Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu bằng sự quan sát, không những chỉ bằng mắt mà bằng cả 5 giác quan. Tâm lý học về nhận thức ghi nhận thêm giác quan thứ 6 là ý thức để quan sát thế giới nội tại, bởi vì quang cảnh sống của con người bao gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài… Từ sự quan sát con người ghi chép, mô tả, phân loại các sự vật, các hiện tượng ở trong hai thế giới. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước làm công việc nầy bằng những phương tiện mà thế hệ mình phát minh được.
Sau sự quan sát, phương tiện thứ nhì là sự học hỏi và ghi nhớ. Nếu không ghi nhớ thì mọi kiến thức đều tan biến, trả lại thầy và mỗi thế hệ đều phải học lại từ đầu những gì mà thế hệ trước biết làm để sinh tồn giống như loài thú vật.
Nhưng nếu dừng ở đây thì kiến thức của chúng ta chỉ là kiến thức sách vở, từ chương, kiến thức của người khác, nếu chúng ta không biết suy nghĩ, giải đáp những vấn nạn còn tồn đọng của các thế hệ trước. Vậy thì phương tiện thứ ba là suy tư, lý luận để phát minh, phát kiến.
Tới đây cũng chưa đủ phải đem những suy nghĩ của mình đặt thành giả thuyết để đem ra thực nghiệm hay đưa vào phòng thí nghiệm. Bao giờ thí nghiệm thành công thì giả thuyết trên trở thành một nguyên lý, một thủ đắc mới cho nhân loại. Thí nghiệm có thể chỉ xãy ra trong đầu óc của một thức giả hay một thiền gia. Như một Newton nhìn thấy trái táo rơi đã tìm ra được định luật “hấp dẫn của vũ trụ” hay một Huệ Năng khi chứng nghiệm “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” đã liễu ngộ. Đó là quí vị nầy đã trải nghiệm quá trình tư duy hay thực hành thiền cho đến độ chín mùi để trí tuệ bừng sang, chứng ngộ sự thật.
Rèn luyện Trí Tuệ nhờ Minh Triết Đông Tây
.
Discussion about this post