PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mưa nắng vô thường và năng lực của sự Thể nhập Chân Thường

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MƯA NẮNG VÔ THƯỜNG VÀ
NĂNG LỰC CỦA SỰ THỂ NHẬP CHÂN THƯỜNG
Thích Nữ Giác Anh

 

An-Cu-Kiet-Ha_T1

Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay không nắng lâu được. Nhưng con người thì tùy hoàn cảnh mà lúc thì trông cho trời nắng, lúc thì muốn trời mưa. Khổ nổi, trời đôi khi cũng khó chìu lòng người. Vì chìu lòng người quả thật khó quá…

Nhưng rất may, cho dù thời tiết thế nào, dù hoàn cảnh thế nào, thì những con người có năng lực dũng mãnh cũng không lấy đó làm chướng ngại. Mùa Kiết Đông lần thứ 17 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan năm nay được quay trở về ngôi già lam Quảng Đức, thời tiết mùa đông Melbourne giá buốt, suốt mấy ngày bầu trời như không thấy bóng mây, có hôm còn mưa tầm tã. Thời tiết hoàn cảnh như thế, nhưng hơn 70 chư tôn Thiền Đức và gần 120 vị Phật tử tùng hạ an cư đều thấy ấm lòng, như cùng hòa vào niềm vui thắp sáng ngọn đèn giải thoát.

Trời đất phải luân chuyển, cuộc đời chắc chắn vô thường, cảnh vật chắc chắn phải biến đổi, nhưng lý tưởng của người tu Phật luôn hướng đến một ngày vượt thoát cảnh vô thường, sớm thể nhập Chân Thường, đó mới là đích đến. Cảnh Chân Thường là cảnh giới không còn sinh diệt biến đổi. Cảnh giới đó không do Khát Ái làm Nhân, cảnh giới đó là kết quả của Thanh Tịnh, không phân biệt nhị nguyên đối đãi. Giữ tâm Chân Thường giữa cuộc thế vô thường chính là hữu dư y Niết Bàn của những bậc đã thoát khỏi ràng buộc của Khát Ái và Sanh Tử.

Đôi khi căn bệnh tự ngã của con người khiến con người trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Nhưng cũng có khi cái ngã đáng ghét đó khiến con người tự ti mặc cảm, không dám tự tin mình có thể vượt qua cái phàm phu của chính mình. Chính vì không tin nên chưa hành, vì chưa hành nên kết quả chưa đến.

Sở dĩ những bậc Thánh đã chứng đạo vì thâm tâm có một niềm tin mãnh liệt vào đích đến giải thoát, tin vào con đường tu chứng và tự tin mạnh mẽ nơi chính mình. Vì Tin nên các Ngài đã biến Niềm Tin thành Hành Động, biến Tâm thành Tướng. Ngạn ngữ Anh có câu “your reality is your mentality” (thực tế của bạn biểu hiện nội tâm của bạn) là thế.  Nhờ Hành nên việc Tu Chứng chỉ còn là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi. Tin mạnh, sẽ Hành mạnh và kết quả Tu chứng sẽ sớm. Tin ít, sẽ hành chần chừ, kết quả sẽ lâu lắm.

Sự thành công của con người trên thế gian cũng bắt nguồn từ quy tắc Niềm Tin – Hành Động – Kết Quả này. 20 năm về trước, nói đến computer là cả một khối máy to đùng, đừng nói gì  đến cái điện thoại mà có computer như ngày nay. Steve Jobs là người khởi đầu ý tưởng đem kích thước cái computer kềnh càng đó xuống nhỏ nhất hết mức có thể, không cần Turn On hay Turn Off máy, không cần con mouse để điều khiển, không dây nhợ kết nối, tất cả chỉ gỏn gọn trong cái máy điện thoại nhỏ xíu smart phone bây giờ mà thôi. Ai cũng biết Steve Jobs là cựu giám đốc hãng điện tử Apple nổi tiếng của Mỹ. Chính ông là cha đẻ của Iphone, Ipad, Icloud nổi tiếng lừng lẫy… Thời gian 20 năm để làm ra một kết quả, mà kết quả đó chỉ khởi đầu bằng một ý tưởng đi chung với một niềm tin mãnh liệt là sẽ làm được và sẽ thành công của Steve. Cùng thời với Steve, cũng có biết bao nhiêu ý tưởng hay mới lạ, có ý tưởng là khó, nhưng chưa đủ, cần phải có niềm tin vào thành công. Niềm tin cho mình sức mạnh và năng lực. Niềm tin cho mình sự chịu đựng gian nan, cho hy vọng để vượt qua vấp ngã thất bại. Niềm tin giúp vượt qua con người nhỏ bé của chính mình.

Mỗi lần chúc nguyện cho một người sắp đi xa, hay sắp làm việc lớn, người ta đều chúc nguyện cho vị ấy “chân cứng đá mềm”. Mặc dù con đường của bạn phía trước còn xa, nhưng tôi thương chúc bạn chân cứng đá mềm! Câu nói ấy nghe thật quen và cũng thật gần gũi, chân tình làm sao. Mặc dù hình ảnh chân cứng đá mềm chỉ là tượng trưng thôi, làm sao bàn chân con người bằng xương bằng thịt mềm mại là thế mà có thể sánh với đất đá cứng rắn được. Đá vốn cứng, chân vốn mềm. Thế đó, nhưng con người vẫn chúc, vẫn mong chân cứng đá mềm và con người vẫn thắng, vẫn vượt qua cái gian nan, cái cứng rắn đau khổ của hoàn cảnh, để đi đến thành công.

Chư Tổ Tịnh Tông dạy tư lương của người tu Niệm Phật cầu vãng sanh là Tín – Hạnh – Nguyện. Tín – Hạnh – Nguyện là Tín, niềm tin vào cảnh giới Phật, Hạnh là hành trì pháp niệm Phật và Nguyện là phát nguyện vãng sanh cảnh giới Phật. Còn có chỗ dạy Tín – Nguyện – Hạnh là vì, sau niềm tin phải đến phát nguyện, có phát nguyện mới có hướng đi, sau đó mới hành, tức là công phu hành trì. Phải set-up cái destination chỗ đến trước, rồi mới start to go, rồi mới bắt đầu đi được. Nhưng dầu Tín Hạnh Nguyện hay Tín Nguyện Hạnh thì Tín cũng đi đầu. Niềm tin quan trọng như thế.

Niềm tin mãnh liệt vào con đường tu chứng khiến tâm tự động phát khởi tất cả những thiện tâm cần thiết để mở cánh cửa đến cảnh giới Tu Chứng. Niềm tin giải thoát như nam châm, hút tất cả những thiện pháp giải thoát đến với nó. Người ta hay nói Likes attract likes, cái gì giống nhau sẽ hút lại với nhau. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: Tín vi công đức mẫu, niềm tin là mẹ các công đức. Vì Tin con đường giải thoát nên mới chân thành chấp nhận lời Phật dạy hướng đến giải thoát.

Khi xưa, 5 vị đạo sĩ Kiều Trần Như, lúc đầu không tin nên chưa nhận được Phật Pháp. Sau khi đức tướng Như Lai đã nhiếp thọ các Ngài rồi, các Ngài mới phát khởi niềm tin mãnh liệt vào đạo giải thoát. Đức Thế Tôn chỉ vừa giảng bài pháp đầu tiên là Kinh Chuyển Pháp Luân, thì tôn giả A Nhã Kiều Trần Như đã chứng quả vị A La Hán. Sau đó, trong vòng một tuần, đức Thế Tôn giảng tiếp Kinh Vô Ngã Tướng, 4 vị còn lại lần lượt đều chứng quả. Như thế chỉ trong vòng thời gian rất ngắn, 5 vị Sa Môn đầu tiên đều đã hoàn tất những việc cần làm. Phật dạy đó là cảnh giới của Chân Thường, cảnh giới của việc cần làm đã làm xong, không còn theo nghiệp tái sinh trở lại nữa.

Trong Kinh Chuyển Pháp Luân, Phật dạy rõ chân lý Diệt, đó là cảnh giới của không còn bóng dáng sinh tử luân hồi. Cảnh giới đó không còn mong muốn, không còn tham ái, không có Dục Lậu, Hữu Lậu và Vô minh lậu. Phật dạy chân lý Diệt cần phải được liễu tri, được phát triển và được chứng ngộ. Mỗi thánh đế đều cần phải qua ba giai tầng Liễu Tri – Phát Triển và Chứng Ngộ. Sau khi Phật thuyết bản Kinh đầu tiên này xong, những bậc thánh đệ tử đầu tiên đã chứng quả, thế gian thực sự đã có 3 ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ngay lúc ấy một hào quang sáng rỡ mạnh mẽ chiếu sáng thế gian, mười ngàn thế giới chấn động, lung lay mạnh mẽ.

Chỉ từ một niềm tin vào ngày mai không còn đau khổ, mà từ cõi địa ngục của vô lượng kiếp trước, tiền thân Đức Phật đã phát thiện tâm “Nam mô A Tỳ Địa Ngục, sơ phát thiện tâm, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” để nay Đức Phật đã thành Phật. Cũng chỉ vì một Niềm Tin vào con đường giải thoát, mà 5 vị sa môn, từ lúc đầu rời bỏ thối chí, mà sau này chứng quả cao nhất chỉ trong bài thuyết pháp đầu tiên. Năng lực niềm tin, đã mở ra năng lực chấp nhận, năng lực hiểu và biết, năng lực liễu tri, đưa đến năng lực phát triển sức liễu tri đó, để cuối cùng chứng quả Niết Bàn Vô sanh Tối Thượng.

Nhờ Tin thiết tha vào giá trị Giải Thoát, nên ai cũng thật tâm chấp nhận Thế giới này là kết nối của Khổ. Dù cuộc sống đang hài lòng hay bất như ý, dù tâm đang vui do ái lạc sinh ra hay đang kẹt trong hoàn cảnh của oán tắng hội, thì ngày nào con người chưa chứng đạo, thì cái vui, cái buồn đó đều sẽ dẫn đến Khổ. Phật dạy đó là cảnh giới của Tù sinh tử, như 4 câu thơ bất hủ của Hòa Thượng Tuệ Sĩ đang trong tù Cộng Sản năm nào:

Thử thực ngục tù phạn
Thượng cúng tối thắng tôn
Thế gian trường huyết hận
Bình bát lệ vô ngôn.
(Cơm này trong tù ngục
Con xin cúng Thế Tôn
Thế gian đầy huyết hận
Lệ rơi, không thành lời)

Quả thật, nếu niềm tin Phật không kiên cố, sẽ không dễ gì xem tài vật, sắc pháp thế gian như bữa cơm trong Tù. Sẽ không thiết tha đau đớn khi chưa chứng đạo. Sẽ không cách nào vượt qua nổi niềm vui của ái dục, sẽ không phát đại Tâm Bồ Đề cầu thành Phật phổ độ chúng sanh. Sẽ bị vô thường mưa nắng làm nhụt chí tiến đạo. Thất bại là chuyện bình thường, nhưng nếu không niềm Tin nữa, thì sau khi thất bại sẽ càng lún sâu hơn. Rất may đệ tử Phật đã hiểu rõ con đường, đã có niềm tin và kết quả Giác Ngộ sẽ không còn xa.

Day-4-Quang-Duc-An-Cu-Ky-17-201-Thời tiết có mưa có nắng. Con người không thay đổi được mưa nắng, nhưng thay đổi được Tâm, thay đổi được cách nhìn, vượt qua được vô thường sinh tử để thể nhập chân thường giải thoát. Mùa Kiết Đông An Cư năm nay, dù mưa nắng thất thường, dù hoàn cảnh giới hạn dù ít hay nhiều của từng tự viện, dù lạnh buốt giữa đông, nhưng niềm Tin hoằng pháp lợi sanh, gìn giữ truyền thống giải thoát từ thời Đức Thế Tôn của chư Tôn Thiền Đức đã thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp, lợi lạc rất nhiều hữu tình.

Chúng con xin chấp tay thành kính niệm ân công đức nhị vị Thượng Tọa Hóa Chủ Thích Tâm Phương và TT Thích Nguyên Tạng, đảnh lễ niệm ân chư Tôn Đại Đức Tăng, chư Tôn Đại Đức Ni và toàn thể quí vị đàn việt cư sĩ gần xa, để mùa Kiết Đông năm nay thập phần viên mãn.

Ngưỡng nguyện Tam Bảo thường gia trì đệ tử chúng con, luôn giữ được tâm Chân Thường giữa cái Vô Thường, sớm chứng đạo giải thoát để còn lợi ích chúng sanh, vốn nhiều đời nhiều kiếp làm cha mẹ của chúng con, hiện vẫn còn đau, niềm đau trong sanh tử.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Kỷ niệm ngày thứ ba, kỳ Kiết Đông An Cư – Quảng Đức Melbourne 2016.

TKN Thích Nữ Giác Anh

Day-4-Quang-Duc-An-Cu-Ky-17-68-Day-4-Quang-Duc-An-Cu-Ky-17

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Pháp Môn Hạnh Phúc: Người Không Bị Đánh Gục

Pháp môn hạnh phúc: Người không bị đánh gục

Tất cả phẩm chất của con người đều do tự chính mình xây dựng nên. Phúc lạc người khác ban...

Ngươi Vời Ta Đến

Ngươi vời ta đến

NGƯƠI VỜI TA ĐẾN Tiểu Lục Thần Phong   Bóng tối dày đặc, quánh laị như bùn lầy, cái thứ...

Chánh Tâm Trực Kiến Đạo

Chánh tâm trực kiến đạo

Trong kiếp sống vô thường của nhân sinh là sinh, lão, bệnh tử hay có còn được mất, thành trụ...

Dừng Tâm Sinh Diệt

Dừng Tâm Sinh Diệt

DỪNG TÂM SANH DIỆT HT. Thích Nhật Quang (Thiền Viện Thường Chiếu) Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm...

Ttt-Đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

Ttt-đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

ĐẠO TỪ CỦA HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦVIỆN TRƯỞNG VIỆN HOÁ ĐẠO Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni...

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

PHẬT GIÁO GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN NẠN MÔI TRƯỜNG TT. Thích Gia Quang     MÔI TRƯỜNG - VẤN...

Niềm Tin Chân Chính?

Niềm tin chân chính?

NIỀM TIN CHÂN CHÍNH? Thích Đạt Ma Phổ Giác   Từ khi loài người có mặt trên thế gian này,...

Nỗi Bất An Của Người Mẹ

Nỗi bất an của người mẹ

  NỖI BẤT AN CỦA NGƯỜI MẸ Mary Talbot | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ   Mary Talbot...

Sự Tích Thập Bát La Hán

Sự Tích Thập Bát La Hán

SỰ TÍCH THẬP BÁT LA HÁNLời Nói Đầu Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân...

Kinh Duy Lâu Lặc Vương (Kinh Chuyển Hóa Bạo Động Và Sợ Hãi)

KINH DUY LÂU LẶC VƯƠNG (Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi) Nghĩa Túc Kinh 16 Attadanda Sutta (Sn....

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Ý nghĩa ngày tết Thích nữ Diệu Huệ Dân gian nôn nao đón Tết, mặc dù để chuẩn bị cho được...

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO Thích Hạnh Phú Mục lụcI. Phật giáo có phải là một Tôn giáo...

A-Tì-Đạt-Ma Câu-Xá Luận I Dịch Theo Bản Sanskrit Tuệ Sỹ

A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận I Dịch Theo Bản Sanskrit Tuệ Sỹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2563 – Dl.2019 Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMHỘI ĐỒNG CHỨNG MINH______________________________________- THÔNG ĐIỆPĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2563 – DL.2019CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ...

Pháp môn hạnh phúc: Người không bị đánh gục

Ngươi vời ta đến

Chánh tâm trực kiến đạo

Dừng Tâm Sinh Diệt

Ttt-đạo Từ Của Hoà Thượng Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

Niềm tin chân chính?

Nỗi bất an của người mẹ

Sự Tích Thập Bát La Hán

Kinh Duy Lâu Lặc Vương (Kinh Chuyển Hóa Bạo Động Và Sợ Hãi)

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận I Dịch Theo Bản Sanskrit Tuệ Sỹ

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Tin mới nhận

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Đức Phật đã cứu sống tôi

Người ngu nghĩ là ngọt

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Vì sao con người làm khổ nhau?

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Giết gì được Phật khen?

Đau không có nghĩa là khổ

Tin mới nhận

Bản đồ cảm xúc và thiền về tâm từ bi (song ngữ)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Quốc Lễ Cầu An Chúc Thọ Đầu Năm Triều Đại Nhà Lý – Thích Phước Đạt

Cứ rằng [Thơ Hoang Phong – Diễn ngâm; Hồng Vân]

Có phải niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ sinh được con theo ý muốn?

Nghi Thức Công Phu Khuya

Hào Kiệt Đất Phương Nam

Ngàn năm cảnh Phật 

Sống Viên Mãn Kiếp Này

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Luận Biện Trung Biên

Về một lời khuyên tu thiền

Bảy loại phước xuất thế gian

Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ

Tính Chất Bình Đẳng Tuyệt Đối Của Đạo Phật

Đôi Nét Về Sư Phra Ajahn Suchart Abhijāto

Nét Đẹp Của Chùa Việt Ở Nước Đức – Viếng Chùa Bảo Quang Hamburg

Hình Ảnh Con Trâu Trong Nhà Thiền Trúc Lâm – Thích Phước Đạt

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 70)

Sơ đồ tâm thức theo Phật Giáo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Đức Phật có thể nhẫn nhục đến mức nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày

Tin mới nhận

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Ngũ Khoa Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Đọc sách ngàn lần – Tập 4

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Sanh Tâm Vô Trú

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 19)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese