VN.
* Đạo
Phật gắn với dân tộc. Nhưng thời đại ngày nay là thời
đại xã hội chủ nghĩa nên phải gắn với xã hội chủ nghĩa.
*Nhân
sự tiêu biểu là của GHPGVNTN khối Ấn-Quang, nhân sự hành
động phải là các nhà sư của ta.
Tôi
tường thuật lại toàn bộ ý kiến tôi trình bày với cụ
Xuân-Thủy và ý kiến của cụ Xuân-Thủy cho ban Tôn giáo chính
phủ nghe. Anh Hiệu, anh Huy đều khen ngợi cụ Xuân-Thủy nhạy
bén, sắc sảo và đề nghi tôi viết thành đề án cụ thể.
Tôi thở ra :
– Đây
là công việc của Trung ương , ban Tôn giáo chính phủ phải
làm Tôi không thể có cái nhìn cả nước, nên không làm được.
Tôi
định đứng ngoài xem sự tình. Nhưng khi thăm Ôn Già Lam nghe
Ôn tâm sự về việc đạo việc đời, tôi lại không nỡ
để Ôn một mình. Tôi vào cuộc, nhưng dấn thân thế nào
trong guồng máy chuyên chính vô sản này là một vấn đề
rất khắc nghiệt. Tôi nhẩm câu nói của Ỷ Lan Thứ Phi :
“Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định“. Cần phải
uyển chuyển linh hoạt để xử lý mọi việc.
Ban
Tôn giáo Trung ương phân tôi đi Mông-cổ cùng thượng tọa
Minh Châu để dự hội nghị thường trực Phật giáo Châu-Á
vì Hòa bình. Việc này do anh Nguyễn-Quang-Huy xếp đặt. Ban
Dân vận thành ủy không muốn cho tôi đi. Ông Trần-Bạch-Đàng
điện thoại thẳng với ông Nguyễn-Vĩnh-Nghiệp can thiệp.
Trước
khi chúng tôi lên đường, cụ Xuân-Thủy tiếp tại văn phòng
ban Tôn giáo chính phủ, dặn dò những điều cần thiết. Sau
đó, tôi gặp riêng cụ Xuân-Thủy. Tôi thưa với cụ về cách
hành xử công việc :
– Thượng
tọa Minh Châu nắm nội dung chính, phát biểu tại Hội nghị
và bất cứ nơi nào, bất cứ ai mà thượng tọa tiếp xúc,
không đọc bài diễn văn viết sẵn của ban Tôn giáo chính
phủ.
– Nội
dung chính là Phật giáo VN đoàn kết với Phật giáo các nước,
tích cực đóng góp vào công cuộc vận động hòa bình cho
thế giới Phật giáo VN giúp Phật giáo Campuchia phục hồi
Phật giáo Campuchia vì hòa bình và nhân ái,
– Ngoài
ra có vấn đề gì phát sinh tại Hội nghị, đoàn Phật giáo
VN được quyền linh hoạt phát biểu ý kiến của mình.
Cụ
Xuân-Thủy đồng ý và giao tôi quyền hành động.
Ngài
8-11-1979 chúng tôi lên đường bay sang Maskơva. Máy bay sắp
hạ cánh, bầu trời mùa đông tuyết trắng xóa. Cả thành
phố một màu trắng nổi lên những biểu ngữ và cờ búa
liềm đỏ rực, vì vừa kỷ niệm Cách mạng tháng 10. Thông
báo khí tượng 10 độ dưới 0 độ. Khi máy bay đứng yên
tại phi trường, tôi bước ra thấy không khí cũng dễ chịu,
không đến nỗi lạnh lắm. Ban Tôn giáo Hội đồng bộ trưởng
Liên-Xô đón chúng tôi ân cần, bố trí cho chúng tôi ở nhà
khách chính phủ tiêu chuẩn A1 (?). Thượng tọa Minh Châu một
phòng, tôi một phòng. Cả hai đều là phòng đôi, có phòng
khách, có tủ lạnh, truyền hình, có trái cây, nước uống
gồm bia, nước ngọt, nước khoáng và rượu sâm banh hằng
ngày.
Tôi
điện thoại đến Sứ quán Việt-Nam báo chúng tôi đã đến
Matkơva và muốn gặp ông Đại sứ, bên kia đầu dây báo ông
Đại sứ đi vắng, bí thư thứ nhất tiếp tôi. Một giờ
sau tôi đến gặp ông bí thư thứ nhứt. Ông thao thao bất
tuyệt về đường lối chiến-lược của Liên-Xô đối với
thế giới và chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng
ta. Riêng về Hội nghị thường trực Phật giáo Châu-Á vì
Hòa bình này thì ông khuyên tôi vận dụng chủ trương của
Đảng nêu rõ quan điểm lập trường về vấn đề Campuchia.
Việc giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân, nhưng chủ yếu
nhắm vào Mỹ. Đây xem như một đòn tấn công dư luận quốc
tế vào đế quốc Mỹ hiếu chiến và bè lũ tay sai. Xong, ông
bí thư thứ nhất hỏi tôi thấy thế nào ? Tôi trả lời gọn
lỏn :
– Cụ
Xuân-Thủy đã dặn tôi những điều cần thiết và cho tôi
quyền hành động.
Không
ngờ câu nói ấy rất có hiệu lực. Ông Bí thư vừa nghe thế,
xuống giọng nhỏ nhẹ :
– Cụ
Xuân đã có ý kiến, chúng tôi xin chấp hành.
Điều
này tỏ rõ uy tín của cụ Xuân-Thủy rất lớn trong công tác
đối ngoại của Đảng. Tôi liền chuyển sang việc khác cần
thiết hơn.
– Thưa
anh, hôm đi vội quá tôi không kịp xin tiền chính phủ để
chi phí vặt. Hiện chúng tôi không có đồng nào. Nếu được,
anh cho tôi 200 rúp để lo việc tiêu xài cho thượng tọa Minh
Châu. Tôi thì không cần.
Anh
ta cũng thẳng mực tàu :
– Hiện
nay chúng tôi không có. Khi xuất số tiền cỡ đó, tôi phải
làm tờ trình đề nghị Đại sứ. Có phê duyệt của Đại
sứ mới được xuất.
Chán
quá tôi không hỏi tiếng thứ hai, cảm ơn và ra về. Tội
nghiệp cho thượng tọa Minh Châu hỏi tôi nhà nước có cấp
chút tiền nào không ? Tôi nói chẳng có đồng nào. Thượng
tọa và tôi cùng cười. Thượng tọa hỏi tôi có phải dịch
hết bài phát biểu của ban Tôn giáo chính phủ đưa mang theo
ra tiếng Anh để đọc không ? Tôi thưa với thượng tọa đọc
cho biết. Ý nào thấy được thì dùng ý nào không ổn thì
bỏ.Vào Hội nghị thượng tọa cứ phát biểu miệng, khỏi
cần văn tự. Thượng tọa cứ linh hoạt nói chuyện với mọi
người bình thường. Nội dung làm thế nào nổi bật ý nghĩ
và lòng tha thiết hoà bình của Phật giáo VN, và đó cũng
là nguyện vọng của dân tộc Việt-Nam. Ai thật lòng vì hoà
bình, Phật giáo VN đều hoan nghênh và ủng hộ. Thượng tọa
phấn chấn rõ rệt và cũng chẳng cần tiền bạc nữa.
Ban
Tôn giáo Liên-Xô gặp riêng tôi, hỏi ý-kiến Việt-Nam thế
nào ? Tôi biết Liên-Xô không ngại Mông-cổ, Ấn-độ, chỉ
ngại Nhật-bản, vì quan điển hòa bình của Phật giáo Nhật-bản
khác Liên-Xô. Liên-Xô muốn nhờ Việt-Nam đứng ra tranh đấu
cho Liên-Xô. Liên-Xô không muốn trực diện với Nhật-bản.
Vả lại trong Hội nghị thường trực này Liên-Xô không được
dự, vì không có chân trong Thường trực, mặc dầu mọi chi
phí Liên-Xô ứng chịu. Tôi cười nói hàng hai :
Ai
yêu hoà bình Việt-Nam đều ủng hộ, vì bản chất dân tộc
Việt-Nam hiếu hòa và hiểu rõ chiến tranh đau khổ đến ngần
nào rồi. Tôi nghĩ rằng Liên-Xô cũng vậy.
Ban
Tôn-giáo Liên-Xô lo lắng. Tôi được biết ban Tôn giáo Liên-Xô
bay sang Ulanbator trước để chuẩn bị chu đáo, và thông qua
ban Tôn giáo Mông-cổ trực tiếp chỉ đạo Hội nghị này.
Tuần
sau chúng tôi đến Ulanbator. Trời nắng ráo, nhưng tuyết bao
phủ toàn mặt đất. Khí tượng thông báo 40 độ dưới không
độ. Tôi vừa bước ra khỏi máy bay, từ 16 độ dương xuống
40 độ âm. Tôi rùng mình, răng đánh cạp, không nói được,
vội lên xe về khách sạn. Toàn bộ khách sạn sưởi bằng
gaz nên có mùi gì hơi khó chịu.
Ngày
15-11-1979 Hội nghị khai mạc. Phật giáo Mông-cổ chủ trì,
nói rặc giọng Liên-Xô. Ấn-độ phát biểu thuần tính đạo,
tránh mọi đụng chạm. Nhật-bản thẳng thừng đặt vấn
đề “Người phật tử yêu hòa bình nên ghét tất cả những
vũ khí giết người, nhất là vũ khí hạt nhân hóa học. Phật
giáo Nhật-bảb đòi tất cả các quốc gia có các thứ vũ
khí hạt nhân hóa học giảm và đi tới hủy bỏ và giải
trừ quân bị tối đa. Nhật-bản đã có thực tế đau thương
này rồi”. Phật giáo Mông-cổ lúng túng, vì Liên-Xô là
một siêu cường hạt nhân và hóa học ngang và hơn Mỹ. Khi
Liên-Xô nói chống vũ khí hạt nhân và hóa học là nhằm tấn
công Mỹ, đòi hòa bình cũng nhằm tấn công Mỹ. Còn vũ khí
hạt nhân và hóa học của Liên-Xô là để bảo vệ nhân dân
và hòa bình chống đế quốc Mỹ hiếu chiến. Nếu nói chống
chung chung tức là lập trường không vững vàng, bị Mỹ mua
chuộc hoặc là đã trở thành CIA.
Đến
phiên Việt-Nam, thượng tọa Minh Châu dùng Kinh Pháp Cú dẫn
lời Đức Phật nói về hòa bình để phát biẻu. Không đụng
đến ai mà ai cũng thích, kể cả Phật giáo Nhật-bản.
Tối,
ban Tôn giáo Mông-Cổ mời cơm riêng. Tôi nhận lời. Họ cảm
ơn tôi. Họ có những ý nghĩ tốt về tôi, không biết họ
nhận tin tức từ đâu, họ hỏi tôi : “Ông Trần-Bạch-Đằng
có phải ủy viên Bộ chính trị trưởng Ban Tôn giáo chính
phủ không ?” Họ tỏ ra khâm phục tài năng ông Trần-Bạch-Đằng.
Tôi trả lời :
“Ông
Trần-Bạch-Đằng hiện là phó ban Dân vận Trung ương, phụ
trách các vấn đề tôn giáo ở Việt-Nam. Trong thời kháng
chiến chống Mỹ, có lúc ông là quyền bí thư khu Sàigòn –
Gia-định.
Họ
lại hỏi mối quan hệ giữa ông Trần-Bạch-Đằng và tôi.
Tôi mỉm cười :
– Khi
ông Trần-Bạch-Đằng làm quyền khu ủy Saigon – Gia-định,
tôi làm trưởng ban Trí Trẻ khu Saigon – Gia-định, ông là thủ
trưởng tôi. Nay ông là phó ban Dân vận Trung ương, phụ trách
công tác tôn giáo vận, lại cũng là thủ trưởng của tôi.
Họ
cười khoan khoái và “Ồ” lên một tiếng như phát hiện ra
điều gì Họ thật xớn xác.
Ban
Tôn giáo Mông-cổ liền hỏi tôi một câu hóc búa. Tôi nghĩ
có thể do ban Tôn giáo Liên-Xô chỉ đạo.
– Đồng
chí nghĩ thế nào về Phật giáo Châu Á vì Hòa bình ? Vai trò
Phật giáo Mông-cổ và vị trí tương lai của Phật giáo VN
?
Tôi
không ngần ngại trình bày rõ quan điểm của mình :
– Thưa
các đồng chí, tôi xin nói thẳng suy nghĩ cá nhân tôi. Nếu
có gì động chạm mong các đồng chí thứ lỗi. Hội Phật
giáo Châu Á vì Hoà bình thành lập sau Hội Phật giáo thế
giới 10 năm Liên-Xô tìm hiểu Phật giáo sau Hoa-Kỳ 30 năm.
Phật giáo Châu Á vì Hòa bình gồm Phật giáo Liên-Xô, Mông-cổ,
Bắc Việt-Nam, một bộ phận của Phật giáo Lào, một phái
của Phật giáo Sri-Lanka, Ấn-độ, Nhật-bản. Hội Phật giáo
thế giới bao gồm hầu hết các nước có Phật giáo là quốc
đạo cùng tất cả những quốc gia có đạo Phật trên thế
giới. Hoạt động của họ sinh động có sức thu hút quần
chúng. Ngược lại Phật giáo Châu Á vì Hòa bình nặng về
hoạt động chính trị.
Muốn
phát huy Phật giáo Châu Á vì Hòa bình thì cần thay đổi nội
dung hoạt động. Nếu chọn Phật giáo VN làm Văn phòng chính
vì Việt-Nam có: Bắc tông, Nam tông và có thành tích chống
chế độ độc tài Ngô-Đình-Diệm năm 1963 làm chấn động
toàn thế giới, thì Phật giáo VN phải làm tốt các việc
:
1.
Thống nhất Phật giáo cả nước thành một Giáo hội duy nhứt
hoạt động độc lập trong Luật pháp.
2.
Thành lập Viện Phật học VN để nghiên cứu Tam tạng các
vấn đề Phật học VN và thế giới, làm nền tảng cho các
trường Đại học, Cao đẳng Phật học.
3.
Thành lập các trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học Phật
giáo để đào tạo tăng tài và các nhà Phật học
Tại
Ulanbator vẫn giữ một văn phòng làm nơi nghiên cứu Phật
học và tại Matkơva làm một văn phòng liên lạc với Tây
Âu.
Đồng
thời nên tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo Châu
Á vì Hòa bình với Hội Phật giáo thế giới
Ban
Tôn giáo Mông cổ tư lự về những ý kiến của tôi. Nhưng
hôm sau gặp lại tôi họ hớn hở ra mặt. Họ gởi cho thượng
tọa Minh Châu và tôi mỗi người 250 rúp (đổi từ tiền Mông-cổ
ra). Họ còn tặng một số quà khác. Có lẽ họ đã báo cáo
cấp trên và ban Tôn giáo Liên-Xô.
Sau
10 ngày hội nghị và tham quan, chúng tôi trở lại Liên-Xô.
Chúng tôi gặp một trận bão tuyết. Máy bay chồng chềnh như
thuyền bị sóng lớn trên biển khơi. Thượng tọa Minh Châu
cười như Đức Di Lặc : – “Chẳng lẽ chúng ta về cõi Niết
bàn sớm như thế này sao ?”
Nhưng
không, máy bay đáp an toàn ở phi trường Ẹc-Cút gần biên
giới Mông-cổ/Liên-Xô. Thời tiết 50 độ âm. Mũi tai tôi
đều bị rịn máu. Nhưng nhân viên vẫn hoạt động bình thường.
Họ chỉ biết nói tiếng Nga và tiếng Mông cổ. Đoàn chúng
tôi : Việt-Nam, Nhật-bản, Ấn-độ ngoài tiếng mẹ đẻ còn
biết tiếng Pháp, tiếng Anh, nhưng không biết tiếng Nga hoặc
tiếng Mông-cổ, nên mọi giao dịch phải dùng ngôn ngữ quốc
tế : “ra dấu”.
Ngày
hôm sau hết bão, chúng tôi về Mat-kơ-va. Ban Tôn giáo Liên-Xô
đón chúng tôi ở phi trường. Đồng chí lễ tân nói nhỏ
bên tai tôi : “Các anh phát biểu hay lắm“. Thế là ban
Tôn giáo Liên-Xô đã được báo cáo đầy đủ.
Về
đến nhà khách chính phủ, ban Tôn giáo Liên-Xô gởi chúng
tôi mỗi người một phong bì 80 rúp và đề nghị chúng tôi
tham quan các nơi ở Mat-kơ-va, Lêningrad, Kiev tùy ý chúng tôi.
Ban Tôn giáo Liên-Xô chịu mọi tổn phí. Tôi chỉ chọn một
số nơi ở Mat-kơ-va và Lêningrad, không đi Kiev vì tôi muốn
mau rời khỏi cái tủ lạnh mênh mông vĩ đại này, để trở
vể quê hương thân yêu, ấm áp.
Chúng
tôi được thăm tu viện Chính thống giáo. Ngài Giáo chủ hướng
dẫn chúng tôi thăm tu viện, thăm các chủng sinh: đủ màu
da, trắng, vàng, đen của năm châu. Tính quốc tế rõ rệt.
Qua đây tôi thấy thêm tham vọng của Liên-Xô. Chúng tôi đi
thăm Điện Kremlin. Đền đài, cung điện, thành quách , tuy
lớn hơn nhưng man mác giống thành nội Huế. Vua chúa ở đâu
cũng thế. Khi đứng trước tượng đồng Alếchxăng đại
đế, thượng tọa Minh Châu hỏi cô hướng dẫn viên “trong
chế độ xã hộ chủ nghĩa sao vẫn để tượng vua ?” Cô
ấy trả lời duyên dáng : “Thưa thượng tọa, lịch sử
là lịch sử“.
Tất
cả hình ảnh miền Bắc Việt-Nam, Campuchia, Mông-cổ, Liên-Xô,
ý kiến của các đoàn Phật giáo Nhật-bản, Ấn-độ… đập
mạnh trong đầu tôi, làm cơ sở củng cố những suy nghĩ của
tôi về một đề án thống nhất Phật giáo Việt-Nam.
Khi
về lại Hà-nội, gặp cụ Xuân-Thủy tôi thưa thêm :
1.
Nên thống nhất Phật giáo VN theo yêu cầu của tăng ni và
phật tử Việt-Nam, đồng thời cũng phải quan tâm đến tình
hình Phật giáo thế giới.
2.
Nên tổ chức nhiều đoàn trí thức, giáo phẩm các tôn giáo
Việt-Nam đi thăm Liên-Xô và các nước Đông Âu
Cụ
Xuân-Thủy đồng tình.
Một
biến cố xảy ra. Ông Nguyễn-Văn-Linh làm trưởng ban Dân vận
Trung ương Đảng CSVN thay cụ Xuân-Thủy. Cụ Xuân-Thủy vẫn
là bí thư Trung-ương Đảng bí thư Đảng đoàn Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt-Nam. Tôn giáo vận chịu sự lãnh đạo
của ông Nguyễn-Văn- Linh và cụ Xuân-Thủy. Một thời điểm
khá phức tạp và tế nhị.
Ngày
12, 13-02-1980, ông Nguyễn-Văn-Linh ủy-viên Bộ chính trị trưởng
ban Dân vận Trung ương mời đại diện các tổ chức, hệ
phái Phật giáo Việt-Nam họp tại số 31 đường 30/4 (nay là
Lê-Duẫn) thành phố Hồ-Chí-Minh, gồm có :
1.
HT Thích Đức Nhuận – Quyền Hội trưởng HPGVNTN
2.
HT Thích Đôn Hậu – Chánh thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN
3.
HT Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
4.
HT Phạm Thế Long – Phó Hội trưởng HPGVNTN
5.
HT Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch BLLPGYN
6.
HT Thích Trí Tịnh – Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
7.
HT Thích Bửu Ý Viện trưởng Viện Hoằng Đạo GHPGCTVN
8.
HT Thích Mật Hiển – Giáo phẩm Viện Tăng Thống GHPGVNTN
9
HT Thích Giới Nghiêm – Tăng Thống GHTGNTVN
10.
HT Thích Thiện Hào – Phó chủ tịch BLLPGYN
11.
HT Thích Giác Nhu – Đại diện GHTGKSVN
12.
HT Thích Đạt Hảo – Đại diện Thiên thai giáo quán tông
13.
TT Thích Minh Châu – Viện trưởng Viện Đại học Vạn-Hạnh
14.
TT Thích Từ Hạnh – Tổng thư ký BLLPGYN
15.
TT Thích Thanh Tứ – Thư ký HPGVNTN
16.
TT Thích Giác Toàn – Đại diện GHTGKSVN
17.
NS Thích Nữ Huỳnh Liên – Ni sư Trưởng Ni giới KS VN
18.
CS Võ Đình Cường – Nhân sĩ trí thức phật giáo
19.
CS Tống Hồ Cầm – Đại diện Hội Phật học Nam Việt
20.
CS Nguyễn Hữu Thiện – Nhân sĩ trí thức Phật giáo
Phía
Đảng Cộng sản VN có ông Nguyễn-Văn-Linh, Trần-Bạch-Đằng
(phó ban Dân vận Trung ương), ông Nguyễn-Văn-Hiệu, Nguyễn-Huy-Quang
(ban Tôn giáo chính phủ) và tôi ban Tôn giáo Tp Hồ-Chí-Minh.
Ông
Nguyễn-Văn-Linh trình bày chính sách tự do tín ngưỡng và
tự do không tín ngưỡng của Đảng và chính phủ Cộng sản
VN nhẹ nhàng có sức thuyết phục. Ông mở đầu bằng một
câu nổi tiếng : “Nếu quí hoà thượng cho phép tôi xin được
gọi đạo Phật của chúng ta, và nếu quí hoà thượng không
ngần ngại cũng có thể gọi Đảng của chúng ta“.
Sau
đó ông đề nghị các vị đại biểu nên bàn việc thống
nhất Phật giáo VN. Xong ông ra về. Ông Trần-Bạch-Đằng,
ban Tôn giáo chính phủ và tôi ở lại nghe các vị đại biểu
thảo luận. Hòa thượng Đôn Hậu phát biểu trước vẫn giữ
lập trường của mình, đặt lại vấn đề rõ ràng . Hòa
thượng Giới Nghiêm phản đối ý kiến của hòa thượng Đôn
Hậu, hưởng ứng lời kêu gọi của ông Nguyễn-Văn-Linh (ông
Trần-Bạch-Đằng rất thích, nói với tôi : Có thể cho họ
thức tỉnh. Tôi im lặng). Hòa thượng Đôn Hậu cáo mệt về
sớm và ở luôn trong chùa Vạn-Phước quận 11 không ra dự
Hội nghị nữa, mặc dầu ban Dân vận Trung ương nhiều lần
tha thiết mời hòa thượng. Tuy nhiên Hội nghị vẫn tiếp
tục trọn hai ngày, bầu ra ban Vận động thống nhất Phật
giáoVN (BVĐTNPGVN) do hòa thượng Thích Trí Thủ làm trưởng
ban, hai hòa thượng Thích Đức Nhuận, hòa thượng Thích Đôn
Hậu làm cố vấn.
Khi
gặp lại cụ Xuân-Thủy tôi trình bày hết sự thật và tỏ
ý lo lắng, vì mới thuyết phục hòa thượng Trí-Thủ, còn
hòa thượng Đôn Hậu thì không lay chuyển, ý của thượng
tọa Trí Quang ra sao chưa biết, nên vấn đề còn rất nhiều
ẩn số. Cụ Xuân-Thủy cười :
– Chuyện
bây giờ thuộc ông Nguyễn-Văn-Linh.
Trong
lúc đó BVĐTNPGVN hoạt động theo tình tự của mình. Các hòa
thượng tự quyết định mọi việc. Nhưng lại sinh ra những
mâu thuẫn nội bộ. Hòa thượng Trí Thủ làm trưởng ban hợp
với thực tế và yêu cầu của Đảng, nhưng hòa thượng Đôn
Hậu không bằng lòng, các bộ phận trong GHPGVNTN, đặc biệt
là Phật giáo miền Trung chống lại, không đồng tình sự
thống nhất này. Ngày 18 tháng 5 1980 BVĐTNPGVN ra Huế để ngày
24-5-1980 ra mắt. Hòa thượng Trí Thủ rất lo, tâm sự với
tôi, ngại sợ gặp khó khăn ở Huế và không vượt qua nổi.
Tôi nhắc hòa thượng, khi xưa vua Quang-Trung đem quân ra Bắc
đánh đuổi quân Thanh , phải dừng lại ở Nghệ-An để cầu
La-Sơn Phu-Tử. Nay Ôn ra Huế làm việc thống nhất Phật giáo,
muốn Phật sự được thành tựu cần ghé lại Nha-Trang để
cầu La-Sơn Phu-Tử trong đạo Phật. Ôn hỏi tôi : “là ai ?”
Tôi thưa : “Ôn TỪ-ĐÀM”. Hòa thượng Trí Thủ vui vẻ và cầu
được thượng tọa Trí Siêu cùng ra Huế. Mọi việc ở Huế
đều êm thấm.
Trong
Viện Hóa Đạo, thượng tọa Huyền Quang, Quảng Độ chống
quyết liệt. Thuyết phục mãi không được, chính quyền phải
dùng biện pháp chuyên chính vô sản, quảng thúc thượng tọa
Huyền Quang tại Bình-Định và thượng tọa Quảng Độ tại
Thái-Bình.
Hòa
thượng Minh Nguyệt cũng không vui, phải chấp hành ý kiến
của Đảng, nhưng làm phó cho hòa thượng Trí Thủ thì không
thích chút nào. Hòa thượng Phan-Thế-Long cũng thế. Giáo hội
Phật giáo cổ truyền mặc cảm thua kém về nhiều mặt, cũng
không mấy hài lòng, nhưng không dám cãi lại ý Đảng. Như
vậy Phật giáo của Đảng chẳng mấy yên tâm, GHPGVNTN cũng
không toàn ý.
Lại
một biến cố xảy ra trong Đảng. Vì cho ông Hoàng-Văn-Hoan
đi chữa bệnh tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Nửa đường
khi máy bay tạm nghỉ ở Karachi, Ông Hoàng-Văn-Hoan trốn sang
toà Đại sứ Trung-Quốc và từ đó đi Bắc-Kinh, nên cụ Xuân-Thủy
mất Bí-thư Trung-ương Đảng, ông Trần-Quốc-Hoàn thôi bộ
trưởng Bộ NộI vụ, chuyển sang làm trưởng ban Dân vận
Trung ương thay ông Nguyễn-Vă-Linh (ông Linh thôi Bộ Chính trị
chỉ còn ủy viên trung ương Đảng, về làm Bí thư Thành ủy
tp Hồ-Chí-Minh. Ông Linh bị thất sủng vụ khác). Một ông
từng lãnh đạo và tổ chức mạng lưới công an trên 30 năm,
nay làm dân vận và trực tiếp lãnh đạo tôn giáo vận. Ai
cũng sợ. Ông Trần-Bạch-Đằng bị kỷ luật, bị cách chức
phó ban Dân vận Trung-ương vì ba cái lăng nhăng. Ông Đặng
Thành Chơn (Tám Lý) thay thế và phụ trách công tác tôn giáo
vận.
Sự-kiện
này như một quả búa tạ giáng xuống đầu tôi. Tôi phải
vận nội công để đỡ và tiến hành công việc đang dở
dang
Tôi
kiểm lại thế lực mình ở tp Hồ-Chí-Minh : ông Nguyễn-Hộ
ủy viên thường vụ Thành ủy phụ trách toàn khối vận,
ông là lớp đảng viên 37 cùng trào với ông Nguyễn-Vă-Linh,
tin và có cảm tình nhiều với tôi; ông Trần-Văn-Cầu (Ba
Cầu). Thành ủy viên, trưởng ban Dân vận, hiền hòa đồng
quan điểm với tôi. Ở ban Tôn giáo chính phủ, anh Nguyễn-Quang-Huy
là bạn thân, anh Nguyễn-Văn-Hiệu thuyết phục được. Nhưng
ông Trần-Quốc-Hoàn thì khó lắm, con người hét ra lửa, đã
quyết là không ai dám có ý kiến sửa sai.
Tôi
áp dụng ngay bài bản của Mác-Lenin “Sự-nghiệp cách mạng
là của quần chúng Đảng là đội tiền phong đồng thời
là người đầy tớ trung thành của quần chúng. Tôi thông
qua thượng tọa Từ Hạnh, phó thư ký BVĐTNPGVN đưa ý kiến
đề xuất với Ôn Già Lam cử hòa thượng Trí Tịnh làm trưởng
tiểu ban nội dung, và tiến hành những cuộc tham khảo ý kiến
rộng rãi trong các tổ chức Phật giáo về nội dung thống
nhất Phật giáo Việt-Nam, vừa làm biên bản gửi cho ban Dân
vận Trung ương, vừa làm cơ sở soạn thảo Hiến chương của
Giáo HộI Phật giáo VN (GHPGVN). Đây là chỗ dựa vững chắc
và cơ sở thực tiễn để thuyết phục ông Trần-Quốc-Hoàn.
Thế
là BVĐTNPGVN mở hằng loạt cuộc thăm viếng và tham khảo
ý kiến từ GHPGVNTN, GHTGNTVN, GHPGCTVN, Ni giới khất sĩ. Hội
Phật học Nam Việt… Ý kiến phong phú và hợp với tình hình
thực tế Phật giáo VN. Ôn Già Lam bàn bạc với thượng tọa
Trí Tịnh tiến hành soạn thảo Hiến chương GHPGVN tại chùa
Vạn-Đức huyện Thủ-Đức. Buổi khai bút trang nghiêm tại
thiền viện lầu 3. Hòa thượng Trí Tịnh. Mật Hiển, thượng
tọa Minh Châu, Từ Hạnh tắm gội tinh khiết. Toàn thiền viện
xông trầm thơm phức, ngập phòng trầm hương nghi ngút , bay
quyện linh thiêng. Tất cả quì trước Đức Phật nguyện cầu
và khai bút. Hòa thượng Trí-Tịnh trịnh trọng viết dàn
bài chi tiết bản Hiến chương và Lời nói đầu.
Trong
lời nói đầu hôm đó không có những câu :
“cũng
như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày nay do Hồ Chủ
tịch và Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo”
“cả
nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội”
“Giáo
hội Phật giáoVN là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại
diện cho Phật giáo VN về mọi mặt quan hệ ở trong nước
và nước ngoài.”
“Giáo
hội Phật giáo VN hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và
luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.”
Những
phần nầy do ban Tôn giáo chính phủ thuyết phục các hòa thượng
thêm vào cho đúng với khẩu vị của Đảng và chính
phủ Cộng sản.
Trung
tuần tháng 4-1980 ông Đặng-Thành-Chơn, phó ban Dân vận Trung
ương mang đề án thống nhất Phật giáo Việt-Nam vào làm
việc với ban Dân vận tp Hồ-Chí-Minh. Nội dung của đề án
là biến hoàn toàn Phật giáo VN thành một hội đoàn quần
chúng. Còn thấp hơn hội đoàn vì chỉ có tăng ni không
có phật tử; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức
bên dưới. Tên gọi là Hội Phật giáo Việt-Nam (HPGVN)
với một bản điều lệ thô sơ. Đứng đầu là hội trưởng
hay chủ tịch, một số hội phó một thư ký hai phó thư ký,
một số ủy-viên. Ở dưới từ tỉnh trở xuống không có
tổ chức, tỉnh nào có đông tăng ni thì có ban liên lạc,
tỉnh nào ít thì thôi. Nội dung hoạt động là lo việc cúng
bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần
chúng và xã hội. HPGVN ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
VN, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt-Nam.
Ông
Đặng-Thành-Chơn nói đề án này đã được ban Dân vận Trung
ương thông qua và đã trình ban Bí thư, ban Bí thư đã nhất
trí Đây là một đề án tốt giúp Phật giáo tiến bộ. Bởi
vì đạo Phật gắn bó với Dân tộc, có công với Cách mạng,
nên Đảng qua tâm muốn làm sao cho đạo Phật mau thoát khỏi
sự lạc hậu, tiến bộ ngang với các đoàn thể Cách mạng
khác.
Cả
ban Dân vận thành phố im phăng phắc. Anh Trần-Văn-Cầu nhìn
tôi với ánh mắt trông đợi. Tôi mạnh dạn phát biểu.
– Thưa
anh Tám (Tám Lý), những ý kiến anh Tám truyền đạt là chân
thành. Ở góc độ người Cộng sản, đó là sự tốt bụng
đối với đạo Phật. Nhưng ở về phía tăng ni và phật tử
chắc chắn là họ không chấp nhận. Họ không thế nào hiểu
nổi ý tốt của Đảng. Ngược lại, họ sẽ oán hận Đảng,
họ cho rằng Đảng áp đặt sự thống nhất theo ý Đảng.
Sự thống nhất Phật giáo hoàn toàn thất bại. Bởi vì điều
Đảng cho rằng lạc hậu, họ tôn vinh là thiêng liêng. Điều
Đảng cho rằng giải phóng họ, họ cho rằng Đảng đàn áp
họ. Theo ý tôi, làm Cách mạng là xuất phát từ nguyện vọng
quần chúng. Điều gì trái nguyện vọng quần chúng là không
nên làm. Quần chúng như con bệnh. Bệnh còn yếu, chỉ cần
uống nước cháo, ta cho ăn cơm gà, dù cơm gà ngon và bổ hơn,
nhưng chắc chắn con bệnh chết. Do đó, tôi không tán thành
dự án của ban Dân vận Trung ương.
Tôi
nhìn ông Đặng-Thành-Chơn và toàn ban Dân vận thành phố một
lượt. Anh Trần Văn Cầu mỉm cười gật gật đầu, các anh
phó ban dáo dác nhìn nhau, ú ớ nhìn tôi trách móc và đang
tìm lời để lập luận bào chữa những ý kiến nghịch nhĩ
của tôi. Ông Đặng Thành Chơn lặng người. Hình như ông
chưa hề nghe kiểu nói này, mà quen nghe ý và lời ngoan ngoãn
chấp hành và minh họa theo thôi. Nhưng ông cũng không quen ứng
xử đói với những tình huống phản biện, nên không nhạy
bén trong suy tư và diễn đạt. Không khí im lặng căng thẳng
trôi qua hai, ba, năm phút… Vẫn im lặng. Anh Trần-Văn-Cầu
khá bản lãnh :
– Tôi
đề nghị tuần sau làm việc tiếp, anh Tám nhỉ !
Mọi
người “ồ” lên một tiếng vui vẻ ra về. Anh Ba Cầu kéo tôi
nói riêng.
– Anh
bác hết đề án của Trung ương. Vậy anh có sẵn đề án
khác chưa ?
– Anh
Ba yên tâm, tôi đã có.
Tôi
ngồi trên sân thượng nhà tôi, ngắm trăng lưỡi liềm đầu
tháng, trong đầu biết bao ý nghĩ bồn chồn.
Khi
tiếp xúc với ban Bí thư, tôi mới hiểu rõ từ “tập thể”
trong Đảng là tương đối, không giống trong lý luận về
các nguyên tắc tập thể, tập trung dân chủ chút nào. Bộ
chính trị là một “tập thể” mỗi-người-làm-mỗi-cách theo
ý của tổng Bí thư. Ban Bí thư cũng là một “tập thể” mỗi-người-cát-cử-một-lĩnh-vực
theo sự chỉ huy của tổng Bí thư, và tổng Bí thư là tập
trung dân chủ. Một chế độ vừa độc tài vừa phong kiến
khủng khiếp.
Ông
Trần-Quốc-Hoàn là ủy viên Bộ chính trị, bí thư trung ương
Đảng, trưởn ban Dân vận trung ương, tức là ông cát cử
lãnh vực Dân vận. Ý kiến của ông căn bản là ý kiến của
Bộ chính trị, ban Bí thư, ban Dân vận trung ương. Tổng Bí
thư phán quyết vấn đề trên cơ sở ý kiến của ông. Chỉ
có tổng Bí thư mới phủ định ý kiến của ông. Khi chuyện
đó xảy ra là phải ghê gớm lắm.
Đề
án thống nhất Phật giáo Việt-Nam, theo ông Đặng-Thành-Chơn
là đã thông qua ban Dân vận trung ương và ban Bí thư đã nhất
trí, tức có nghĩa là ông Trần-Quốc-Hoàn đã chỉ đạo làm
đề án này, đã thông qua và ký duyệt. Đấy “tập thể” là
thế đấy, tập trung dân chủ là thế đấy. Cho nên vấn đề
hiện nay là tôi đang đối mặt với ông Trần-Quốc-Hoàn,
con người đầy quyền lực, gốc là trùm công an, ai cũng sợ.
Ngày nay, người ta sợ đụng đầu với ông Trần-Quốc-Hoàn.
Tôi dám bác đề án của ông Trần-Quốc-Hoàn, tức là đem
đầu chọi vào đá tảng. Người ta sợ cho tôi và sợ hành
động của tôi lây đến người ta. Con người thật vĩ đại,
nhưng cũng rất tầm thường. Thân phận mình rồi sẽ ra sao
? Tôi nghĩ đến Ôn Già Lam, đến quí Thầy hiền lành đáng
kính đáng thương. Khi tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi xuống tóc
tu tại gia và mẹ tôi quy y Ôn Già Lam. Tôi nghĩ đây cũng là
một cộng nghiệp.
Tuần
sau cuộc hộp tái nhóm, hai phó ban Dân vận thành phố vắng
mặt không có lý do. Còn lại anh Ba Cầu trưởng ban, anh Bảy
Lâm (Huỳnh-Văn-Lâm) phó ban thứ nhứt phụ trách tổ chức,
và tôi. Ông Đặng-Thành-Chơn giải thích thêm về ý nghĩa
của đề án, nhưng thấy không thuyết phục được ban Dân
vận thành phố, ông nói toạc :
– Đây
là đề án đã được anh Trần-Quốc-Hoàn, trưởng ban Dân
vận trung ương, đồng thời thay mặt ban Bí thư trung ương
Đảng đã thông qua ký duyệt. Bây giờ chỉ còn triển khai
thi hành. Nếu có thêm bớt là phần biện pháp thực hiện
đề án, phân công giữa trên dưới sao cho ổn.
Quả
thật, con bài tẩy cuối cùng ông Đặng-Thành-Chơn đưa ra
làm cho trưởng, phó ban Dân vận thành phố đều rúng rính,
cúi đầu chấp hành hết. Tôi bật đứng dậy :
– Thưa
anh Tám, ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành là thước
đo đảng tính của mỗi đảng viên. Tôi là một đảng viên
cũng tuân thủ như thế. Nhưng có những sự việc lợi ích
chung cho sự nghiệp Cách mạng bắt buộc người đảng viên
phải vì lợi ích này hơn tuân thủ tổ chức kỷ luật Đảng
một cách máy móc. Vì vậy, ở trong tù, ngoài chiến trường
mỗi đảng viên phát huy tính độc lập sáng tạo để chiến
đấu là căn bản. Đó là một thứ tổ chức kỷ luật và
chấp hành cao hơn, thiêng liêng hơn, vì nó hoàn toàn tự giác.
Với
tinh thần đó, thưa Anh Tám, tôi không tán thành đề án thống
nhất Phật giáo VN của ban Dân vận trung ương. Nếu ban Dân
vận trung ương vẫn cương quyết tiến hành thì, từ giờ
này tôi xin rút ra khỏi công tác tôn giáo vận, xin Thành ủy
chuyển tôi sang công tác khác.
Không
khí rất căng thẳng. Ông Đặng-Thành-Chơn không nói được
tiếng nào. Anh Ba Cầu, anh Bảy Lâm đều có cảm tình với
tôi, nhiều quan điểm thống nhất với tôi, trong tình hình
này, cả hai đều lấn cấn. Anh bảy Lâm cười xuề xòa :
– Thôi,
làm gì căng dữ anh Mười. Tôi đề nghị anh Mười không rút
lui. Xin anh Tám ngưng tại đây để ban Dân vận Thành ủy nghiên
cứu tiếp, trình với Thành ủy xin ý kiến và báo cáo với
ban Bí thư. Đồng thời, mong anh Tám báo cáo lại với ban Dân
vận trung ương tìnhhình thựctế ở tp Hồ-Chí-Minh.
Ông
Đặng-Thành-Chơn đồng ý, vì đây là lối thoát duy nhất.
Tôi hiểu ý anh Bảy Lâm muốn dùng Thành ủy để đối trọng
với ban Dân vận trung ương và làm cho ban Bí thư phải lưu
tâm. Còn với tôi, ý kiến của Thành ủy là trực tiếp áp
lực. Nếu tôi không chấp hành, chỉ còn nghỉ việc, từ quan
về vườn.
Nhưng
Thành ủy là ai ? Đó là một tập thể mỗi-người-tự-tung-tự-tác-một-lãnh-vực
theo ý của Bí thư. Trong lĩnh vực Dân vận, ông Nguyễn-Hộ,
ủy viên thường vụ Thành ủy phụ trách, là ý kiến tối
thượng.
Ông
Hộ với tôi là mối quan hệ thân tình từ những năm 1973
còn nằm gai nếm mật. Bí thư Thành ủy là ông Nguyễn-Văn-Linh,
cùng trào với ông Hộ, nhà chiến lược miền Nam, có một
số định kiến với ông Nguyễn-Hộ, nhưng trong vấn đề
dân vận thì giống nhau, và ông Linh bao giờ cũng quyết định
trên cơ sở ý kiến của ông Hộ. Ông Linh khá nể nang ông
Hộ. Hơn nữa đối với tôi, ông Linh cũng đã từng biết
và từng làm việc nhiều lần về vấn đề tôn giáo. Tôi
đã từng thừa ủy nhiệm ông mang thơ của ông đến trao và
làm việc với cụ Tổng giám mục Nguyễn-Văn-Bình. Hiện thời
ông Linh bị thất sủng, vì bất đồng ý kiến với ông Lê-Duẫn,
nên chỉ còn ủy viên Trung ương Đảng, về làm Bí thư Thành
ủy, ông Võ-Văn-Kiệt ra Trung ương làm Phó chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng, phụ trách ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Vì thế ông Linh càng bất bình nhiều chính sách của Trung
ương đề ra. Ông đang chuẩn bị trở lại nắm quyền lực
bằng ba con đường sáng : “chính sách đối với nông dân và
sản xuất nông nghiệp; công tác dân vận; công tác tôn giáo
vận và Hoa vận”. Như vậy đối với Thành ủy, tôi không
ngại mà còn có chỗ dựa vững mạnh. Vấn đề còn lại là
ban Dân vận trung ương, tập trung là ông Trần-Quốc-Hoàn.
Ngay trong ban Tôn giáo chính phủ tôi có người bạn thân được
phân công thực-hiện đề-án này : ông Nguyễn-Quang-Huy. Việc
này chắc chắn ông Trần-Quốc-Hoàn phải triệu anh Huy ra tay.
Tuần
sau, anh Huy điện thoại báo cho tôi biết sẽ vào thành phố
Hồ-Chí-Minh làm việc. Đề nghị tôi xếp lịch làm việc
riêng với tôi một ngày, sau đó mới làm việc với ban Dân
vận thành phố. Tôi sẵn sàng và thấy dự đoán mình là đúng.
Hôm
sau anh Huy vào, mời tôi đến nhà khách Trung ương, vào phòng
riêng của anh. Đóng kín cửa. Anh Huy tâm sự :
– Tôi
không rõ anh Tám Lý vào làm việc trong nầy thế nào. Khi về
Hà-nội, anh Tám buồn lắm, xin gặp ông Trần-Quốc-Hoàn và
nói mình bất lực, không thuyết phục được ban Dân vận
tp Hồ-Chí-Minh. Anh Tám xin từ chức. Ông Hoàn đỏ mặt nói
gay gắt : “Bộ ông muốn nối gót thằng cha Trần-Bạch-Đằng
hả? Nếu muốn tôi cho nghỉ luôn”. Xong, ông Hoàn chỉ thị
tôi vào làm việc với ban Dân vận thành phố, đặc biệt
tìm hiểu Mười Anh là anh chàng nào ? Quan điểm chính trị
thế nào báo cáo cụ thể với ông ấy. Vấn đề trở thành
nghiêm trọng.
– Anh
nên nhớ rằng, chưa thời nào trưởng ban Dân vận lại là
ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Hơn nữa,
ông trưởng ban Dân vận vốn là ông Bộ trưởng Nội vụ
hơn 30 năm, một nhân vật rất được tin tưởng của Trung
ương, đã từng hét ra lửa, từng sinh sát bao nhiêu người,
nắm toàn bộ vấn đề an ninh quốc gia trong một thời gian
rất dài, đến nỗi trong Đảng, trong dân, người ta ớn lạnh
khi nghe đến tên Lê-Đức-Thọ, Trần-Quốc-Hoàn.
Tôi
rất lo cho anh. Anh nên biết rằng Đảng không phải là của
mình, mà là của mấy ổng, chỉ là của mấy ổng thôi, dù
mình là đảng viên. Tất cả đảng viên chỉ là con cờ cho
mấy ổng sử dụng thôi, giỏi lắm là được học Nghị quyết
và được giơ tay biểu quyết theo ý mấy ổng. Phật giáo
là của mấy cụ hòa thượng. Tội gì anh nhảy vào cáng đáng
cho mang họa. Thôi thì để cho Đảng và Phật, tức mấy ổng
và mấy cụ hòa thượng tính với nhau. Tụi mình, Đảng bảo
đâu làm đấy cho yên thân. Tôi còn cả đàn con, anh cũng còn
hai cháu nhỏ. Anh nên nghĩ kỹ lại đi, anh Mười.
Rồi,
anh Huy mở cập lấy xấp hồ sơ, rút đề án thống nhất
Phật giáo của ban Tôn giáo chính phủ viết theo chỉ đạo
của ban Dân vận Trung ương, và bên lề trên đầu một hàng
chữ duyệt, viết tay bằng mực đỏ của ông Trần-Quốc-Hoàn.
Chữ viết đẹp, nét sắc sảo, ghi cả ngày giờ, ký và viết
tên ở phía dưới.
Tôi
nghĩ té ra vầy. Dưới chế độ chuyên chính vô sản, cán
bộ đảng viên mềm nhũn như bún, khác hẳn thời kháng chiến,
thật khí phách hiên ngang biết bao. Không, tôi không đánh mất
lương tâm. Tôi tỉnh bơ đến độ anh Huy nhìn tôi kinh ngạc.
Có lẽ anh Huy nghĩ rằng tôi điếc không sợ súng. Tôi hỏi
anh Huy :
– Anh
Tám Lý bị ông Trần-Quốc- Hoàn bố, bây giờ anh ngại tới
phiên mình cũng bị như thế chứ gì ?. Anh Huy ơi, tôi không
quen không khí “triều đình” ngoài đó. Không phải tôi ỷ thế
cụ Xuân-Thủy mà bất chấp đâu. Bình sinh từ thơ ấu tôi
đã vậy. Có lẽ cụ Xuân-Thủy tin yêu tôi là vì tính khí
đó. Xin nói thẳng với anh, tôi không thay đổi ý kiến. Nhưng
anh là người anh, người bạn thân thương, nên tôi đề nghị
cách này. Anh hãy đến thăm hòa thượng Trí Thủ và toàn BVĐTNPGVN
nghe các cụ phát biểu ý kiến. Hiện nay BVĐTNPGVN đi thăm
tất cả các tổ chức và hệ phái Phật giáo, nghe và ghi nhận
ý kiến của mỗi nơi, tập hợp lại và trên cơ sở đó soạn
thảo sơ bộ một bản Hiến chương của GHPGVN. Để khách
quan, anh cho vài cán bộ tôn giáo Trung ương cùng đi với anh,
có thể vừa ghi chép vừa ghi âm. Sau đó anh suy nghĩ làm báo
cáo với ông Trần-Quốc-Hoàn kèm tất cả những gì anh ghi
nhận được. Tôi nghĩ ông Trần-Quốc-Hoàn là một người
lãnh đạo ắc sẽ đồng tình.
Anh
Huy cười tươi tắn, mắt anh sáng ra, đứng dậy đập vai
tôi :
– Quả
là Thích Trí Anh. Hay, hay lắm ! Tôi đồng ý.
Hôm
sau anh Huy đến thăm Ôn Già Lam, hòa thượng Trí Tịnh, hòa
thượng Minh Nguyệt, hòa thượng Bửu Ý, hòa thượng Giới
Nghiêm, thượng tọa Minh Châu, thượng tọa Từ Hạnh, thượng
tọa Giác Toàn, ông Võ-Đình-Cường, ông Tống-Hồ-Cầm, ni
sư Huỳnh-Liên… Và, khi gặp tôi anh tâm sự :
– Thật
cảm động, các hòa thượng, thượng tọa các anh… rất chân
tình. Họ nghĩ đến việc xây dựng đạo chín chắn, có tầm
nhìn xa. Hòa thượng Trí Thủ xứng đáng là người lãnh
đạo Phật giáoVN. Mình không thể áp đặt theo kiểu miền
Bắcxã hội chủ nghĩa được đâu. Qua mấy ngày làm việc
với mấy cụ, tôi tìm được cơ sở để trình bày lại với
ông Trần-Quốc-Hoàn. Đề-án thống nhất Phật giáo của ban
Dân vận Trung ương tôi không yên lòng, nhưng không có cơ sở
để phản biện. Tôi đành chấp bút viết theo sự chỉ đạo
của ông trưởng ban Dân vận Trung ương. Nay tôi tự tin và
bình tĩnh làm cuộc phản biện với ban Dân vận Trung ương
và ban Bí thư Trung ương Đảng được rồi. Tôi muốn gặp
thượng tọa Trí Quang nhưng ngặc nỗi, không biết từ đâu
báo cáo, năm trước tôi đi với anh đến thăm thượng tọa
tại chùa Ấn-Quang, họ bảo tôi theo đuôi anh và là hữu khuynh.
Từ đó ban Dân vận Trung ương không cho tôi gặp thượng tọa
Trí-Quang nữa. Thật đáng tiếc
Tôi
ân cần :
– Anh
nên tìn hiểu sâu thêm trong phật tử và giới tăng ni bình
thường. Bao giờ về Hà-nội, anh cho tôi biết, tôi có việc
cần nói riêng với anh.
Hai
hôm sau, anh Huy đến thăm tôi để từ giã về Hà-nội. Sắc
khí anh trông sáng rỡ, không bèo nhèo như lúc mới từ Hà-nội
vào thành phố Hồ-Chí-Minh lần này. Chúng tôi tâm sự những
điều tăng ni và phật tử đặt ra cho Đảng và Nhà nước.
Rõ ràng ý nghĩ giữa Đảng và giới Phật giáo còn cách biệt.
Bổn phận chúng tôi phải làm cho các vị lãnh đạo Đảng
biết sự thật để điều chỉnh chính sách phù hợp với
tình-hình. Anh Huy khẳng định hầu hết các vị lãnh đạo
các tổ chức và hệ phái Phật giáo miền Nam đều ở tại
thành phố Hồ-Chí-Minh, và tất cả muốn thống nhất Phật
giáo để có một GHPGVN trang nghiêm đúng nghĩa với lịch sử
hai ngàn năm của đạo Phật gắng bó với dân tộc Việt-Nam.
Không ai, kể cả các vị trong BLLPGYN tp Hồ-Chí-Minh, muốn
tập hợp Phật giáo thành một hội đoàn quần chúng, gọi
là tiến bộ Cách mạng.
Tôi
xen vào :
– Có
lẽ thâm tâm HPGTNVN ở miền Bắc cũng vậy, mà không dám biểu
lộ, bởi sự trấn áp của các anh dữ quá.
Anh
Huy cười hiền lành :
– Chắc
phải xem lại hết mọi vấn đề. Nhưng phải có thời gian.
Bởi những tảng băng đó, phần lớn là ít học, làm sao tiếp
thu cái mới nhanh chóng được. Thế mà Đảng là của mấy
ổng. Mấy ổng là Đảng, tụi mình có nghĩa lý gì !
– Anh
Huy, bây giờ tôi thưa vài điều cần thiết trước khi anh
về Hà-nội.
Tôi
kể cho anh nghe hai mẫu chuyện về Ôn Già Lam :
– BVĐTNPGVN
tổ chức một buổi họp mở rộng tại chùa Vĩnh-Nghiêm để
sơ vấn ý kiến tăng chúng và tín đồ về nội dung của tổ
chức Phật giáo thống nhất sắp tới. Ni sư Huỳnh Liên và
bà Ngô-Bá-Thành hăng hái góp ý, trong đó phần lớn là muốn
đãu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ, đặc biệt là trong
tổ chức Phật giáo. Hai vị này cho rằng ở ngoài xã hội
nam nữ mất bình đẳng một, thì trong tôn giáo mất bình đẳng
mười. Phật giáo cũng như thế, đôi khi còn quá lắm.
Không
khí trở nên căng thẳng, quí hòa thượng cho rằng hai vị
nữ này kém lễ độ đối với các bậc tôn trưởng. Các
thượng tọa và tăng ni thì chê trách hai vị cậy công tranh
đấu trước năm 1975, cậy có học cao và có vị trí quốc
tế, nói năng nhiều điều quá quắt. Ôn Già Lam vẫn ôn tồn
tươi cười, nói một cách hiền lành với mọi người. -“Ni
sư và bà luật sư quên đấy. Trong Đạo Phật ai cũng nói
‘Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật’, chứ không ai nói ‘Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Tăng Phật’. Ni ở gần Phật, còn
tăng thì xa lắm. Vậy đãu tranh bình đẳng nam nữ làm gì.
Phải không ni sư và bà luật sư ?” Tất cả mọi người
kể cả ni sư Huỳnh Liên và bà Ngô-Bá-Thành, đều cười
oà nhẹ nhàng thoải mái.
Sức
hoà hợp và thuyết phục của Ôn duyên dáng, sâu sắc như
thế.
– Hôm
về Huế, Ôn và tôi ngồi ở trong liêu của chùa Bảo-Quốc,
Ôn trầm ngâm đọc cho tôi nghe bài thơ “Nhớ Làng” Ôn sáng-tác
năm 1969.
Tôi
nhớ làng tôi sống cực nghèo,
Lũy
tre soi bóng, nước trong veo.
Quanh
năm phẳng lặng giòng sông Hãn,
Đùm-boc
thân yêu tấm nhiễu điều.
*
Làng
tôi xa lánh cảnh phồn hoa,
Sớm
tối chuông ngân khắp mọi nhà.
Luống
cải vườn rau sanh hoạt thú,
Tiếng
cười xen lẫn tiếng dân ca.
*
Làng
tôi cát mịn nước hồ trong,
Gió
mát sen thơm dân một lòng,
Chạp
giỗ sum vầy tình nội ngoại.
Buồn
vui san sẻ đói no chung.
*
Làng
tôi khó tả hết tình yêu.
Dù
nói bao nhiêu chẳng thấy nhiều.
Bể
rộng trời cao tôi thấy nhỏ.
TRUNG
KIÊN đất tổ ngập tình yêu.
Một
bậc chân tu có tâm hồn gắn bó với đất nước sâu thắm
như thế, anh cũng là dân Quảng-Trị, anh có xúc động không
?
Anh
Huy trầm ngâm, rồi siết chặt tay tôi :
– Xin
biết ơn anh. Trong việc riêng gia đình, trong việc chung công
tác, anh luôn luôn là người bạn thân tình, hết lòng với
bè bạn. Nhưng cần thận trọng, có người tung dư luận anh
là đệ tử hoà thượng Trí Thủ, thậm chí còn là con nuôi
của hòa thượng Trí Thủ nữa.
Tôi
thở dài :
– Anh
Huy ! Mẹ tôi qui y Ôn, tức đệ tử Ôn. Năm 1959, trong bước
đường cùng bị địch truy gắt, tôi vào Phật học viện
Hải-Đức Nha-Trang nương thân. Lúc đó Ôn là Giám viện đã
đùm bọc tôi mặc dù Ôn biết tôi là cộng sản. Bấy nhiêu
đủ tôi kính trọng và ghi ơn Ôn suốt đời. Ai nói sao tùy
họ. Nhưng tôi không bao giờ phản lại lòng mình. Vì vậy,
ngày 30.4.75 giải phóng Sàigòn. Sáng ngày 01.5.75 tôi đến thăm
Ôn tại chùa Già-Lam, và sẵn sàng đứng ra làm những việc
tốt đẹp cho Ôn với khả năng mình. Tôi giớI thiệu về
Ôn một cách trung thực với tất cả các đồng chí lãnh-đạo
Đảng và Nhà nước. Rất tiếc còn nhiều việc chưa làm tốt,
và trong tăng ni phật tử, nhất là hàng đệ tử Ôn, cứ nghi
nghi ngại ngại và cho rằng đôi lúc tôi làm khó dễ Ôn. Anh
Huy ơi ! làm sao tôi có thể quay lưng bỏ mặc cho một ân nhân
vào bậc thầy, bậc cha của mình trong bước ngặt nghèo nầy.
Nhưng anh biết đấy, muôn vàn khó khăn. Kỳ này anh trình với
ông Trần-Quốc-Hoàn thành công, tức là anh đã vì việc chung,
trong đó cũng có phần đắp lại tình riêng của tôi mà tôi
đã dành cho các con anh, cho cả anh chị.
Anh
Nguyễn-Quang-Huy chia tay tôi vừa thân tình vừa tin tưởng sự
phản biện sẽ thành công.
Ba
hôm sau, khoảng 9 giờ tối, anh Huy gọi điện vào nhà tôi
với giọng nói phấn khởi :
– Anh
Mười, tôi đã gặp Thủ trưởng. Ly kỳ nhưng kết quả tốt
đẹp. Hai hôm nữa tôi sẽ bay vào tp Hồ-Chí-Minh kể hết
tự sự cho anh nghe. Vì ít hôm sau, Thủ trưởng sẽ vào làm
việc trực tiếp với anh.
Tôi
thấy vui. Trong đầu miên man nghĩ đến những điều ly kỳ
với đủ dáng vẻ “hỷ, nộ, ái, ố”. Tôi liền đến thăm
Ôn Già Lam để nghe Ôn thuật lại những chuyện vui buồn,
thuận chiều trắc trở trong công cuộc vận động thống nhất
Phật giáo Việt-Nam.
Ôn
Già Lam ngẫm lại quá khứ gần trọn cuộc đời tu hành, trong
đó có một điều tâm niệm là thống nhất Phật giáo Việt-Nam.
Ôn
bảo đó là nguyện vọng chung của toàn thể tăng ni và phật
tử. Nhưng trong thực hiện lắm nhiêu khê, vì mấy lẽ : Tổ
chức Phật giáo nào cũng muốn mình có một vai trò và vị
trí quan trọng bậc nhất trong việc thống nhất. Vị lãnh
đạo Phật Giáo nào cũng muốn mình là Giáo chủ của tổ
chức Phật giáo thống nhất. Người đủ đức độ tài ba
để hòa hợp chung thì hiếm. Người tham vọng đ? vị quá
sức mình thì nhiều. Phật giáo lại nhiều hệ phái và tổ
chức. Ngoài Đại thừa và Tiểu thừa có truyền thống khắp
thế giới xưa nay, còn thêm những tổ chức mang tính địa
phương như Tăng già khất sĩ và Ni giới khất sĩ. Y phục
gần giống Nam tông, trai giới lại giống Bắc tông. Kinh kệ
phiên chế theo kiểu nôm na của Nam bộ. Trong Bắc tông còn
có nhiều hệ phái khác nhau. May là tất cả đều hướng tâm
về Đức Phật Thích ca. Vì vậy, thống nhất Phật giáo VN
phải rất tế nhị và uyển chuyển. Phần nào thống nhất
thành một mối. Phần nào vẫn duy trì tính khác biệt trong
pháp môn và phương tiện tu hành của mỗi hệ phái.
Ôn
kể, ngay trong GHPGVNTN cũng không đơn giản. Sau giải phóng.
Giáo hội đã chính thức gởi văn thơ cho HPGTNVN và gởi lên
chính phủ cũng như Ủy ban quân quản thành phố để đề
xuất việc thống nhất Phật Giáo cả nước. Đó là nguyện
vọng của toàn Giáo hội. Nhưng trong từng thành viên của
Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo đâu có hoàn toàn đồng
nhất. Mãi đến Đại hội GHPGVNTN ngày 23.01.1977 mới thông
qua Thông bạch 7 điểm, trong đó điểm thứ 6 “Đại hội
cầu ủy Giáo hội Trung ương tiếp tục vận động thống
nhất Phật giáo cả nước trong tinh thần Đạo pháp và truyền
thống“. Thế nhưng khi tôi tham gia BVĐTNPGVN với tư cách
Viện trưởng VHĐGHPGVNTN thì không ít người trong Giáo hội
không tán thành.
Ôn
có hỏi tôi, có nhớ bài thơ của ngài Vạn-Hạnh thiền sư
đời Lý nói về sự thịnh suy, sau khi vua cật vấn. Tôi thưa
Ôn đó là bài thơ nổi tiếng và Ôn đọc luôn :
Thân
như điện ảnh hữu hoàn vô.
Vạn
mộc Xuân vinh Thu hựu khô.
Nhâm
vận thịnh-suy vô bổ úy,
Thịnh
suy như lộ thảo đầu phô
Tôi
thưa với Ôn, khi ở Phật học viện Hải-Đức, tôi có nghe
bài thơ mấy thầy thường đọc thế này :
Có
thời có tự mảy may,
Không
thì cả thế gian này cũng không.
Kìa
trong bóng nguyệt dòng sông,
Ai
hay không có, có không là gì ?
Ôn
cười, Ôn bảo ý Đạo huyền nhiệm, ai có tâm Đạo sẽ đạt
Đạo, ai không thì muôn vạn kiếp cũng thế thôi. Ôn nói một
hôm Ôn ngắm trăng, cảm hứng làm bài thơ :
Đầu
sào trăm thước câu buồn,
Một
làn sóng động, ngàn luồn sóng theo.
Đêm
thanh nước lạnh cá nghèo,
Đầy
thuyền chở nặng trăng gieo bóng về.
Một
ngày đẹp trời thượng tuần tháng 5.1980 anh Nguyễn-Quang-Huy
vào, liền đến nhà tôi với khí thế hồ hởi. Vừa ngồi
xuống ghế, anh liền kể :
Anh
Mười ơi, hết biết ! Tôi vừa đến Hà-nội Thủ trưởng
gọi tôi 1g30 đến làm việc với Thủ trưởng tại nhà riêng.
Tôi hình dung mọi sự gay go và những lý lẽ mình sẽ biện
bạch.
Tôi
bước vào cửa đúng 1g25 thấy Thủ trưởng đã chỉnh tề
đứng ngoài hành lang đợi tôi. Mặt Thủ trưởng hồng hào,
hớt tóc demi-court, tạo nên một nét sắc sảo đặc biệt.
Đây là lần đàu tiên tôi làm việc một mình trực tiếp
với Thủ trưởng, từ lúc Thủ trưởng về nhậm chức trưởng
ban Dận vận Trung ương. Tôi từng nghe danh ông trùm công an
khét tiếng này, nên hơi ớn lạnh.
Mới
an tọa phân ngôi chủ khách, Thủ trưởng phủ đầu :
– Sao,
thất bại trước ban Dân vận tp Hồ-Chí-Minh rồi hả ? Bị
anh chàng Mười Anh quyến rủ rồi hả ?
Tôi
cười xen vào !
– Thế
anh bị kẹt chứ gì ? Và phải đói ứng ra sao ?
– Không,
tôi mềm mỏng và linh hoạt chứ không trực chiến.
Vì
trực chiến là bị đánh gục ngay. Tôi thưa với Thủ trưởng:
“Thưa anh, tôi không đến làm việc với ban Dân vận tp Hồ-Chí-Minh.
Tôi thăm và làm việc với BVĐTNPGVN và một số trí thức
phật tử, những đại biểu tiêu biểu trong các tầng lớp
Phật giáo để nghe tâm tư nguyện vọng của họ về việc
thống nhất Phật giáo ra sao. Tôi nghĩ đó là cơ sở thực
tiễn để báo cáo với lãnh đạo quyết định chánh sách”.
Mới
mở đầu như vậy, Thủ trưởng hào hứng liền : “Ơ`, có
thế chứ. Sáng tạo đấy. Ai như ông Đặng-Thành-Chơn, làm
hỏng việc rồi xin từ chức. Hay, tôi nghe anh báo cáo tường
tận, cụ thể. Hay đấy !”
Thủ
trưởng gọi phục vụ hai ly cà phê sữa thật ngon. Mắt Thủ
trưởng sáng lên. Tôi cũng mở cờ trong bụng, nhưng vẫn cảnh
giác và rất thận trọng, vì Thủ trưởng từng là Bộ trưởng
Bộ Nội vụ hơn 30 năm, lắm mưu mô và nhiều bẩy gài lắm.
Cho nên tôi tiếp lời : “Thưa anh, tuân theo lệnh anh tôi
xin báo cáo trung thật những gì chính tai tôi đã nghe, ghi chép
đầy đủ. Nếu có gì sơ sót, hoặc không đúng, xin anh thứ
lỗi. Bởi đó là do trình độ tôi không nhận thức ra hết,
chứ không phải xuất phát từ một động cơ nào“.
Thủ
trưởng thúc-giục : “Được, không sao. Anh cứ báo cáo cho
tôi nghe thật tỉ mỉ, đừng bỏ sót việc gì.”
Thế
là tôi trình bày một mạch hơn hai tiếng đồng hồ. Cứ vừa
nói vừa nhìn ánh mắt, cử chỉ của Thủ trưởng để lựa
lời. Thủ trưởng nghe say sưa, ghi chép không sót một tí gì.
Xong, Thủ trưởng ngồi bật ngửa người ra, trầm ngâm gần
5 phút. Năm phút đó là thời gian rất căng thẳng đối với
tôi. Thủ trưởng ngồi chỉnh người lại, phán :
–
Thực tế phong phú, có lý có tình phải rất quan tâm. Đề
án của chúng ta đơn giản quá. Về nguyên tắc phải làm lại
hết. Còn ý kiến ông Mười Anh thế nào ? Anh có gặp không
?
– Anh
biết không, tôi cố tránh không đề cập đến anh vì sợ
bất lợi. Thế mà cũng không thoát được với Thủ trưởng.
Câu hỏi trực diện buộc tôi phải trả lời.
Tôi
vồn vã :
– Anh
nói sao ?
Anh
Huy mỉn cười :
– Tất
nhiên tôi nói rất khéo. Tôi thưa với Thủ trưởng có gặp
anh Mười Anh, nói rõ quan điểm của ban Dân vận Trung ương.
Anh ấy vẫn không thay đổi ý kiến, và mời tôi cùng đi thực
tế với anh ấy. Nhưng tôi đi một mình.
Thủ
trưởng kết luận buổi làm việc : “Tôi sẽ vào tp Hồ-Chí-Minh
làm việc với ban Dân vận thành phố và anh Mười Anh. Mai
anh vào trước sắp xếp công việc cho tôi. Điện cho tôi biết
lịch làm việc, tôi vào ngay và mọi việc tôi sẽ quyết định
tại đó.”
Anh
nên nhớ, Thủ trưởng nói và làm như đinh đóng cột. Bây
giờ tới phiên anh chuẩn bị lời lẽ, tinh thần để báo
cáo với Thủ trưởng.
Tin
trưởng ban Dân vận Trung ương vào làm việc với ban Dân vận
Thành ủy về công tác tôn giáo – cụ thể việc thống nhất
Phật giáo Việt-Nam – làm cho mấy ông phó ban Dân vân Thành
ủy lo ra mặt. Anh Ba Cầu gặp tôi niềm nỡ :
– Anh
Mười chuẩn bị báo cáo nghen. Tôi hoàn toàn tin tưởng anh,
anh cứ làm việc.
8 giờ
sáng một ngày tháng 5 năm 1980, tôi ngồi đói diện với ông
Trần-Quốc-Hoàn ở phòng họp của ban Dân vận Thành ủy,
28 đường Phùng-Khắc-Khoan quận 1 thành phố Hồ-Chí-Minh.
Anh Ba Cầu giới thiệu ông Trần-Quốc-Hoàn và một chuyên
viên theo ghi chép. Xong giới thiệu thành phần phía thành phố
tham dự, gồm Trần-Văn-Cầu, trưởng ban, Huỳnh-Văn-Lâm, phó
ban phụ trách tổ chức và tôi, phó ban thường trực ban Tôn
giáo thành phố. Ông Trần-Quốc-Hoàn nhìn tôi mỉm cười,
mắt sắc lẻm và nói liền :
–
Hôm nay tôi gặp một chuyên gia nổi tiếng. Tôi muốn nghe và
sẵn sàng nghe trực tiếp ý kiến của anh đây.
Tôi
không ngần ngại, e dè phát biểu liền :
– Thưa
đồng chí trưởng ban Dân vận Trung ương, thưa các đồng
chí. Đảng chủ trương thống nhất Phật giáo Việt-Nam, tức
là đoàn kết tất cả các tổ chức Phật giáo Việt-Nam, trong
đó GHPGVNTN là một tổ chức lớn, có qui củ về tổ chức,
nhiều tăng ni uyên thâm Phật học, có trình độ văn hóa,
có khả năng và kinh nghiệm hoạt động cả trong đạo và
ngoài đời. GHPGVNTN đã từng có uy tín với quốc tế, nhất
là sau cuộc đãu tranh năm 1963. Các tổ chức Phật giáo khác
hoặc là của ta, hoặc dễ thuyết phục. Đối với GHPGVNTN
không đơn giản chút nào. Như vậy, theo chủ trương của Đảng,
thống nhất Phật giáo Việt-Nam cốt lõi là đoàn kết được
GHPGVNTN. Muốn đoàn kết thì phải đề ra chính sách cho người
ta chấp nhận được. Huống chi tôi biết các tổ chức Phật
giáo khác, kể cả HPGTNVN ở miền Bắc, bên ngoài tỏ ra tuân
thủ theo ý kiến lãnh đạo của Đảng, nhưng trong lòng nào
có thích thú gì, bên ngoài tỏ ra bài bác GHPGVNTN cho vừa lòng
Đảng, hoặc vì ganh tị kiểu các tổ chức Phật giáo khác.
Cụ thể, các đồng chí cứ kiểm tra, ngay tại chùa Quán Sứ,
các nhà sư nghe và răm rắp làm theo ban Tôn giáo chính phủ
chỉ đạo. Nhưng khi họ đóng cửa lại, họ đọc sách gì
? Có phải là Lục Tổ Huệ Năng và bộ Tâm Ảnh Lục của
thượng tọa Trí Quang, Phật giáo hiện đại hóa, Phật giáo
ngày nay của thượng tọa Thích Nhất Hạnh. Chắc có người
sẽ bảo họ đọc vì tò mò, vì hiếu kỳ. Không, tôi biết
rõ họ đọc với sự say sưa, với cả tấm lòng, vì chính
sự thu hút của các tác phẩm đó, và vì bao nhiêu năm họ
bị bưng bít không có sách gì để đọc.
Tôi
nghĩ thống nhất Phật giáo VN là nguyện vọng tha thiết của
toàn thể tăng ni phật tử, kể cả những nhà sư đồng chí.
Vậy thì Đảng lãnh đạo sao cho sự thống nhất này là sự
nghiệp của chính họ, là sản phẩm của họ, chứ không phải
của Đảng áp đặt. Đảng lãnh đạo là vạch đường và
tạo điều kiện cho họ làm. Đó cũng là đường lối quần
chúng của Đảng. Đảng sẽ ở trong lòng họ, nếu Đảng
giúp họ thực hiện được nguyện vọng chính đáng của họ.
Ngược lại, sự tác hại chính trị không lường.
Tôi
dừng lại nhìn ông Trần-Quốc-Hoàn để dò xét phản ứng.
Nét hớn hở lộ rõ trên mặt con người mà tiếng đồn ác
nhiều hơn thiện. Tôi còn đang chần chừ. Ông Hoàn hào hứng
:
– Anh
nói tiếp đi. Tôi đồng tình quan điểm anh trình bày. Đó
là ý kiến xác đáng. Bây giờ, anh hãy nói cho tôi nghe các
nguyên tắc, nội dung và từng bước cụ thể ra sao ?
Thế
là tôi yên tâm, lật bản đề án ra báo cáo từng phần. Đến
đâu tôi đều thấy ông Trần-Quốc-Hoàn gật đầu vui vẻ.
Sau ba tiếng đồng hồ, nghe hết đề án của tôi, ông Trần-Quốc-Hoàn
kết luận.
– Bỏ
đề án mà tôi đã duyệt, lấy đề án của anh Mười Anh,
tu chỉnh thêm và thi hành ngay.
Anh
Ba Cầu mời cơm trưa tại nhà riêng của anh. Tôi đề nghị
mời thêm bạn tôi, anh Hồ-Hiếu, cùng dự. Ông Trần-Quốc-Hoàn
bắt tay tôi đồng ý.
Tôi
thở phào nhẹ nhỏm đến gặp anh Nguyễn-Quang-Huy.
– Sao
anh không dự họp ?
– Tôi
tránh vì đang có dư luận cho rằng tôi bị anh tác động.
Thế nào ? Tốt chứ ?
– Như
anh dự kiến. Chắc Thủ trưởng sẽ truyền đạt lại cho
anh thôi. Bây giờ tôi xin nói lại những điểm chính :
. Bỏ
đề-án của Thủ trưởng đã duyệt, chấp thuận đề án
của tôi. Ban Tôn giáo tu chỉnh thêm và thực hiện ngay.
. Nội
dung để BVĐTNPGVN tự đề ra và quyết định. Ban Tôn giáo
chính phủ và ban Tôn giáo tp Hồ-Chí-Minh theo dõi từng bước
để giúp đỡ và phản ánh với ban Dân vận, cần thì báo
cáo với ban Bí thư và Thành ủy tp Hồ-Chí-Minh.
. Nhân
sự tham dự Đại hội thống nhất Phật giáo cũng do BVĐTNPGVN
đặt tiêu chuẩn và lựa chọn. Có khó khăn gì ban Tôn giáo
chính phủ và ban Tôn giáo tp Hồ-Chí-Minh can thiệp với các
cấp chính quyền công an để tạo sự thuận lợi.
. Ban
Bí thư sẽ ra một Thông tri hướng dẫn các cấp ủy Đảng,
các cấp chính quyền, công an và ban ngành yểm trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho công việc thống nhất Phật
giáo VN.
Anh
Huy khui một chai bia. Hai chúng tôi cụng ly chúc mừng “Phật
sự viên thành, Ôn Già Lam vạn phúc”
Tháng
8 năm 1981 khi BVĐTNPGVN gởi bản Dự thảo Hiến chương cho
ban Dân vận Trung ương và ban Tôn giáo chính phủ, sau một
tuần đã có những ý kiến bổ sung như sau:
. Lời
nói đầu thêm một đoạn như đã nói ở trên.
. Chương
II điều 4 thêm “…và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”
. Chương
V điều 18. Qui định hoạt động của Giáo hội gồm vào trong
6 ban một cách hình thức.
. Chương
VI. Từ điều 23 đến 26, 27 tổ chức Giáo hội teo dần và
cơ sở là Tự viện, Tịnh Xá, Tịnh thất, Niệm-Phật đường,
tức lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng
phật tử làm đơn vị cơ sở của tổ chức Giáo hội.
Như
vậy tinh thần của cụ Xuân-Thủy được thể hiện trong bản
Hiến chương này rõ rệt: ĐạO PHÁP – DÂN TộC – Chủ nghĩa
xã hội, và cơ cấu tổ chức là HÌNH THÁP LỘN NGƯỢC.
Ban
Tôn giáo chính phủ đề nghị tôi gặp Ôn Già Lam để thuyết
phục theo hướng này. Tôi từ chối. Anh Nguyễn-Quang-Huy đến
gặp Ôn Già Lam và BVĐTNPGVN để đả thông. Trong tình thế
‘chẳng đặng đừng’ Ôn Già Lam và các vị trong BVĐTNPGVN phải
thuận theo. Nhưng tăng ni và phật tử rất nhạy cảm, nhất
là trong GHPGVNTN. Họ phản ứng gay gắt. Ôn Già Lam gặp không
biết bao nhiêu áp lực và khó khăn chồng chất. Ôn tâm sự
với tôi. Thống nhất kiểu này, tới cũng khó mà lui cũng
khó. Tôi thưa với Ôn : “Thực tế diễn ra có thể tốt
hơn. Mấu chốt bây giờ là con người. Mình phải uyển chuyển“.
Ôn đồng tình nhưng lòng không vui. Điểm lại nhân sự, tôi
nhớ lại hai nhân vật, tuy hiện nay không có tại Việt-Nam,
nhưng ảnh hưởng không phải không có: Thượng tọa Thích
Nhất Hạnh và nữ trí thức phật tử Cao-Ngọc-Phượng. Thượng
tọa Nhất Hạnh là một nhà văn hóa, một nhà lý luận của
GHPGVNTN, yêu hòa bình và có tham vọng chính trị. Năm 1966,
1967 tôi quen với thượng tọa và gặp nhau trong những cuộc
Hội thảo về Hòa bình cho Việt-Nam. Tôi được thượng tọa
mời cơm trưa cùng với thượng tọa tại phòng riêng lầu
1 chùa Pháp Hội. Hơn ba lần nói chuyện với thượng tọa,
tôi vẫn cảm nhận có cái gì bí ẩn khó hiểu nơi thượng
tọa khác với giáo sư Nguyễn-Ngọc-Lan, một trong những người
dấn thân trong phong trào đãu tranh thời đó. Cao-Ngọc-Phượng
(*) là một trí thức phật tử, yêu hòa bình tha thiết. Chị
như hiến trọn đời mình cho công cuộc hoà bình cho Việt-Nam.
Chị là bạn thân của Nhất-Chi-Mai. Năm 1966, chị biết tôi
là cộng sản, chị nói : “Anh có lý tưởng của anh, điểm
nào phù hợp tôi hết lòng giúp anh. Tôi không cản trở và
làm hại anh, cũng không theo anh.” Chị đã làm đúng như
chị nói.
Tôi
cố xoay sở về nhân sự cho các bên đều vui lòng, rất vất
vả Ban Tôn giáo chính phủ giao tôi chịu trách nhiệm các tỉnh
miền Nam. Anh Huy phụ trách các tỉnh miền Bắc và thường
xuyên quan hệ với tôi để giải quyết các vấn đề khúc
mắc. Ban Bí thư Trung ương Đảng cho một nguyên tắc:
. Pháp
chủ, chủ tịch, tổng thư ký Hội đồng trị-sự ban Tôn
giáo chính phủ trình ban Bí thư duyệt.
. Các
thành phần khác trong Hội đồng chứng minh và Hội đồng
trị sự, anh Huy và tôi được quyền thông qua khỏi báo cáo.
Đó
là một cố gắng, chúng tôi tranh thủ ban Bí thư và đã được
quyết.
Anh
Huy dựa vào tôi và tin tưởng những đề xuất của tôi, nên
công việc tương đối chủ động. Về nội dung quan trọng
nhất là bản Hiến chương thì đã thông qua, các văn bản
khác chỉ là minh họa để trình diễn. Tôi không quan tâm.
Nhân sự tiêu biểu đã xong. Nhân sự hành động, anh Huy đề
cử thượng tọa Thanh Tứ và anh Trần-Khánh-Dư, tôi đề nghị
thượng tọa Từ Hạnh và bà Nguyễn-Thị Thanh-Quyên. Ban Bí
thư thấy chưa đủ sức lèo lái GHPGVN, đề-nghị anh Huy và
tôi tham gia Hội đồng trị-sự. Cả hai chúng tôi đều từ
chối. Ban Bí thư tìm người khác không có nên đành để vậy.
Về
đại biểu tham dự Đại hội là cả một sự dằng co. Ôn
Già Lam bị sức ép các nơi đòi phân chia số lượng đại
biểu đông cho tổ chức của mình. Có vị đòi cử đại biểu
theo tỷ lệ tăng ni và phật tử của mọi tổ chức Phật
giáo. Khá phức tạp
Tôi
gặp hòa thượng Minh Nguyệt trình bày với cụ rằng: thực
sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và GHPGVNTN. BVĐTNPGVN
đều là đại biểu dự Đại hội, trong đó đại biểu của
ta đa số. Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, GHPGVNTN là
một, còn lại tám với danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả
đều là ta hoặc là chịu sự lãnh đạo của Đảng. Điều
đó GHPGVNTN cũng biết. Cho nên, mỗi tổ chức cử một số
đại biểu vừa phải, cộng lại đông hơn GHPGVNTN. Hòa thượng
Minh Nguyệt đồng tình nhận định đó và chấp thuận nguyên
tắc phân chia số lượng đại biểu dự Đại hội.
Tôi
đến gặp Ôn Già Lam và thưa với Ôn. “Bên phía PGYN kể
cả miền Bắc nhiều danh nghĩa nhưng số lượng ít, hệ thống
tổ chức đến các tỉnh không có. GHPGVNTN là một tổ chức
lớn, cũng là một đơn vị. Số lượng đại biểu ngang với
HPGTNVN và đông hơn các hệ phái khác cộng lại.” Ôn lắc
đầu ‘rắc-rối quá’.
Nhưng
việc đề cử đại biểu các tỉnh BVĐTNPGVN có nhiều ý kiến
không thống nhất và chuyển thành mời một số đại biểu
tiêu biểu ở miền Nam và miền Bắc. Ôn Già Lam lại lo lắng,
vì ngại nhiều vấn đề sẽ biểu quyết không thuận lợi
cho Đại hội. Như thế Ôn sẽ ăn nói làm sao với GHPGVNTN.
Tôi hiểu tâm trạng Ôn và hứa cố gắng từ sau hậu trường,
với khả năng mình, sẽ vận động cho mọi việc được suông
sẻ tốt đẹp.
Tôi
được một cái hẹn gặp thượng tọa Trí Quang, lúc 7giờ
00 đêm 26.10.1981 tại chùa Già Lam. Tôi hiểu đây là cuộc
gặp gỡ quan trọng. Tôi báo cáo với ông Nguyễn-Hộ để
xin phép. Ông Nguyễn-Hộ đồng ý và cho phép tôi được linh
hoạt giải quyết mọi tình huống trong nguyên tắc đã được
ban Bí thư duyệt.
7 giờ
kém 15 tôi lên xe. Ô tô tôi vừa quẹo trái từ Nơ-Trang-Long
sang Lê-Quang-Định thì thấy phía trước xe tôi khoảng 50 mét
một chiếc taxi màu trắng đang hướng về chùa Già Lam. Quả
thật xe ấy rẽ vào ngõ hẻm rồi tiến thẳng vào sân chùa,
dừng lại. Ba nhà sư trẻ, ngồi phía trước một, sau hai cùng
bước xuống và thượng tọa Trí Quang xuống sau cùng. Tất
cả đều mặc áo Nhật bình màu lam. Ôn Già Lam ra đón, bốn
người chắp tay chào Ôn. Ba sư trẻ đi nhanh vào nhà khách.
Thượng tọa Trí Quang mời tôi đến gốc cây Bồ đề giữa
sân chùa nói chuyện cho mát. Thượng tọa xoay sang phía Ôn
Già Lam .
– Ôn
cùng đàm đạo với chúng tôi cho vui. Việc chung mà !
Ôn
xoa tay cười :
– Hai
người cứ nói chuyện. Tôi không thiết phải có mặt. Tôi
còn phải sửa soạn lễ Phật.
Ôn
ung dung đi lên chánh điện.Thượng tọa nhìn theo cười. Nự
cười cả miệng và mắt, duyên dáng và nhiều cảm tình. Mắt
thượng tọa lúc nào cũng sâu và sáng. Thượng tọa đưa tay
lên xoa xoa cái đầu bóng với chiếc trán cao. Hình như động
tác này là thói quen của thượng tọa.
– Anh
Mười Anh ! Ôn đức độ chơn chất lắm. Ôn lãnh đạo việc
tu hành hay hơn việc hành chánh. Không có người giỏi và tốt
trợ lý Ôn, công việc chung khó trôi chảy. Anh có biết có
một người đức độ như Ôn. Phật học uyên thâm, điều
hành xuất sắc mà Ôn cũng kính trọng nữa không ?
– Thưa
thầy, có phải Ôn Từ Đàm ?
– Vâng,
đúng. Thuở cùng học ở trường Phật học Báo-Quốc với
hòa thượng Trí Độ, cụ Lê-Đình-Thám, thầy Thiện Siêu
giỏi, đứng đầu mọi mặt.
– Nhưng
về luận và tài tổ chức không hơn thầy.
– Đó
là ý anh. Thôi mình bàn chuyện khác. Hôm nay tôi muốn qua anh,
ý kiến tôi được đến người cao nhất trong Đảng phụ
trách việc thống nhất Phật giáo Việt-Nam, hoặc nếu được
anh bố trí cho tôi gặp trực tiếp vị đó.
– Thưa
thầy, thời gian còn ít quá. Tôi không dám hứa bố trí cuộc
gặp gỡ giữa thầy và vị lãnh đạo Đảng. Còn những ý
kiến gì của thầy, tôi sẽ báo cáo trung thực lên lãnh đạo.
Điều gì có thể giải đáp được trong phạm vi trách nhiệm
của tôi, tôi sẽ đáp ứng ngay bây giờ.
Thượng
tọa Trí Quang bắt đầu nêu vấn đề thống nhất Phật giáoViệt-Nam.
Nội dung có thể tóm tắt :
. Về
mặt Đạo, thống nhất Phật giáo VN tức là phát huy bản
sắc duy nhất của đạo Phật là Giác ngộ – Giải thoát, và
tôn trọng phương tiện tu hành của mỗi hệ phái. Thực chất
chỉ có Nam tông, Bắc tông. Việt-Nam có cả hai. Các nước
Phật giáo khác có Nam tông, không có Bắc tông hoặc ngược
lại.
. Về
mặt tổ chức, thống nhất Phật giáo VN tức là Phật giáo
VN chỉ có một tổ chức có tư cách pháp nhân ở trong nước
và quan hệ với quốc tế. Tổ chức Phật giáo đó có hệ
thống thông suốt từ Trung ương đến đ? phương cơ sở. Tất
cả chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo duy nhất của Trung ương.
Các hệ phái được quyền giữ phương tiện tu hành riêng,
nhưng phải nằm trong và chịu sự lãnh chung của một tổ
chức.
. Về
mặt xã hội, thống nhất Phật giáo VN tức là mọi hoạt
động xã hội đều phải tuân theo sự lãnh đạo của Trung
ương Giáo hội, độc lập và phù hợp với Giáo lý Đức
Phật.
. Về
nhân-sự , thống nhất Phật giáo VN tức là các vị cao tăng
đức độ được tăng ni phật tử cả nước tín nhiệm, cung
thỉnh và suy cử, chứ không phải sự thỏa thuận hoặc áp
đặt theo yêu cầu chính trị.
Nói
chung thống nhất Phật giáo VN là tăng cường sự thanh khiết
và sức mạnh của Phật giáo VN chứ không phải là làm bài
toán cộng.
Tôi
thưa với thượng tọa:
– Những
điểm thầy nêu ra, cá nhân tôi đồng tình. Tôi cố gắng
với sức mình để đạt được những ý nghĩ tốt đẹp.
Còn thựcctế thường nhiêu khê không như ý mình muốn, không
như lý tưởng mình tôn thờ. Thầy là người lịch duyệt
hẳn dễ thông cảm.
Cuộc
gặp gỡ kéo dài gần hai tiếng đồng hồ. Tôi ra về trước,
thượng tọa Trí Quang còn ở lại với Ôn Già Lam. Tôi vẫn
miên man suy nghĩ, xe ô-tô dừng lại nơi nhà tôi lúc nào tôi
không hay biết.
Ngày
01.11.1981 tất cả đại biểu tề tựu đông đủ tại Hà-nội.
Đại biểu miền Bắc ở chùa Bà-Đá, đại biểu miền Nam
ở chùa Quán-Sứ và nhà khách chính phủ. Anh Ba Cầu và tôi
ở tại 34 Ngô-Quyền gần hồ Hoàn-Kiếm. Không khí đại biểu
về dự Đại hội hớn hở vui vẻ. Nhưng tại sao nét mặt
ông Đặng-Thành-Chơn, anh Nguyễn-Quang-Huy và anh ba Cầu đượm
vẻ tư lự u buồn, và tìm cách gặp nhau riêng, tránh không
cho tôi dự. Tôi đoán hình như có điều cơ mật gì đây,
nhưng không tiện hỏi. Tối ngày 03.11.1981, anh Ba Cầu, anh Huy
gặp tôi trong phòng ngủ của anh Ba Cầu. Hai anh vui vẻ thuật
lại cho tôi biết việc trục trặc vừa mới đây.
Ngày
30.10.1981 tổng Bí-thư Lê-Duẫn, Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước Trường-Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm-Văn-Đồng,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn-Hữu-Thọ, các vị đứng đầu
Viện Kiểm sát tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam, ban Dân vận Trung ương
và các đoàn thể Trung ương, cũng như cụ Xuân-Thủy cùng
một lúc nhận một lá thơ tố cáo . Bì thơ đề tên người
gởi là Trương-Minh-Hoàng, địa chỉ đường 3 tháng 2 quận
10 tp Hồ-Chí-Minh. Thư dày hơn 20 trang đánh máy, ký tên những
đại diện Phật giáo Việt-Nam hơn 30 người gồm tăng ni phật
tử (không biết tên thật hay tên giả). Nội dung tố
cáo ông Mười Anh, một người hữu khuynh, trù dập những
cán bộ đảng viên có năng lực như ông Tăng-Quang-Tuyền,
Trần-Văn-Phú, các vị chân tu theo kháng chiến như hòa thượng
Minh Nguyệt, Thiện Hào, thượng tọa Hiển Pháp, tìm mọi cách
đưa những tay chân CIA vào nắm các vị trí chủ chốt của
Phật giáo như Trí Thủ, Minh Châu, Từ Hạnh… Những người
này yêu cầu xử lý đích đáng Mười Anh, gạt Trí Thủ, Minh
Châu, Từ Hạnh và những cốt cán khác của Phật giáo Ấn
Quang ra khỏi sinh hoạt Phật giáo thì việc thống nhất Phật
giáo VN mới có ý nghĩa và thành công tốt đẹp.
Các
nơi nhận thư đều điện về Văn phòng ban Bí thư Trung ương
Đảng xin ý kiến giải quyết. Ban Bí thư Trung ương Đảng
giao cho các đồng chí lãnh đạo kháng chiến miền Nam quyết
định. May mắn ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp, có
đủ mặt những người có thẩm quyền, như ông Nguyễn-Văn-Linh
(Mười Út), nguyên Bí-thư Trung ương cục miền Nam, ông Võ-Văn-Kiệt
(Sáu Dân), nguyên Bí thư khu ủy khu Sàigòn – Gia-Định, ông
Trần-Quốc-Hương (Mười Hương), nguyên phó bí thư khu ủy
khu Sàigòn – Gia-Định, phụ trách mạng lưới tình báo miền
Nam, ông Mai-Chí-Thọ (Năm Xuân) nguyên phó bí thư Thành ủy
Sàigòn – Gia-Định phụ trách Công an Nam bộ. Các ông hiện
nay đều là ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương Đảng,
giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Trung ương và tp
Hồ-Chí-Minh. Các ông đọc lá thơ tố cáo xong đều phát biểu
thống nhất: “Nội dung không đúng sự thật, anh Mười Anh
không có vấn đề gì, chúng tôi biết anh ấy từ lâu và rất
rõ.”
Ban
bí thư điện trả lời cho các nơi, mọi người thở phào
nhẹ nhỏm và Đại hội thống nhất Phật giáo VN ngày mai
(4.11.1981) tiến hành.
Anh
Huy hỏi tôi:
– Nội
bộ ban Dân vận Thành phố và BLLPGYN có gì mâu thuẫn không
anh Mười ?
Tôi
cười chua chát:
– Có,
có những chuyện không bằng lòng nhau, nhưng tôi biết chắc
các anh Tăng-Quang-Tuyền, Trần-Văn-Phú và hòa thượng Minh
Nguyệt không bao giơ làm điều này. Các đồng chí ấy có
thể không thích tôi. Nếu cần các đồng chí ấy nói trực
diện với tôi, chứ không làm kiểu đó. Bao nhiêu năm làm
việc chung, tôi hiểu nhân cách mỗi người. Việc này dù không
ảnh hưởng đến Đại hội thống nhất Phật giáo VN, nhưng
tôi cảm thấy buồn.
Tôi
bước ra khỏi phòng, đi thẳng đến hồ Hoàn-Kiếm, dạo quanh
hồ một vòng, ra đứng trên cầu Thê-Húc nhìn về phía Tháp
Rùa. Tôi mơ màng thấy thuyền rồng vua Lê đang lướt trên
mặt hồ. Thuyền đi nhanh về phía tôi. Tôi cố nhìn vua quan
trên thuyền rồng thì lạ thật, toàn là nhà sư. Tám vị Sư
y áo vàng rực rỡ chỉnh tề đứng hai bên thuyền rồng, mỗi
bên bốn vị. Ở giữa một vị Cao Tăng đầu đội mão Tỳ
lư, tay cầm thiền trượng, nhìn tôi chăm chăm, đôi mắt hiền
từ nhân hậu. Thuyền rồng lướt gần sát bên cầu tôi đang
đứng thì, lạ lùng thay vị Cao Tăng đó là hòa thượng Thích
Trí-Độ. Ngài cất tiếng đôn hậu:
– Anh
Mười, tôi biết tấm lòng anh. Anh gắng giúp quí thầy trong
Nam giữ Đạo được yên lành.
Tôi
rùng mình, mở mắt nhìn bóng đêm, đèn điện lóm đóm quanh
hồ. Tôi mơ ư ? Tôi đang đứng trơ trọi một mình trên cầu
Thê-Húc vắng teo và đền Ngọc-Sơn im bẳng. Mặt hồ vẫn
xanh màu lá cây, yên tĩnh như nước trong thau, không có chút
gì gợn động.
Tôi
nhớ ra câu nói đó của hòa thượng là lúc tôi đến viếng
hòa thượng tại chùa Quán-Sứ. Khi đó hòa thượng Trí Độ
và tôi đang đi từ từ dưới hiên nhà Tổ. Hòa thượng nói
xong nhìn tôi. Tôi chắp tay đảnh lễ và hứa cố gắng với
sức mình. Bảy hôm sau hòa thượng tịch trong lúc đang nằm
trên ghế xích đu xem truyền hình, không hề đau ốm gì cả.
Phải chăng đó là câu DI-HUẤN của hòa thượng ?
Một
luồng gió thoáng qua. Tôi ớn lạnh. Dư âm câu nói của vị
thiền sư như còn phản phất đâu đây !
Nhạn
lướt mặt hồ không để bóng
Gió
luồn khóm trúc chẳng lưu vang.
Đại
hội thống nhất Phật giáo VN thành công rực rỡ. Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng Phạm-Văn-Đồng tiếp toàn thể đại
biểu tại phủ Chủ tịch đầm ấm và cảm động.
Hầu
hết trên 140 đại biểu miền Nam ở chùa Quán-Sứ và nhà
khách chính phủ mở liên hoan thâu đêm, và mỗi vị mua từ
2 đến 10 thước pháo Hà-nội mang về Nam đốt mừng Giáo
HộI Phật Giáo VN. Đến sân bay Tân-Sơn-nhứt mới tóa hỏa,
chuyến bay dành riêng chở đại biểu Phật giáo chở đầy
chất dễ cháy, dễ nổ !
Nhưng
các nhà sư cười : “Không sao, Phật độ mà”
* *
*
NIỀM
RIÊNG
Về
phía Đảng và Nhà nước, ban Bí thư khen sự chỉ đạo nhạy
bén, sát thực tế của Thường vụ Thành ủy tp Hồ-Chí-Minh,
mặc dầu suốt thời gian sóng gió Thường vụ Thành ủy im
hơi lặng tiếng. Ban Tôn giáo mỗi người lên một bậc lương,
riêng anh Nguyễn Quang Huy lên hai bậc, lên Vụ trưởng vụ
Tôn giáo ban Dân vận Trung ương, rồi Trưởng ban Tôn giáo
chính phủ.
Thường
vụ Thành ủy đánh giá việc thống nhất Phật giáo VN là
một thành công kỳ diệu. Nhưng tôi vẫn thấy bình thản,
và lác đác nghe phản ảnh tình hình từ các nơi về kết
quả Đại hội Phật giáo không đúng đắn lắm, nên tìm cách
lui dần…
Ngày
2 tháng 3 năm Giáp Tý (tức ngày 2.4.1984) Ôn Già Lam viên-tịch.
Khi cầm cành hoa huệ trắng bỏ xuống phần mộ Ôn, tôi thầm
nguyện : “Từ nay, con xếp bàn cờ tướng Ôn tặng, không
chơi cờ nữa.”
Mới
đây, tối 26.4.1994, vợ chồng anh Nguyễn-Ngọc-Sang (Bảy Việt)
trưởng ban Tôn giáo tp Hồ-Chí-Minh đến thăm tôi tại nhà
riêng số 7D Phùng-Khắc-Khoan quận 1. Anh Bảy nói anh Sáu Đông,
phó ban Thường trực ban Dân vận Thành ủy cho biết tôi có
nhiều tài liệu tôn giáo, nên mong tôi cho mượn và trao đổi
kinh nghiệm tôi đã trải qua.
Tôi
thưa rõ. Năm 1984, số tài liệu tôn giáo tôi đã bàn giao cho
ông Châu-Quốc-Tuấn và Đỗ-Quốc-Dân hết rồi. Số tài liệu
riêng của tôi, phần trường Nguyễn-Ái-Quốc mượn không
trả, phần bị công an xét nhà lấy hồi năm 1990.
Còn
kinh nghiệm ư ? Chiều ngày 28.5.1993 anh Nguyễn-Chính, phó ban
Tôn giáo chính phủ là bạn tôi, cùng tôi ngồi bên hồ Tây
Hà-nội tâm sự. Anh Nguyễn-Chính cũng hỏi về vấn đề tôn
giáo, đặc biệt là vấn đề thống nhất Phật giáo, dây
dưa đến vụ rắc rối ở Huế ngày nay. Tôi không nói một
lời nào. Đối với anh Bảy Việt cũng là bạn tôi, tôi cũng
không nói gì hơn, Điều mà tôi muốn nói với hai anh là:
– Nếu
làm giám đốc một công ty, sai, bị lỗ đôi ba tỷ đồng,
gây đau khổ đấy, nhưng anh có thể làm giỏi kiếm tiền
bù lại. Còn lãnh vực này, sai, ít nhất gây buồn phiền
đau khổ cho biết bao nhiêu triệu con người, lớn hơn là làm
cho nhiều người bị tù đày chết chóc. Điều đó không
lấy gì và làm sao bù đắp được. Tốt nhất các anh hãy
suy nghĩ thật chín chắn, phác hoạ một đề án chiến lược
hợp
lòng dân trên nguyên tắc CÁI GÌ CỦA CÉSAR HÃY TRẢ LẠI
CHO CÉSAR, trình ban Bí thư. Thuận thì làm, không thì từ nhiệm
về vườn hoặc xin chuyển sang công tác khác.
Các
anh nhớ đừng làm gì để họa cho Dân tộc, gây đau khổ
cho đồng bào các tôn giáo. Nghiệp báo đời đời.
Phật
Đản 2538, ngày 15.4. Giáp Tuất
(ngày
25.5.1994)
Đỗ-Trung-Hiếu
Phụ
Lục
Trích
Hiến Chương
Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam
Lời
nói đầu
Trong
gần hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh trên đất nước Việt
Nam và hòa bình trong dân tộc, đạoPhật đã trở thành một
tôn giáo của Dân tộc.Với truyền thống yêu nước. Phật
giáo Việt-Nam bao giờ cũng là thành viên được tin cậy trong
khối đại đoàn kết toàn dân, suốt dòng lịch sử dựng
nước và giử nước từ ngàn xưa, cũng như trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc ngày nay do Hồ Chủ tịch và đảng Cộng
sản Việt-Nam lãnh đạo.
Nguyện
vọng thống nhứt Phật giáo đã thưc hiện từ lâu,nhưng chưa
được trọn vẹn. Nay trong bối cảnh dân tộc đã độc lập,
Tổ quốc đã thống nhứt, cả nước đang xây dựng Chủ Nghỉa
Xã Hội. Phật giáo Việt-Nam đủ cơ duyên thống nhất thật
sự để duy trì chánh pháp, góp phần tích cực cùng toàn dân
đem lại vinh quang cho Tổ quốc, hòa bình an lạc cho dân tộc
và nhân loại.
Sự
thống nhất nầy xây dựng trên nguyên tắc: thống nhất ý
chí hành động,thống nhất lãnh đạo và tổ chức; tuy nhiên,
các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương
tiện tu hành đúng chánh pháp đều được tôn trọng, duy trì.
Lý
tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công
bằng xã hội của giáo lý đức Phật, nhằm phục vụ dân
tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sanh là lập trường và
mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt-Nam.
Giáo
hội Phật giáo Việt-Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại
diện cho Phật giáo Việt-Nam về mọi mặt quan hệ ở trong
nước và nước ngoài.
Giáo
hội Phật giáo Việt-Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa
Việt-Nam.
…
MƯỜI MỘT
SỬA
ĐỔI HIẾN CHƯƠNG
điều
45: Chỉ có đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt-Nam
mới có quyền sửa đổi Hiến chương nầy và phải được
hai phần ba tổng số đại biểu Đại hội biểu quyết.
Điều
46: Dự án sửa đổi Hiến chương do Hội đồng Trị sự Trung
Ương đề nghị lên Đại hội.
Hiến
chương nầy gồm có Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều
được Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt-Nam
và cả nước soạn, duyệt, nhất trí thông qua và biểu quyết.
Chủ tịch Ban Thường trực Trung ương Giáo hôi Phật giáo
Việt-Nam ban hành, sau khi được Hội đồng Bộ trưởng nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam phê chuẩn.
Hà-nội,
ngày 6 tháng 11 năm 1981.
Trưởng
đoàn các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị đồng ký tên:
1.
Trưởng đoàn đại biểu Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt-Nam
Hòa
thượng THÍCH NGUYÊN SINH
2.
Trưởng đoàn đại biểu Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống
Nhất
Thượng
tọa THÍCH THIỆN SIÊU
3.
Trưởng đoàn đại biểu Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt-Nam
Hòa
Thượng THÍCH TRÍ TẤN
4.
Trưởng đoàn đại biểu Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước
tp Hồ-Chí-Minh
Hòa
thượng THÍCH THIỆN HÀO
5.
Trưởng đoàn đại biểu Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt-Nam
Thượng
Tọa THÍCH SIÊU VIỆT
6.
Trưởng đoàn đại biểu Hội đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước
Tây Nam Bộ
Hòa
Thượng DƯƠNG NHƠN
7.
Trưởng đoàn đại biểu Giáo Phái Khất Sĩ Việt-Nam
Hòa
Thượng THÍCH GIÁC NHU
8.
Trưởng đoàn đại biểu Giáo Hội Thiên Thai Giáo Quán Tông
Thượng
Tọa THÍCH ĐẠT PHÁP
9.
Trưởng đoàn đại biểu Hội Phật Học Nam Việt
Cư
sĩ TĂNG QUANG
THAY
MẶT ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ THAY MẶT ĐOÀN THƯ KÝ HỘI NGHỊ
Hòa
Thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN Thượng Tọa THÍCH MINH CHÂU
Hòa
Thượng THÍCH TRÍ THỦ
Số:
83 BT. đã duyệt bản Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam
gồm:
Lời
nói đầu và 11 chương, 46 điều.
Hà-nội,
ngày 29 tháng 12 năm 1981
Bộ
TRƯỞNG TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
ĐẶNG-THÍ
(đã ký và đóng dấu)
Người
gửi bài: Nguyễn Thị Tâm Minh 10-8-1995
(nguyenthi-tamminh@yahoo.com)
Discussion about this post