PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TẾT BÍNH THÂN – NÓI CHUYỆN KHỈ
Thiện Ý

Con KhiNhân Tết con khỉ – Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởng và quan niệm trong đạo Phật.   

Mỗi khi chúng ta phàn nàn là định tâm không được thì mình thường nghe quý Thầy nói về sự lăng xăng, náo động của tâm thức qua câu: ‘tâm viên, ý mã’ (tâm như khỉ, ý như ngựa).  Khi nói đến tâm chúng ta cũng nhớ đến mẩu chuyện Phật gạn hỏi ngài A Nan tâm ở đâu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Ngài A Nan đã trả lời là tâm ở 7 chỗ khác nhau từ: 1) trong thân, 2) ngoài thân, 3) núp sau con mắt, 4) nhắm mắt thấy tối là tâm, 5) suy nghĩ là tâm, 6) tâm ở chặng giữa, và 7) tâm là cái không dính mắc vào đâu cả.  Nhưng Phật đều bác bỏ hết cả. 

Thực ra, tâm không thể nào tồn tại nếu đối tượng của nó không có mặt.  Sự tương tức, tương diệt của tâm thức phải qua sự đối đãi của chủ thể (tâm) và đối tượng (vật).  Tâm như khỉ, vì khi đối tượng hiện khởi, qua tiếp xúc trung gian của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý), luôn thay đổi, biến chuyển, nhảy nhót không ngừng nên tâm thức cũng theo đó mà biến chuyển, đổi thay.  Bản chất của tâm cũng như sóng và nước.  Nước nổi sóng nên gọi là sóng.  Nhưng thực chất là sóng từ nước mà có. Cho nên, bản chất của sóng là nước. 

Cũng như bản chất của tâm vốn là thanh tịnh.  Nhưng vì do lăng xăng, vọng động quá nhiều nên tâm đã không còn nhận thấy bản chất thật sự của mình! Như câu chuyện, một hôm đức Phật và các Thầy tỳ khưu đi khất thực. Sau khi Phật dùng cơm xong và ngồi nghỉ tại một gốc cây bên bờ sông. Thầy A Nan bèn ra bến sông múc nước cho Phật uống, nhưng tại bến sông vừa có một đàn bò đi qua nên nước tại đây đều bị đục và dơ, không thể uống được. Thầy trở về thưa với Phật về chuyện nước bị dơ. Phật bảo Thầy hãy ngồi chờ. Sau một khoảng thời gian, chất dơ lắng xuống, Thầy ra sông múc nước đem về cho Phật uống. Nhân đó Phật dạy: Tâm ta cũng vậy. Khi tâm bị vẩn đục, nhiễm ô, đừng khuấy động, đừng nôn nóng. Hãy bình tỉnh quán sát chúng. Sau một thời gian, tâm sẽ tự động trong sạch trở lại. Như nước trong sông kia bị vẩn đục, nếu để yên những cặn dơ sẽ dần lắng xuống.        

          Ở Nhật, có nhiều đền với bức phù điêu tạc hình ba con khỉ. Con thứ nhất lấy hai tay che hai mắt lại, con thứ hai bịt hai lổ tai thật kỷ, con thứ ba dùng hai bàn tay bụm miệng lại.  Một hình thức để diễn đạt ba câu châm ngôn: “See no evils, hear no evils, talk no evils” (Không thấy điều xấu, không nghe chuyện xấu, không nói lời xấu.) Còn sở dĩ, dùng hình tượng con khỉ mà không phải là con thú khác là vì khỉ thường hay bắt chước làm theo những gì nó trông thấy.  Trong thành ngữ của văn hóa Mỹ cũng có câu nói: “monkey see, monkey do” (khỉ thấy, khỉ làm theo) là ám chỉ theo ý trên.

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp do Hòa Thượng Giới Nghiêm dịch, câu hỏi thứ 179 – Về Con Gà, có đoạn viết: “Các vị tỳ khưu… khi trì bình khất thực trong xóm làng, vào thành phố… tâm các thầy rất tỉnh thức, mắt các thầy rất sáng nhưng cũng phải làm như đui, không thấy, không biết gì hết. Khi giao tiếp với ngũ trần: sắc tướng, âm thanh, khí, vị v.v… các vị tỳ khưu giả đui, giả điếc, giả câm v.v… Thật đúng như Đức Đại Ca-chiên-diên (Màhà Kaccàyana) đã dạy: ‘Hành giả tu tập, có con mắt sáng cũng làm như mờ, có lỗ tai tốt cũng làm như điếc, có miệng lưỡi thiện thuyết cũng làm như câm; có sức mạnh, dũng cảm cũng nên làm như kẻ yếu đuối ; có sự việc gì xẩy ra thì thân tâm đều nằm ngủ yên lặng, như mẹ ru con ngủ vậy.’ ” 

Không biết có sự trùng hợp nào giữa hình tượng ba con khỉ nói trên và lời dạy trong kinh Mi Tiên Vấn đáp hay không?  Nhưng về ý nghĩa, thật rõ ràng là có liên hệ với nhau.  Không thấy, không nghe, không nói là một hình thức tu tập để tâm không bị dính mắc, không bị mắc kẹt, đặc biệt là vào những việc tiêu cực, xấu xa, hay bất tịnh. Giống như câu chuyện một người tài xế lái xe taxi tại thành phố New York.  Một hôm đang đón khách tại một con đường nọ.  Sau khi đón khách xong, anh ta ra dấu xin được lái ra.  Bỗng có một chiếc xe chạy ẩu, lạng nhanh giành đường, suýt chút nữa là đụng xe taxi của anh.  Người lái xe ẩu kia, thay vì xin lỗi, thốt lời thóa mạ, chưởi rủa anh tài xế xe taxi thậm tệ.  Nhưng anh tài xế taxi vẫn bình tỉnh, vẫy tay xin lỗi, rồi chạy đi.  Người khách đi xe kinh ngạc, hỏi anh tại sao lại bình thản như vậy!  Anh tươi cười trả lời: ‘Tôi lái xe taxi đã mười năm rồi, và ở đây có rất nhiều xe rác lắm.  Nếu mình không biết bịt mắt, che tai, không nghe, không thấy thì mình sẽ bị họ đỗ rác vào mình. Có lợi ích gì đâu mà phải mang rác của kẻ khác!’

          Lan man về chuyện khỉ, vượn thì lại nhớ đã đọc ở đâu đó thuật bẫy khỉ độc đáo của một số nơi trên thế giới.  Nói chung, muốn bắt khỉ, người ta dùng một trái dừa để nguyên vỏ và sọ, chỉ khoét một lổ, vừa đủ lớn cho bàn tay của khỉ vào lọt. Trong ruột dừa người ta trộn những thức ăn mềm và thơm ngon mà khỉ ưa thích như chuối, đường, mía, v.v… Thợ săn mang quả dừa này đến nơi có nhiều khỉ. Họ xích quả dừa vào gốc cây rồi bỏ đi .

Thấy vắng người, bọn khỉ kéo nhau đến chỗ có quả dừa, đi chung quanh xem xét tỉ mỉ mọi sự vật. Khi không có gì khả nghi chúng mới chuyển sang trắc nghiệm quả dừa. Nhận thấy mùi thức ăn phát ra từ bên trong ruột quả dừa, liền thay phiên nhau dòm vào.  Khi thấy mọi thứ đều an toàn, một con thử thò tay vào nắm lấy thức ăn. Bỗng nó la lên giãy nảy vì không thể rút tay ra được. Cả bọn thất kinh liền xúm nhau vào cứu bạn.  Đứa thì kéo chân con khỉ mắc nạn, đứa thì kéo tay, đứa thì nắm lấy quả dừa cố gắng kéo ra, đứa thì cắn quả dừa, níu dây xích v.v…Nhưng tất cả đều vô vọng, bỡi vì con khỉ do bản năng tham lam, quyết không thả nắm tay ra. Sau một lúc cố gắng vô ích, bọn khỉ chán nãn, chúng bỏ con mắc bẩy, đang lăn lộn kêu khóc. Chúng tản mạn khắp nơi, đứa lên cây, đứa kêu hú, đứa từ xa nhìn đến ái ngại, thương xót. Rồi thợ săn đến, tay dắt chó, tay cầm lưới, gậy gộc, v.v…Họ trói gô con khỉ bỏ vào lồng, đem đi.  Rồi trò cũ lại tái diễn, những con khỉ khác lại tiếp tục đưa tay vào cho mắc bẩy .

Xét câu chuyện trên, con khỉ sở dĩ lâm nạn là do chính nó đã không chịu buông nắm tay ra, nên loài người dựa theo tính năng đó mà chế ra cái bẩy để bắt chúng. Vậy nếu con khỉ có trí khôn, thì nên xét lại mà tự trách mình hơn là oán trách số phận. Phật dạy trong Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) thì tham dục, khao khát (tanha) là nguồn gốc của khổ đau. Chúng ta ai cũng có bản năng tham dục là vì bản tính sinh tồn để bảo vệ thân xác và tính mạng của mình, nên muốn từ bỏ nó thật là khó khăn và gian nan.  Thế nên, muốn trị căn bệnh tham dục này thì phải uống liều thuốc buông xả.

Buông xả bắt đầu bằng bố thí, học cách cho ra, chớ không muốn ôm vào. Muốn có được diệu dược buông xả chúng ta phải học và thực hành.  Sở dĩ cần phải học buông xả vì bản tính này vốn không có trong ta. Nó đi ngược lại bản tính sinh tồn.  Khi mình bố thí hay cho ra chúng ta bắt đầu rộng mở trái tim, hay tấm lòng của mình.  Trái tim càng rộng mở thì chúng ta càng có thể xả bỏ những ích kỷ, tị hiềm, âu lo, phiền muộn.  Tất cả những thứ tiêu cực này đều do tham dục mà ra.

Nói chuyện khỉ mà quên chuyện Tề thiên Đại thánh là một thiếu sót lớn.  Chúng ta, những người đã từng say sưa theo dõi chuyện Tôn Ngộ Không đại phá các động yêu ma, quỷ quái, dù biết đây là một chuyện hư cấu của Ngô Thừa Ân, ai cũng công nhận sức hấp dẫn và lôi cuốn của chuyện Tây Du Ký này. Nhưng gần đây, theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là “Hầu hình nhân”. Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh. (theo Bách khoa toàn thư mở – Wikipedia)

Dù Tôn Ngộ Không là nhân vật thực hay hư cấu, chúng ta ai cũng yêu thích anh chàng khỉ này, dù tính tình nóng nảy nhưng rất can đảm, ngay thẳng, và thật thà, một bản tính rất là ‘người’.  Chúng ta thấy một cái gì đó trong ta qua hình tượng chú khỉ Tôn Ngộ Không, kiêu ngạo, điên rồ, có khi ngáo ộp, nhưng không gian trá, điêu ngoa.  Làm người, ai trong chúng ta cũng đều có những đặc tính tốt và xấu, nhưng nếu mình biết phát huy những cá tính tốt và không cố tình dưỡng nuôi những cá tính xấu thì mình có khác gì anh chàng Tôn Ngộ Không mà mình yêu thích đâu!

                                                                                Thiện Ý

                                                             (trước thềm xuân Bính Thân, 2016)    

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Thích Tâm Hạnh

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Thích Tâm Hạnh

Giới thiệu THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ Thích Tâm Hạnh Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất...

Mùa Phật Đản Về

Mùa Phật Đản Về

MÙA PHẬT ĐẢN VỀTâm Chơn   Tháng tư mùa Phật đản vềMang thương yêu đến khắp trời Á-ÂuThắp lên ánh...

Lời Phật Dạy: Người Phật Tử Biết Cách Điều Hòa Thân Tâm

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Thân và tâm luôn có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Thiền là một nguồn năng lượng...

Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG 7Cao Thăng BìnhNhà xuất bản Hồng Đức 2021   Lời tựa Những lời Phật dạy...

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

NIỆM HƠI THỞ VÀO - HƠI THỞ RATỳ kheo Indacanda 2010 Lời Dẫn Nhập: Đây là bản dịch mới của...

Tâm Thiền Trong Tỉnh Thức

Tâm Thiền Trong Tỉnh Thức

TÂM THIỀN TRONG TỈNH THỨC Thích Đạt Ma Phổ Giác   Tâm là một danh từ ai cũng có thể...

Trụ Đá Asoka (ấn Độ), Xuất Xứ Và Ý Nghĩa

TRỤ ĐÁ ASOKA (ẤN ĐỘ), XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA Hằng Như Vua Asoka (304-232 trước tây lịch), một vị...

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Có một lần, Đức Phật giảng cho...

Lễ Phật Đản Theo Hội Phật Giáo Thế Giới

Lễ Phật Đản Theo Hội Phật Giáo Thế Giới

LỄ PHẬT ĐẢN THEO HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI Thích Thiện Nhơn   Đạo Phật xuất hiện ở thế gian,...

Hoằng Pháp Và Hành Pháp

Hoằng Pháp và Hành Pháp

HOẰNG PHÁP VÀ HÀNH PHÁP Minh Mẫn Hoằng pháp là một phương cách truyền đạt giáo pháp đến xã hội,...

Câu Chuyện Một Đêm Giao Thừa – Hoang Phong

Câu Chuyện Một Đêm Giao Thừa – Hoang Phong

CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM GIAO THỪA Hoang Phong Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa...

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Niết Bàn (Giải Thích Chương Quán Niết Bàn Của Trung Luận)

Niết Bàn (giải thích chương Quán Niết Bàn của Trung Luận)

Nguyệt XứngNIẾT BÀN (GIẢI THÍCH CHƯƠNG QUÁN NIẾT BÀN CỦA TRUNG LUẬN)Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc   Bản Anh:...

Những Câu Chuyện Ám Hại Đức Phật

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh...

Khảo Sát Căn Bản Trung Quán Luận Tụng

Khảo sát Căn bản Trung quán luận tụng

KHẢO SÁT CĂN BẢN TRUNG QUÁN LUẬN TỤNG Bản Anh: Kenneth  K. Inada. Nāgārjuna, A Translation of his Mūlamadhyamaka-kārikā with...

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Thích Tâm Hạnh

Mùa Phật Đản Về

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Tâm Thiền Trong Tỉnh Thức

Trụ Đá Asoka (ấn Độ), Xuất Xứ Và Ý Nghĩa

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Lễ Phật Đản Theo Hội Phật Giáo Thế Giới

Hoằng Pháp và Hành Pháp

Câu Chuyện Một Đêm Giao Thừa – Hoang Phong

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Niết Bàn (giải thích chương Quán Niết Bàn của Trung Luận)

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Khảo sát Căn bản Trung quán luận tụng

Tin mới nhận

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Con dao trong tâm

Lời nguyện đêm thành đạo

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Đức Phật may y cho đệ tử

Phật là đấng Pháp vương

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Một ngày của Đức Phật

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Bốn pháp giải thoát

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Tin mới nhận

Suy tư dành cho những người vô thần

Bài Pháp Thoại Nhân Lễ Phật Đản Sanh Lần Thứ 2.646, Phật Lịch 2566

Thực hành thiền chánh niệm tại Mỹ

Thầy tu làm ruộng

Con Đường Thiền Chỉ Và Thiền Quán

Khóa Tu “Young Lotus – Búp Sen” Dành Cho Giới Trẻ Tại Mỹ

Câu chuyện thứ ba: TÂM TƯỞNG

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Ngũ uẩn- đất cho tuệ sanh trưởng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Kinh nghiệm hoằng pháp

Trời bắt đầu sáng

Luận Đại Trượng Phu

Hoa Trôi Trên Sóng Nước – Satomi Myodo- Nguyên Phong Việt Dịch

Giữ gìn khẩu nghiệp

Từ Nụ Đến Hoa

Bát Nhã Ca Thơ Từ Hoa (Cảm Tác Từ Bát Nhã Tâm Kinh) Diễn Ngâm Tháng 9 – 2003

Sự Tái Sinh Không Phải Là Đầu Thai

Bàn Về Tự Do

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Thư Pháp

Kim Cang Diệu Cảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả (Sāmajjaphalasuttaṃ)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Niệm Phật Vô Tướng

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Phật Học Vấn Đáp

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Tịnh Độ Vấn Đáp

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

Thiện Và Ác Là Gì?

Lời Vàng

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.