THIỀN VIỆN CHANMYAY TẠI MIẾN
Thích Giác Hoàng
I.
ĐỊA ĐIỂM
Thiền
viện Chanmyay (Chanmyay Yeikthā Meditation Centre), nằm ngay trong
lòng thủ đô Yangon, trên trục lộ chính của thành phố. Chanmyay
là tên của HT thiền chủ. Người viết chưa đủ duyên tu
ở thiền viện này, vì trong những ngày đầu ấy, người
viết muốn tìm một nơi yên tịnh vắng vẻ để dễ bề tu
tập hơn. Nhưng thật ra, thiền sinh sau khi vào thiền viện
này rồi, dầu không muốn rời thiền viện đi nữa, thì Thiền
Sư vẫn cho vào rừng thiền – một chi nhánh của thiền viện
Chanmyay để tu tập.
II.
THIỀN SƯ
Thiền
Sư pháp danh là U Janaka (Sayādaw U Janaka). Thông thường Ngài
được tôn xưng là Hoà thượng (HT) Chanmyay (Chem-nhê) Sayādaw,
hoặc biết đến với cách tôn xưng khác là Ashin Janakabhivamsa.
Ashin là Đại Đức, Janaka là pháp danh. Bhivamsa là một tước
hiệu tôn xưng cho những vị qua được kỳ khảo hạch Phật
Pháp dưới tuổi 28.
Ngài
là một vị Thiền Sư rất thoáng đạt, cởi mở, không phân
biệt màu y, quốc gia, chủng tộc. Hệ phái nào tới xin tu,
Ngài đều nhận. Một trong những điểm hay mà không phải
Thiền Sư nào cũng làm được là nếu các vị thiền sinh ngoại
quốc tu lâu ngày với Ngài, và có khả năng hướng dẫn thiền
sinh khác, Ngài không ngại giao phó việc hướng dẫn thiền
tập cho các vị ấy.
Hiện
Ngài đang phụ trách một phần môn Vipassanā (Thiền Quán) của
trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ
(International Theravāda Buddhist Missionary University). Ngoại trừ
mùa an cư, Ngài thường vân du hải ngoại hướng dẫn các
khoá thiền. Năm nay (2006) Ngài trên 70 tuổi, nhưng sức
khoẻ vẫn còn rất tốt. Ngài nói tiếng Anh rất lưu loát.
III.
CHI NHÁNH THIỀN VIỆN CHANMYAY
1.
Phòng ốc: Tuy là chi nhánh, thiền viện vẫn có tên như cơ
sở gốc. Đây là nơi người viết đã tu 10 ngày đầu
khi tới Miến, nên cũng biết ít nhiều về thiền viện này.
Diện tích thiền viện khá lớn, chia thành hai khu. Khu dành
cho chư Tăng, Ni và Phật tử Miến, bao gồm Chánh Điện, khu
nhà bếp, nhà ăn và khoảng 80 tịnh cốc (kuti), hay có
thể gọi là liêu cũng được, vì các kuti ở đây đều lớn
hơn cốc ở Việt Nam gấp 2-3 lần. Khu dành cho chư Tăng Ni
và Phật tử ngoại quốc, bao gồm một thiền đường khá
lớn có thể dung chứa khoảng 150-200 thiền sinh, và cũng để
cử hành các lễ lớn tổ chức hàng năm tại thiền viện. Lúc chúng tôi đến, khu nhà ăn đang xây dựng ở giai đoạn
cuối. Hiện nay thiền viện có lẽ đã xây xong khu nhà bếp
và nhà ăn cho thiền sinh ngoại quốc rồi.
Liêu
ở đây cất bằng xi-măng, lót bằng gỗ, khá sang trọng từ
bên trong lẫn bên ngoài. Những lúc vắng người thì mỗi vị
ở một liêu riêng. Những lúc đông người thì 2 vị ở chung
một liêu. Phía trước là phòng ở, phía sau là nhà tắm, nhà
tiêu và nhà phơi y áo, bốn bề lộng gió, thoáng mát vô cùng.
Các liêu đều có tên các nước, có lẽ là do người nước
đó hiến cúng, ví dụ: Japan Kuti, Malaysia Kuti, Vietnam Kuti, v.v…
cùng với một số liêu tên bằng các thuật ngữ Phật Pháp,
như Saddhā Kuti , Viriya Kuti , Sati Kuti, Samādhi Kuti, Paññā Kuti,
v.v… Ngoài rừng có nhiều bục gỗ để cho thiền sinh có
thể thiền toạ vào mùa nắng.
2.
Tăng chúng: Thượng Toạ trụ trì vừa hướng dẫn thiền
sinh tu tập vừa trông nom mọi Phật sự trong thiền viện,
nên Ngài không có thời gian thong thả như các vị Thiền Sư
khác ở Miến. Thượng Toạ tên là U Rewata Sayādaw, năm nay
(2006) đã 51 tuổi đời, 23 tuổi hạ, nói tiếng Anh rất lưu
loát. Trước đây Thượng toạ cũng đã từng tu ở các trường
thiền Miến, sau cùng mới quay về tu tập với HT thiền chủ
Chanmyay và được HT giao phó trông nom thiền viện. Ngài đã
từng chu du nhiều nơi để hoá đạo, có lẽ vì lẽ ấy nên
rất nhẹ nhàng và thân thiện đối với chư Tăng ngoại quốc.
Tăng chúng ở thiền viện không nhiều, trên dưới 10 vị.
Số còn lại là khách tăng, thiền sinh Miến và ngoại quốc.
Vào
những ngày người viết ở đó, tăng chúng lẫn thiền sinh
khoảng 50 – 60 vị. Thiền sinh có thể lên tới 100 vào những
ngày nam nữ cư sĩ về thọ Bát Quan Trai Giới. Thiền viện
này người Việt ít ghé tu, chỉ vào những mùa nghỉ hè, Tăng
Ni sinh Việt Nam mới vô tu, nên những vị không biết tiếng
Anh có thể gặp trở ngại khi vào thiền viện này.
4.
PHÁP MÔN HÀNH TRÌ
1.
Nhận
định tổng quát: Trường thiền này hoàn toàn giống truyền
thống trường thiền Ngài Mahāsi hoặc Pandita, Thiền Chỉ
(Samatha) và Thiền Minh Sát Tuệ, hoặc còn gọi là thiền Quán
(Vipassanā) được tiến hành một lúc, nhưng chú trọng đến
thiền Quán hơn. Theo các vị thuộc truyền thống Ngài Mahāsi Sayādaw, Chỉ Quán song hành có thể đem đến lợi ích cho thiền
sinh nhiều hơn và do đó không nhất thiết là phải thực hành
thiền Chỉ một thời gian rồi mới qua Quán. Ở đây, vì giúp
cho thiền sinh tránh tình trạng đau chân, hôn trầm khi ngồi
quá lâu, nên một giờ thiền toạ và một giờ thiền hành
xen kẽ nhau. Và dĩ nhiên, điều này cũng tuỳ thuộc vào thiền
sinh nữa, nếu cảm thấy thiền toạ phù hợp với mình hoặc
ngược lại, có thể thưa với Thiền Sư và tuỳ theo sự hướng
dẫn của Thiền Sư nữa, chứ không nhất thiết là phải theo
đúng như vậy !
2.
Thiền
Toạ: Thiền sinh khi thiền toạ cũng không buộc theo một
tư thế nào nhất định, tuỳ theo thói quen của thiền sinh
đó. Tuy vậy, thiền sinh được yêu cầu là lưng phải thẳng,
mắt nhắm. Thay vì để tâm nơi nhân trung hoặc nơi chóp mũi
như phần lớn xưa nay các thiền sư (Ấn Độ, Việt Nam) hướng
dẫn; ở đây, thiền sinh để tâm nơi bụng để quán sát
sự phồng xẹp của nó. Một số vị vì chưa có khả năng
theo dõi hơi thở của mình qua phồng xẹp nơi bụng, vị ấy
được hướng dẫn là để một bàn tay trên bụng để ghi
nhận. Sau khi tâm có chút lặng yên, hành giả nên tập ghi
nhận phồng xẹp không gián đoạn qua sự quán sát của tâm
là đủ. Sự thật cũng khó thực hiện được những điều
‘đơn giản’ như vậy ! Sự tiến triển trong thiền quán
không phải đơn giản chỉ ghi nhận phồng xẹp của vùng bụng,
mà còn phải ghi nhận sự nóng lạnh ở vùng bụng.
Có
lẽ cũng nên biết là khi mình theo pháp môn nào thì cố gắng
theo sát pháp môn đó. Giả như mình chưa chuẩn bị đủ để
từ bỏ tất cả những gì mình đã học, đã biết, đã hành
trì trong quá khứ thì không nên vào, vì Thiền sư (vị Sư
trụ trì, đồng thời cũng là vị hướng dẫn thiền tập
tại thiền viện, chủ trương theo sát theo lời hướng dẫn
của HT thiền chủ U Janaka Sayādaw.
3.
Thiền
Hành: Trong những ngày đầu tu tập, thiền sinh chỉ yêu
cầu đi thật chậm, chân trái nhấc lên biết chân trái nhấc
lên, chân phải nhấc lên biết chân phải nhấc lên. Sau đó,
thiền sinh được yêu cầu hơn nữa là ý thức trọn vẹn
khi chân phải nhấc lên, di chuyển tới và chạm đất, và
tương tự cho chân trái. Sau khi thuần thục giai đoạn
này, hành giả được yêu cầu là khi trước khi nhấc chân,
mình nên có tác ý là sẽ nhấc chân, và sau khi chân chạm
đất phải ý thức rõ là chân chạm đất như thế nào, và
toàn chân ấn xuống đất để lấy đà bước tiếp như thế
nào.
Có
một vị Sư ngoại quốc tu ở đó, mỗi lần từ kuti xuống
trai đường, và đặc biệt là sau khi thọ trai xong, đoạn
đường đi không quá 15 phút với tốc độ đi chậm vừa phải
của một thiền sinh ở đó, thì vị ấy đi hơn một tiếng
rưỡi đồng hồ mới về tới tịnh thất của mình. Dù nắng
mưa gì vẫn không đổi.
4.
Quán
Tâm: Trong khi thiền toạ hoặc thiền hành, các trạng thái
phiền não của tâm khởi lên, hành giả cần phải lưu tâm
ghi nhận các trạng thái phiền não ấy. Không cầu mong chúng
mau đi, hay ép chế, đè nén, tìm sự quên giả tạo mà can
đảm đối diện với phiền não ấy. Đồng thời không nên
để tâm lang thang trong các trạng thái tâm điên đảo mà nên
cố gắng trở về với chánh niệm, tỉnh giác càng sớm càng
tốt.
Mặc
dầu trong sách hướng dẫn thiền tập có ghi là thiền sinh
cần phải ghi nhận sự phồng xẹp, nóng lạnh, v.v.. của bụng,
và cần niệm phồng à, xẹp à, nóng à, lạnh à, v.v… nhưng
trên thực tế, Thiền Sư không hướng dẫn kỹ phần đó khi
người viết ở đó.
5.
Sinh
Hoạt Hằng Ngày: Mọi hoạt động hằng ngày cần phải
chậm rãi, khoan thai và cố gắng ghi nhớ, chánh niệm, tỉnh
giác càng nhiều càng tốt. Điều này tối quan trọng đối
với một thiền sinh. Sự thật, để đánh giá thiền sinh tu
tập có tiến bộ hay không có thể nhìn vào đời sống sinh
hoạt hằng ngày của thiền sinh ấy có thể biết được phần
nào, nếu không muốn nói là phần lớn !
6.
Trình
pháp: Thiền sinh cách một ngày trình pháp một lần. Cũng
giống như ở thiền viện Panditarama và Mahāsi , một số thiền
sinh ở thiền viện này có một cuốn sổ tay để ghi vắn
tắt những gì xảy ra khi thiền toạ hay thiền hành. Tôi để
ý là khi thiền toạ, các thiền sinh thỉnh thoảng lấy ra ghi
hoặc sau khi xả thiền rồi mới ghi, có lẽ là để khỏi
quên mà cũng có thể là để trình bạch cho Thiền Sư một
cách rõ ràng. Nhưng điều đó không bắt buộc. Việc trình
pháp tuỳ vào nhận thức hay tâm thức của thiền sinh mà trình
bày, chứ không nhất thiết những gì suy nghĩ trong lúc toạ
thiền.
Có
một số thiền sinh khi trình pháp đọc thật dài những gì
vị ấy đã ghi trong sổ tay, rồi sau đó Thiền Sư tuỳ nghi
mà cho lời khuyên thích đáng, dầu là những chuyện liên hệ
đến sức khoẻ. Ví dụ thưa rằng vì ngày trước bệnh cảm
nên tu không tinh tấn và không có hiệu quả lắm. Vị Thiền
Sư hỏi mỗi ngày tắm mấy lần, và có thể vì tắm hai lần
trong ngày nên dễ bị nhiễm cảm. Thế là vị ấy mỗi ngày
tắm một lần. Hoặc có thiền sinh trình bày rằng có quá
nhiều vọng tưởng, gần như không thể dừng được, nên
không thể hoàn toàn tập trung vào vùng bụng được, vị hành
giả muốn khống chế chúng, không cho chúng sanh khởi. Vị
Thiền Sư bảo, không nhất thiết là khống chế, đè nén chúng.
Chúng ta chỉ quán sát chúng là đủ rồi.
7.
Nghe
Pháp: Ngày không trình pháp là ngày thiền sinh nghe pháp.
Quả thật, những ngày gia công tu tập nghiêm mật, nếu được
nghe Pháp thì kết quả rất lớn. Cũng với pháp thoại đó,
hành giả có thể hiểu sâu sắc hơn nhiều so với đời sống
tu tập bình thường. Pháp thoại được HT Chanmyay Sayādaw giảng
khi Ngài hướng dẫn khoá tu tại Úc từ năm 1998, đã được
thâu trong băng, và có vị phụ trách mở máy cassette.
Ngày
đầu tiên đến, thiền sinh được hướng dẫn căn bản về
thiền tập cũng vẫn là lời của HT Chanmyay Sayādaw, đã thâu
sẵn trong máy. Nghiên cứu, trước tác được khuyến cáo là
hạn chế đến mức tối đa, nếu không muốn nói là không
nên. Vì các điều đó có thể gây phân tâm, xáo động rất
nhiều trong tâm thức của hành giả trong khi thiền tập. Tuy
nhiên, hành giả có thể châm chước đọc sách thiền khi cần,
và dĩ nhiên điều này phải thưa và được sự đồng ý của
Thiền Sư.
8.
Tịnh
Khẩu: Trong không khí thiền tập với một diện tích đất
khá rộng, cây cối nhiều, không khí mát mẻ, và với những
thiền sinh ngoại quốc chưa từng quen biết nhau, nên tịnh
khẩu dường như là chuyện đương nhiên. Dĩ nhiên, cũng giống
như bao nhiêu trường thiền khác, thiền sinh đều có thể
trao đổi, thưa thỉnh, và đôi khi nói chuyện, trao đổi khi
cần thiết. Trong một ý nghĩa nào đó, Tịnh Khẩu hay Im Lặng
Cao Cả, Im Lặng Thánh Thiện (Noble Silence) không có nghĩa là
chỉ khoá miệng lại mà thôi, mà còn phải nhẹ nhàng đến
mức tối đa trong các hành động, đi đứng và khi công quả
nữa.
Song,
không phải tất cả thiền sinh đều hiểu vấn đề này. Trong
thời gian người viết thiền tập ở đó, có một nữ Phật
tử vào mỗi sáng, thường hay quét dọn thiền đường, nhất
là nơi thờ tôn tượng Đức Bổn Sư, gây nhiều tiếng động.
Điều đó phần nào làm trở ngại sự thiền tập cho đại
đa số hành giả. Mặc dầu theo quy định phải quyét dọn
thiền đường sau khi dùng điểm tâm lúc 6-7 giờ, nhưng nhiều
khi tới 8 giờ vẫn còn quyét dọn. Một vị Sư ngoại quốc
thiền tập rất tinh tấn, có một ngày nọ thưa với Thiền
Sư là cho phép vị ấy tu tại liêu vì những tiếng động
ấy và các Phật tử khi ra vào. Mặc dầu theo yêu cầu của
thiền viện, thiền sinh không nên ở dưới cốc mà tu tập,
vì như vậy rất có thể giảm sức tinh tấn của mình. Nhưng khi thưa cụ thể nguyên nhân, Thiền Sư vẫn chấp nhận.
9.
Khất
Thực và Thọ Trai: Vào mùa hạ chư Tăng tại thiền viện
vẫn đi khất thực lúc 8 giờ sáng. Chư Tăng ngoại quốc không
thấy mời đi khất thực chung. Vào 10 giờ 15 toàn thể chư
Tăng đắp y kẹp đã xuống tới nơi, sắp thành hàng chờ
đúng 10:30 đánh bảng, bắt đầu nhận cơm vài vá trước
trai đường, tượng trưng cho sự khất thực, rồi vào trai
đường thọ thực. Tất cả chư Tăng đều trải toạ cụ
(còn chư Ni và nam nữ Phật tử không cần), ngồi xuống và
chậm rãi lạy Phật trong chánh niệm. Lạy Phật ở đây cũng
là một hạnh tu, trước khi thọ trai, sau khi thọ trai xong,
trước và sau thiền toạ đều lạy Phật rất chậm. Cúng
dường Tam Bảo và cầu nguyện không bắt buộc, tuỳ vào hạnh
của mỗi người. Ăn xong cũng chậm rãi lạy Phật, đứng
dậy lấy toạ cụ và yên lặng về liêu.
Thực
phẩm ở đây rất đầy đủ, có cả chay lẫn mặn. Nếu thiền
sinh ăn chay thì các vị sắp xếp ngồi chung bàn các vị
ăn chay, và cũng tính theo hạ lạp. Thực phẩm mặn ở đây
không nhiều, mỗi ngày chỉ có chút đỉnh cá, hoặc thịt
có lẽ đã được thái nhỏ, nên không thấy dị ứng đối
với các vị có truyền thống ăn chay. Nhưng đôi khi các vị
phụ trách nhà khói kho nấu một số loại như mấm ruốt hoặc
các loại thực phẩm mặn có mùi, cũng làm khó chịu đối
với một số thiền sinh ăn chay. Các vị Sư Theravāda ngoại
quốc như Mỹ, Canada, Anh, Thuỵ Sĩ, Hà Lan đều ăn chay cả.
Vị
Sư phụ trách trai đường rất tử tế đối với mọi người,
không riêng gì Tăng ngoại quốc. Thức ăn vì đã được các
Phật tử sớt bát hoặc quý Phật tử công quả đã dọn
sẵn trên bàn, nhưng nếu vì để hơi xa một tí, thiền sinh
lấy hơi khó, vị ấy quan sát một vòng và chuyển giúp thiền
sinh ! Thiền sinh không được nhịn đói quá hơn một ngày.
Điểm tâm có thể không ăn, nếu như vậy thì thiền sinh phải
thưa cho các vị phụ trách trai đường hoặc Thiền Sư biết
chừng.
Vào
mùa hạ (và có lẽ là quanh năm suốt tháng, tôi có hỏi vài
Tăng Ni khác tại Miến), có 3 vị Tăng tại thiền viện trông
nom mọi Phật sự như phụ trách trai đường, xây dựng và
một số Phật sự như hướng dẫn Phật tử đến thiền viện
chính ở Yangon khi có lễ lạc, v.v… đều dùng chén, đĩa
chứ không dùng bát như tất cả chư Tăng ở đó và chư Tăng
đến tu tập.
10.
Thời
Khoá Tu Tập:
3.30:
thức dậy và bắt đầu lên thiền đường tu tập (có thể
thiền toạ hay thiền hành).
5.30:
điểm tâm (vào mùa đông thì muộn hơn một chút). Vì đi bộ
và phải sắp hàng chờ, nên 5.10 đã bắt đầu đi xuống trai
đường rồi.
10.30:
độ ngọ. 10.00 phải xuống thất để chuẩn bị bát,
muỗng,… và đi xuống trai đường.
Ăn
cơm xong có thể lên thiền đường tu tập hoặc nghỉ ngơi
đến 1.00 giờ, mới chính thức thiền tập.
5.00
– 6.00: uống nước ngọt hoặc nước trái cây tại phòng
thọ trai.
Tiếp
tục tu cho đến 9.30 thì xuống liêu nghỉ.
Trong
một ngày thiền sinh có thể chọn từ 9.30 –10.00 hoặc 3.30-
4.00 để vệ sinh cá nhân.
Nếu
theo đúng thời khoá biểu thì phải bắt đầu tu từ lúc 3.30
– 9.30 mới được nghỉ, nhưng trên thực tế, các thiền
sinh đều xuống liêu nghỉ ngơi từ lúc 9.00 tối, và có nhiều
vị xuống sớm hơn cũng không sao ! Cũng có nhiều vị lên
thiền đường vào buổi sáng hơi muộn cũng được. Tu để
giải thoát là chuyện tự giác của mỗi hành giả, nên Thiền
Sư ít có khắt khe thời khoá đối với thiền sinh.
11.
Di
Chuyển: Nếu mình đã vào thiền viện chính ở thành phố
rồi, thì khi vô rừng thiền này, phần lớn đều có xe thiền
viện đưa. Khi muốn ra về, thiền sinh có thể hỏi các vị
phụ trách chừng nào có xe ra, mình đi ké ra tới thành phố,
như vậy rất tiện và đỡ tốn tiền taxi. Một phương tiện
khác có thể đi là xe buýt. Tuyến vào ra đều có cả, rất
rẻ; nhưng khó khăn là nếu mình có hành lý thì xách bộ từ
đường chính vô tới thiền viện cũng mất 10 – 15 phút.
12.
Cúng
Dường: Thiền viện chính ở thủ đô hoặc trong rừng
đều không đề cập đến thiền phí, cũng không kêu gọi
thiền sinh cúng dường. Vậy tịnh tài ở đâu để các vị
lo trang trải mọi thứ ? Tôi để ý các bữa ngọ trưa hoặc
điểm tâm, một là do chư Tăng, Ni, quý Phật tử đang
tu tại thiền viện hoặc các Phật tử ở phố vào sớt bát.
Tên của tín chủ cúng dường bữa ngọ trưa hoặc điểm tâm
đều được ghi trên bản để chư Tăng thầm chú nguyện.
Những tín chủ cúng dường ngọ trưa thường đứng trước
cửa để sớt cơm vài vá vào bát tượng trưng trước khi
chư Tăng vào trai đường.
Sớt
bát cho một bữa ngọ trai trung bình là 50 Mỹ kim. Nếu một
mình thiền sinh không đủ điều kiện dâng cúng, có thể kết
hợp với một hai vị trong trường thiền nữa. Mình có thể
thông báo cho văn phòng để văn phòng tuỳ duyên sắp xếp
ngày và ai cùng cúng với mình. Lúc rời trường thiền, thiền
sinh có thể cúng dường thêm bao nhiêu cũng được, cho các
công trình xây dựng kuti, tường rào, v.v…. tuỳ theo khả
năng của mỗi thiền sinh.
13.
Tài
Liệu Tham Khảo: Khi tới thiền viện, nếu thiền sinh biết
tiếng Anh thì các vị phụ trách sẽ phát cho cuốn: Vipassana
Meditation Guidelines (Những Nguyên Tắc Căn Bản Của Thiền Quán),
và cả những luật lệ, thời khoá của thiền viện. Vì là
những nguyên tắc căn bản nên rất ngắn, tôi xin dịch giúp
những thân hữu không biết tiếng Anh để tham khảo thêm.
Những
vị biết tiếng Anh có thể tham khảo thêm 8 Talks on Vipassana
Meditation (Tám Bài Pháp Thoại về Thiền Quán) của Thiền Sư
viện chủ U Janaka Sayādaw, đăng trên mạng http://www.budsas.org.
Mười sáu cuộn băng về pháp tu Thiền Quán của HT U Janaka
Sayādaw chủ giảng tại Úc năm 1998 là một nguồn tài liệu
rất quý mà thiền viện dùng để soi sáng cho thiền sinh. Các
vị Việt Nam đã nén với dạng MP3, mình có thể liên hệ
mượn copy để nghe thêm.
Website
của Thiền Viện: http://www.chanmyay.org/
Chanmyay
Yeiktha Meditation Centre
55A
Kaba Aye Pagoda Road
Kaba
Aye P.O. Yangon (Rangoon) 11061
Tel:
(01) 661479, Fax: 01- 667050
Email:
chanmyay@mptmail.net.mm
Web
site: www.chanmyay.org
Teacher:
Ven. Sayadaw U Janaka
Tradition:
Vipassana using the Mahasi Sayadaw method
HMAWBI
– Chanmyay Yeiktha Meditation Centre
No.
588, No. 3 Block, Hmawbi Township, Yangon, Myanmar
Tel:
(01) 620-321
Email:
chanmyay@mptmail.net.mm
Web
site: www.chanmyay.org
Teacher:
Ven. Sayadaw U Janaka
Tradition:
Vipassana using the Mahasi Sayadaw method
Discussion about this post