PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhai gân chờ thời hay thụ động?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHAI GÂN CHỜ THỜI HAY THỤ ĐỘNG?
Minh Mẫn

Christmas, Saigon, DecoratioTrong suốt thời gian cận Noel, các giáo xứ, họ Đạo, tín hữu giăng đèn treo cờ, một vài nơi thiết lập hang đá, đó là lẽ tất nhiên về tự do tín ngưỡng. Nếu không có một số cửa hàng, khách sạn, công ty trưng bày cây thông và ông già Tuyết, có lẽ mùa Giáng sinh cũng chỉ gói gọn trong khu vực của người Công giáo.Song song đó, một số trang mạng lấy làm khó chịu trước hiện tượng Noel đi sâu vào trường học, báo chí truyền thông của nhà nước quảng bá rầm rộ.

Trước vấn đề mà một số người Phật tử cảm thấy bị thiệt thòi đó, lãnh đạo GHPGVN nghĩ gì?

***

Sau 1963, Phật giáo đã từng diễn mừng Phật đản tại bờ sông Bạch Đằng Sài gon, được công binh hỗ trợ xây dựng lễ đài, trăm hoa đua nở đó lan rộng từ các tỉnh miền Trung vào đến miền Nam, đó cũng là lẽ tất nhiên không những bao năm tháng trầm lắng trước sự lãnh đạo của chính phủ do đô hộ của Pháp, mà trên 90% tín đồ Phật giáo lúc bấy giờ, trãi qua nhiều chế độ cũng đã nín thở chờ thời, đến khi 1964, chính quyền nâng đở để Phật giáo lúc bấy giờ xả hơi, vươn dậy.

Cho dù “thiên thời địa lợi mà nhân không hòa” lúc bấy giờ, Phật giáo cũng chỉ là một tổ chức  như tổ chức Phật giáo ngày nay sau thống nhất hai miền. Qua 11 năm, vừa củng cố tổ chức Giáo hội, vừa đóng góp trách nhiệm giải giới chiến tranh (dĩ nhiên không tránh khỏi  bàn tay lông lá chính trị xen vào làm lệch hướng hay ít ra tạo tai tiếng không đúng đối với chủ trương GHPGVNTN lúc bấy giờ), dẫu sao, cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đất nước chịu nhiều đạn bom.Song song, PGVNTN cũng đào tạo lượng số tu sĩ có tu tập, có kiến hức học vị, và xây dựng nông thôn như Thanh niên phụng sự xã hội của Thiền sư Nhất Hạnh. Biết rằng giữa chiến tranh, một tổ chức như thế trở thành điểm ngắm đáng ngờ cho ba bên bốn phía, và tất nhiên, nhiều sinh mạng đã hy sinh vì lý tưởng phụng sự xã hội.Trên 10 nhân vật lãnh đạo có “Tâm và có Tầm” đã đưa GHPGVNTN lên tầm uy tín đối với thê giới. Chỉ 11 năm thôi,GHPGVNTN đã đi vào giáo sử một thời mà ai đó đã bào “Phật giáo là điểm son của dân tộc” !.

Sau 1975, như một cơn đau đẻ, qua nhiều gian truân và áp đặt từ những cán bộ nằm vùng trong Phật giáo, nóng vội, một Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước do HT Minh Nguyệt và Thiện Hào từ rừng về, vận động để thống nhất các Giáo hội, các hệ phái Phật giáo vào một tổ chức mới dưới danh xưng GHPGVN. Do nóng vội, chủ quan và tự hào của kẻ chiến thắng, đã áp lực GHPGVNTN gia nhập mà một số vị lãnh đạo lúc bấy giờ chưa hiểu rõ đường lối sinh hoạt của họ đưa ra. HT T.Quảng Độ, lúc bấy giờ là Tổng thư ký GHPGVNTN nói: “quý vị muốn mời người ta vào ngôi nhà mới, ít ra phải cho biết sơ đồ ngôi nhà…”Nếu lúc bấy giờ có tinh thần thông thoáng như bây giờ thì GHPGVNTN đã không tách biệt và bị khủng hoảng như hiện nay, và một Giáo hội Thống nhất đúng nghĩa sẽ là một tổ chức mạnh do các bộ óc lãnh đạo chân tu sẽ đóng góp  cho xã hội, cho đất nước.

***

Trên dưới 40 năm hình thành và phát triển của GHPGVN ngày nay, có tiến bộ và có thay đổi, nhưng so với thời gian dài như thế, Phật giáo Việt Nam và xã hội Việt Nam là một con bệnh chập chửng đang dần phục hồi. Cái nhu cầu Phật Giáo Việt Nam hiện nay là đào tạo tu sĩ. Sau 1990 tu sĩ Phật giáo được du học nhiều hơn trước 1975, nhất là hệ phái Khất sĩ, chư Tăng và chư Ni đã cố trang bị cho hệ phái một số tu sĩ có học vị, có năng lực không kém hệ phái Bắc truyền; Trang bị kiến thức chưa đủ để phục hồi đạo lực của một tôn giáo chủ hướng giải thoát. Các trường sơ trung cao cấp cũng chỉ cung cấp kiến thức cho học Tăng. Người Phật tử mong rằng Giáo hội cần có những khóa chuyên tu. Ba tháng an cư chỉ là truyền thống và là truyền thống mang hình thức nhiều hơn là thực chất.Nếu biến ba tháng an cư trở thành chuyên tu đặc biệt, có lẽ sẽ xuất hiện nhiều bậc chân đức đáng kính cho quần chúng tín dồ nương tựa.Thân giáo, khẩu giáo, ý giáo luôn là mô hình của bậc chân tu đáng kính.

Do GHPGVN hiện nay quá chú trọng về hình thức nên nội chất bị trống vắng. Vẫn có một vài bậc chân đức đã quy ẩn và chìm sâu giữa những hoạt náo thiếu phạm hạnh. Tu sĩ một số bon chen vật chất, khoa trương địa vị, cậy thế vào ô dù, tranh đua xây cất nhưng việc xây cất thiếu tầm vóc không mang tính văn hóa đặc trưng của PGVN. Về tổ chức, các chức sắc không phát huy sáng tạo, e sợ vượt ngoài chủ trương, thúc thủ để an phận duy trì chức vị để chờ chỉ thị. Sinh hoạt Giáo hội do sự chỉ định từ quyền lực hơn là thể hiện bản lãnh của một tôn giáo như Tôn giáo bạn. Tính thụ động đó đã làm mai một những tu sĩ năng động không dám qua mặt bề trên. Dẫu sao, GHPGVN hiện nay vẫn còn có một số quyền quyết định nội bộ hơn là Hội Phật giáo Trung quốc mang tính thừa sai. Do quyền lực địa vị trong Phật giáo mà có sự lầm lẫn giữa nghi lễ và hành chánh.Trai Tăng thuộc về nghi lễ tôn giáo, nhưng các giáo phẩm cao hạ vẫn nhừơng chỗ cho chức sắc Giáo hội lên bàn chứng minh.Một số trưởng Ban Trị sự địa phương o ép tu sĩ không thuộc đệ tử hoặc hệ phái của mình. Một vài tu sĩ trẻ muốn vào vùng sâu vùng xa để hoằng pháp lại bị BTS địa phương cản trở gây khó. Mỗi vùng là một ông vua và ông vua trị vì suốt đời. Mỗi nhiệm kỳ đều có Đại hội bầu bán, thực ra, Tăng ni địa phương không ai dám có ý kiến thay đổi những vị cầm quyền Giáo hội địa phương thiếu khả năng thiếu uy đức.Quy định Hiến chương cũng cản trở khá nhiều cho những tài năng trẻ; phó Thường trực luôn là người được thay thế trưởng BTS nếu  vị trưởng ra đi, cho dù phó trực bất tài, thiếu kiến thức vẫn là người thừa kế hợp pháp. Bao nhiêu Tăng trẻ được trang bị kiến thức sau khi du học trở về, vẫn ngồi chơi xơi nước hoặc chỉ đảm trách giáo dục.

Phật giáo không thiếu Tăng tài, nhưng thiếu phương cách trọng dụng Tăng tài hoặc sợ Tăng tài vượt trội làm lu mờ vị thế lãnh đạo đang có.

***

Tại sao tín đồ Phật giáo dễ bị cải đạo?

Người tín đồ sau khi quy y Tam bảo, hoàn toàn không biết gì về lịch sử đức Phật, lịch sử truyền thừa Phật giáo, chưa nói đến giáo lý uyên thâm của nhà Phật. Trong khi đó, các tôn giáo bạn, trước khi trở thành tín hữu Kito giáo, phải qua những lớp giáo lý. Muốn lập gia đình với người có Đạo, phải dự lớp giáo ly hôn nhân, buộc mỗi tuần phải đi lễ, và luôn được Linh mục giảng giáo lý sau mỗi lễ Misa. Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài cũng thế, trước khi trở thành tín đồ, phải học qua giáo lý cơ bản, đồng dạo thường xuên sách tấn lẫn nhau. Chính những tổ chức chặt chẻ về hình thức cũng như nội chất, người tín đồ khó mà bị cải đạo hoặc sa ngã trước cám dỗ. Các vùng do giáo xứ, họ đạo ít khi xẩy ra trộm cướp phá rối trị an. Do những uy tín của một tổ chức như thế, người lãnh đạo biết bảo vệ quyền lợi của tín đồ, biết giữ uy tín của Tôn giáo, và nhất là tinh thần đoàn kết, ngoan đạo, họ có đủ quyền để phô trương thanh thế theo luật tự do tín ngưỡng, và thông tin báo chí cũng hãnh diện quảng cáo cho một tôn giáo đủ uy tín.

Những ưu tư của một số tín đồ trước sự phô trương và phát triển các tôn giáo bạn, họ có quyền làm thế. Trong xã hội cạnh tranh phát triển, ai đủ bản lãnh thì kẻ đó có quyền phô trương thanh thế. Trách nhiệm Phật giáo tụt hậu, sa sút tín đồ không phải do tôn giáo bạn phô trương phát triển mà do chính bản thân Giáo hội,tu sĩ không giúp cho tín đồ hiểu giáo lý tường tận, tu tập nghiêm mật và thiếu tổ chức hoằng hóa.Một sản phẩm có quyền quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nếu sản phẩm đó được công ty đủ năng lực thuê bao, chưa nói đến sản phẩm đó thực sự tốt hay không, một sản phẩm có thực chất mà không có kế hoạch quảng cáo, đương nhiên sẽ chịu thiệt thòi.

Mỗi chùa, có một nhóm tín đồ vây quanh sùng phụng trụ trì như một minh sư, cứ thế là đủ an phận hưởng thụ, không cần biết tín đồ đó có hiểu đạo hay chỉ phát tâm cúng dường vì tâm đạo. Tâm đạo như thế chỉ là đống cát đứng trước bảo tố.Một chức sắc từ cấp cao đến cấp thấp đều ỷ lại, tựa lưng vào một ô dù nào đó, chỉ cần quyền lực đối với Tăng Ni, và thường xuyên tham dự trai Tăng do các chùa chuyên tổ chức đám tiệc nhiều hao tốn, đã rút mất sinh lực và sự thâm tín Tam bảo một cách mơ hồ từ quần chúng. Tuy PGVN ngày nay không như Phật giáo Hàn quốc sau đệ nhị thế chiến, chư Tăng ẩn cư lên núi, giao đồng bằng và quần chúng cho Tin Lành ngự trị, để Phật giáo Hàn quốc biến thành thiểu số mà trước chiến tranh, Phật giáo từng phủ trùm lên tín ngưỡng dân gian.Cũng thế, nếu chư Tăng vẫn ỷ lại cuộc sống sung túc hiện nay, vẫn dựa vào thế quyền và được yểm trợ mọi mặt, chắc chắn Phật giáo sẽ xa rời quần chúng, đừng thắc mắc tại sao tôn giáo bạn thiểu số mà phô trương rầm rộ vào ngày Chúa Giáng sinh.

Phát triển GHPGVN hiện nay đối với quốc tế do kế hoạch chỉ đạo của nhà nước; các cơ sở Phật giáo tại Âu châu sau 1990 do nhà nước xây dựng, nhưng các sư vẫn không đủ năng lực phát triển, không đủ uy tín để duy trì, nội bô chia rẽ, thì trong nước, một tổ chức Phật giáo hiện nay cứ ỷ lại sự đùm bọc từ thế lực, không vận dụng khả năng tự phát triển, dĩ nhiên các tôn giáo khác có quyền vận hành vượt khó để vươn lên.

Cái im lặng đợi cầm tay chỉ việc như thế không phải là “nhai gân chờ thời” mà thực sự là bản chất “thụ động”, thì đừng nên trách các Tôn giáo khác mà hãy tự trách nội bộ của Phật giáo. Hãy dọn cỏ làm sạch vườn nhà mình hơn là săm soi cỏ rác nhà lân cận.

Người dân không theo đạo, vẫn nô nức tham dự đêm Noel như lễ hội, càng làm phố phường rộn rã, ngày Phật đản thì sao? Hãy hỏi lại chính mình!

MINH MẪN

25/12/2018

Tin bài có liên quan

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Ba Bản Kịch Thơ: A Dục Vương, Thăng Long Xuân Chiến Thắng Và Hội Nghị Diên Hồng – Giới Lạc Mai Lạc Hồng Biên Soạn

Ẩn Sĩ Thời Mạt Pháp – Truyện Ngắn: Trần Hạ Tháp

Ảo Hóa – Hermann Hesse – Ni Sư Trí Hải Chuyển Ngữ

Xóc Thẻ, Xin Âm Dương, Đốt Vàng Mã Là Của Đạo Khác Xen Lẫn Vào Đạo Phật

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

Xin Đừng Lạy Đức Phật

Xin đừng lạy Đức Phật

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xá Lợi Thật Của Đức Phật Và Xá Lợi Niềm Tin

Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

Xá Lợi

Xá Lợi

Load More

Discussion about this post

Tất Cả Âm Thanh Đều Là Tiếng Thuyết Pháp

Tất cả âm thanh đều là tiếng thuyết pháp

Sau khi đến học hỏi với giáo sư Shibata được một thời gian thì tôi quyết định dọn đến Toyohira...

Lâm Tế Nghĩa Huyền – Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng

LÂM TẾ NGHĨA HUYỀN tiếng hét vang động trong vô cùngNhư Hùng Lâm Tế (? 867) người được mệnh xưng...

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PL 2557 DL 2013CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC Ngày lễ Phật đản (Vesak Day)...

Học Thuyết Về Nghiệp Của Thế Thân

HỌC THUYẾT VỀ NGHIỆPCỦA THẾ THÂN VÀ HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CHUẨN MỞ RỘNGPháp Hiền Cư Sĩ Sống và hoạt...

Phật Giáo Có Phải Là Duy Vật Không?

Tôi đọc sách Bát Nhã Ba La Mật kinh trực chỉ đề cương của Hoà thượng Thích Từ Thông, ở...

Tìm Hiểu Về Vu Lan Thích Nguyên Hiền

Tìm Hiểu Về Vu Lan Thích Nguyên Hiền

TÌM HIỂU VỀ VU LAN Thích Nguyên Hiền Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển...

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ (Trích lục từ kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt Xấu) *********...

Tâm thức thời hậu hiện đại

Kinh điển Phật giáo phân định vạn hữu thành 2 thể loại là Hữu tình và Vô tình: động vật...

Tăng Bào

Tăng Bào

TĂNG  BÀO Minh Mẫn Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có...

Hai Hạng Người Không Biết Chán Đủ

Hai hạng người không biết chán đủ

HAI HẠNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHÁN ĐỦ Quảng Tánh   Hai thương nhân Trapusha và Bhallika dâng cúng phẩm lên...

Tích Hợp Vật Lý Và Phật Học? Gsts. Cao Chi

Tích Hợp Vật Lý Và Phật Học? Gsts. Cao Chi

TÍCH HỢP VẬT LÝ VÀ PHẬT HỌC? GSTS. Cao Chi Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả...

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 189

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 189

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh Tô Đăng Khoa Làm thế nào để biết chắc chắn mình đang tu...

Nhân Qủa Nghiệp Báo Trong Hạnh Hiếu Chánh Tấn Tuệ

Nhân Qủa Nghiệp Báo Trong Hạnh Hiếu Chánh Tấn Tuệ

NHÂN QỦA NGHIỆP BÁO TRONG HẠNH HIẾU Chánh Tấn Tuệ Mục tiêu trao đổi Phật pháp của người con Phật là...

Thử Tìm Hiểu Kinh Nhân Vương Hộ Quốc

THỬ TÌM HIỂU KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐCThích Nguyên Hùng   Lịch sử phát triển Phật giáo cho thấy, các...

Tất cả âm thanh đều là tiếng thuyết pháp

Lâm Tế Nghĩa Huyền – Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

Học Thuyết Về Nghiệp Của Thế Thân

Phật Giáo Có Phải Là Duy Vật Không?

Tìm Hiểu Về Vu Lan Thích Nguyên Hiền

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Tâm thức thời hậu hiện đại

Tăng Bào

Hai hạng người không biết chán đủ

Tích Hợp Vật Lý Và Phật Học? Gsts. Cao Chi

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 189

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh

Nhân Qủa Nghiệp Báo Trong Hạnh Hiếu Chánh Tấn Tuệ

Thử Tìm Hiểu Kinh Nhân Vương Hộ Quốc

Tin mới nhận

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Mọi giới đều niệm Phật

Học làm Phật

Đức Phật đã cứu sống tôi

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Trút bỏ phiền ưu theo lời Phật dạy

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Tin mới nhận

Điện Văn 274 Chiến Dịch Tấn Công Chùa

Tu Luyện Tâm Xả

Lạy Phật hàm chứa nguyên lý y học thâm sâu

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Đạo Phật Trong Thế Giới Ngày Nay

Gender Equality and the Empowerment of Women in Theravada Buddhism

Bước chân cùng tử

Có Gì Là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại

Niêm Hoa Vi Tiếu (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Đức Phật: Tâm Điểm Của Sự Đối Đầu Trung Ấn

Con Đường Đã Chọn – Cư Sĩ Minh Mẫn Tường Trình Từ Washington Dc

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời

Các Tôn Giáo Lớn Tại Ấn Độ – Huỳnh Kim Quang

Thiền Tông Và Kinh Viên Giác

Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm Nói Về Chuyện Sinh Tử – Minh Bửu Biên Tập

Kinh Đại Phước Đức

Đại Giới Đàn Tánh Thiên Tại Làng Mai Thái Lan

Giới hạnh viên dung – hương sen lan tỏa

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Audio Book Kinh Kim Cang

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Nam mô A Di Đà Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Kinh Kalama

Tin mới nhận

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

48 Pháp Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

Công Đức Phóng Sanh

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Suy gẫm về sự bất thối chuyển trong kinh A Di Đà

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.