TA NÓI TIẾNG VIỆT
MÀ TA KHÔNG BIẾT
Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com
Vài tiểu đề gợi ý trong các buổi nói chuyện tại đại học quốc
gia TP HCM (9/2011) nhân hội nghị quốc tế về giao lưu văn hoá Trung-Việt. Các
điểm sau ghi rất tóm tắt để bàn luận thêm so với đề tài chính “Nguồn gốc
Việt (Nam)
của tên 12 con giáp – Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A)”. Bạn đọc có thể tra cứu
thêm nhiều chi tiết dựa vào tên các tác giả và chủ đề liên hệ.
1. Ta
nói tiếng Việt mà ta không biết
Trầu cau là sản phẩm của phương Nam, vì thế khi tra cứu cách phát
âm trầu cho ra nhiều điều thú vị. Khi người viết ở Đài Loan, Quảng Châu … Dân
chúng và các cửa hàng đều dùng ‘ăn tân
lang/ăn cau’ chứ không nghe nói là ăn trầu; tục ăn trầu tiếng Hán là 檳榔嚼 bīn láng jiáo (tân lang tước).
Trầu (giầu, giàu) plu (Pọong), tlu (Mường Rục), mlu (Brâu),
blu (Kha), mlu (M’nông, Stiêng, Biat), plū (Môn), pu (ພູ, Lào),
bơlâu (Rơngao), tlờu (Mường), ulàw (Arem), balu (Alak), bolou (Bahna), plu2
(Palaung), pu2 (Wa), bluk (Sakai), blu (Theng), sam-mlhu (Miến), พลู ; ใบพลู ploo ;
bai ploo (Thái) mơlu (Chăm), hla mơlu (GiaRai) … Ngay đến cả tiếng Tokodede
(Đông Timor) cũng gọi trầu là malu hay malus (tiếng Tetum), buyo (tiếng Tagalog
ở Phi Luật Tân) … tiếng Sinhala (Sri Lanka) gọi là bulath …v.v…
Tục ăn trầu ở Việt Nam đã được ghi nhận trong các tài
liệu Hán cổ từ thế kỷ II TCN. Tiếng Hán Việt tương ứng với trầu là phù lưu – được
Tả Tư 左思
(250-305) nhắc đến trong Ngô Đô Phú (吳都賦) 石帆水鬆, 東風扶留 : thạch phàm thủy tông,đông
phong phù lưu … Hay Ngô Vạn Chấn 吳萬震 thời Tam Quốc từng ghi nhận
trong Di Vật Chí (異物誌) là 古賁灰, 牡礪灰也。 與扶留 、 檳榔三物合食, 然後善也。 扶留籐, 似木防己。 扶留 、 檳榔, 所生相去遠, 為物甚異而相成。 俗曰: ‘檳榔扶留, 可以忘懮 cổ
bí hôi,mẫu
lệ hôi dã。Dữ
phù lưu、tân
lang tam vật hiệp thực,nhiên
hậu thiện dã。Phù
lưu đằng,tự
mộc phòng kỷ。Phù
lưu、tân
lang,sở
sinh tương khứ viễn,vi
vật thậm dị nhi tương thành。Tục
viết:‘tân
lang phù lưu,khả
dĩ vong ưu’ … 《 本草綱目》 卷十四)。 但吳其浚則據其在湘 、 滇 、 粵等地所觀察, 認為扶留無花實, 當地人只取葉裹檳榔而食, 與蒟子有異 ( 見 《 植物名實圖考》 卷二五 “ 蒟醬”、蔞葉” (A) 《Bản Thảo Cương Mục》 quyển thập tứ) 。Đãn
ngô kì tuấn tắc cứ kì tại tương、Điền、Việt đẳng
địa sở quan sát,nhận
vi phù lưu vô hoa thật,đương
địa nhân chỉ thủ diệp khoả tân lang nhi thực,dữ củ tử hữu dị (kiến 《Thực vật danh thực đồ khảo》 quyển Nhị Ngũ “củ tương”
、 “lâu
diệp” …v.v… Cũng được ghi nhận trong Thục Kí, Thuỷ Kinh Chú, Giao Châu Kí,
Quảng Châu Kí, Hồng Lâu Mộng … Và hiện diện trong An Nam Chí Lược (Lê Tắc),
Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp), Vân Đài Loại Ngữ (Lê Quí Đôn) …v.v…
Trong Đồng Khánh Địa Dư Chí có 31 địa danh mang tên Phù Lưu (tập trung ở Bắc
Ninh, Thanh Hoá … phản ánh phần nào nơi xuất phát).
Từ các dữ kiện ngôn ngữ trên, ta có thể phục nguyên một dạng
cổ của trầu là *blu – để ý tương quan giữa nguyên âm u và âu như bu bâu, thu
thâu, khu khâu, ưu âu, chu châu, mùi màu … Thành ra *blu liên hệ đến blâu
(blau, trầu) mà Việt Bồ La vẫn còn ghi nhận. Chính dạng cổ này giải thích được
dạng kí âm phù lưu (tiếng HV, xem thêm chi tiết về tương quan b-ph trong loạt
bài Bụt hay Phật?(B). Cũng vào đầu CN mà các tài liệu TQ viết về Phù Nam 扶南 với khả năng là kí âm của
bnam hay vnam (núi, bây giờ là phnom, theo George Coedès); đây là khuynh hướng
đơn âm hoá tổ hợp các phụ âm bl- br- như từ tiếng Phạn như Buddha > Phù Đồ 浮 屠/浮 圖, Phù Đà 浮 陀, Phù Đầu 浮 頭 … ( krosa > câu lưu
xá, brahmana > Bà La Môn, pra- > Ba La – …). Để ý các dạng kí âm Phù Dư
(扶/夫餘 vương
quốc Hàn Buyeo cổ đại), Phù Tang (扶桑 tên nước Nhật thời cổ đại).
Tóm lại, ta vẫn dùng phù lưu như tiếng HV mà thường không biết
đây là tiếng Việt (cổ) *blu, đây là loại chữ Việt-Hán-Hán-Việt thường bị ngộ nhận
là Hán Việt.
(A) Tự điển chữ Nôm (Nguyễn Quang Hồng chủ biên, 2007) cho rằng
trầu 蔞 蒌 là loại F1 – điều này đáng được xem lại cho cẩn thận vì chữ
này đã có từ thời Kinh Thi, Sở Từ – cũng như lẫn lộn giữa các loài cây leo (cỏ)
làm thuốc – Ngọc Thiên: hao thuộc 【 玉篇】 蒿屬. Phù 蔞có thể còn viết là 扶
hay 浮 cho thấy khuynh hướng lấy vần đầu khi nhập
vào tiếng
Hán cũng như các trường hợp Bụt (Phật) hay Phạm/Phạn chẳng hạn. Để ý phù 浮 còn có nghĩa là bầu (trái bầu, hồ 瓠
– hồ lô 葫蘆).
(B) Phù lưu 浮留 theo đa số định nghĩa của
tự điển TQ thì là 藤 名 đằng danh (tên loài cây leo, mọc thành bụi quấn quýt) – các
tài liệu Hán cổ cho thấy sự nhầm lẫn của loài trầu (không) phương Nam với các
loài cây leo (creeper) khác – Lê Quý Đôn cũng nhận ra điều này trong Vân Đài Loại
Ngữ. Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa (CNNAGN, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải,
1985) còn ghi các loài cây Thiết Đằng, Xích Đằng, Bạch Đằng, Thuỷ Đằng, Sơn Đằng:
Sơn Đằng
dây chão càng bền
Phù Lưu
Diệp truyện lá trầu đỏ tươi
…v.v…
Các nước
vẫn còn ăn trầu hiện nay – trích trang http://en.wikipedia.org/wiki/Areca_nut
Thật ra các tài liệu Hán cổ cũng ghi nhận các khu vực Mân Việt
(thuộc tỉnh Phúc Kiến), Hải Nam
và Quảng Châu (bắc VN) đã từng có tục ăn trầu. Tiếng Mã Lai/Inđônêsia có danh từ
pinang (cây cau, so với tân lang 檳榔 ) và động từ mempinang
(men+pinang > mempinang) là dạm hỏi, cầu hôn (tặng trầu cau để xin cưới), cũng
giống phong tục một số dân tộc thiểu số (Nam Đảo) ở miền núi thuộc đảo Đài Loan
mà người viết có dịp tiếp xúc; xem thêm bài viết của D. F. Rooney http://rooneyarchive.net/lectures/lec_betel_chewing_in_south-east_asia.htm
(trong các dân tộc ăn trầu có cả
Madagascar ở nam Phi Châu). Một hiện tượng lạ là hiện nay, ngay tại thành phố Hương
Đàm 湘潭, tỉnh
Hồ Nam
湖南 lại có
phong trào ăn tân lang (ăn trầu) với nhiều tiệm bán tân lang ở dọc đường – xem
bài viết http://www.echinacities.com/expat-corner/betel-beware-hunan-s-famous-chewing-gum.html
.
2. Hiện
tượng m ‘mặt mắt
mũi môi mép má mụn mí mi mày …’
Vài chi tiết từ cuộc nói chuyện với anh Bùi Văn Chiến (gốc
người Mường) ở Suối Khoáng, Kim Bôi (tỉnh) Hoà Bình ngày 11/2/2008:
Trong tiếng Việt ta thấy các từ chỉ bộ phận (con người) trên
mặt đều có khuynh hướng bắt đầu bằng phụ âm môi môi (bilabial) m- như mắt mặt mồm
/miệng/mõm môi mép má mụn/mụt mí mày mi mũi (A) … Tiếng Mường cũng cho thấy
hiện tượng m này cũng theo anh Chiến :
măt (Mường) – mặt (Việt) : mặt tlời (mặt trời)…
măt – mắt : tau măt
(đau mắt) …
môi – môi : mỉm môi
– mím môi…
mũi – mũi : mũi hớt
(mũi hếch)…
mụn – mụn : nhế mụn
(nhiều mụn) …
mồm – mồm : mon mồm
(câm miệng) …
mênh – miệng : mím
mênh (mỉm miệng) …cf. miểng tlù
(miếng trầu) …
mênh mường – miệng mường
(đầu bản, đầu mường), mẽnh khảl (miệng
hùm)…
măt mũi – mặt mũi …
măt mày – mặt mày …
…v.v…
Người viết có kiểm lại các dữ kiện trên qua Từ điển Việt Mường
(Nguyễn Văn Khang chủ biên, 2002).
Hiện tượng m (trong đó có các từ căn bản như mắt mũi miệng được
Morris Swadesh liệt kê) cho thấy liên hệ họ hàng (một tiêu chí) của tiếng Việt
và Mường.
Hiện tượng m có thể liên hệ đến những vấn đề ngôn ngữ học và
phong tục lịch sử như :
2.1 Hiện tượng
vùng (areal phenomenon)
Tiếng Chăm (Chàm) : papah (miệng/mồm – nước miếng : ia
papah), mưta (mắt – nước mắt: ia mưta, nước đái : ia mưik..), mjeng /miêng
(mép), bbauk (mặt), bbauk (má – hai bên má : tua kah bok), chabôi (môi) (A),
mun (mụn), adung/idung (mũi) (, chih (mí – mí mắt : chih mưta) … dựa vào cuốn
‘Từ Điển Việt-Chăm’ (chủ biên Bùi Khánh Thế, 1996)
2.2 Hiện tượng phổ quát (Universals)
Elaine Andersen trong bài viết ‘Lexical universals of
body-parts’ (trong cuốn 3 – ‘Universals of Human languages’ chủ biên J.
Greenberg – Stanford University Press 1978) có nhận xét về cách dùng chung của
một số từ chỉ bộ phận cơ thể như tiếng mắt, mặt (tiếng Tarascan là nari), má, mặt
(tiếng Romanian là obraz), miệng , môi (tiếng Romanian là gura) …
2.3 Tên gọi cha mẹ hay người nuôi dưỡng (nursery
words)
Đây cũng có thể là hiện tượng phổ biến/quát (universals) –
khi so sánh các tiếng gọi cha mẹ như père (papa)/mère (maman)- Pháp , Swahili
(Phi Châu) là baba / mama , Bengali (Ấn Độ)là baba / ma , Quan thoại là phụ /fu
– mẫu/mu3 (mu3qin1) hay còn là baba/mama …… Việt Nam có ba bô cha / má mẹ mợ mụ mê
…v.v… cho thấy tần số dùng phụ âm môi khá cao. Ngoài ra mớm cơm còn có thể dẫn đến mớm tiếng (một số nhà nghiên cứu còn đề nghị thuật ngữ motherese cho trường hợp này).
(A) Đây là
hiện tượng m (the m phenomenon) trong tiếng Việt – Từ dầu thập niên 1970 khi người
viết bắt đầu đặt vấn đề và đi học thêm về Ngôn Ngữ Học (bên Úc – cho đến ngày
hôm nay) để cố giải thích : đây là trường hợp ngẫu nhiên hay cố tình ? So sánh
với các ngôn ngữ loài người khác dùng phụ âm môi m/b/p để chỉ ba má trong quá
trình thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition như qua các hoạt động động bú mớm, mớm cơm), ảnh hưởng người mẹ (mẫu
hệ), một ‘bản tuyên ngôn độc lập ngôn ngữ’ của dân Việt qua bao thời biến động
của lịch sử
Đây là chưa kể đến tên gọi 12 con giáp …v.v…
3. Vài
nhận xét về tiếng Mường (Bi)
3.1 Mắng:
nghe, mảng theo Việt Nam Tự điển (KTTĐ), Đào Duy Anh, Nguyễn
Quang Hồng …
Áng nạ
mắng hay thương xót buồn mòn (Phật Thuyết)(A)
Tai
nghe mắng ắt còn vang (Cư Trần Lạc Đạo)
Bên tai
dường mắng tiếng thiều quân (Quốc Âm Thi Tập/QATT)(B)
Đắt tai
biếng mắng sự vân vân (QATT)(A)(B)
Mắng tiếng
dữ lành bao đắp (Bạch Vân Am)
Mắng tiếng
sấm động mang vào tốt thay (CNNAGN)
Tôi mắng
nghe tiếng làm người chẳng khỏi chưng trời đất mặc mà có sinh (Truyền
Kỳ Mạn Lục)(A)
Đêm nằm
chẳng mắng tiếng gà (Thiên Nam Ngữ Lục ngoại kỷ)
Thức ngủ
chưa mắng biết (Thi Kinh Giải Âm, 1792)
Giang
Đông mắng tiếng đa tài tuấn (Nguyễn Hữu Huân khi được tha về)(B)
Dùi sương
chợt mảng trên thành điểm năm (Hoa Tiên)
…v.v…
Trong Kiều có 2 lần dùng mắng (mảng, theo Đào Duy Anh)
Mắng
tin xiết nỗi kinh hoàng (Kiều/K, câu 535)(A)(B)
Sảnh đường
mắng tiếng đòi ngay lên hầu (K, câu 1718)(A)
Chữ Nôm mảng hay mắng thường dùng mãng 莾 là thành phần hài thanh.
Tiếng Việt hiện đại KHÔNG thấy dùng mắng hay mảng để chỉ
nghe nữa (tự điển Việt Bồ La/1651 còn ghi MẮNG TIN, nghe tin). Tiếng Mường (Bi)
vẫn còn dùng như
Măng
phiền (nghe phiền), măng nhọc
(nghe nhọc, cảm thấy mệt), măng tồn
(nghe đồn)…
Hết
quêl nì ay chăng măng tồn wềl nả (hết làng này ai mà không nghe
đồn về nó)
Ăn bôn
măng ngã (ăn rau khoai nước nghe/cảm thấy ngứa)
Ho hảo
ti dỗng da mé còn măng nhỗn lẳm (tôi muốn đi chơi cậu nhưng cảm
thấy bận rộn công việc lắm) – măng nhỗn (nghe/cảm thấy bận rộn)
Măng mờng (nghe
mừng, cảm thấy mừng)
…v.v…
Các từ Việt cổ như măng, cúi, tlu/klu (tru, trâu), cải cả
(cái cá – bây giờ là con cá), cải cảy ca (cái gà – bây giờ là con gà tiếng Việt)…
cho thấy tiếng Mường (vì yếu tố địa lý lịch sử …) còn bảo quản phần nào tiếng
Việt cổ (C)
(A) “Từ điển từ Việt cổ” (Nguyễn Ngọc San, Đinh
Văn Thiện – NXB Văn Hoá Thông Tin 2001)
(B) “Từ điển từ cổ” (Vương Lộc – NNXB Đà Nẵng
2002)
(C) người viết lại chợt nhớ đến người bạn người Hòn (Phan
Thiết ra đảo) khi hỏi anh làm nghề gì, anh trả lời tôi đi biên (rất khó nghe
lúc đầu, nghĩa là tôi đi biển/đánh cá)
3.2 Một
mô hình đơn giản về thời kỳ các tiếng Việt Mường tách ra (time
depth)- phương pháp định lượng (quantitative method):
Vấn đề thời gian tách ra giữa tiếng Việt và Mường có thể
tính bằng phương pháp Morris Swadesh như đã viết trước – đây chỉ là một thí dụ
:
So sánh các từ căn bản giữa Mường và Việt (bây giờ), và ghi
nhận khoảng 80% giống nhau (cùng gốc)(A). Giả sử tỉ số thay đổi λ (rate of
change) là 0.10 (B) (hay cứ một ngàn năm thì có 10 chữ bị thay đổi trong 100 chữ
so sánh) thì thời gian tách ra là
t = ln(0.80)/(-2×0.10) = 1116 năm ~ 1100 năm
(đương nhiên là có sai số tuỳ theo mức chính xác muốn dược/confidence
level)
Cá nhân tôi chưa thấy một bảng so sánh và thống kê như vậy,
tuy nhiên một số bài viết liên hệ về tiếng Mường, Việt và Mon-Khme có thể tìm đọc
trên mạng như [www.nostratic.ru] (bài này viết cách đây cả 44 năm) (C).
Phê bình thêm: Nguyễn Tài Cẩn (1995), Phạm Đức Dương (1985)
cũng cùng nhận xét vào thời kỳ tách ra như trên, Nguyễn Văn Tài (1978) cho rằng
có thể sớm hơn … Keith Taylor (hai thời điểm khác nhau) … Nguyễn Phú Phong
cho là khoảng thế kỷ IX (trong bài viết “Nghiên cứu về nhóm Ngôn ngữ Việt-Mường”)
(A) 80% là thí dụ (chủ quan) mà thôi – tuy nhiên xem thêm
các nhận xét trên mạng [cema.gov.vn]. Nếu phần trăm giống nhau là 75% thì thời
kỳ tách ra là khoảng cách đây 1438 năm, còn lâu hơn số năm đã tính ở trên.
(B) dựa vào tiếng Hán
(λ = 0.1) và Nhật (λ = 0.11) – trích từ bài ‘COMPARATIVE-HISTORICAL LINGUISTICS
AND LEXICOSTATISTICS’ của Sergei Starostin; Swadesh đề nghị tỉ số thay đổi λ là
0.14 (dựa vào các ngôn ngữ Ấn Âu)
(C) các bài viết khác mà người viết có dịp xem qua như André
Haudricourt (‘La place du vietnamien dans les langues austroasiatiques’ 1953,
‘L’origine des tons vietnamiens’ 1954) và các bài viết của David Thomas (ông
ghi lại 200 chữ từ tiếng Mường ở Hoà Bình) …v.v… Các bài viết của Nguyễn
Văn Tài rất đáng chú ý như “Tiếng Nguồn, một phương ngôn của tiếng Việt
hay một phương ngôn của tiếng Mường?” (1975) … hay “The Nguồn
language of Quảng Bình, Vietnam” (Nguyễn Phú Phong,
1995) …v.v…
Các yếu tố lịch sử về thời kỳ tách ra (cách đây 1100 năm) là
thời loạn 12 sứ quân), thời kỳ dành độc lập và tự chủ (có chính quyền trung ương
– phân biệt rõ nét người Kinh tập trung ở thành thị hơn …) …
4. Tóm tắt các giả thuyết về nguồn gốc tiếng Việt
4.1 Tiếng
Việt là tiếng Hán theo giám mục Jean-Louis Taberd (đầu thế kỷ 19), GS Terrien
de la Couperie (cuối thế kỷ 19), L. Cadière, sử gia Nguyễn Phương, học giả Lê
Ngọc Trụ (giữa thế kỷ 20) … và gần đây hơn là nhà văn Nga Vladimir Malyavin
(2005).
4.2 Tiếng
Việt liên hệ đến tiếng Thái theo GS Henri Maspéro (1912), G. Maspéro (1915), T.
A. Sebeck (1942), Trần Trọng Kim, Vương
Lực (1957/1958), Bùi Đức Tịnh …
4.3 Tiếng
Việt liên hệ đến tiếng Môn theo học giả Kari Himy
4.4 Tiếng
Việt liên hệ đến tiếng Khme theo BS Reynand
4.5 Tiếng
Việt liên hệ đến tiếng Mã Lai, theo học giả E. Souvignet, nhà văn Bình Nguyên Lộc,
học giả Nguyễn Ngọc Bích …
4.6 Sử gia
Phạm Văn Sơn đề nghị Việt ngữ và Việt chủng là một chủng tộc, một ngôn ngữ
riêng biệt
4.7 Tiếng
Việt có gốc từ xứ Ethiopia
‘…Tóm
lại tiếng Việt nguồn gốc xuất xứ từ xứ Ethiopia được di dân mang đi theo chủng
tộc, nhưng trên bước đường tiến thủ pha lẫn với nhiều tiếng nói địa phương đã
trải qua, nên tiếng gốc còn quá ít mà lại mang tiếng ngoại nhập nhiều …’ trích
từ bài viết “Nguồn gốc tiếng Việt” của tác giả Sagiang
4.8 Tiếng
Việt liên hệ đến tiếng Lava (Lawa, Lào)
Dựa trên đa số dữ kiện ngôn ngữ, tác giả Tạ Đức đưa ra kết
luận “… Về người Lạc Việt, những bằng
chứng nêu trên tuy chưa cho phép “nói chắc” nhưng cũng cho phép tạm kết luận nữa
rằng: người Lạc Việt (tổ tiên trực tiếp của người Việt) thuộc về khối tộc người
Lava cổ, là tộc người chủ thể bao gồm người Môn (là tổ tiên trực tiếp của người
Mường) đã dựng nước Ya Yang/Nha Lang/Văn Lang ở vùng Bắc Bộ Việt Nam như một
trung tâm của khối Lava-Môn-Khmer của khu vực Nam sông Dương Tử …” –
trích từ bài viết của Tạ Đức trang mạng ‘dòng Hùng Việt’ hay Talawas http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4103&rb=0302
4.9 Tiếng
Việt sinh ra do sự kết hợp các ngôn ngữ Nam Á và Tày-Thái. Giả thuyết này do
George Coedès đưa ra năm 1949. Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương căn cứ trên tiến
trình biến đổi hình thái học của từ cũng đi đến kết luận này (A)
4.10 Từ năm
1856, học giả James Logan đã đề nghị dạng thức Mon-Anam (Mon-Anam formation) mà
ngày nay ta gọi là họ Nam Á (Austrasiatic, cần phân biệt với địa danh Nam
Á/South Asia hay tiểu lục địa Ấn Độ). Nhà ngôn ngữ Wilheim Schmidt (1901) bắt đầu
dùng nhiều dữ kiện so sánh các ngôn ngữ khác như Nicobar, Bahna, Stieng … đều
liên hệ đến họ Nam Á (tuy không có dữ kiện từ tiếng Việt mà ông cũng chấp nhận
cùng họ) – ông còn đề nghị họ Austric bao gồm nhiều ngôn ngữ Nam Phương hơn.
Sau công trình nghiên cứu của J. Przyluski (1924), nghiên cứu về tiếng Việt mà
được nhiều người nhắc đến là của nhà ngôn ngữ người Pháp André-Georges
Haudricourt. Công trình nghiên cứu của ông đặt tiếng Việt vào họ ngôn ngữ
Austroasiatic, hay còn gọi là Mon-Khmer, và là một công trình được nhiều nhà
ngôn ngữ học cho là thuyết phục nhất. Một số công bố nghiên cứu của ông liên
quan đến tiếng Việt và có nhiều ảnh hưởng đến các nghiên cứu về sau như
1952. L’origine môn-khmèr des tons en viêtnamien (Nguồn gốc
Mon-khmer của thanh điệu trong tiếng Việt)
1953. La place du viêtnamien dans les langues
austroasiatiques (Vị trí của tiếng Việt trong họ ngôn ngữ Austroasiatic)
1954. De l’origine des tons en viêtnamien (Nguồn gốc của
thanh điệu trong tiếng Việt)
Học giả Paul Benedict (1942) đề nghị họ Austric gồm có Môn
Khme, Annamite … so với họ Hán-Tạng … Ông đã nâng tiếng Thái lên hàng đầu
khi kết luận là họ Austro-Thai (Nam Thái, 1976) là tiền thân của các họ Môn
Khme, Việt Mường …
Heinz-Jurgen Pinnow (1959) bố túc thêm công trình của
Schmidt, cũng như Robert Shafer (1965), David Thomas (1966), D. Thomas và
Robert Headley (1970) … Gérard Diffloth (1989) cập nhật các công trình trên
và cùng với Ilia Peiros (1998) và củng cố chỗ đứng của họ Nam Á cho đến nay;
tuy các chuyên gia về họ Nam Á không có nhiều (so với cả trăm nhà ngôn ngữ
nghiên cứu về họ Nam Đảo/Austronesian)
Lại có nhà nghiên cứu liên hệ tiếng Nhật, Việt với Nam Phương
hay Đa Đảo như Nobuhiro Matsumoto (1928) – đại khái là cùng cách nhìn như P.
Benedict, T. Kawamoto …
Họ Vietic (đặc biệt là Việt-Mường) cũng là đề tài trong các
công trình so sánh ngôn ngữ của Peiros (1998), Ferlus (1975, 1992), Thompson
(1976), Barker & Barker (1970) …
Xem thêm chi tiết trong các bài viết “A comparison of Muong
with some Mon-Khmer languages” (Ruth S. Wilson, 1966), “Khái quát các
nghiên cứu ngôn ngữ học về nguồn gốc tiếng Việt” (Marl Alves, tạp chí Khoa
Học ĐHQGHN, 2008) , “History of Comparative Mon-Khmer Studies” (Paul
Sidwell, 2004, ANU) hay “Từ Nam Á trong tiếng Việt” (Hồ Lê,
1992/2002) …v.v…
Trong phạm vi bài viết 5A Hợi Hãi gỏi cúi/heo trong loạt bài
“Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp”, các dữ kiện ngôn ngữ minh
chứng liên hệ Việt Mường và các khuynh hướng
– tiếng Mường vẫn duy trì một số từ Việt cổ (cúi là heo/lợn
chẳng hạn)
– tiếng Việt (người Kinh) có nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán
(trư, đồn, thỉ …)
– đặc biệt là tiếng Mường (Bi) vẫn dùng các từ Hán Việt như
nhúc (nhục/thịt 肉), bảng (bán/nửa 半), chước 杓 (gáo, đồ múc) … một
cách tự do so với tiếng Việt, phản ánh thời kỳ nhập vào và sử dụng lâu dài
trong tiếng nói dân gian (td. từ thời Đường Tống).
(A) theo BS Nguyễn Hy Vọng, tác giả cuốn tự điển Đồng Nguyên
Việt-Đông Nam Á (2007) thì ‘…Tiếng Việt
có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm, nó đã lai giống với rất
nhiều tiếng Mon, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Chàm , tiếng Malay,
và đã vay mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi thì trong trăm năm vừa qua lại
đã mượn hàng trăm tiếng Pháp như mũ bêrê, cái kilo, cái gara, vải kaki, bình
accu…’ – xem bài viết trang http://www.gdptvn-usa.org/index.php?option=com_content&view=article&id=245:ngun-gc-ting-vit&catid=31:vit-ng&Itemid=11
…v.v…
Discussion about this post