Lê Sỹ Minh Tùng
Trong
trận đá banh bán kết (semi-final)
cho giải túc cầu vô địch thế giới dành cho nữ giới được tổ chức tại Đức quốc sáng nay giữa Hoa Kỳ
và Pháp. Sau khi chào quốc kỳ,
mỗi đội banh có một cầu thủ đại
diện đọc bài diễn văn ngắn bằng
ngôn ngữ của nước mình mà chủ đề là ”Say No To Racism” nghĩa là hãy chấm dứt kỳ thị. Sau đó tất cả cầu thủ hai
bên đứng sau lưng tấm bích chương rất lớn viết câu “SAY NO TO RACISM” làm chú ý đến hàng triệu triệu người trên khắp thế giới
đang trực tiệp xem trận đấu này. Cách đây mấy ngày tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đọc bài diễn văn cũng
kích động lương tâm của
hàng ngàn người trên thế giới để sống hòa bình với
nhau thay vì tranh chấp đố kỵ mà dẫn đến giết chóc chiến tranh.
Vậy
con người kỳ thị cái gì?
Lịch
sử Hoa kỳ là một lịch sử dai dẵng về kỳ thị từ khi lập quốc đến nay. Những cuộc
nội chiến nam bắc bùng nổ kéo theo những kỳ
thị về sắc da, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính nam nữ và biết bao những vấn
đề kỳ thị khác. Mãi đến ngày 28 tháng 8
năm 1962, mục sư Martin Luther King đã đọc một bài diễn văn rất nổi tiếng tại Lincoln Memorial ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà
trong đó ông nói rằng :”Mọi
người được sinh ra bình đẳng như nhau và bốn đứa con của ông sau này sẽ được
đánh giá bằng tư cách nhân phẩm chớ không phải bằng màu da của chúng”. Ông tranh đấu bất bạo động để dành lại quyền tự do nhân
bản cho mọi người đặc biệt là người da màu. Kết quả, người Hoa kỳ ngày
nay gần gủi với nhau hơn, các sắc dân đem những tập quán phong tục đặc thù của
họ để điểm tô cho nền văn hóa Hoa kỳ ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Vậy mục sư King hấp thụ
tư tưởng này từ đâu? Năm
1959 ông sang Ấn độ, đến nơi sinh ra của nhà tranh đấu bất bạo động Mahatma Gandhi.
Khi về Mỹ ông tuyên bố rằng:”Sau
khi đến Ấn độ tham vấn đường lối tranh đấu của Gandhi, tôi tin chắc rằng con đường tranh đấu bất bạo động là vũ
khí sắc bén nhất để dành lại công lý, nhân quyền cho con người”.
Mục sư King hấp thụ tư tưởng tranh đấu bất
bạo động từ Gandhi, còn Gandhi hấp thụ tư tưởng của ai hay ai là thần tượng của
Gandhi? Vâng! Người đó không ai khác hơn là đức Phật Thích Ca.
Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến
kỳ thị giai cấp của người Bà la môn, đức Phật là người đầu tiên trên thế giới đưa ra tư tưởng
bình đẳng, nhân ái cho tất cả mọi người. Ngài thâu nhận tôn giả Ưu Bà Ly là người
thuộc giai cấp hạ tiện thấp nhất thời bấy giờ làm đệ tử đã gây ra biết bao
tranh luận sôi nổi trong hàng vua chúa ủng hộ Ngài. Chẳng những thế, Ngài còn
thâu nhận nữ phái vào tăng đoàn và đây là những ni chúng đầu tiên của nhân loại mà chưa hề có tôn giáo nào
thực hiện được. Câu nói bất tử của đức Phật là tuy con người hình dáng có khác nhau, màu da có
khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh xã hội có khác nhau, ngay cả tiếng nói và
phong tục có khác nhau, nhưng tất cả đều có nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ
như nhau. Trong khi đó ở Trung Hoa tinh thần phong kiến hủ lậu, trọng nam khinh
nữ, trên đội dưới đạp vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Vai trò của người phụ nữ
không ra ngoài cái tam cương cay nghiệt đi ngược lại với nhân bản của con người.
Hãy lắng nghe nhà báo, nhà thơ, nhà văn và cũng là sử gia Bá Dương viết trong
cuốn “Người Trung Hoa Xấu Xí”. Ông viết rằng: “Văn hóa Trung Hoa đã
biến thành một đầm nước chết vì đặc tính rõ nhất của người Trung Hoa là dơ bẩn,
hỗn loạn, ồn ào và tự kiêu tự phụ”. Ngày xưa người Trung Hoa gọi những dân tộc phía bắc là rợ
Phiên, rợ Hồ. Phía nam thì gọi là nam man…còn chính giữa thì họ tự xưng là
thiên tử (ông trời con). Vì thế mới có hiện tượng Ngọc hoàng thượng đế là người
Tàu, Diêm vương cũng lại là người
Tàu. Nói chung cái gì hay nhất thế giới
thì thuộc về Tàu. Người Trung Hoa nào cũng đều tự hào mình là một con rồng, nói
năng vanh vách, trên thì chỉ cần thổi nhẹ một cái là dập tắt ánh sáng mặt trời,
dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Đó là chưa kể người Trung Hoa rất nổi tiếng về sự thù hận, thay vì thực
hành đức tính từ bi hỷ xả, lấy
ân trả oán thì họ chủ trương người
quân tử mười năm trả thù vẫn chưa muộn. Người Tây phương có thể đánh đấm nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung
Hoa đã đánh nhau rồi thì cừu hận trọn đời thậm chí có khi phải báo thù cho đến
ba đời cũng chưa hết. Tuy tự phụ khoe khoang, nhưng Người Tàu không che dấu được
bản chất tự ti, ích kỷ, không can đảm dám khen ngợi người. Tư tưởng và nhân
cách như vậy chẳng những không thể nào so sánh với người Nhật mà ngay cả người Đại
hàn cũng vượt xa họ hơn mấy ngàn năm ánh sáng.
Vậy King, Gandhi áp dụng tư tưởng
của đức Phật như thế nào?
Tuy Gandhi và King có áp dụng lối tranh
đấu bất bạo động dựa theo tư tưởng hòa
bình nhân ái của Phật giáo, nhưng họ không áp dụng rốt
ráo triệt để giống như lời dạy của đức Phật. Đức Phật giới thiệu tư tưởng bình đẳng, tôn trọng
nhân bản con người nhưng Ngài chỉ đem nó ra giảng giải như là một nền giáo dục
để thay đổi, cải thiện xã hội Ấn độ đương thời đầy dẫy bất công với mục đích đưa cuộc
sống con người lên cao. Đức Phật là bậc toàn giác nghĩa là trong Ngài không còn bất
cứ vẫn đục tham-sân-si nào cả. Ngài vào đời với tinh thần vô ngã vị tha nghĩa
là làm việc vì đời chớ không phải vì lợi danh. Ngài lìa bỏ công danh phú quý
như bỏ đôi dép rách nên tuy lời nói Ngài là trung thực nhưng không phải là mối
đe dọa cho chế độ nào. Ngài
làm cuộc cách mạng để giải phóng con người ra khỏi mọi sự khổ ách của trần
gian. Ngược lại King và Gandhi cũng áp dụng lối
tranh đấu đó, nhưng đối với họ đây là phương tiện để họ thăng tiến trong những
bước thang danh vọng. Vì lo sợ như thế mà King bị ám sát ở Hoa kỳ và Gandhi bị
những thành phần cực đoan ám sát ở Ấn độ. Cho đến ngày nay cái chết của King vẫn còn nằm
trong vòng bí ẩn. Gia đình King vẫn cho rằng chính FBI (Federal Bureau
Investigation), cơ quan tình báo trung ương Hoa kỳ đã giết chết King vì nghi ngờ
ông ta có liên quan đến Cộng sản và liên lạc với những thành phần phản chiến trong
đó có Việt Nam.
Tại
sao đức Đạt Lai Lạt Ma
tha thiết kêu gọi con người nên thương yêu lẫn nhau, tha thứ cho nhau và cộng
tác với nhau thay vì tranh chấp, giết hại lẫn nhau mà những nhà lãnh đạo vẫn im
hơi lặng tiếng trơ trơ như đá cẩm thạch? Một lần nữa cũng tại ông Tàu. Vì tham
vọng làm bá chủ thế giới bành
trướng thế lực, đất đai từ đông qua tây, từ trên xuống dưới nên lúc nào họ cũng
nuôi tham vọng khống chế, đồng hóa các dân tộc nhỏ chung quanh. Họ rất
hảnh diện với chánh sách cai trị bạo tàn của Tần Thủy Hoàng nên đem nó ra giới
thiệu như là một hiện tượng văn hóa tối cao trong ngày khai mạc thế vận hội
cách đây mấy năm. Là người Việt Nam
không một ai không nhớ đến những trang sử oai hùng của những anh hùng bất khuất
Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo, anh hùng áo vải Lam Sơn Lê Lợi, vua Quang Trung và biết bao những
anh hùng hào kiệt khác nữa. Chính chính quyền Trung quốc đã làm áp lực rất mạnh
không biết bao nhiêu lần để ngăn chận những cuộc tiếp xúc giữa đức Đạt Lai Lạt
Ma và chính phủ Hoa kỳ. Người Mỹ
lúc nào cũng đặt quyền lợi của tư bản lên trên hết vì thế khi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng thì dĩ nhiên đôi
khi lời nói của Ngài cũng đánh thức cái
lương tri của họ chứ. Họ cũng cảm thấy nhột nhạt khi không giúp gì cho đức Đạt Lai để ép buộc Trung Quốc trả đất Tây Tạng lại cho người dân Tây Tạng
cho nên đôi khi để đền bù cho sự ơ hờ và cũng để vớt vát phần nào sự cắn
rứt của lương tâm, thậm chí họ
còn dùng Ngài như là một con cờ để mặc cả với
Trung quốc nên chính phủ và quốc hội
Mỹ thường trao tặng cho Ngài huy chương vàng này, bằng khen nọ. Đức Lạt Ma đâu
cần những thứ phù du giả tạm này, cái mà Ngài muốn thấy là đất Tây Tạng được trả
về cho người dân Tây
Tạng. Bao nhiêu cửa tiệm, gian hàng cờ xí Trung Hoa khắp mọi nơi trên
đất Tây Tạng phải được cuốn dọn về Tàu. Trong
khi đó, Trung cộng cố gắng đồng hóa dân Tây Tạng càng nhanh càng tốt cho nên chữ
Hán được thay thế tiếng Tây Tạng trên mọi lãnh vực. Họ còn cho di dân vào những
vùng đông dân để kiềm chế nắm lấy hoàn toàn đất nước này. Đạo Phật chỉ còn là
hình thức bề ngoài, còn bên trong kinh doanh trục lợi vẫn là mục tiêu chính vì
thế họ không ngần ngại tu chỉnh biến tất cả những tu viện nổi tiếng ngày xưa
thành ra những trung tâm du lịch. Ngay cả cung điện Potala bây giờ không còn là
trung tâm quyền lực như thuở nào mà vắng lặng điêu tàn chỉ còn phảng phất vài kỷ
niệm mà mấy trăm năm trước đã vang bóng một thời. Đây có lẽ là mối ưu tư hàng đầu
của đức Đạt Lai Lạt Ma khi thấy dân tộc mình chết chìm và Phật giáo tại Tây Tạng
trên đà suy vong mà Ngài không làm gì được. Không những hiện tượng này xảy ra tại
Tây Tạng mà ngay cả Trung quốc, Việt Nam ngày nay đều có chung một ảnh hưởng là
chùa to, Phật lớn nhưng tất cả đều là những trung tâm du lịch để kiếm tiền. Niềm
lo âu và cũng là thế kẹt của chính
phủ Hoa Kỳ là tư bản Mỹ đã đầu tư để thiết lập
biết bao công ty sản xuất hàng hóa với giá công nhân rẽ mạt tại rất nhiều tỉnh ở
phía nam Trung quốc. Thí
dụ như công ty Apple của Steve Jobs khi sang Trung hoa thì biến thành Foxconn chuyên
chế tạo tất cả những sản phẩm như iPhone, Macintosh computer…Nếu chính phủ Mỹ hó
hé, có thái độ thì Mỹ
là người lỗ nặng chớ đâu phải Trung Hoa. Thí dụ như thuế nhập cảng hàng hóa từ
Trung Hoa vào Mỹ chỉ đóng khoảng 2.5% thuế trong khi đó hàng hóa xuất cảng qua Trung Hoa phải đóng
thuế tới 25%. Tại sao có sự
chênh lệch quá cao như vậy mà chính phủ cũng như quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận mà không thay đổi? Bởi vì phần lớn hàng hóa nhập cảng
từ Trung Quốc là do những công ty của Hoa kỳ làm chủ cho nên tư bản càng ngày
càng giàu trong khi đó việc
làm ở Hoa kỳ càng
ngày càng khó kiếm là vậy. Chưa
đủ, những công ty lớn thay vì đặc bản doanh tại Mỹ thì họ chạy sang các nước
Tây Âu để đóng thuế ít hơn. Do đó công quỷ Hoa kỳ càng ngày càng kiệt quệ, nợ nần
càng chồng chất mà tư bản cứ phây phây du hí hết Mễ đến Jamaica. Tại sao? Bởi
vì họ là những người đóng góp nhiều nhất
cho sự đắc cử của những nhân viên chính phủ Hoa kỳ. Vì thấy sự bất bình đẳng
trong xã hội Mỹ, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã phát biểu trong chuyến
viếng thăm New York năm 1999 rằng:
–Ngày nay, chúng ta còn đối mặt với một vấn
đề nữa, đó là sự phân cấp giữa người giàu và kẻ nghèo. Ở nước Mỹ này, tổ tiên của
các bạn đã thiết lập những khái niệm về quyền bình đẳng, quyền tự do, sự tự do,
sự bình đẳng và những cơ hội bình đẳng cho mọi công dân. Những khái niệm này được
quy định bởi luật pháp của các bạn. Tuy nhiên, con số những nhà triệu phú ở nước
này đang gia tăng trong khi những người nghèo đói, thậm chí họ càng ngày càng
nghèo hơn. Điều này thật đáng tiếc thay!
Theo thống kê mới nhất
của năm 2011 về những người
giàu nhất thế giới thì người Trung Hoa đoạt giải quán quân vì có nhiều ông bà triệu phú nhất. Trong khi đó nước Tàu cũng đoạt huy
chương vàng vì có số người nghèo nhiều nhất thế giới. Sự chênh lệch quá mức như vậy không biết
những nhà lãnh đạo Trung quốc giải thích thế
nào? Lý tưởng mọi người được hưởng như nhau thì nhà cầm quyền cất dấu nó ở đâu?
Thông điệp của đức Đạt Lai Lạt Ma
khiến cho làn sóng dân chủ
ngày nay lan tràn vào Trung quốc và Ngài hy vọng rằng một ngày nào đó người dân
Trung Hoa sẽ đứng lên dành lại hòa bình, tự
do, dân chủ cho đất nước Trung Hoa và dĩ
nhiên đất Tây Tạng sẽ
được trả về cho người Tây Tạng tự trị. Thông điệp của Ngài không những đánh thức
lương tâm những giới trẻ Trung Hoa, mà hy vọng sẽ đánh thức lương tâm những nhà
lãnh đạo Hoa kỳ đừng quá mù quáng chạy theo tham vọng kinh tế
mà hãy nhìn lại sự sống còn của biết bao người bất hạnh khác.
Nhân đọc bài “Tiếng chuông chùa giữa sóng nước Trường Sa” của Minh Ngọc có
trích đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát tâm nguyện rằng:
–Mong Đức Phật phù hộ độ trì: Cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên,
mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi. Cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn
lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, dân chũ, công bằng, văn minh.
Đây chính là lời nói của một vị Thủ tướng đức độ, tài trí vẹn toàn, thương
người như thể thương thân làm chúng tôi
rất kính ngưỡng. Nhưng nếu câu nói trên mà Ngài cộng thêm hai chữ “nhỏ” vào thì sẽ mang lại biết bao hạnh phúc “lớn lao” cho người dân Việt.
Đó là hai chữ “TỰ DO”. Bởi vì thiếu tự do thì tất cả cũng chỉ là bánh vẽ, ăn cả đời người mà
không bao giờ no được. Dân chủ mà
không có tự do thì dân chủ què quặt, hòa bình mà không có tự do thì hòa bình giả
tạo, công bằng mà không có tự do thì công bằng một chiều, thiếu chân lý. Nói chung thiếu tự do thì làm gì thật sự có hạnh
phúc. Ai là người hưởng hạnh phúc? Ai là kẻ bị hy sinh cho người khác được hạnh
phúc? Bởi vì “tự do” là trái tim cho sự sống, là linh hồn của đất nước, là tiếng
nói của muôn dân. Con người có linh động, có sáng tạo, có phát triển tối đa tài
năng thiên phú cũng vì có tự do cho nên ở Hoa kỳ tự do là điều được tôn trọng
trong hiến pháp và được quý trọng như chính mạng sống của mỗi công dân.
Cũng trong lần
viếng thăm năm 1999, đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm rằng:
“Cách đây không lâu, một gia đình giàu có
ở Bombay đến thăm tôi. Người vợ trong gia đình đó là một người rất tin vào thần
thánh, bà ta yêu cầu tôi hãy ban phúc cho bà ta. Tôi đã nói với bà: “Tôi
không thể ban phúc cho bà. Tôi không có khả năng đó!”. Và sau đó tôi bảo
bà ta: “Bà xuất thân từ một gia đình giàu có. Đấy là một điều may mắn. Điều
may mắn này là kết quả của những việc làm đức hạnh của bà trong kiếp trước. Người
giàu là những thành viên quan trọng trong xã hội. Bà đã cố gắng kinh doanh để
tích luỹ ngày một nhiều của cải hơn. Bây giờ bà nên dùng của cải của mình để
giúp đỡ những người nghèo khổ về mặt giáo dục và sức khỏe”. Chúng ta nên sử
dụng đường lối tư bản đề mà kiếm tiền rồi sau đó phân phối số tiền đó một cách
có ý nghĩa và thiết thực cho cộng đồng”.
Một người đức hạnh là người không tích trử trong khi kẻ khác thiếu ăn. Con
người luôn có khuynh hướng tích góp của cải càng nhiều càng tốt, nhưng họ đâu
có biết rằng lòng tham càng tăng thì giá trị cuộc sống càng giảm. Nói cách khác tiền càng nhiều, càng tăng
thì đạo đức càng dễ đi xuống. Tuy chúng ta có vun bồi, tạo tác những dinh thự
nguy nga đồ sộ để có cuộc sống như ông hoàng bà chúa. Nhưng than ôi! Nhà có thể
đẹp, to lớn hơn, nhưng mái ấm, niềm vui hạnh phúc gia đình lại càng suy giảm thậm
chí có thể mất hẳn nếu đạo đức
không tăng trưởng theo. Khi con người lấy tâm vô
lượng để làm lợi ích cho người khác thì tự họ đã tạo nên rất nhiều nghiệp thiện
và khi nghiệp thiện nầy vừa tạo xong thì phước báu đã được ghi nhận trong tâm
thức rồi mà không cần người đền ơn kẻ đáp nghĩa. Do đó người đã từng làm nhiều
lợi ích cho mọi người thì nghiễm nhiên chính họ đã tạo cho mình rất nhiều phúc
đức. Vậy “phước” là do làm lợi ích cho người mà có, còn “đức” là cái tốt của tự tâm. Như thế người đi theo chánh đạo là phải biết chu toàn đầy đủ cả phước lẫn
đức bởi vì phước và đức luôn hỗ trợ cho nhau. Thật vậy, tâm có tốt thì việc làm
thiện mới được chu đáo và lâu bền còn đức có sâu thì phước mới lớn. Vì thế khi
làm việc thiện, chúng ta nên củng cố thêm chất tốt của nội tâm mình. Ngược lại,
nếu có kẻ làm phước mà không có đức, tức là làm việc thiện vì mục đích vị kỷ thì chắc chắn sẽ có lúc làm ác vì tư tưởng xấu có ngày
sẽ khởi ra hành động bất thiện. Do đó cái phước sẽ không thể phát triển đến vô
cùng vô tận.
Con người ngày
nay có thể chinh phục được vũ trụ, vượt ngàn dặm để lên tới mặt trăng và trở về,
nhưng tại sao vẫn bất lực với chính mình? Cũng vì không làm chủ được bản tâm chạy
theo tham dục nên trước sau vẫn không thoát khỏi sự sai sử của vô minh, làm nô
lệ cho bản ngã, vật chất giả tạm để rồi cuối cùng cũng bỏ lại hết cho đời. Thật
vậy ngà nay con người có nhiều bằng cấp hơn, thông minh hơn, có thể phân chia
những nguyên tử, nhưng vẫn bất lực với chủ quan, định kiến của mình vì thế tuy
con người trong thế giới hiện tại có rất nhiều thứ để giải trí mà càng ngày
càng ít được thư giản, tâm trí không an lạc thì tìm đâu ra chân hạnh phúc. Hãy
nhìn lại có phải chúng ta học cách kiếm sống chớ đâu phải học cách sống cho nên
tuy con người có thể kéo dài được tuổi thọ, nhưng cuộc đời của họ vẫn ngắn
ngủi không có giây phút nào an lạc.
Thêm nữa, trong thực tế của cuộc đời, không một ai hoàn toàn thoát khỏi những
lo âu phiền muộn trừ khi chúng ta trở thành bậc toàn thiện hay bậc Thánh. Tuy
nhiên, nếu con người hiểu rõ được bản chất của cuộc sống để không còn phàn nàn,
không còn bất mãn mà can đảm nhận lãnh những kết quả của thân khẩu nghiệp thì
đau khổ không những không còn làm cho chúng ta sa đọa, mà còn giúp chúng ta tiến
đến chổ Chân, Thiện, Mỹ. Có con người là có phiền não khổ đau và chính những
cái phiền não khổ đau nầy là cái giá mà con người phải trả cho sự chiếm hữu cái
thân ngũ uẩn nầy. Do đó khi gặp nguy khó mà chúng ta vẫn giữ được nụ cười trên
gương mặt trầm tĩnh và sáng suốt để giải quyết vấn đề mà không tỏ ra một chút bối
rối lo âu thì đây chính là sự biểu lộ một nhân cách cao thượng vậy.
Sau cùng nếu con người biết đem tình thương chân chính của
sự hy sinh, độ lượng và vị tha vào trong cuộc sống thì những phân biệt kỳ thị,
những phạm trù đối đãi nhị nguyên có ta có người sẽ chấm dứt. Lúc ấy con người
sẽ hiểu thế nào là nỗi khổ của người và lấy hạnh phúc người làm hạnh phúc cho
mình thì danh từ “kỳ thị” sẽ vĩnh viễn biến mất trong tâm hồn của họ.
Ca Mâu Ni Phật Lê Sỹ Minh Tùng
Last update: 07-16-2011 04:35:23
Discussion about this post