THỰC HÀNH BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆN
Nguyên tác: Preliminaries for Meditation or Study: The Seven-Limb Practice
Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, January 9, 2001
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 3/10/2010
Mục lục
Lời người dịch
1.- Dọn dẹp phòng ốc và xếp đặt những sự cúng dường
2.- Tập trung trên hơi thở
3.- Thẩm tra động cơ hay khuynh hướng
4.- Đảnh lễ với quy y và phát bồ đề tâm
5.- Cúng dường
6.- Thừa nhận khuyết điểm
7.- Vui mừng
8.- Thỉnh cầu giáo huấn
9.- Thỉnh cầu đạo sự đừng nhập diệt
10.- Hổi hướng
11.- Bảy điều quán chiếu của Tôn Giả Tịch Thiên
12.- Điều chỉnh cuối cùng cho sự tập trung
Lời Người Dịch
Phật
tử Bắc Tông Việt Nam hầu hết đều thuộc bài Sám Phổ Hiền:
Đệ tử chúng đẳng
Tùy thuận tu tập
Phổ Hiền Bồ Tát
Thập chủng đại nguyện
Nhất giả lể kính chư Phật
Nhị giả xưng tán Như Lai
Tam giả quảng tu cúng dường
Tứ giả sám hồi nghiệp chướng
Ngũ giả tùy hỉ công đức
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
Thất giả thỉnh Phật trụ thế
Bát giả thường tùy Phật học
Cửu giả hàm thuận chúng sinh
Thập giả phổ giai hồi hướng
Có
nhiều bản dịch, nhưng có một bản dịch rất xưa bằng thể lục bát, với những câu đầu
tuy mộc mạc nhưng nghe rất tha thiết trầm hùng:
Một là lạy Phật thần thông,
Chứng minh đệ tử thành công lâu dài…[1]
Đây
là bài sám nói lên mười nguyện lớn của ngài Đại Hạnh Phổ Hiền một vị đại bồ
tát, có cả một phẩm kinh Hoa Nghiêm nói về những điều này, phẩm Phổ Hiền Hạnh
Nguyện, và trong lễ sám Hồng danh phần phía sau cũng nói về mười điều này, thế
nên chúng ta dù thuộc lòng nhưng có lẽ nghĩ rằng đây là thệ nguyện của một vị đại
bồ tát thì chúng ta chỉ tụng niệm và ngưỡng mộ mà thôi chứ làm thế nào đem vào
thực hành trong đời sống tu tập hằng ngày.
Trong
truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng, cũng có một tài liệu tương tự với mười hạnh
Phổ Hiền, nhưng chỉ có bảy điều, vì điều thứ nhất bao gồm cả ba phần, là nhất
giả, nhị giả, và cả bồ đề tâm và trong bảy
điều này không nói đến bát giả thường tùy Phật học , và cửu giả hàm thuận chúng
sinh. Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander
Berzin từng nghiên cứu và tu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại
Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời
sống tu tập thực tiển hằng ngày. Bảy điều
này có thể như một sự thực tập mở đầu cho những việc thực hành khác, hay như là
một sự thực hành chính yếu của mỗi người Phật tử.
Chúng ta có thể tham khảo để rút kinh nghiệm
với ‘mười nguyện lớn của ngài Đại Hạnh Phổ
Hiền’ trong việc quán chiếu thực hành tu tập hằng ngày của chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật
Ngày 26/11/2010
Tuệ Uyển
NHỮNG THỰC HÀNH
SƠ BỘ CHO THIỀN QUÁN HAY HỌC PHẬT:
BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆN
Tối
nay, tôi muốn giải thích trong một cung cách thực tiển hơn về những sự chuẩn bị
mà chúng ta thực hiện vào lúc bắt đầu cho mỗi chúng ta về những lớp học những lời
dạy của Tôn Giả Tịch Thiên, ‘Dấn Thân trong Thái Độ’ của Bồ Tát (Bodhisattvacharya-avatara). Trong ấy bao gồm bảy điều thực tập, xuất phát
từ tác phẩm này. Thực hiện những chuẩn
bị này trước khi lắng nghe để học hỏi Phật Pháp sẽ giúp chúng ta thiết lập một
thể trạng tâm thức hứng thú đúng đắn. Chúng ta cũng sẽ sử dụng cùng sự thực tập trước những buổi thiền tập hay
học tập Phật Pháp mỗi ngày tại nhà.
1.- DỌN DẸP PHÒNG ỐC VÀ
XẾP ĐẶT NHỮNG SỰ CÚNG DƯỜNG
Nếu chúng ta thực tập
những điều này như một sự chuẩn bị cho việc thiền quán tại nhà, chúng ta cần
quét dọn và trật tự phòng ốc trước tiên, như chúng ta làm ở lớp tu học. Nếu giấy tờ hay áo quần rơi vải khắp nơi
trong phòng, thí dụ, chúng ta phải dọn dẹp. Trong khi làm điều này, chúng ta tâm niệm, “Nguyện cho tâm con trở nên
trong sáng, sạch sẻ, và trật tự, giống như con đang thu dọn phòng ốc.”
Điều rất quan trọng để
thiền quán và học tập trong một môi trường, nơi mà moi thứ ngăn nắp, sạch sẻ,
và trong trật tự. Điều này cũng đúng với
nơi chúng ta làm việc. Những gì chúng ta
thấy, ngay cả bên ngoài, tác động vô cùng đến thể trạng tâm thức của chúng
ta. Nếu mọi thứ chung quanh chúng ta rối
loạn, tâm thức chúng ta cũng có xu hướng mất trật tự. Hơn thế nữa, thật sự hữu ích để có một nơi
học tập hay thiền quán dễ thương thẩm mỹ. Thấy chung quanh xinh xắn thường làm cho tâm thức vui vẻ, và một thể
trạng vui tươi của tâm thức thì dễ tiếp thu để làm một điều gì đấy xây
dựng. Nếu thấy chung quanh xấu xí, chúng
ta có khuynh hướng khước từ nó, mà điều ấy ảnh hưởng một cách tiêu cực đến
những thể trạng của tâm thức. Do vậy,
chúng ta thường bố trí một bàn thờ thật bắt mắt trong phòng – một loại kệ hay bàn, với một tấm phủ xinh
xắn, trên ấy chúng ta đặt tối thiểu một tượng hay hình Phật tượng trưng cho
những gì chúng ta đang thực tập, một phương hướng an toàn trong cuộc sống (quy
y).
Mỗi buổi sáng, sau rửa
mặt súc miệng và làm sạch phòng ốc, chúng ta cúng dường một chung nước. Điều này không cần thiết phải với bảy chung
nước thông thường nếu điều đó không thuận tiện. Cúng dường đơn giản với một chung nước sạch là đầy đủ. Chúng ta không cố gắng để gây ấn tượng với
bất cứ người nào cả. Nếu muốn, chúng ta
cũng có thể cúng dường đèn nến, bông
hoa, nhang, và v.v…; nhưng đấy là sự lựa chọn. Không chỉ là chúng ta đang tạo nên một không gian xinh đẹp cho sự cung
thỉnh chư Phật các bậc đại đạo sư trong sự quán tưởng của chúng ta, như được
giải thích một cách truyền thống; chúng ta cũng đang xếp đặt phòng ốc trong một
phương cách mà nó làm cho chúng ta cảm thấy hoan hỉ và dễ chịu ở đấy. Trong việc làm điều này, nó đặt chúng ta
trong một thể trạng tâm linh cung hiến lợi ích cho thiền quán, học tập, hay
lắng nghe những lời giáo huấn.
2.- TẬP TRUNG TRÊN HƠI
THỞ
Phong cách thông thường
là lễ phủ phục ba lần trước biểu tượng của Đức Phật trên bàn thờ trước khi ngồi
xuống. Để tránh có những sự lễ lạy máy
móc, không có cảm nhận bên trong, trước tiên chúng ta cần đem tâm thức mình đến
một thể trạng thích đáng. Để làm điều
này, chúng ta tập trung trên hơi thở và tái xác định động cơ của chúng ta. Mặc dù chúng ta thường làm hai điều này sau
khi ngồi xuống, tốt hơn là thực hiện trước, trong khi đang đứng.
Đầu tiên, chúng ta cần
bình lặng và làm nên một không gian giữa những gì chúng ta đang làm và những gì
chúng ta sắp làm. Chúng ta cần đem tâm
thức chúng đến một thể trạng tĩnh lặng, trung hòa trước khi phát sinh một thái
độ tích cực. Chúng ta làm điều này bằng
việc tập trung trên hơi thở, với đôi tập trung thoãi mái trên sàn nhà phía
trước chúng ta. Nếu băn khoăn hay căng
thẳng, chúng ta có thể thích nhắm mắt trong khi lắng xuống, nhưng để cho chúng
mở ra nhẹ nhàng là phương pháp thích hợp hơn.
Chúng ta thở một cách
bình thường qua lỗ mũi, không quá nhanh, không quá chậm, không quá sâu, và
không quá cạn. Chúng ta không giữ hơi
thở, nhưng tạm dừng lại sau khi thở ra trước khi thở vào lần nữa. Phương pháp thông thường là thầm đếm một cho
một chu kỳ thở ra, tạm dừng, và thở vào. Thông thường, chúng ta đếm như thế đến mười một, và rồi lập lại chu kỳ
mười một hơi thở trong hai hay ba lần.
Chúng ta sử dụng tiến
trình của việc đếm hơi thở chi khi tâm thức chúng ta đặc biệt rối rắm, vướng
mắc trong những tư tưởng không liên quan đến việc thực tập hiện tại. Nếu tâm tư chúng ta không quá xao lãng, thì
không cần phải đếm hơi thở; chỉ tập trung trên cảm nhận hơi thở vào và ra trên
lỗ mũi là đủ. Thay vì thế, chúng ta có
thể đếm những chu kỳ hơi thở trong vài vòng sau đó tiếp tục mà không phải đếm. Bất cứ cách nào mà chúng ta tập trung trên
hơi thở, chúng ta tiếp tục cho đến khi chúng ta đạt đến tối thiểu một cấp độ
nào đấy của sự bình lặng và yên tỉnh của nội tâm. Nếu tâm thức chúng ta vướng bận với những tư
tưởng vẫn vơ, chúng ta không bao giờ có thể thiền tập tốt đẹp hay lắng nghe một
cách chú tâm đến những lời giảng dạy.
3.- THẨM TRA ĐỘNG CƠ HAY
KHUYNH HƯỚNG
Một khi tâm thức chúng
ta tương đối yên tĩnh, chúng ta thẩm tra tại sao chúng ta thiền quán hay tu
học, hay tại sao chúng ta đã đến một lớp Phật Pháp. Nói cách khác, chúng ta thẩm tra động cơ của
chúng ta, là điều mà trong Đạo Phật có nghĩa là khuynh hướng hay mục tiêu trong
việc làm một việc gì đấy. Có phải chúng
ta đã đến đây tối này chỉ do một thói quen máy móc mà không có một xu hướng nào
đấy trong tâm, hay vì một sự hội họp cộng đồng thông thường để gặp gở bạn bè và
để ở trong một không khí hoan hỉ? Có
phải chúng ta muốn học hỏi điều gì đấy chỉ là sự hứng thú tinh thần hay có phải
chúng ta mong ước học hỏi một điều gì đấy thực tiển mà chúng ta có thể áp dụng
trong đời sống chúng ta? Nếu đấy là điều
gì mà chúng ta muốn đề áp dụng trong đời sống của chúng ta, tại sao chúng ta
muốn làm như thế? Mục tiêu là gì? Nó có làm cho đời sống dễ dãi hơn một
ít? Để chiến thắng một số khó khăn mà
chúng ta có? Hay, thêm nữa, có phải nó
có thể làm cho ít rắc rối hơn cho những người khác; có phải nó có thể giúp cho
người khác nhiều hơn? Có thể nó là một
sự phối hợp của một vài thứ này.
Chúng ta có muốn tiến xa
hơn nữa và học hỏi những lời dạy của Tôn Giả Tịch Thiên nhằm để thiết lập những
thói quen sẽ đưa chúng ta một sự tái sinh may mắn hơn với nhiều cơ hội để tiếp
tục học hỏi và thực tập Giáo Pháp? Thêm
vào điều ấy, có phải chúng ta đang làm điều này để có thể đạt đến giải thoát khỏi
tất cả những loại tái sinh luân hồi không thể kiểm soát được hay không? Hay, ngay cả vượt xa điều ấy, chúng ta có
muốn học hỏi luận điển này về thái độ Bồ Tát để cho chúng ta có thể giúp đở
người khác tránh khỏi sinh tử hay được giải thoát khỏi luân hồi không thể kiểm
soát hay không? Ngay cả nếu không phải
là ba động cơ sau cùng, tối thiểu chúng ta có nguyện vọng cố gắng để phát triển
và thâm nhập vào phương hướng ấy trong đời sống của chúng ta hay không?
Chúng ta đi theo cùng
tiến trình tâm linh sâu sắc trước khi bắt đầu thiền tập và học hỏi luận điển
của Tôn Giả Tịch Thiên tại nhà. Nếu
chúng ta khám phá rằng động cơ hay mục tiêu của chúng ta không thật cao quý,
như sự thiền tập do thói quen hay do cảm thấy tội lỗi nếu chúng ta lãng quên,
thì chúng ta điều chỉnh động cơ của chúng ta cho hoàn thiện hơn. Nếu chúng ta đã có những động cơ xây dựng,
chúng ta hãy tái khẳng định chúng. Đi
theo tiến trình này là rất quan trọng, vì dễ dàng đi đến việc giáo huấn hay
thiền tập một cách máy móc, và rồi thì chúng ta chỉ đón nhận rất ít kết quả từ
đấy.
4.- ĐẢNH LỄ, VỚI QUY Y
VÀ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (TÂM ĐẠI BI)
(Nhất
giả Lễ Kính và Nhị giả xưng tán chư Phật)
Tiếp theo, chúng ta “quy
y và phát triển Bồ Đề Tâm.” Điều này có
nghĩa là chúng ta tái khẳng định nguyện vọng của chúng ta và nguyện ước đi
trong một phương hướng an toàn, tích cực trong đời sống, đây là ý nghĩa mà
chúng tôi diễn dịch các chữ “tiếp nhận quy y.” Chúng ta cố gắng để suy nghĩ và cảm thấy rằng tôi muốn đi trong một
phương hướng an toàn nhằm để tránh những rắc rối và khó khăn; tôi không muốn có
chúng. Tôi sợ phải tiếp tục trong tình
cảnh khó khăn của tôi. Điều gì cống hiến
phương hướng tích cực để tránh khỏi những rắc rối? Một thể trạng của tâm thức hoàn toàn tự tại
với mê muội và đầy đủ tất cả những phẩm chất tích cực tốt đẹp. Một thể trạng tịnh hóa và tăng trưởng là Giáo
Pháp. Những ai đã đạt đến một thể
trạng toàn vẹn như vậy và những ai biểu lộ cung cách ấy là những vị Phật. Những ai đạt đến một thể trạng như vậy trong
một giới hạn nào đấy cũng biểu lộ cung
cách ấy. Họ là Tăng Già. Đấy là phương
hướng mà tôi sẽ hoạch định trong đời sống của tôi. Tiếp nhận quy y có nghĩa là tái khẳng định
phương hướng hay cung cách này trong cuộc đời.
Hơn thế nữa, tôi đang
tiếp nhận phương hướng an toàn và tích cực này nhằm để có thể hổ trợ người khác
một cách trọn vẹn như có thể, không chỉ để lợi ích cho cá nhân của chính tôi mà
thôi. Để đạt được mục tiêu này, tôi cần
du hành theo phương hướng này suốt cả lộ trình, để giác ngộ, và không bỏ dở,
không được hài lòng với việc chỉ hoàn thành một phần của con đường. Đây là những gì chúng ta hành động khi chúng
ta tái khẳng định quy y [Tam Bảo] và [phát] Bồ Đề Tâm.
Khi
chúng ta cảm thấy thái độ này hay thể trạng của tâm thức đi trên một phương hướng
an toàn để có thể hổ trợ người khác và tiến bước trọn vẹn trên con đường ấy để
giúp đở người khác tối đa như chúng ta có thể làm, rồi thì hãy đỉnh lễ. Nếu chúng ta đã ngồi xuống rồi và quyết định
không đứng lên để đỉnh lễ bằng thân thể, chúng ta có thể quán tưởng mình đỉnh lễ. Trong một ý nghĩa nào đấy, đỉnh lễ giống như
đem hết sức mình hay đặt mình trọn vẹn trong phương hướng này; và thực hiện như
thế với sự tôn trọng – tôn kính những ai đã hoàn thành trong nẽo đường này và
tôn vinh chính mình và khả năng của mình để làm giống như thế. Vì thế, thực hành việc đỉnh lễ không phải là
một hành vi tự phỉ báng mình; không phải là hạ thấp mình, nhưng mà là vực chúng
ta dậy.
Đây
là điều thứ nhất trong bảy điều thực tập: đỉnh lễ với quy y [Tam Bảo] và Bồ Đề
Tâm [tâm đại bi].
5.-
CÚNG DƯỜNG
(Tam
giả quảng tu cúng dường)
Tiếp
theo là cúng dường. Thể trạng chính của
tâm thức để phát triển khi thực hiện cúng dường trong phạm vi này là: tôi đang đi trong phương hướng này. Tôi không chỉ đem hết sức mình trọn vẹn trong
ấy, tôi đang nhiệt tình chân thành, trong lối sống của tôi, với thời gian của
tôi, bằng năng lượng của tôi để đạt đến mục tiêu này. Tôi đang khao khát để dâng hiến trọn vẹn tâm
tư của tôi để đi trong con đường này để hổ trợ người khác hơn nữa. Trong thể trạng này của tâm thức, chúng ta thực
hiện sự cúng dường.
Mặc
dù chúng ta thường làm điều này với quán tưởng, nhưng chúng ta có thể cúng dường
trong một động thái vật lý, nếu chúng ta đang thực hành tỏng phòng thiền tập của
chúng ta. Sauk hi đỉnh lễ và trước khi
ngồi xuống, chúng ta bước tới bàn thờ, đặt bốn ngón tay trái vào trong chén nước và vẩy một vài giọt nước từ đấy ba lần, biểu
tượng của sự cúng dường. Trong một ý
nghĩa, chúng ta đang cúng dường đến chư Phật, nhưng không phải với một thái độ
dâng cúng một phẩm vật vì thế chư Phật sẽ gia hộ chúng ta và nếu chúng ta không
cúng dường bất cứ vật gì, các Ngài sẽ quên lãng chúng ta. Đúng hơn, chúng ta đang cúng dường mọi thứ đến
con đường mà chúng ta đang theo đuổi trong đời sống. Chúng ta cố gắng để làm điều này trong một thể
trạng hoan hỉ của tâm thức, vui mừng vì chúng ta có thể tự mình cúng dường .
Nếu
mong muốn, chúng ta có thể làm cho sự cúng dường chi tiết hơn như trong tác phẩm
của Tịch Thiên trình bày. Tuy thế, nó
không cần thiết để liệt kê một hàng dài những phẩm vật chúng ta cúng dường, mặc
dù chúng ta có thể quán tưởng tất cả mọi loại xinh đẹp. Điều quan trọng là cảm thấy rằng chúng ta
đang dâng tự mình cúng dường. Đấy là điều
thứ nhì của sự thực hành chuẩn bị, cúng dường. Nếu chúng ta hoàn thành bước này trước bàn thờ, chúng ta bây giờ ngồi xuống
vị trí của chúng ta.
6.-
THỪA NHẬN KHUYẾT ĐIỂM
(Tứ giả Sám Hối nghiệp chướng)
Điều
thứ ba là chân thành thừa nhận sự yếu kém, khó khăn, và những vấn đề của chúng
ta. Chúng ta ân hận vì chúng ta có những
khiếm khuyết ấy, vì chúng ngăn chặn chúng ta thể hiện sự hổ trợ tốt nhất đến
người khác. Chúng ta nguyện ước được tự
do khỏi những khiếm khuyết và quyết định cố gắng không lập lại những lỗi lầm của
chúng ta. Chúng ta tái khẳng định phương
hướng an toàn và tích cực và chúng ta cố gắng để đem vào đời sống của chúng ta,
để có thể hổ trợ người khác trọn vẹn hơn; và cuối cùng, chúng ta nhắc nhở chính
mình rằng học hỏi tác phẩm của Tịch Thiên và thiền quán trên điều ấy là những
việc làm tích cực mà chúng ta đang tiếp nhận để chống lại những lỗi lầm của
chúng ta, chúng ta tái khẳng định lý do và mục tiêu trong sự thể hiện ở
đây. Chúng ta muốn học hỏi và sau đó thực
tập những phương pháp để vượt thắng chúng.
7.-
VUI MỪNG
(Ngũ
giả tùy hỷ công đức)
Điều
thứ tư là vui mừng tự hào, là điều sẽ giúp chúng ta đáp ứng đến bất cứ cảm giác
nào của tự ty thấp kém mà có thể chúng đến từ nhận thức những rắc rối, lỗi lầm,
và khó khăn của chúng ta. Chúng ta cần
cân bằng sự tỉnh giác về khiếm khuyết của chúng ta với sự tái khẳng định những
phẩm chất tốt đẹp của chúng ta. Tất cả
chúng ta có một số phẩm chất tốt đẹp và một số điều tích cực nào đấy mà chúng
ta đã làm. Thí dụ, chúng ta có thể khám
phá rằng tôi đã từng cố gắng để hữu dụng; tôi đã từng cố gắng để kiên nhẫn; tôi
đã từng cố gắng để thông hiểu; hay bất cứ điều gì có thể là. Chúng ta nhớ lại
và mừng vui. Chúng ta cũng tùy hỷ trong
Phật Tính của chúng ta: chúng ta có những tiềm lực và khả năng để trưởng
thành. Chúng ta có căn bản hành động; đấy
là niềm hy vọng. Chúng ta cũng nhìn vào
những tấm gương của những phẩm chất tốt đẹp và những hành vi tích cực của những người khác và cũng tùy hỷ với họ, không
cảm thấy ghen tỵ. Thật diệu kỳ rằng có
những người khác rất tích cực và hữu ích, đặc biệt là những đại đạo sư. Điều này liên hệ không chỉ là những đạo sư tâm linh tại thế, nhưng cũng là
chư Phật và Tôn Giả Tịch Thiên. Chúng ta
nghĩ thật diệu kỳ thế nào mà Tịch Thiên đã viết tác phẩm này. Tôi tùy hỷ trong điều này. Xin cảm tạ Tôn Giả Tịch Thiên. Đây là một thể trạng quan trọng của tâm thức.
8.-
THỈNH CẦU GIÁO HUẤN
(Lục
giả thỉnh chuyển pháp luân)
Sau
khi tùy hỷ trong những phẩm chất của những đại đạo sư và cảm tạ Tịch Thiên vì
đã viết tác phẩm này, chúng ta sẳn sàng cho điều thứ năm, thỉnh cầu sự giảng dạy. Chúng ta nghĩ, Tịch Thiên, thật phi thường rằng
ngài đã viết tác phẩm này. Dạy tôi một số
điều trong ấy; tôi muốn học. Lời thỉnh cầu
này với điều mà chúng ta đã đọc hay nghe về những thứ từ tác phẩm và chỉ nghĩ về
những điều ngoại lệ , chẳng hạn như làm thế nào sự giáo huấn về nhẫn nhục có thể
hoạt động trong trường hợp tàn sát của Hitler? Mặc dù thật quan trọng để thẩm tra giáo huấn để thấy có thích đáng hay
không, nhưng trước tiên chúng ta cần suy nghĩ trong những dạng thức về việc những
giáo huấn ấy sẽ được áp dụng trong trong đời sống hằng ngày của chúng ta như thế
nào. Một khi chúng ta thấu hiểu và đánh
giá đúng giáo huấn hành hoạt như thế nào, sau đó chúng ta có thể xem xét đến việc
có bất cứ sự ngoại lệ nào hay không. Rồi
thì chúng ta có thể phân tích những thí dụ nghiêm trọng như trường hợp của
Hitler là những trường hợp mà trong ấy giáo huấn về nhẫn nhục là hoàn toàn
không thể áp dụng hay là những trường hợp mà trong ấy giáo huấn chỉ có thể áp dụng
trên một trình độ cao cấp. Khi nghe một
giáo huấn mới, sự đáp ứng lập tức “nhưng” là một chướng ngại ẩn tàng đến thái độ cởi mở mong ước học hỏi điều gì đấy. Do vậy, sự tiếp cận kinh luận với thái độ
“hãy dạy tôi điều gì đấy” là cần yếu. Với
một thái độ như vậy, trước tiên chúng ta cố gắng để thấy chúng ta có thể áp dụng
những gì chúng ta đọc hay nghe như thế nào. Chúng ta thấy mọi thứ trong tác phẩm của Tịch Thiên là một giáo huấn thực
tiển, có thể áp dụng đến chúng ta một cách cá nhân – trong nhà chúng ta, trong
văn phòng chúng ta, với những người thân và bè bạn chúng ta.
Nếu
chúng ta đang thực hành bảy điều quán chiếu sơ bộ trước một buổi thiền tập,
chúng ta cũng thỉnh cầu các vị giáo thọ và kinh luận hướng dẫn chúng ta thêm,
trong ý nghĩa rằng chúng ta muốn tiến bộ hơn qua sự thiền quán của của
mình. Chúng ta thỉnh cầu thúc đẩy chúng
ta đạt thêm tuệ giác, thấu hiểu hơn, thực chứng hơn từ những gì các ngài đã dạy.
9.-
THỈNH CẦU ĐẠO SƯ ĐỪNG NHẬP DIỆT
(Thất
giả thỉnh Phật trụ thế)
Sau
đó, chúng ta sẳn sàng cho điều thứ sáu, mà đấy là thỉnh cầu đạo sư đừng nhập diệt. Chúng ta suy tưởng, xin đừng bao giờ ngừng dạy
bảo; hãy tiếp tục mãi mãi! Chúng con
không phải thỉnh cầu cách này bởi vì sự ái luyến đến những vị đạo sư của chúng
con. Đúng hơn, chúng con tái khẳng định
rằng chúng con nghiêm chỉnh và chân thành trong sự thực tập của chúng con. “Con muốn đi suốt tận cùng con đường đến giác
ngộ để có thể hổ trợ tất cả mọi người. Vì thế, xin đừng nhập diệt! Con
phải học hỏi.” Chúng ta cũng tự bày tỏ đến
chính những giáo huấn (pháp bảo), hãy tiếp tục hướng dẫn con – Tôn Giả Tịch
Thiên và tác phẩm của ngài. Hãy dạy bảo
con hơn nữa và hơn nữa. Hãy để cho con
tăng trưởng sự hiểu biết, và làm tăng trưởng hơn tiến trình với tác phẩm
này. Xin đừng bao giờ dừng lại cho đến
khi con đạt được giác ngộ – cho đến khi mọi người cùng đạt đến giác ngộ. (trong
bảy điều này không nói đến bát giả thường tùy Phật học , và cửu giả hàm thuận
chúng sinh)
10.-
HỒI HƯỚNG (Thập giả phổ giai hồi hướng)
Điều
thứ bảy và là điều cuối cùng là hồi hướng. Chúng ta suy tưởng rằng bất cứ điều gì con học hỏi, bất cứ điều gì con
thông hiểu, nguyện cho nó hành hoạt như một nguyên nhân vì sự đạt đến giác ngộ
và vì thế có thể làm lợi ích cho những người khác tối đa như con có thể
làm. Nguyện cho sự thấu hiểu của con sâu
sắc hơn và thâm diệu hơn. Nguyện cho sự
thông hiểu ấy thâm nhập vào trong con và tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong con
vì thế con có thể áp dụng một cách từ từ trên con đường đến giác ngộ. Một cách đặc biệt, nguyện cho con có thể áp dụng
những gì con đã học trong đời sống hằng ngày của con vì thế nó bắt đầu tạo nên
một sự khác biệt trong những đáp ứng với người khác và do vậy con có thể đem hạnh
phúc đến cho họ một cách từ từ.
11.-
BẢY ĐIỀU QUÁN CHIẾU CỦA TÔN GIẢ TỊCH
THIÊN
Nếu
chúng ta mong ước, sau đó chúng ta có thể đọc tụng những dòng kệ của Tịch Thiên
bao hàm bảy điều này, cùng với những câu mở đầu sẳn sàng cho việc thiết lập động
cơ và những dòng cúng dường mạn đà la sau này:
Con xin quy y, cho đến khi đạt đến thể trạng thanh tịnh của con
Với chư Phật, chư Pháp, và đoàn thể Cao Thượng (của Tăng già).
Bằng nổ lực tích cực trong sự hiến dâng của con và v.v…,
Nguyện cho con biến thành hiện thực Phật quả để hổ trợ những ai còn lang thang.
Nguyện cho mặt đất trong mọi phương hướng
Được thanh tịnh, không có ngay cả một hòn sỏi,
Bằng thẳng như bàn tay của trẻ thơ,
Bóng láng một cách tự nhiên như ngọc lục bảo.
Nguyện cho những phẩm vật cúng dường của thiên thần và con người
Được xếp đặt tề chỉnh một cách thật sự và cũng như của những ai quán tưởng
Như những đám mây cúng dường không gì có thể so sánh của Phổ Hiền,
Đầy khắp các cõi hư không
Con đỉnh lể tất cả chư Phật đã ban ân huệ trong cả ba thời
Đến chư Pháp và đoàn thể Tăng già cao thượng,
Con cúi lạy xuống với những thân thể nhiều như vi trần của thế giới
Giống như Văn Thù Sư Lợi và những vị khác
Đã từng cúng dường đến Đấng Chiến Thắng,
Vì thế con cũng cúng dường đến Đấng Thế Tôn
Và đến những bậc Thủ Hộ của chúng con, Dòng dõi tâm linh của các ngài.
(3) Từ vô thủy luân hồi, trong kiếp này và những đời sống khác,
Con đã không biết nên phạm những hành vi tiêu cực,
Hay khiến cho người khác hành động như vậy,
Bị bối rối bởi si mê khờ dại.
Thậm chí con đã từng vui mừng với tất cả những điều này.
Thấy những lỗi lầm này, con xin tuyên xưng giải bày chúng
Đến các ngài, bậc Thủ Hộ của chúng con, từ trong chiều sâu trái tim của con.
(4) Với hạnh phúc con hoan hỉ với đại dương đạo đức
của việc phát triển Bồ Đề Tâm,
nguyện ước đem niềm vui đến vô lượng chúng sinh
Và hành động vì lợi ích của mọi người.
(5) Với đôi tay chắp lại,
Con thỉnh cầu chư Phật trong khắp muôn phương
Thắp lên ngọn đèn Pháp Bảo cho những ai đang mò mẫm
Trong bóng tối của khổ đau.
(6) Những đấng Chiến Thắng, nguyện vượt qua sầu khổ,
Con thỉnh cầu các Ngài với bàn tay chắp lại:
Những chúng sinh này quẩn quanh một cách mù quáng mà không ai hướng dẫn họ;
Xin hãy sống hàng vô lượng kiếp vượt ngoài tính đếm.
(7) Bằng nổ lực tích cực tích tập
Từ tất cả những điều con đã làm trong cách này,
Nguyện cho tất cả khổ đau
Của mỗi chúng sinh hạn chế biến mất đi.
Bằng việc trực tiếp cúng dường đến những cõi Phật
Căn bản này, rưới nước hương thơm, rãi bông hoa,
Trang hoàng với núi Tu Di, bốn châu thiên hạ[2], mặt trời, và mặt trăng,
Nguyện cho tất cả những chúng sinh lang thang được đưa đến cõi Cực Lạc.
Om idam guru ratna mandala-kam nir-yatayami.
Con dâng mạn đà la này đến các ngài những đạo sư tôn quý.
12.-
ĐIỀU CHỈNH CUỐI CÙNG CHO VIỆC TẬP TRUNG
Với
thể trạng cởi mở của tâm thức mà chúng ta đã xây dựng, chúng ta gần như đã sẳn
sàng để bắt đầu lớp học hay những buổi thiền tập. Tuy thế, đầu tiên, thật hữu
ích để làm cho ý thức quyết định để lắng nghe, học hỏi, hay thiền tập với định
tâm. Chúng ta quyết định, nếu sự chú ý của
chúng ta vẩn vơ, tôi sẽ mang nó định tâm lại và nếu tôi bắt đầu buồn ngủ, tôi sẽ
đánh thức tôi dậy. Khi chúng ta làm những
quyết định này một cách ý thức, chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để tập trung.
Cuối
cùng, chúng ta thiết lập một sự điều chỉnh tốt đẹp cho sự tập trung và năng lượng
của chúng ta. Trong trường hợp chúng ta
đang cảm thấy hơi buồn ngủ hay hôn trầm, chúng ta cần nâng cao năng lượng của
chúng ta và tự đánh thức chúng ta dậy. Để
làm điều này, như giáo huấn Thời Luân Kim Cương (Kalachakra)
hướng dẫn, chúng ta tập trung tại điểm giữa chân mày chúng ta, với đôi mắt
chúng ta nhìn lên, và đầu chúng ta giữ cân bằng. Rồi thì, trong trường hợp chúng ta cảm thấy khích
động hay căng thẳng và tâm thức chúng ta dong ruỗi, chúng ta cần đặt năng lượng
chúng ta xuống vì thế chúng sẽ bình lặng. Vì điều ấy, tiếp theo chúng ta tiếp theo tập trung trên một điểm bên dưới rốn (đan điền) trong
trung tâm của thân thể chúng ta, với đôi mắt nhìn xuống, và đầu chúng ta cân bằng. Khi chúng ta thở một cách bình thường, chúng
ta giữ hơi thở cho đến khi chúng ta cần thở ra.
Đây
là đầy đủ toàn bộ quy trình chuẩn bị sơ bộ cho lớp học, thiền tập, hay học hỏi
Phật Pháp riêng tư. Chính ngài Tịch Thiên đã nhấn mạnh những lợi ích và cần thiết
của việc thực hành bảy điều quán chiếu và mỗi vị đạo sư Tây Tạng mà tôi đã từng
gặp gở cũng nhấn mạnh đến như căn bản cho việc thực hành hằng ngày. Thậm chí chỉ với bảy điều ấy, nó cũng hình
thành một sự thực hành trọn vẹn. Chúng
ta có thể thực hiện những sự thực hành sơ bộ này bằng việc trì tụng những kệ
văn, như có trong tác phẩm của Tịch Thiên, hay chúng ta có thể thực hành không
phải thuộc lòng những bài kệ, mà chỉ đơn thuần trong những ngôn từ của chúng
ta, hay chỉ với cảm nhận. Điều chính yếu
là có một cảm nhận nào đấy cho mỗi điều trong bảy điều quán chiếu. Cảm nhận điều gì đấy là những gì đem tâm thức
chúng ta đến một thể trạng dẫn đến thiền quán hay học tập.
Cho
những buổi thiền quán thực sự của chúng ta sau thực hành sơ bộ này, chúng ta có
thể tập trung trên hơi thở, trên chủ đề từ những tầng bậc của con đường tiệm tiến
lamrim, hay trên những câu kệ nào đấy của Tịch Thiên. Những thực hành sơ bộ này đưa chúng ta đến một thể trạng hấp dẫn thích đáng của tâm
thức bất kể chúng ta chọn đề mục gì cho buổi tu tập thực sự. Chúng ta có thể
ngay cả chọn lựa chỉ thực hành những điều sơ bộ, mà chính chúng (bảy điều quán
chiếu) là một sự thực hành tuyệt vời. Thời
lượng mà chúng ta dành cho những sự thực hành sơ bộ có thể đa dạng và tùy thuộc
vào mỗi chúng ta. Tuy nhiên, cho dù
chúng ta thực hành nhanh chóng hay chậm rãi, chúng ta cần tránh thực hiện chúng
như một nghi lễ trống rỗng (chỉ có hình thức). Chúng ta cần giữ những ý nghĩa của những thực tập trong tâm thức và cố gắng
để cảm nhận mỗi bước một cách chân thành.
Thành
thật cảm ơn.
[1] Sám Đại Từ : phần thứ nhất là sám thập phương nghĩa, phần thứ hai là sám
Phổ Hiền nghĩa. http://www.tangthuphathoc.com/samphap/samdaitu.htm
[2]
Bốn Châu: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiện
Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Cưu Lô Châu
Tuệ
Uyển, ngày 16/10/2010
Discussion about this post