PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
Giới thiệu – Dịch – Chú giải
Thích Thái Hòa
MỤC LỤC
NGỎ
GIỚI THIỆU KINH A-DI-ĐÀ
CÁC TRUYỀN BẢN
1- Bản Phạn văn Devanagari
2- Bản Phạn văn La-tinh
3- Bản ngài La-thập
4- Bản ngài Huyền-tráng.
CÁC KINH VĂN
LIÊN HỆ TỊNH ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
GIÁO HẠNH LÝ QUẢ
CÁC DANH HIỆU ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
THẦN CHÚ VÃNG SANH
A-DI-ĐÀ NHẤT TỰ CHÂN NGÔN
NHÂN DUYÊN QUẢ TỊNH ĐỘ
GIỚI ĐỊNH TUỆ TRONG KINH A-DI-ĐÀ
DANH HIỆU PHẬT A-DI-ĐÀ ĐẦY ĐỦ TAM THÂN
VÀI NÉT LỊCH SỬ
PHẠN VĂN DEVANĀGARĪ
KINH A-DI-ĐÀ DỊCH TỪ PHẠN NGỮ DEVANAGARI
Ý NGHĨA ĐỀ KINH
CHÚ GIẢI KINH VĂN
BẢN VIỆT ÂM PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ KINH
BẢN VIỆT NGHĨA PHẬT DẠY KINH A-DI-ĐÀ
BẢN VIỆT ÂM XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ KINH
BẢN VIỆT NGHĨA XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ KINH
THE SMALLER SUKHVATĀĪVYŪHA
NGỮ VỰNG
THƯ MỤC THAM KHẢO
CÁC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ ĐÃ XUẤT BẢN
NGỎ
Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh “Phật thuyết A-di-đà” bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều.
Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
Đẹp và thánh thiện đến nỗi, khiến cho mình đi đứng nằm ngồi nói cười đều rất nhẹ. Nhẹ như một lời kinh và thánh thiện như nụ cười của chư Phật và các vị Bồ tát. Nhờ vậy mà mỗi ngày đi qua làm cho mình lớn lên trong ngôi nhà của Phật pháp. Lớn lên đến nỗi, mình chẳng bao giờ thấy mình lớn lên gì cả, khiến niềm tin xuất gia trong sáng của tôi từ thuở ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.
Niềm tin của tôi nguyên vẹn, không phải vì tôi giữ Giới giỏi, tu thiền giỏi, niệm Phật giỏi hay học giỏi, mà nguyên vẹn vì tôi được Thầy tôi tạo ra không gian Tịnh độ của chư Phật cho tôi được xông ướp mỗi ngày trong cửa Phật một cách tự nhiên. Tự nhiên trong sự xông ướp và tự nhiên trong sự biểu hiện. Giáo dục bằng sự xông ướp, ấy là sự giáo dục ở trong thế giới Tịnh độ của chư Phật. Trong kinh A-di-đà diễn tả chánh báo và y báo trang nghiêm ở thế giới Tịnh độ phương Tây của đức Phật A-di-đà là từ nơi đại nguyện của Ngài mà tạo thành. Ngay cả các loại chim như: Khổng[1]tước, Anh-vũ, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng đang có mặt ở nơi thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà, tất cả chúng không đến từ nơi những nghiệp đạo bất thiện của loài súc sinh, mà tất cả chúng đến từ nơi bản nguyện của Phật A thiện như nụ cười của chư Phật và các vị Bồ tát. Nhờ vậy mà mỗi ngày đi qua làm cho mình lớn lên trong ngôi nhà của Phật pháp. Lớn lên đến nỗi, mình chẳng bao giờ thấy mình lớn lên gì cả, khiến niềm tin xuất gia trong sáng của tôi từ thuở ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên vẹn. Niềm tin của tôi nguyên vẹn, không phải vì tôi giữ Giới giỏi, tu thiền giỏi, niệm Phật giỏi hay học giỏi, mà nguyên vẹn vì tôi được Thầy tôi tạo ra không gian Tịnh độ của chư Phật cho tôi được xông ướp mỗi ngày trong cửa Phật một cách tự nhiên. Tự nhiên trong sự xông ướp và tự nhiên trong sự biểu hiện.
Giáo dục bằng sự xông ướp, ấy là sự giáo dục ở trong thế giới Tịnh độ của chư Phật. Trong kinh A-di-đà diễn tả chánh báo và y báo trang nghiêm ở thế giới Tịnh độ phương Tây của đức Phật A-di-đà là từ nơi đại nguyện của Ngài mà tạo thành. Ngay cả các loại chim như: Khổng[1]tước, Anh-vũ, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng đang có mặt ở nơi thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà, tất cả chúng không đến từ nơi những nghiệp đạo bất thiện của loài súc sinh, mà tất cả chúng đến từ nơi bản nguyện của Phật A di-đà, nhằm hót lên những tiếng hót mà ngay trong tiếng hót ấy, diễn ra những pháp âm vi diệu, khiến người nghe khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Phật, thì niệm chúng sinh không thể khởi lên; mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Pháp thì các tâm hành bất thiện không thể khởi lên; mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Tăng, thì những hạt giống phiền não ràng buộc trong tâm tự đứt rã.
Không những, những tiếng hót của chim muông ở cõi Tịnh độ có tác động và xông ướp như vậy, mà tiếng suối reo, tiếng mưa rơi, tiếng lá bay, tiếng gió thổi, hương thơm của hoa, mùi vị của nước, màu hoàng kim của đất, tất cả những âm thanh, mùi vị, hương thơm, sắc màu ở thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà đều có tác dụng kích hoạt và xông ướp, tạo thành những chất liệu hiểu biết, tự do và an lạc ở nơi thế giới ấy một cách tự nhiên.
Tự nhiên đến nỗi, ai muốn về Tịnh độ thì hãy tự nguyện chấp trì danh hiệu của Phật từ một ngày cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn thì tự nhiên về, ai không muốn về thì thôi. Ai muốn về, thì mang theo hành trang tín hạnh nguyện mà về. Ai không muốn về thì cứ tự nhiên bỏ hành trang ấy xuống.
Tín – Hạnh – Nguyện là điều kiện hay nhân duyên tối thiểu để kích hoạt phước đức và nuôi lớn phước đức làm người. Tín là niềm tin. Không có niềm tin là không có sự hy vọng. Không có sự hy vọng là không có sự vươn tới và vươn lên. Nên, Tịnh độ của chư Phật là sự sống của những con người đầy sinh lực để vươn tới và vươn lên.
Hạnh là hành động theo niềm tin và biến niềm tin trở thành hành động, đồng thời hạnh là chất liệu kích hoạt để niềm tin trở thành sức sống một cách linh hoạt và thực tế. Thực tế đến nỗi tín và hạnh không thể tách rời nhau.
Nguyện là ôm ấp niềm tin, ôm ấp sự hy vọng không để bị rơi mất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nguyện là ôm ấp niềm tin và hành động, khiến hai chất liệu này trộn quyện với nhau tạo thành một sức ấm mãnh liệt, để niềm tin nở thành hoa trái trí tuệ và hành động trở thành gốc rễ từ bi.
Không có trí tuệ, ta sẽ vĩnh viễn không có giải thoát và tự do. Không có từ bi, ta sẽ vĩnh viễn không có hạnh phúc và an lạc. Không có trí tuệ thì không có đủ nhân duyên để được dự phần vào dòng dõi của bậc Thánh, trở thành Pháp vương tử, được như Như lai làm pháp quán đỉnh, để gánh vác gia tài của Như lai giao phó và không có từ bi là không có chất xúc tác làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, để nuôi dưỡng trí tuệ đến chỗ viên thành Phật đạo, nhằm tạo thành y báo, chánh báo trang nghiêm của cõi Tịnh độ. Chánh báo của Tịnh độ là trí tuệ và y báo của Tịnh độ là từ bi. Không có trí tuệ và từ bi, không những ta không thể nào dự phần với tha phương Tịnh độ, để cùng được với các bậc Thượng thiện nhân sống chung một trú xứ an tịnh đã đành, mà cũng không thể nào khám phá và diện kiến được với Tịnh độ ở nơi tự tâm, để cùng ngay nơi tâm ấy mà hiện kiến với Tịnh độ của vô lượng, vô biên chư Phật đang hiện hữu khắp cả mười phương.
Đối với bản kinh này, khi lớn lên trước 1975, tôi được học tại Phật học viện Báo-quốc, với Hòa thượng Thích-đức-tâm dạy ý nghĩa bản kinh Phật thuyết A-di-đà này, ở trong Nhị khóa hiệp giải. Sau 1975, tôi lại được học bản kinh này qua bản A-di-đà sớ sao của ngài Châu-hoành với Hòa thượng Thích-đôn-hậu dạy tại Phật học viện Báo-quốc Huế.
Lại nữa, hơn bốn mươi năm thọ trì, nghiền ngẫm, đọc tụng, đối chiếu Phạn bản, Hán bản, Anh bản, cũng như các bản Chú sớ của các bậc cao đức đối với bản kinh này và đến lúc hội đủ nhân duyên, tôi nguyện dịch bản kinh này từ bản tiếng Phạn ra tiếng Việt, đối chiếu hai bản Hán dịch của ngài La-thập và Huyền-tráng, lại đọc các bản: Phật thuyết Vô-lượng-thọ kinh, bản dịch của ngài Khương[1]tăng-khải; Phật thuyết Vô-lượng-thanh-tịnh-bình-đẳng giác kinh, bản dịch của ngài Chi-lâu-ca-sấm; Phật thuyết A-di-đà-tam-da-tam Phật-tát-lâu Phật-đàn quá độ nhân đạo kinh, bản dịch của Chi-khiêm; Phật thuyết đại thừa Vô[1]lượng-thọ trang nghiêm kinh, bản dịch của Pháp-hiền; Phật thuyết Đại A-di-đà kinh, bản của Vương-nhật-hưu giảo tập; Phật thuyết Vô-lượng-thọ kinh, bản dịch của Cương-lương-da-xá và lại đọc các bản Ký, Sớ như: A-di đà kinh nghĩa ký của Trí-khải; A-di-đà kinh nghĩa thuật của Tuệ-tịnh; A-di-đà kinh sớ của Khuy-cơ; A-di-đà kinh thông tán sớ của Khuy-cơ; A-di-đà kinh sớ của Nguyên hiểu; A-di-đà kinh sớ của Trí-viên; A-di-đà kinh nghĩa sớ của Nguyên-chiếu; A di-đà kinh yếu giải của Trí-húc… để tham khảo tông ý và thâm ý của kinh từ tuệ giác chứng nghiệm của chư bậc Tổ đức, nhằm có những phần thích ngữ và luận giải, khiến không bị rơi vào những tri kiến và kinh nghiệm chủ quan.
Nay, trong bản kinh dịch và chú giải này, có những gì tốt đẹp là công lao của chư bậc Tổ đức, chư vị Giáo thọ sư, cũng như của Thầy, Tổ và Thiện hữu tri thức, đồng thời xin hồi hướng cho hết thảy chúng sinh, đều hướng tâm quy kính Tam bảo, hiếu thảo cha mẹ, tôn kính sư trưởng, bỏ ác làm lành, giữ gìn tâm ý trong sạch và còn lại những gì khiếm khuyết ở trong bản dịch và chú giải này là do sở học của tôi chưa thông đạt, tự tàm quý và chí thành sám hối.
Chùa Phước-duyên Huế,
Mùa nhập thất, PL. 2563 – DL. 2019
Tỷ khưu Thích-thái-hòa
Phật thuyết A Di Đà Kinh – Thích Thái Hòa
.
Discussion about this post