PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Chúng ta hẳn đã không ít lần tự hỏi, không biết người chết có hưởng thọ được gì hay không trong những lần ma chay, kỵ giỗ, trai đàn, cúng thí ấy, mà có khi là mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ là vài chén cháo lá đa, một ít gạo muối?

Phạm chí Sanh Văn cũng có tâm trạng đó khi người thân của ông qua đời. Sanh Văn, 生 聞, tên tiếng Pāli là Jāṇussonī, được kể là một trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Đức Phật để thảo luận. Sanh Văn cũng chính là người lần đầu tiên nghe kể về Đức Phật đã từ trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc ba lần làm lễ: “Nam-mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác” 1.

Một hôm, Sanh Văn có người thân qua đời. Ông tổ chức ma chay, mở đàn cúng thí, nhưng lòng tự hỏi không biết việc mình làm có lợi ích gì cho người thân hay không, liền đến chỗ Thế Tôn, bạch hỏi: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” 2.

Câu hỏi ấy thật đúng với tâm trạng của không biết bao nhiêu người!

Những đối tượng không nhận được lễ phẩm cúng thí

Đức Phật cho biết: “Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí dù với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanh, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của súc sanh, loài người, mà không nhận được đồ do ông bố thí” 3.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng hơn: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục, ăn món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh… có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy” 4.

Như vậy, nếu người chết đã tái sanh vào các cảnh giới địa ngục, súc sanh, người và trời thì không nhận đồ ăn thức uống, cho đến áo quần, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… do người thân cúng tế.

Những đối tượng nhận được lễ phẩm cúng thí

Nhưng nếu người chết rơi vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ nhận được các thực phẩm cúng thí. Kinh ghi: “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông”5.

Nhập xứ được giải thích là sanh vào thân trung ấm. Nếu thân trung ấm sanh vào đường ngạ quỷ thì gọi là ‘đắc nhập xứ’, tức báo xứ (của thân trung ấm) là ngạ quỷ. Cha mẹ cùng bà con quyến thuộc sanh vào đường ngạ quỷ (khi đang ở tình trạng thân trung ấm ngạ quỷ và khi đã sanh vào báo xứ ngạ quỷ) mới nhận được sự cúng thí 6.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh… có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hiến cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy” 7.

Như vậy, Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ, tức là ma giới. Hẳn nhiên, lễ phẩm cúng thí phải là thứ ăn uống được, chứ không phải là hàng mã!

Phước báo của sự cúng thí

Trường hợp người cúng thí, gia chủ không có cha mẹ hay bà con quyến thuộc trong đường ngạ quỷ thì sự bố thí đó cũng có phước báo: “Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sanh vào trong chốn ngạ quỷ và lại cũng không có những người quen biết khác sanh vào chốn ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước. Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất”. Kinh phân tích:

“Giả sử có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy sau lại phát tâm bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn,… cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm. Người ấy do sát sanh, lấy của không cho…, sẽ đọa lạc vào trong loài voi, nhưng vì người ấy đã từng bố thí…, nên tuy ở trong loài voi, nhưng cũng nhận được phước báo nhờ họ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.

“Nếu lại sanh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v… nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên họ ắt sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sanh tương ứng mà được thọ dụng.

“Này Bà-la-môn, nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sanh, không trộm cướp,… cho đến có chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn,… cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sanh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống… cho đến những vật dụng như đèn đuốc.

“Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu họ lại trì giới, thì sẽ được sanh lên cõi trời, vì họ nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống,… cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời” 8.

Như vậy, một khi gia đình chúng ta có người thân qua đời, chúng ta phát tâm thanh tịnh cúng kính hay bố thí, cúng dường cho Tăng Ni hoặc cho người nghèo khổ, thì dù người thân đã mất của chúng ta không nhận được, bản thân của chúng ta cũng được phước báo trong mọi trường hợp.

Một sự thật là chúng ta không ai biết được người thân của mình sau khi chết đã sanh vào đường nào của lục đạo. Do đó, để tri ân người đã mất, nhất là cha mẹ, bà con thân thuộc của mình, cùng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sanh cho tổ quốc, để họ khỏi đói lạnh, bơ vơ, để họ khỏi tủi thân vì chẳng còn ai thương nhớ… chúng ta nên làm lễ kỳ siêu cúng thí cho họ, hoặc mở hội bố thí rồi hồi hướng công đức cho họ. Vì rằng, trong bất cứ trường hợp nào, người thân của chúng ta đã tái sanh về đâu, việc làm ấy đều có phước báo cho chính bản thân mình!

Cúng thí là một trong những cách bố thí cho người đã chết. Vì vậy hãy bố thí những gì mà họ ăn uống được, đừng bố thí thức ăn giả và càng không nên đốt các loại vàng mã như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, tiền vàng… để bố thí cho họ. Ngoài ra, với tâm thanh tịnh chúng ta cúng dường cho Tăng Ni, biếu tặng cho người nghèo khổ, hoặc làm các thiện sự như bắc cầu, đào giếng, đắp đường, trồng cây… đều là những việc làm bố thí đưa tới phước báo cho chính bản thân mình và cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho người thân đã qua đời. 

Thích Nguyên Hùng 

 

1 Trung A-hàm 146, kinh Tượng tích dụ.2 Tạp A-hàm, kinh 1041. Pāli, A.10.177. Jāṇussoṇi.
3 Tạp A-hàm, kinh 1041, Sanh Văn.
4 Tăng chi bộ, (XI) (177) Jāṇussoṇi, HT.Thích Minh Châu dịch.
5 Tạp A-hàm, kinh đã dẫn.
6 Tứ phần luật hành sự sao, Tục tạng 42, N°.0736, p.1028c05.
7 Tăng chi bộ, kinh đã dẫn.
8 Tạp A-hàm, kinh đã dẫn.

 


Xem nghe thêm: 
Vấn Đáp: Cúng Thí Thực Cô Hồn | Thầy Thích Nhất Từ 2016:

Bài đọc thêm:

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-1180_5-50_6-1_17-81_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

XEM VĂN BẢN KINH GỐC TỪ PHẠN NGỮ:

Đức Phật Nói Về Sự Cúng Thí Tổ Tiên và Ngạ Qủy

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Luận Đại Thừa Khởi Tín

Luận Đại Thừa Khởi Tín

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN  Nguyên tác: Mã Minh Bồ Tát tạo Hán dịch: Chơn Đế Tam Tạng Pháp Sư Việt...

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đá Biến Thành Ngọc

Đá biến thành ngọc

ĐÁ BIẾN THÀNH NGỌC Ni sư Như Đức giảng tại Viên Chiếu                                                       "...Các con hy sinh một chút xíu,...

Công Phu 108 Tiếng Chuông Thiên Mụ

Công Phu 108 Tiếng Chuông Thiên Mụ

CÔNG PHU 108 TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”....

Bánh Xe Pháp

Bánh Xe Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đâu Là Chánh, Đâu Là Tà?

Đâu là chánh, đâu là tà?

Ta hay nói tới chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,...

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

TIỂU SỬ VẮN TẮT DARTANG CHOKTRUL CHOKYI DAWA RINPOCHE (1894–1959) Nyoshul Khen Rinpoche soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Nụ Cười Hoàng Hôn

Nụ cười hoàng hôn

NỤ CƯỜI HOÀNG HÔNSakya Như Bảo   Xưa nay, người ta đã quen mặc định hoàng hôn dưới nếp chiều...

Đạo Cao Đài – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp, được chính thức thành lập...

Some Observations On The Translation Of Sattvānugrāhakaṃ Śīlam

Some Observations on the Translation of Sattvānugrāhakaṃ Śīlam

SOME OBSERVATIONS ON THE TRANSLATION OF SATTVĀNUGRĀHAKAṂ ŚĪLAMQuoted From Chapter 1.10 Śīlapaṭalam In BodhisattvabhūmiḥBhikṣu Phước Nguyên   Abstract An Two...

Khi Ác Ma Nhiễu Loạn

Khi ác ma nhiễu loạn

Đứng trước ngưỡng cửa bất sinh, tuyệt dứt tái sinh luân hồi sinh tử là thời khắc quan trọng. Ma...

Nguồn An Lạc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Xã Hội Hiện Đaị Và Đạo Pháp

Xã hội hiện đaị và đạo pháp

XÃ HỘI HIỆN ĐAỊ VÀ ĐẠO PHÁP Tiểu Lục Thần Phong   Sự phát triển của kỹ thuật điện toán...

Ra Mắt Sách “Lịch Sử Phật Giáo Nghệ An”

Ra mắt sách “Lịch sử Phật giáo Nghệ An”

Quyển sách “Lịch sử Phật giáo Nghệ An” vừa chính thức được ra mắt vào ngày 11-12 vừa qua nhân...

Tiễn Người Đi

Tiễn Người Đi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Luận Đại Thừa Khởi Tín

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Đá biến thành ngọc

Công Phu 108 Tiếng Chuông Thiên Mụ

Bánh Xe Pháp

Đâu là chánh, đâu là tà?

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

Nụ cười hoàng hôn

Đạo Cao Đài – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Some Observations on the Translation of Sattvānugrāhakaṃ Śīlam

Khi ác ma nhiễu loạn

Nguồn An Lạc

Xã hội hiện đaị và đạo pháp

Ra mắt sách “Lịch sử Phật giáo Nghệ An”

Tiễn Người Đi

Tin mới nhận

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Hành trình có Phật

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Làm thế nào để gặp được Phật?

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tu bồi cội phúc

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Tin mới nhận

Đêm Qua – Sân Trước – Một Cành Mai – Trí Bửu

Sự hoàn hảo của trái tim rộng lượng

Sở tri chướng – nên hiểu thế nào?

Nỗi Sợ Muôn Thuở

Ăn Động Vật: Quan Điểm Môi Trường Và Phật Giáo

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

Thiền Tông: Một Nhánh Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Biến tro cốt người chết thành kim cương đeo bên người

Tôi đi chùa, tôi học Phật

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Ba Mươi Ngày Thiền Quán

Bồ-tát ở quanh ta

Niềm vui đơn thuần

Tịnh Độ Chân Tông Và Ngài Thân Loan

Chúc mừng năm Bính Thân

Áo Cà Sa

Nhân Điện Bí Ẩn Hay Hoang Tưởng (Bằng Minh)

Tín Ngưỡng Tôn Giáo Và Tín Ngưỡng Tâm Linh

Lý Duyên Khởi – Thích Minh Tâm Sách Ebook PDF

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Các Bản Dịch Của Tỳ Khưu Indacanda

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Hoa nghiêm tánh khởi

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Tin mới nhận

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh – Một Hành Giả Tịnh Độ Mẫu Mực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese