PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tâm Thư Về Việc Xây Dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Kính gửi: Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu

Kính thưa Quý vị,

Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ, không có sự phối hợp cùng nhau để có thể tạo thành một sức mạnh tập thể, cũng như chưa có một phương thức tổ chức hệ thống và khoa học nhằm thực hiện tốt công việc. Do cách làm đó nên ngay cả những người có tâm huyết cũng không thể nắm chắc là hiện nay công trình đã thực hiện được đến mức nào. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta có thể biết được đã có bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh được Việt dịch, còn lại bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh chưa được Việt dịch, và trong số đó thì những bộ kinh, quyển kinh nào nên được chuyển dịch trước v.v… Hơn thế nữa, trong khi còn rất nhiều bản kinh chưa được Việt dịch, thì lại có một số bản kinh có quá nhiều người dịch và trong đó cũng có lắm khác biệt, khiến người đọc nhiều lúc phải bối rối không biết phải chọn đọc bản dịch nào…

Từ thực trạng đó, trong thời gian qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực để xây dựng một trang kinh điển với hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào công trình Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Công việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm bao gồm các bước cụ thể như sau:

1. Bước thứ nhất: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ Kinh điển Hán tạng hiện còn lưu giữ được, để làm nền tảng cho việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Do kinh điển Pali có số lượng ít hơn và đã được Hòa thượng Thích Minh Châu chuyển dịch hầu hết sang tiếng Việt, nên trọng tâm công việc hiện nay cần hướng vào kinh điển bằng Hán văn, vốn có khối lượng vô cùng đồ sộ và trong đó cũng có rất nhiều bản kinh đã trở nên quen thuộc với truyền thống tu tập của Phật giáo Việt Nam.

2. Bước thứ hai: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ các bản Việt dịch Kinh điển hiện đã được lưu hành, nhằm thống kê một cách chính xác, cụ thể về số lượng, từ đó mới có thể xác định được khối lượng công việc còn lại để hoàn tất Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Ngoài ra, việc thu thập và trình bày một cách hệ thống các bản Việt dịch đã lưu hành cũng là công việc vô cùng quan trọng để giúp người Phật tử có thể dễ dàng tiếp cận với những bản kinh văn đã được Việt dịch.

3. Bước thứ ba: Dựa theo kết quả có được từ hai bước đã thực hiện trước, xác định rõ ràng những kinh văn còn chưa dịch, cũng như xem xét chọn lựa xác định những kinh văn nào nên tiếp tục chuyển dịch trước. Đối với những bản kinh văn có quá nhiều bản dịch, sẽ tiến hành việc so sánh đối chiếu nhằm chọn ra những bản dịch hay hơn, chính xác hơn để lưu hành.

Sau khi xác định các bước thực hiện như trên, chúng tôi đã tiến hành công việc cụ thể và đạt được một vài kết quả như sau:

1. Về bước thứ nhất: Chúng tôi đã xây dựng được một trang kinh điển, thu thập và trình bày toàn bộ kinh điển Hán tạng tại đây:

http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-0.html

Chúng tôi đã thu thập nguồn dữ liệu chính của bản Đại Chánh tạng từ trang web chính thức của CBETA, nhưng ngoài ra cũng kết nối cả với Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng để phục vụ nhu cầu tham khảo, đối chiếu giữa các bản kinh khác nhau trong các tạng kinh này. Toàn bộ dữ liệu PDF trình bày Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng đã được chúng tôi xử lý để có thể hiển thị song song với các bản kinh thuộc Đại Chánh tạng. Bằng cách này, những người dịch kinh hoặc đọc kinh khi cần có thể cùng lúc mở ra các bản kinh khác nhau để đối chiếu hết sức thuận lợi.

Chúng tôi cũng kết nối thành công toàn bộ dữ liệu Đại Chánh tạng với Đại từ điển Hán Việt để giúp người dịch kinh hoặc đọc kinh có thể tra khảo bất kỳ từ ngữ nào trong kinh văn chỉ bằng một cú bấm chuột. Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng tôi cũng giúp người xem có thể đối chiếu song song các dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như có thể cùng lúc xem bản Hán văn và chú âm, bản Hán văn và Việt dịch, hoặc xem đối chiếu cùng lúc 2 bản Việt dịch… Ngoài ra, với sự hệ thống toàn bộ dữ liệu kinh văn, chúng tôi cũng cho phép người dùng có thể truy tìm một câu kinh hay một cụm từ chữ Hán trong toàn bộ 17.396 quyển kinh Hán văn hiện có. Điều này rất thuận tiện cho việc kê cứu hoặc tra khảo nguồn gốc kinh văn.

Kinh điển cũng được trình bày phân loại theo các Bộ khác nhau dựa theo Đại Chánh tạng, chẳng hạn như toàn bộ kinh thuộc Bộ A-hàm có thể xem ở đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-aham.html

2. Về bước thứ hai: Chúng tôi đã xây dựng được một trang Kinh điển Việt dịch và thu thập, trình bày hơn 2.000 quyển kinh đã được Việt dịch tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html

Số lượng các bản Việt dịch này vẫn đang được chúng tôi cập nhật mỗi ngày trong suốt thời gian tiến hành dự án. Với mục đích thống kê, chúng tôi đã lập trình để website hiển thị chính xác số lượng kinh điển trong Hán tạng kèm theo số lượng kinh điển đã được Việt dịch. Như vậy, chỉ cần nhìn vào trang Kinh điển này thì người xem có thể biết ngay được số lượng Kinh điển đã dịch và chưa dịch. Ngoài ra, việc tìm kiếm các bản kinh theo tên kinh, tên người dịch hoặc kinh số cũng đều có thể thực hiện hết sức dễ dàng. Đây chính là nền tảng để chuẩn bị cho bước thứ ba, nghĩa là sau khi hoàn tất được việc thu thập tất cả các bản Việt dịch kinh điển đang lưu hành.

Với những kết quả như trên cũng như những gì dự kiến sẽ làm trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra được những nền tảng chuẩn bị cần thiết và thuận lợi để các vị thiện tri thức, các vị dịch giả… có thể sử dụng trong quá trình thực hiện Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Nhờ đó mà niềm mơ ước của tất cả Phật tử Việt Nam mới có thể sớm thành hiện thực.

Kính thưa Quý vị,

Đây là một công việc lớn lao cần đến sự góp sức của tất cả những người Phật tử Việt Nam. Với khả năng hạn hẹp và tri thức kém cỏi, chúng tôi thực sự không dám nghĩ là mình có thể đủ sức cáng đáng, đảm đương công việc này. Tuy nhiên, với tâm nguyện cố gắng hết sức mình để đưa những lời dạy của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người, chúng tôi đã không ngại tài hèn sức mọn, liều lĩnh dấn bước vào một công việc có thể nói là vượt quá sức mình. Vì thế, nay chúng tôi xin gửi bức tâm thư này, tha thiết kêu gọi và mong mỏi sự góp sức của tất cả Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu gần xa, vì một công việc mang đến lợi lạc cho muôn người mà hoan hỷ góp sức cùng chúng tôi để có thể sớm ngày thành tựu.

Chúng tôi rất mong được sự góp sức của tất cả quý vị qua hai phần việc cụ thể như sau:

1. Kính mời Quý vị ghé xem và thẳng thắn góp ý cùng chúng tôi về phương thức trình bày cũng như bất kỳ sáng kiến hoàn thiện nào. Chúng tôi sẽ lắng nghe và cố gắng trong khả năng của mình để hoàn thiện trang Kinh điển này sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi, tu tập của tất cả mọi người. Về nội dung, Quý vị có thể giúp sức bằng cách gửi cho chúng tôi đường link những Kinh điển nào đã được Việt dịch mà quý vị nhận thấy là chúng tôi chưa thu thập được. Bằng cách đó, Quý vị đã góp phần rất lớn trong việc giúp cho số lượng Kinh điển Việt dịch trên trang này sớm được đầy đủ.

Mời Quý vị ghé xem tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html

Mọi ý kiến góp ý xin quý vị gửi về địa chỉ: nguyenminh@rongmotamhon.net

2. Kính xin Quý vị hoan hỷ quảng bá và giới thiệu trang Kinh điển này đến với những người thân hoặc bè bạn của mình. Chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ mục đích thu lợi nhuận nào từ việc làm này, nhưng chúng tôi hết sức mong mỏi những lời dạy của Đức Thế Tôn có thể thông qua đây mà ngày càng đến được với nhiều người hơn nữa. Ngoài ra, khi có nhiều người ghé xem, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhờ đó mới có thể sớm xây dựng được một trang Kinh điển thực sự hoàn chỉnh.

Kính thưa Quý vị,

Mặc dù mỗi chúng ta đều có thể bận rộn với rất nhiều công việc hằng ngày, nhưng nếu Quý vị có thể dành ra đôi chút thời gian để góp sức cùng chúng tôi trong việc này, chắc chắn đây sẽ là phương cách tốt nhất để vun bồi thiện nghiệp, bởi như Đức Phật có dạy: “Trong tất cả các sự bố thí thì bố thí Pháp là cao trổi hơn hết.” Nguyện cho công việc này của tất cả chúng ta sẽ mang lợi lạc vô biên đến với tất cả mọi người.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát

Trân trọng,

Cư sĩ Nguyên Minh

Nguyễn Minh Tiến
http://rongmotamhon.net

Pdf_Download_2Phiên bản PDF:
Tâm Thư

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, And Chinese)

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

KINHNGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂMTHE FIVE HUNDRED NAMES OFAVALOKITEŚVARA BODHISATTVA SUTRA五 百 名 觀 世 音 經Vietnamese, English, and ChineseĐại Bảo...

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

TÂM THỨC CHÚNG SANH TÁC DỤNG ĐẾN CẢNH GIỚI Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Trong suốt những năm tháng hoằng...

Phật Tử Nên Thận Trọng Với Các Pháp Thiền Ngoài Phật Giáo

Phật tử nên thận trọng với các pháp thiền ngoài Phật giáo

PHẬT TỬ NÊN THẬN TRỌNG VỚI CÁC PHÁP THIỀN NGOÀI PHẬT GIÁONhiên Như - Quảng Tánh HỎI: Tôi là Phật tử,...

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lễ Xuất Gia Tu Học Theo Truyền Thống Người Khmer Bình Phước

Lễ Xuất Gia Tu Học Theo Truyền Thống Người Khmer Bình Phước

Người Khmer là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở Bình Phước tập trung đông nhất ở...

Chân Để và Tục Để

*UNIVERSAL/ always present (sabba-citta sadharana,) =7 1. phassa = contact or mental impression2. vedana = feeling (tone)3. sanna = perception4. cetana = volition or intention5. ekaggata = one – pointedness,...

Người Vô Sự Thì Đói Ăn, Mệt Ngủ

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Các thiền sư đời sau đã học theo hạnh “đói ăn, mệt ngủ” của Thế Tôn, đúng là “Vô tâm...

Tay Thầy Trong Tay Con

Tay thầy trong tay con

"TAY THẦY TRONG TAY CON" những "lá thư tình" mầu nhiệm Nguyên Minh Nguyễn Thị Chín   “Tay thầy trong...

Mọi Người Trên Thế Gian Này Không Quan Tâm Đến Ta Nhiều Như Ta Tưởng Đâu!

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

Có thể đôi lời khen chê của thế gian làm ta bận tâm suốt một tuần, thậm chí ám ảnh...

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinhlê Tấn Tài

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài Khi còn nhỏ, nhân dịp về nhà Bà Ngoại để...

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

ĐỌC SÁCH CHÍNH LÀ NỘI HỌCGiáo viên: Kính chào thầy!Thầy Trần: Chào mọi người. Đến nay là tập thứ mấy...

Đi Về Hướng Tự Do

Đi Về Hướng Tự Do

ĐI VỀ HƯỚNG TỰ DO   Hoa hướng dương trong những ngày tháng gần đây, không chỉ mọc và nở...

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2558 – Dl.2014

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2558 – Dl.2014

Ý NGHĨA PHẬT ĐẢN PL.2558 - DL.2014: Phật giáo & mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc Ngược...

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

CHÙA THIÊN PHƯỚC THÔN TÂN HÓA, XÃ QUỲNH HỘI, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH  Thư Ngỏ  về việc trùng...

Như Lai Là Bậc Toàn Tri, Toàn Giác Chứ Không Toàn Năng

NHƯ LAI LÀ BẬC TOÀN TRI, TOÀN GIÁC CHỨ KHÔNG TOÀN NĂNG Quảng Hiền Đức Phật, mặc dù có rất...

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

Phật tử nên thận trọng với các pháp thiền ngoài Phật giáo

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Lễ Xuất Gia Tu Học Theo Truyền Thống Người Khmer Bình Phước

Chân Để và Tục Để

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Tay thầy trong tay con

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Đi Về Hướng Tự Do

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2558 – Dl.2014

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Như Lai Là Bậc Toàn Tri, Toàn Giác Chứ Không Toàn Năng

Tin mới nhận

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Con đường an vui

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Gặp Tác Giả Bức Ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu – Uy Linh – Uyên Viễn

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Niềm tin trong cuộc sống

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Lời Phật dạy về nhân duyên

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Đức Phật: Ngài đã vén màn vô minh cho nhân loại bằng ánh sáng chân lý

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Tin mới nhận

Mật Tông

Cái Gốc Của Hoằng Pháp

Thiền Quán Thật Sự Cần Thiết & Lợi Lạc Trong Đời Sống Hằng Ngày Của Chúng Ta

Về Chuyện Đồng Tính Luyến Ái Nguyễn Thượng Chánh, Dvm & Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Chủ Đề Chuyển Hóa Khổ Đau

Lời Khuyên Tóm Lược

Hoằng Pháp Đến Vùng Sâu Vùng Xa

Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung

Tôn Giáo Nào Không Làm Bạn Trở Nên Mù Quáng? – K. Sri Dhammananda, Thích Nữ Diệu Hương Dịch

Thức Thứ Bảy – Mạt Na Thức – Thức Chấp Ngã

Vesak Và Những Ảnh Hưởng Nhất Định

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

Cầu Nguyện Mùa Vu Lan

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Vua khỉ và thủy quái

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Phi Thân Thị Chơn Thân Phi Thuyết Thị Chơn Thuyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

THơ: “THẦY TRÒ HỘI NGỘ”

Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm

Tin mới nhận

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Kinh Tụng (Ht. Thích Nhật Quang, Sư Huệ Duyên & Thầy Thích Trí Thoát)

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Kinh hành đúng pháp sẽ đạt đạo Bồ đề

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Lược Giải Tâm Kinh

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

62 loại Tà kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Tin mới nhận

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Giải Đáp Thắc Mắc

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.