Mục Lục | Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Người Tại Gia—An Overview of Lay Buddhists
Chương Hai—Chapter Two: Trở Thành Phật Tử Thuần Thành—Becoming a Devout Buddhist
Chương Ba—Chapter Three: Tam Bảo—The Triple Jewel
Chương Bốn—Chapter Four: Quy Y Tam Bảo—Taking Refuge on the Three Gems
Chương Năm—Chapter Five: Ngũ Giới Cho Người Tại Gia—Five Precepts For Lay People
Chương Sáu—Chapter Six: Bát Quan Trai Giới—Eight Precepts
Chương Bảy—Chapter Seven: Sự Tu Tập và Tư Tưởng Của Hành Giả Tại Gia—The Cultivation and Thoughts of Lay Practitioners
Chương Tám—Chapter Eight: Đời Sống Người Phật Tử—Buddhist Life
Chương Chín—Chapter Nine: Tại Gia Bồ Tát Giới—Lay Bodhisattvas’ Precepts
Chương Mười—Chapter Ten: Lời Khuyên Dạy Người Tại Gia Trong Kinh Thi Ca La Việt—Advice to Lay People In The Sigalaka Sutra
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Niềm Tin Của Người Phật Tử—Buddhists’ Faith
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Người Phật Tử Luôn Tin Nơi Nhân Quả—Buddhists Always Believe in Cause and Effect
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Người Phật Tử Luôn Tin Nơi Nghiệp Báo—Buddhists Always Believe In Karma and Retributions
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Người Tại Gia Tìm Hiểu Về Tam Nghiệp Thân-Khẩu-Ý—Lay People Try to Understand About Three Karmas Body-Mouth-Mind
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Người Tại Gia Và Lòng Ham Muốn—Lay People and Desires
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Chúng Ta Nên Từ Bỏ Cái Gì?—What Should We Renounce?
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Nên Luôn Ít Ham Muốn Mà Thường Hay Biết Đủ—Always Try to Content with few Desires and Satisfy With What We Have
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Cố Gắng Đừng Vướng Mắc Vào Mê Tín Dị Đoan—Try Not to Attach to Superstition
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Thấy Lỗi Người Thì Dễ—It Is Easy to See the Faults of Others
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Người Tại Gia Nên Làm Việc Thiện, Nên Tránh Việc Ác—Lay People Should Do the Good and Avoid Doing the Evil
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Người Tại Gia Nên Cố Làm Tròn Đạo Nhân—Lay People Always Try to Accomplish Man’s Virtues
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Ăn Chay—To Be on a Vegetarian Diet
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Học Hỏi Giáo Pháp—Study the Teachings
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tu Hành Trong Đạo Phật—Cultivation in Buddhism
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Pháp Tu Cho Người Tại Gia—Methods of Cultivation for Lay People
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tu Tập Có Nghĩa Là Điều Phục Thân-Khẩu-Ý—Cultivation Means Control Our Body-Mouth-Mind
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tu Là Bước Lên Đạo Lộ Diệt Khổ—Cultivation Means Stepping On The Path to the Removal of Sufferings
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Sám Hối—Repentance
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Sám Hối Tam Nghiệp—Repentance on the Three Karmas
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Thờ Cúng và Lễ Lạy—Worshipping and Prostrating
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Vị Trí Của Con Người Trong Tôn Giáo—Man’s Place in Religions
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Người Tại Gia Và Tứ Ân—Lay People and Four Fields of Grace
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Người Tại Gia Quyết Không Theo Đạo Phật Chết—Lay People Determine Not to Follow Dead Buddhism
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Người Tại Gia Luôn Có Kham Nhẫn và Điều Hòa—Lay People Should Always Have Endurance and Moderation
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Vui Theo Công Đức Của Người Khác—Rejoice Over Others’ Positive Deeds
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Bạn Đạo—Dharma Friends
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tám Điều Giác Ngộ Của Các Bậc Vĩ Nhân—Eight Awakenings of Great People
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tham Thiền-Niệm Phật và Thiện Ác Đối Với Người Tại Gia—Meditation-Buddha Recitation and “Good and Evil”For Lay People
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Thiền Trong Đời Sống Hằng Ngày Của Người Tại Gia—Zen In Daily Life For Lay People
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Hôn Nhân Theo Quan Điểm Phật Giáo—“Marriage” according to the Buddhist Point of View
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Trụ Xứ Của Người Phật Tử—Dwelling Places of Buddhist
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Mười Điều Tâm Niệm Của Người Phật Tử—Ten Non-Seeking Practices for Buddhists
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Phật Giáo—Happiness in Buddhist Point of View
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Người Cùng Đinh Và Người Suy Đồi—The Miserable Outcast and The Falling Man
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Những Lời Dạy Cuối Cùng Và Bức Thông Điệp Vô Giá của Đức Phật—Last Teachings and Priceless Message from the Buddha
Phụ Lục—Appendix
Phụ Lục A—Appendix A: Ưu Bà Tắc & Ưu Bà Di—Upasaka & Upasika
Phụ Lục B—Appendix B: Tại Gia Nhị Giới—Two Kinds of Commandments for Lay People
Phụ Lục C—Appendix C: Thiện & Ác—Good & Evil
Phụ Lục D—Appendix D: Thiện Nghiệp—Wholesome Karma
Phụ Lục E—Appendix E: Ác Nghiệp—Unwholesome Karmas
Phụ Lục F—Appendix F: Thiện Pháp—Kusala Dharmas
Phụ Lục G—Appendix G: Bất Thiện Pháp—Akusala Dharmas
Tài Liệu Tham Khảo—References
Lời Mở Đầu
Cộng đồng Phật giáo bao gồm hai nhóm: Tăng già và Phật tử tại gia. Từ “Tăng già” có nghĩa là “Cộng đồng thân hữu”. Từ này thường được dùng để chỉ chư Tăng Ni. Họ sống trong các tự viện. Trong khi đó, nhóm người tại gia bao gồm cả người nam lẫn người nữ, họ là những Phật tử nhưng không trở thành Tăng Ni xuất gia, mà sống tại gia với gia đình. Dầu người tại gia không phải tu sĩ xuất gia nhưng tất cả Phật tử thuần thành, bao gồm cả chư Tăng Ni lẫn người tại gia, đều hướng đến chỉ một mục đích hoàn toàn giống nhau, đó là diệt trừ tận gốc sự chấp ngã, từ bỏ quan niệm về một bản ngã riêng biệt của cá nhân. Nói chung, sự hành trì của họ đều hướng đến sự vun bồi cho các đức tánh tâm linh rất dễ dàng nhận thấy như là sự điềm tĩnh, sự thanh khiết, tánh vô chấp (buông xả), sự quan tâm và từ ái với người khác. Phật tử tại gia còn được gọi là cận Trụ giới, một trong tám loại biệt giải thoát giới cho tám chúng. Người Tại Gia cũng được gọi là “Ngoại chúng,” tức Ngoại Tục Chúng tại gia để phân biệt với chúng xuất gia hay nội chúng Tăng Ni. Người Tại Gia cũng được gọi là “Bạch Y,” tức hàng áo trắng (nói về Phạm thiên và những người thuộc giai cấp cao), nhưng bây giờ danh từ nầy là dành cho người thường, đặc biệt là những người Phật tử tại gia. Đây là vị Phật tử tại gia nam hay nữ, vẫn ở nhà mà giữ 5 giới hay 8 giới. Phật giáo không đòi hỏi người cư sĩ tại gia tất cả những điều mà một thành viên của Tăng đoàn phải có trách nhiệm gìn giữ. Nhưng dù là vị sư hay cư sĩ, chánh hạnh cũng là nền tảng cơ bản cho con đường hướng thượng. Một người trở thành Phật tử bằng cách thọ Tam Quy, ít nhất họ cũng phải gìn giữ năm giới căn bản, được coi là khởi điểm của đạo lộ giải thoát. Ngũ giới nầy không hạn cuộc trong một ngày đặc biệt hay nơi đặc biệt nào, mà cần phải được thực hành suốt đời dù ở đâu và bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên, ngoại trừ các bậc đã chứng Thánh Quả, còn lại tất cả mọi người đều có thể phạm vào những học giới nầy. Tuy nhiên, lầm lỗi theo đạo Phật không được xem như là một cái tội, vì Đức Phật không phải là một quan tòa đứng ra trừng phạt những hành động tội lỗi và ban thưởng cho những hành động thiện lành của con người. Người Phật tử tại gia nên luôn nhớ rằng người tạo nghiệp phải có trách nhiệm đối với những điều mình làm; người ấy phải thọ lãnh những quả khổ vui của nó, do đó, làm thiện hay làm một kẻ phạm giới phải là mối quan tâm của chính mình, chứ không xin xỏ tha tội từ ai hết.
Tín đồ Phật tử tại gia tin nhận Phật giáo, tu học và thọ trì những giới luật Phật pháp căn bản. Muốn trở thành một Phật tử phải thọ Tam Quy, hành ngũ giới và biết rõ cứu cánh của đạo Phật. Nói cách khác, người tại gia phải quy-y Tam Bảo, hành trì Ngũ Giới, và Biết cứu cánh chính của Đạo Phật: “Chư ác mạc tác; chúng thiện phụng hành; tự tịnh kỳ ý; và thật hiểu con đường đưa đến cứu cánh nầy. Người Phật tử tại gia phải luôn nhớ những điều sau đây: “Có lỗi phải biết sám hối, có tội phải biết dứt trừ. Tất cả tội lỗi đã tạo bởi ba nghiệp thân, khẩu, ý, đối với Tam Bảo, cha mẹ, các bậc tôn trưởng và hết thảy chúng sanh khác; tất cả những lỗi lầm thúc đẩy bởi vô minh đều phải chân thành sám hối. Người Phật tử phải luôn dụng công ưu tiên tẩy thanh tịnh tam nghiệp thân khẩu ý trước mọi việc khác. Phải bỏ sự dong ruổi nơi tình trần. Phải quay tâm về hướng giác. Phải y theo lời Phật dạy mà tu hành.” Người Phật tử tại gia phải luôn Không Thấy Lỗi Người. Phật dạy: “Khi nào chúng ta không còn thấy lỗi người hay chỉ thấy cái hay của chính mình, chừng đó chúng ta sẽ được các bậc trưởng lão nễ vì và hậu bối kính ngưỡng. Theo Kinh Pháp Cú, câu 50, Đức Phật dạy: “Chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, thử đã làm được gì và chưa làm được gì.” Người Phật tử phải luôn “Thiểu Dục Tri Túc.” Thiểu dục là có ít dục lạc; tri túc là biết đủ. Thiểu dục tri túc là ít ham muốn mà thường hay biết đủ. Tri túc là bằng lòng với những điều kiện sinh hoạt vật chất tạm đủ để sống mạnh khỏe tiến tu. Tri túc là một phương pháp hữu hiệu nhất để phá lưới tham dục, để đạt được sự thảnh thơi của thân tâm và hoàn thành mục tiêu tối hậu của sự nghiệp tu tập. Dầu biết rằng với Phật tử tại gia, cuộc sống hãy còn ràng buộc với thế tục; tuy nhiên, một Phật tử thuần thành luôn sống theo lời Phật dạy. Như trên đã nói, bước đầu tiên để trở thành thành viên của cộng đồng tại gia là quy-y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Sau đó thọ trì ngũ giới trong cuộc sống hằng ngày. Những người tại gia giữ một vai trò quan trọng trong Phật giáo, vì họ hộ trì Tăng già. Họ xây dựng tự viện. Họ cúng dường thực phẩm, quần áo, nơi ngủ nghê và thuốc men cho chư Tăng Ni. Đổi lại, những nhiệm vụ duy nhất của chư Tăng Ni là tu học, gánh vác Phật sự và thuyết giáo Phật pháp cho cộng đồng tại gia để cả Tăng lẫn Tục cùng biết cùng tu. Bằng cách này cả chư Tăng Ni và Phật tử tại gia đều làm lợi ích cho nhau, họ cùng nhau duy trì Phật pháp. Dù là thành viên của Tăng già hay tại gia, tất cả đều là Phật tử và họ nên cố gắng hết sức mình sống một đời sống phạm hạnh cao cả, nêu gương từ bi tốt đến chúng sanh muôn loài. Dù đang làm việc hay đang thiền định, mục đích là làm lợi lạc cho tha nhân và cho chính mình.
Nhằm giúp cho người tại gia vượt qua những tâm thái nhiễu loạn và chấm dứt phạm phải những hành vi tổn hại, Đức Phật đã ban hành năm giới. Trong một nghi thức ngắn, một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni có thể cử hành nghi thức truyền giới, người tại gia có thể quy-y Tam Bảo và trở thành cận sự nam hay cận sự nữ. Trong khi cử hành nghi lễ, vài vị thầy chỉ nói đến giới thứ nhất là không sát sanh, và để cho Phật tử tại gia tự quyết định thọ hay không thọ bất cứ giới nào trong bốn giới còn lại. Vài vị thầy khác có thể cho thọ cùng một lúc năm giới trong buổi lễ quy-y. Phật tử tại gia có thể thọ bát quan trai giới trong vòng 24 giờ mỗi tháng. Nhiều người thích thọ bát quan trai trong ngày đầu tháng, ngày trăng tròn (rằm), ngày 30, hay trong những ngày lễ hội Phật giáo, dù rằng họ có thể thọ bát quan trai trong bất cứ ngày nào. Năm giới đầu tiên của tám giới giống như ngũ giới, trừ giới không tà dâm biến thành giới không dâm dục, vì tám giới này được giữ chỉ trong một ngày mà thôi.
Đức Như Lai đã bày ra một cách rõ ràng những hướng dẫn cho cuộc tu tập của người tại gia. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình triệt tiêu nghiệp chướng để đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách nhỏ mang tựa đề “Người Tại Gia” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
The Buddhist Community consists of two groups of people: the Sangha and the Laity. The word “Sangha” means “friendly community”. It usually refers to the Buddhist monks and nuns. They live in monasteries. Meanwhile, the group of the laity includes Buddhist men and women who do not become monks and nuns who leave home, but lay people live at home with their families. Even though a lay person is not leaving home as a monk or a nun, all sincere Buddhists, including monks, nuns and lay people, have had one and the same goal, which is the extinction of self. Generally speaking, their practices tend to foster such easily recognizable spiritual virtues as patience, serenity, detachment, consideration and tenderness for others. Lay people are also called “Laity” who observe the first eight commandments, one of the eight differentiated rules of liberation for the eight orders. Lay people are also called “Outer Company”. In contrast with the inner company or the monks and nuns. Lay people are also called “White clothes” (said to be that of Brahmans and other high-class people), but now the term is used for common people, especially laity or lay men. Lay people, laymen or laywomen, who remain at home and observe the five or eight commandments. Buddhism does not demand of the lay follower all that a member of the Order is expected to observe. But whether monk or layman, moral habits are essential to the upward path. One who becomes a Buddhist by taking the three refuges is expected, at least, to observe the five basic precepts which is the very starting point on the path. They are not restricted to a particular day or place, but are to be practiced throughout life everywhere, always. There is also the possibility of their being violated, except those who have attained stages of sanctity. However, according to Buddhism, wrongdoing is not regarded as a ‘sin’, for the Buddha is not a judge who punished the bad and rewarded the good deeds of beings. Laypeople should always remember that the doer of the deed is responsible for his actions; he suffers or enjoys the consequences, and it is his concern either to do good, or to be a transgressor.
A lay person is one who believes, accepts Buddhism as his religion, studies, disseminates and endeavors to live the fundamental principles of the Buddha-dharma. To become a Buddhist, one should take refuge in the Three Gems, observe the five basic precepts, and know the main purposes of Buddhism. In other words, a lay person must take refuge in the Three Gems, practice the five commandments, and know the main purpose of Buddhism: “Not committing any evils, doing all good, purifying the mind, and understand the path to that goal.” A lay Buddhist should always remember the followings: “Must be willing to change and repent when mistakes are made. Whatever harmful acts (karma) of the body, speech and mind that you have done in a disturbed mental state towards the Three Jewels of refuge, your parents, your venerable masters and all other sentient beings, either grave or light (wrong doings) must be sincerely repented. A lay Buddhist should always give the priority to the purification of the three karmas of the body, speech and mind before anything else. Must be willing to abandon the tendencies to chase constantly after worldly matters. Must be willing to return to follow the Way of enlightenment. Must practice just as the Buddha taught. A lay Buddhist should always not to look for people’s mistakes. The Buddha taught: “When we do not see others’ mistakes or see only our own rightness, we are naturally respected by seniors and admired by juniors.” According to the Dharmapada, sentence 50, the Buddha taught: “Let not one look on the faults of others, nor things left done and undone by others; but one’s own deeds done and undone.” A lay Buddhist should always be content with few desires. Content with few desires. “Thieåu Duïc” means having few desires; “tri tuùc” means being content. Knowing how to feel satisfied with few possessions means being content with material conditions that allow us to be healthy and strong enough to practice the Way. “Knowing how to feel satisfied and being content with material conditions” is an effective way to cut through the net of passions and desires, attain a peaceful state of body and mind and accomplish our supreme goal of cultivation. Although knowing that for laypeople whose life is still subject to worldly affairs; however, a devotee should always follow the Buddha’s guidance in his daily life. As mentioned above, the first step to becoming a member of the Laity is to go for refuge in the Triple Gem (the Buddha, Dharma and Sangha). Then, they willingly observe the Five Precepts in their daily life. The laity plays an important role in Buddhism, as they care for and support the Sangha. They build the temples and monasteries. They give offerings of food, clothing, bedding and medicine to the Sangha. In return, the only responsibilities of the Sangha is cultivating, carrying on the work of Buddhism and teaching the laity on the Dharma so everybody, Sangha and Laity, can cultivate together. In this way the Sangha and the laity benefit each other and together, they keep the Dharma alive. Whether one is a member of the Sangha or the laity, they all are Buddhists and they should do their best to live an honest life, show compassion to all living beings and set a good example. Even when they are working or meditating, it should be for the benefit of others as well as for themselves.
To help laypeople overcome their disturbing attitudes and stop committing harmful actions, the Buddha set out five precepts. During a brief ceremony performed by a monk or nun, laypeople can take refuge in the Triple Gem: Buddha, Dharma, and Sangha. At the same time, they can take any of the five lay precepts and become either an upasaka or upasika. When performing the ceremony, some masters include only the first precept of not killing, and let laypeople decide themselves to take any or all of the other four. Other masters give all five precepts at the time of giving refuge. Laypeople may also take eight precepts for a period of 24 hours every month. Many laypeople like to take the eight precepts on new and full moon days, or the end of the lunar month, or on Buddhist festivals, although they may be taken on any day. The first five of these eight are similar to the five lay precpets, with the expception that the precpet against unwise sexual behavior become abstinent from sex, because the precepts are kept for only one day.
The Tathagata already laid out very clearly guidelines for lay people’s cultivation. It’s our own responsibility to practice or not practice. The journey leading to elimnation of karmas and hindrances in order to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Lay People” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
.
Discussion about this post