THIỆN PHÚC
SỐNG TỈNH THỨC-AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC
LIVING IN MINDFULNESS-PEACE & HAPPINESS
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Chương Một—Chapter One: Kiếp Con Người—Human Life
Chương Hai—Chapter Two: Tỉnh Thức Theo Quan Điểm Phật Giáo—Mindfulness In Buddhist Point of View
Chương Ba—Chapter Three: Tỉnh Thức Giúp Chúng Ta Vượt Qua Tham Lam-Sân Hận-Si Mê—Mindfulness Helps Us Overcome Greed-Anger-Ignorance
Chương Bốn—Chapter Four: Tỉnh Thức Nơi Thân—Mindfulness of the Body
Chương Năm—Chapter Five: Tỉnh Thức Nơi Hơi Thở—Mindfulness of the Breath
Chương Sáu—Chapter Six: Tỉnh Thức Nơi Tâm—Mindfulness of the Mind
Chương Bảy—Chapter Seven: Tỉnh Thức Nơi Sự Và Lý Nhất Tâm—Mindfulness of Both Phenomena and Inner Truth
Chương Tám—Chapter Eight: Ngủ Trong Tỉnh Thức—Keeing Awake in Sleeping
Chương Chín—Chapter Nine: Bốn Cách Phát Triển Sự Tỉnh Thức—Four Ways to Develop Mindfulness
Chương Mười—Chapter Ten: Lợi Ích của Sự Tỉnh Thức—Benefits of Mindfulness
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tỉnh Thức Dẫn Đến Sự Thông Hiểu Về Không Tánh—Mindfulness Leads to A Thorough Understanding of Emptiness
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tỉnh Thức Là Sự Phát Triển Tích Cực Của Tâm Thức—Mindfulness Is A Positive Mental Development
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tỉnh Thức Giúp Luôn Thấy Sự Bất Tịnh Nơi Thân Nầy—Mindfulness Helps Always Seeing The Impurity of This Body
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tỉnh Thức Giúp Luôn Thấy Sự Vô Ngã Nơi Vạn Pháp—Mindfulness Helps Always Seeing The No-Self of All Things
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Tỉnh Thức Giúp Luôn Thấy Sự Vô Thường Nơi Tâm—Mindfulness Helps Always Seeing The Impermanence of the Mind
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tỉnh Thức Giúp Luôn Thấy Mọi Sự Cảm Thọ Đều Dẫn Tới Khổ Đau—Mindfulness Helps Always Seeing Sensations Lead to Sufferings
Chương Mười Bảy—ChapterSeventeen:Tỉnh Thức Giúp Luôn Thấy Bộ Mặt Thật Của Vạn Hữu—Mindfulness Helps Always Seeing the Real Face of All Things
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tỉnh Thức Tự Nó Là Dòng Suối Giải Thoát—Mindfulness Itself Is A Stream of Liberation
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tỉnh Thức Để Nghe Được Vạn Vật Đang Thuyết Pháp—Mindfulness to Hear All Things Are Preaching the Dharma
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Tỉnh Thức Giúp Thấy Được Bản Chất Vô Thường Của Vạn Hữu—Mindfulness Helps Seeing the Impermacence of All Things
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-one: Tỉnh Thức Để Có Thể Buông Xả Thứ Cần Được Buông Xả Trong Đời Sống—Be Mindful So That We Can Let Go What Need Be Let Go In Life
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tỉnh Thức Trên Năm Thứ Trở Ngại Trong Cuộc Sống Tu Hằng Ngày—To be Mindful on the Five Hindrances In Our Daily Life and Cultivation
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tỉnh Thức Trên Ba Thứ Hiểm Độc Nhất Cõi Nhân Gian—To Be Mindful On the Three Most Poisonous and Dangerous Poisons in the World
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tỉnh Thức Trên Nhiều Thứ Hiểm Độc Khác Trong Cõi Nhân Gian—To Be Mindful On Other Poisonous and Dangerous Poisons in the World
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tỉnh Thức Trên Thời Gian Mà Chúng Ta Có Được Trong Đời Sống—To Be Mindful on the Time That We Have In Life
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Luôn Sống Với Sự Tỉnh Thức—To Live At All Times With Mindfulness
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tỉnh Thức Trên Năm Thứ Vọng Tưởng—Living in Mindfulness on Five Kinds of False Thinking
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tỉnh Thức Trong Đời Sống Hằng Ngày—Mindfulness In Daily Life
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Lúc Nào Cũng Phải Tỉnh Thức—Wakefulness At All Times
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tỉnh Thức Để Giữ Cho Tâm Luôn Không Dao Động—To Be Mindful to Maintain an Un-agitated Mind Under All Circumstances
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Những Người Khách Không Mời Mà Cứ Đến—Coming Guests Without Invitations
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Những Khác Biệt Giữa Tĩnh Lặng Và Tỉnh Thức—Differences Between Silence and Mindfulness
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chánh Niệm Và Tỉnh Thức—Right Mindfulness and Awareness
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Đức Phật Dạy Về Sự Tỉnh Thức—The Buddha’s Teachings on Mindfulness
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Cơ Hội Tỉnh Thức Ngay Trong Kiếp Nầy—Opportunities to Live With Mindfulness In This Very Life
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Sống Đời An Lạc—Living in Peace
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Sống Trong Chánh Niệm Là Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Living In Right Mindfulness Means to Live in Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Ba MươiTám—ChapterThirty-Eight:Ai Sống Biết Điều Phục Vọng Tâm Người Ấy Đang Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Whoever Knows How to Tame the Mind,That Person Is Living in Peace,Mindfulness and Happiness
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Sống Đúng Với Sinh Mệnh Là Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—To Live As One Ought to Live Is to Live in Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Sống Với Thực Tại Chính Là Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—To Live With the Reality of Life Means a Life Full of Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Phật Giáo—Happiness in Buddhist Point of View
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Bốn Loại Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Phật Giáo—Four Kinds of Happiness In Buddhist Point of View
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Bốn Hạnh An Lạc trong Phật Giáo—Four Pleasant Practices In Buddhism
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Lời Phật Dạy Tứ Chúng Về Hạnh Phúc—The Buddha’s Teachings of Happiness to the Fourfold Assembly
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Niết Bàn: Hạnh Phúc Tối Thượng Theo Quan Điểm Phật Giáo—Nirvana: The Ultimate Happiness in Buddhist Point of View
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Sống Không Dính Mắc Là An Lạc Và Hạnh Phúc—Living Without Attachments Is Living in Peace & Happiness
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Thủ Hữu Ít Là Sống An Lạc Và Hạnh Phúc—To Possess Little Is Living In Peace & Happiness
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Hạnh Phúc Tự Làm Chủ Lấy Mình—The Happiness of Mastering of Ourself
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Hành Giả Tu Phật Thở Từng Hơi Thở Trong An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Buddhist Practitioners Breathe Each Breath In Peace-Mindfulness & Happiness
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Tu Tập Tâm Buông Xả Sẽ Dẫn Đến Cuộc Sống Đầy An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Cultivation on Equanimity Will Lead to a Life Full of Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Luôn Biết Điều Phục Thân Khẩu Ý Sẽ Dẫn Đến Cuộc Sống Đầy An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Always Control the Body-Mouth-Mind Will Lead to A Life Full of Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Sống Tỉnh Thức và Điềm Tĩnh Là Cuộc Sống Hạnh Phúc—Living in Mindfulness and Calmness Is A Life of Happiness
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Những Thứ Điên Đảo Làm Cản Trở Cuộc Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Inversions That Obstruct A Life of Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Năm MươiBốn—Chapter Fifty-Four:Năm Mươi Mốt Thứ Khiến Chúng Ta Không Có Cuộc Sống AnLạc, Tỉnh Thức&Hạnh Phúc—Fifty-One Mental States That Stop Us From Having A Life of Peace,Mindfulness and Happiness
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Kiểm Soát Được Tâm Mình Là Hạnh Phúc—Being Able to Control the Mind Is Happiness
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tỉnh Thức Về Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—To Be Mindful on the ‘Mind of Emptiness’ In Daily Life
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Thu Thúc Được Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày Sẽ Dẫn Đến Cuộc Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và Hạnh Phúc—Having Sense Restraint in Daily Activities Will Lead to a Life of Peace, Mindfulness and Happiness
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Nhìn ‘Khách Quan’ Trên Vạn Hữu Sẽ Dẫn Tới Cuộc Sống Hạnh Phúc—Having an Objective View on All Things Will Lead to a Life of Happiness
Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Tỉnh Thức Những Gì Đang Xảy Ra Ngay Trong Lúc Nầy—To Be Mindful of What is Happening at this Very Moment
Phụ Lục B—Appendix B: An Tâm Lập Mệnh và Phi Phú Quí Thế Tục—Contentment and Unworldly Riches
Phụ Lục C—Appendix C: Nghe Tiếng Chuông Mà Lòng Bừng Tỉnh—Alerting Upon Hearing the Sound of the Bell
Phụ Lục D—Appendix D: Kiến Tánh—Seeing the Nature
Phụ Lục E—Appendix E: Sống Với Sự Tỉnh Thức—Living With the Mindfulness
Phụ Lục F—Appendix F: An Trú Trong Phật Tâm—Staying in Buddha-Mind
Lời Đầu Sách
Đây là quyển sách ngắn có tựa đề là “Sống Tỉnh Thức, An Lạc Và Hạnh Phúc”. Tuy nhiên, theo Phật giáo, muốn có cuộc sống đầy an lạc và hạnh phúc, điều kiện tiên quyết là chúng ta phải có sự tỉnh thức. Nói cách khác, một khi bạn có sự tỉnh thức là tự nhiên bạn sẽ có an lạc và hạnh phúc trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế mà các bạn sẽ thấy trong quyển sách này tác giả đề cập nhiều về sự tỉnh thức trong cuộc sống hằng ngày. An lạc là một cái gì có thể hiện hữu trong giờ phút hiện tại. Theo đạo Phật, nếu bạn không sống trong an lạc ngay trong giây phút này, thì bạn sẽ không bao giờ có an lạc. Nếu bạn thực sự muốn an lạc, thì bạn có thể an lạc ngay trong giờ phút này. Nếu không thì bạn chỉ có thể sống trong hy vọng được an lạc trong tương lai mà thôi. Trong Phật giáo, tỉnh thức được hiểu với nghĩa là tâm tiến đến và bao phủ hoàn toàn đối tượng, xuyên thấu vào trong đối tượng không thiếu phần nào. Tỉnh thức có thể được hiểu rõ bằng cách khảo sát ba khía cạnh là đặc tánh, chức năng và sự thể hiện. Kinh Quán Niệm nói: “Khi đi, bạn nên ý thức rằng bạn đang đi. Khi đứng, bạn ý thức rằng bạn đang đứng. Khi ngồi, bạn ý thức rằng bạn đang ngồi. Khi nằm, bạn ý thức rằng bạn đang nằm. Bất cứ thân tâm mình đang được sử dụng trong tư thế hay suy nghĩ nào, bạn đều luôn ý thức tư thế hay suy nghĩ ấy. Cứ như thế bạn luôn sống trong tỉnh thức.” người tu Phật nên luôn nhớ rằng khi chúng ta sống tỉnh thức có nghĩa là chúng ta đang có khả năng sống ngay trong lúc hiện tại này. Cái gì chúng ta đang làm ngay trong hiện tại là cái quan trọng nhất cho đời sống của chúng ta. Lúc chúng ta đang nói chuyện, thì nói chuyện là chuyện quan trọng nhất trong đời. Lúc chúng ta đang đi, thì chuyện đi là chuyện quan trọng nhất trong đời. Lúc chúng ta đang uống trà, thì chuyện uống trà là chuyện quan trọng nhất trong đời, vân vân. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều phải được là trong tỉnh thức. Chính vì vậy mà chúng ta phải có khả năng tỉnh thức hai mươi bốn giờ trong một ngày, chứ không chỉ ngay lúc tu tập mà thôi. Mọi hành động đều phải được làm trong sự tỉnh thức. Tỉnh thức là ý thức về một cái gì hay là tiến trình nghĩ nhớ về cái gì. Chúng ta đã học chữ “Tỉnh thức” theo nghĩa nhận biết hay chỉ là chăm chú về cái gì, nhưng nghĩa của tỉnh thức không dừng lại ở đó. Tỉnh thức còn là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của tu tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn. Cuối cùng, tỉnh thức sẽ giúp hành giả có thể hiểu được thực tính của vạn hữu.
Nói về hạnh phúc, nhiều người cho rằng họ có thể giải quyết mọi vấn đề của mình khi họ có tiền, nên họ luôn bận rộn đem hết sức lực của mình ra để kiếm tiền. Càng kiếm được nhiều tiền họ càng muốn kiếm thêm nữa. Họ không nhận thức được rằng tiền không mua được hạnh phúc, hay sự giàu có thường không mang lại hạnh phúc. Kỳ thật, hạnh phúc thực sự chỉ tìm thấy trong nội tâm chứ không nơi của cải, quyền thế, danh vọng hay chiến thắng. Nếu chúng ta so sánh giữa hạnh phúc vật chất và tâm hồn thì chúng ta sẽ thấy rằng những hạnh phúc và khổ đau diễn ra trong tâm hồn chúng ta mãnh liệt hơn vật chất rất nhiều. Đức Phật dạy về hạnh phúc của người cư sĩ như sau: “Sống nghèo về vật chất mà tinh thần thoải mái là hạnh phúc. Sống đời không bị chê trách là hạnh phúc, vì người không bị chê trách là phúc lành cho chính mình và cho người khác. Người đó được mọi người ngưỡng mộ và cảm thấy sung sướng hơn khi truyền cảm được làn sóng hòa bình sang người khác. Tuy nhiên, rất khó mà không bị mọi người chê trách. Vì thế người trí cao thượng nên cố sống dửng dưng với sự khen chê bên ngoài, cố đạt được hạnh phúc tinh thần bằng cách vượt qua lạc thú vật chất.”
Người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước chân vào con đường tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của một cuộc sống bình an, tỉnh thức và hạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sống Tỉnh Thức, An Lạc Và Hạnh Phúc” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
This is a short book titled “Living in Mindfulness, Peace and Happiness”. However, according to Buddhism, in order to have a life full of peace and happiness, we must first have our mindfulness. In other words, once you have mindfulness, you will naturally have peace and happiness in daily life. Therefore, you will see the author mentions a lot on the mindfulness in daily life. Peace can exist only in the present moment. According to Buddhism, if you are not living in peace at this moment, you will never be able to. If you truly want to be at peace, you must be at peace right now. Otherwise, there is only “the hope of peace some day.” In Buddhism, Mindfulness must be dynamic and confrontative. Mindfulness the mind is leaping onto the object, and covering it completely, penetrating into it, not missing any part of it. Mindfulness can be well understood by examining its three aspects of characteristics, function and manifestation. The Sutra of Mindfulness says: “When walking, you must be conscious that you are walking. When standing, you must be conscious that you are standing. When sitting, you must be conscious that you are sitting. When lying down, you must be conscious that you are lying down. No matter what position your body is in and your mind is thinking, you must be conscious of that position or that thought. Practicing thus, you are always mindful of what you are doing and thinking at all times.” Buddhists should always remember that when we live in mindfulness, it means that we are capable of living at the very present time. Whatever we are doing at the present time is the most important thing for our life. When we are talking, talking must be the most important thing in our life. When we are walking, walking must be the most important thing in our life. When we are drinking tea, drinking tea must be the most important thing in our life, and so on. Every activity in our daily life is done in mindfulness. Therefore, we must be mindful twenty-four hours a day, not just the moment we may allot for cultivation. Each act must be carried out in mindfulness. Awareness simply means “being conscious of,” or “remembering,” or “becoming acquainted with.” But we must use it in the sense of “being in the process of being conscious of,” or “being in the process of remembering.” We have learned the word “Awareness” in the sense of recognition, or bare attention, but the meaning doesn’t stop there. Mindfulness also means attention or mindfulness of all mental and physical activities, even at breathing, standing, lying or sitting. The purpose of mindfulness is to control and to purify the mind. This is one of the focal points of cultivation in Buddhism, which involves cultivating awareness of one’s body, speech, and thoughts in order to become consciously aware of what one does and one’s motivations. Eventually, mindfulness will help practitioners with the direct understanding of the real nature of all things.
Talking about happiness, many people believe that they can solve all their problems if they have money, so they’re always busy to exhaust their energy to collect more and more money. The more money they have, the more they want to collect. They don’t realize that money cannot buy happiness, or wealth does not always conduce to happiness. In fact, real happiness is found within, and is not be defined in terms of wealth, power, honours, or conquests. If we compare the mental and physical levels of happiness, we’ll find that mental experiences of pain and pleasure are actually more powerful than those of physical experiences. The Buddha taught about the happiness of lay disciples as follows: “A poor, but peace life is real happiness. Leading a blameless life is one of the best sources of happiness, for a blameless person is a blessing to himself and to others. He is admired by all and feels happier, being affected by the peaceful vibrations of others. However, it is very difficult to get a good name from all. The wisemen try to be indifferent to external approbation, try to obtain the spiritual happiness by transcending of material pleasures.”
Devout Buddhists, once you make up your mind to enter the path of cultivate, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation of a life on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey advancing from Humans to Buddhas still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Living in Mindfulness, Peace and Happiness” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
Thiện Phúc
Discussion about this post