NGHIÊN CỨU BÁT NHÃ TÂM KINH
TẢN MẠN VỀ VIỆC HỌC CHỮ HÁN
Vũ Thế Ngọc
*
Trong thời gian vừa qua, khi dịch soạn Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng[1] tôi có đề cập đến việc phát động lại việc học Hán văn trong chương trình giáo dục chính thức; cho nên có bài viết “tản mạn” này. Đề tài về việc học chữ Hán tôi đã viết chi tiết từ lâu trong một luận án ngôn ngữ, sau lại được xuất bản với bản Việt ngữ trong tựa đề Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng Hán Việt (Eastwest Institute, 1986) cùng với bộ sách Tự Học Chữ Hán (1983), Tự Học Chữ Nôm (1985) và Tự Học Sanskrit (1985).
Tất cả các kinh luận Phật giáo Hán ngữ đều dịch từ Phạn văn,[2] cho nên khi khám phá ra các văn bản Sanskrit Hṛdaya Sūtra người ta đều coi chúng là “nguyên bản” hay là “bản gốc” của Bát Nhã Tâm Kinh Hán ngữ (gọi tắt là Tâm Kinh). Tuy nhiên trường hợp truy tầm nguyên bản Tâm Kinh lại khá đặc biệt. Mặc dù hiện nay chúng ta tìm được nhiều văn bản Sanskrit của Bát Nhã Tâm Kinh nhưng các văn bản Phạn ngữ này chỉ là những văn bản chép lại của thời sau. Điển hình như bản văn Tất Đàn (Siddhaṃ) cổ nhất viết trên lá bối của Hōryū-ji (Pháp Long Tự) mà Suzuki theo truyền thuyết Nhật Bản nói rằng là bản văn của Bồ Đề Đạt Ma được mang đến Nhật Bản năm 609,[3] nhưng theo Georg Buhler cha đẻ môn nghiên cứu cổ bản Indian paleography thì đây chỉ là bản viết vào đầu thế kỷ thứ tám ở Ấn Độ,[4] hoặc theo các học giả uy tín của Nhật Bản thì còn có thể muộn hơn nữa.[5] Tóm lại, tất cả các bản Phạn văn chúng ta hiện có đều là những bản viết sau năm 649 là năm Huyền Trang hoàn tất bản dịch Tâm Kinh (bản T251) đã được khắc trên bia đá từ năm 712 hiện vẫn còn được tồn giữ (bia đá năm 661 mới được tìm ra năm 2016). Cho nên văn bản Tâm Kinh Hán Việt T251 mà chúng ta thường tụng niệm ngoài sự thân thương quen thuộc vẫn tiếp tục được coi là văn bản vừa phổ biến nhất vừa cổ kính nhất.
Như đã nói từ đầu luận, cuối cùng chúng ta cũng trở lại bản Tâm Kinh truyền thống của chúng ta (nghĩa là bản phiên âm Hán Việt của bản T251 nhưng viết bằng chữ quốc ngữ nên ai cũng có thể đọc được). Tôi thiết nghĩ với những ưu điểm không thể thay thế được, chúng ta không thể thay thế bản Tâm Kinh này bằng bất cứ bản dịch mới nào trong việc tụng đọc hàng ngày.[6] Nếu nói là ý kiến riêng thì tôi chủ trương vẫn tụng bản Tâm Kinh truyền thống (chữ quốc ngữ với âm Hán Việt) cùng với bản Việt văn mới. Ai ưa thích thì có thể tụng đọc cả hai, nhưng không nên bỏ bản kinh âm Hán Việt cũ. Bản Việt văn Tâm Kinh mới của tôi ở đây không thay đổi nhiều so với các bản dịch Tâm Kinh tiếng Việt hiện đang được dùng tại nhiều tự viện ở Việt Nam, nếu có đặc biệt chỉ là bản Tâm Kinh mới có lấy lại hai chữ “tự tính” (svabhāva).
Như đã phân tích trong luận này, tôi thiết nghĩ cả ngàn năm nay chúng ta chỉ quen dùng bản Hán Việt theo bản T251 của Huyền Trang và văn bản này đã đi vào máu huyết truyền thống của Phật giáo và Phật tử Việt Nam. Vì vậy, vừa chủ quan lẫn thực tế mà nói, tất cả những ý định thay thế bản kinh cũ bằng văn bản nào cũng chỉ là một ảo tưởng. Mặt khác về giáo nghĩa, so với tất cả các bản Tâm Kinh dài hay ngắn nào khác, bản Hán văn quen thuộc của Huyền Trang vẫn tiếp tục là một văn bản vừa giữ vững được nội dung vừa có nét đẹp về văn chương ưu việt. Những thiếu trong bản Hán văn T251 mà tôi đã nêu ra trong luận này cần được nói rõ hơn: Thứ nhất, các thiếu sót này không phải là những sai lầm để người ta hiểu sai hay hiểu lầm tư tưởng Tâm Kinh. Thứ hai, những thiếu sót này không quan trọng so với các ưu điểm khác của nó. Thứ ba, các thiếu sót đã nêu ra phần lớn chỉ nằm trong lãnh vực giải thích Tâm Kinh một cách rõ ràng hơn chứ không phải nằm trong lãnh vực nội dung Tâm Kinh.
Điều quan trọng chúng ta cần ý thức rằng, giải quyết các khó khăn về ngữ nghĩa Tâm Kinh là lý do chúng ta cần có một bản dịch mới. Nhưng điều này không đơn giản chỉ là nếu chúng ta có một bản dịch với các danh từ tiếng Việt dễ hiểu là có thể giải quyết được. Điều quan trọng là dù chúng ta có được một bản kinh dùng các danh từ dễ hiểu vẫn còn phải đồng bộ đi kèm với một nội dung mà người đọc người tụng có thể hiểu được ý nghĩa của Tâm Kinh.
Để thật sự thu nhập được lợi ích của Tâm Kinh, cũng như tất cả các kinh luận khác, người đọc tụng kinh luận nếu không có một giảng sư uyên bác trực tiếp giảng dạy, thì bắt buộc phải đọc thêm phần chú giải – Tối thiểu là phải đọc phần chú giải đơn giản có trong bản dịch Tâm Kinh. Người cần có nhu cầu sâu hơn nên đọc toàn luận này.
Hiện nay nhiều người Việt
*
Chúng ta ghi nhận khuyết điểm chung của đa số các bản dịch kinh luận cũ là truyền thống xưa đều chủ ý dịch theo lối đọc Hán Việt (transliteration). Có nghĩa đọc để tụng chứ không phải là dịch (translation) theo nghĩa phổ biến và truyền giao. Tuy nhiên trải qua nhiều thế kỷ, chúng ta cũng đã thấy nhiều từ Hán Việt dù với một số bất cập nhưng cũng đã trở nên các thuật ngữ của truyền thống Phật học Việt
Trong số các thuật ngữ này này, lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều từ rất khó hiểu, chưa nói đến có các từ đã sai lầm từ chính bản Hán ngữ, thì rõ ràng cần phải thay thế – cho nên người tụng đọc cần phải được nghe các thiện trí thức giảng thêm hay ít nhất cũng phải đọc thêm các chú thích và chú giảng. Nhưng chúng ta cần phải ý thức rõ ràng là có một thực tế về tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Trong đó đã có đến 60 phần trăm chữ gọi là từ Hán-Việt – Đây là những từ có gốc từ chữ Hán (chữ Hoa) đã được Việt hóa. Nhiều từ Hán-Việt này lại không có từ “thuần Việt” nào khác để thay thế. Đây là hiện tượng chung của mọi ngôn ngữ lớn trên thế giới – (thí dụ như tiếng Anh với rất nhiều từ có gốc là chữ La-tinh hay chữ Hy Lạp, nhưng chính những chữ có gốc La Tinh hay Hy Lạp này đã làm cho tiếng Anh vừa phong phú hơn vừa sâu sắc hơn để trở thành Anh ngữ ngày nay) – Việc loại bỏ các từ Hán Việt ra khỏi “tiếng Việt” vừa là việc hoàn toàn không thể làm được, mà ngay việc giới hạn sử dụng từ Hán Việt thì cũng chỉ là một việc tự làm mình nghèo hơn, như người tự chặt tay chặt chân tay làm thoái hóa chính cơ thể của mình.[7]
Tuy nhiên trong nhu cầu cần dịch lại kinh luận Phật giáo thì có một lý do rất cụ thể và rõ ràng. Đó là thực trạng trình độ tiếng Việt của người Việt
Hiện nay việc đơn giản nhất chúng ta có thể làm được, là phải một mặt tiếp tục việc học Hán ngữ như chương trình trung học thời trước. Điểm căn bản quan trọng nhất là chúng ta chỉ có thể chống việc “Hoa hóa” và duy trì độc lập chính trị kinh tế khi chúng ta giữ gìn được bản sắc văn hóa của chính mình. Việc cần phải giải thích đầu tiên ở đây là việc học chữ Hán này không phải là học chữ Hoa như là một sinh ngữ (Chinese) mà là học chữ Hán trong nghĩa Hán-Việt để bảo trì ngôn ngữ của chúng ta.
Trước hết, như đã nói, thực tế là trong tiếng Việt của chúng ta đang dùng hằng ngày đã có đến hơn 60 phần trăm là từ Hán-Việt, phần nhiều là những từ không có tiếng “thuần Việt” thay thế, ngay cả trong các chữ rất thông thường như việt, nam, dân, chủ, văn, hóa. Chúng ta phải chấp nhận sự thật chính là nhờ các từ Hán Việt này mà ngôn ngữ Việt
Nhưng rất tiếc số ngôn ngữ Hán-Việt là cơ sở chính của văn hóa dân tộc đang bị cào mòn, và sự cào mòn này còn có thể là một âm mưu sâu độc dưới chiêu bài nhân danh bảo vệ tiếng “Việt thuần túy” để làm ngu dân.[8] Đây có thể là một âm mưu sâu độc nhất và tinh vi nhất, từ trong đánh ra, đã và đang lợi dụng một số người phần lớn là chân chất nhưng quá nhậy cảm với tình hình chính trị.
Cho nên học sinh Việt
Tôi không có ảo tưởng về các biện pháp ngăn ngừa chính trị nào có thể thành công trong lãnh vực văn hóa, mà chỉ tin vào giáo dục hay cụ thể là chúng ta phải học. Giáo dục không là luật pháp để bảo vệ văn hóa dân tộc mà quan trọng là học để thấy được đâu là những ưu điểm và đâu là những khuyết điểm của các trào lưu văn hóa ngoại nhập. Và cuối cùng học Hán văn cũng là để kế thừa và kết nối với truyền thống và bản sắc của văn hóa Việt
Chính từ việc học Hán văn này, cụ thể là trong lãnh vực học Phật chúng ta sẽ thấy bên cạnh nhiều ưu điểm tích cực như chúng ta đều tri nhận và đã học hỏi trong hai ngàn năm vừa qua. Lẽ dĩ nhiên gia tài Phật học Trung Hoa vẫn luôn luôn là một kho tàng vô giá, nhưng Phật học Trung Hoa cũng có những mặt tiêu cực, đặc biệt là trình độ nghiên cứu Phật học của họ ngày nay so với Phật học Nhật Bản, kể cả Phật học của những tiểu quốc Phật giáo như Tây Tạng chỉ có 4 triệu dân, hay các quốc gia Tây Phương mới học Phật trong thế kỷ vừa qua.
Tóm lại là, trong hoàn cảnh chúng ta dù chưa hoặc không làm được gì khác, nhưng ít nhất hãy ý thức được vấn đề chính là nhiệm vụ chung của mọi người là sự nghiệp giải Hoa, để Phật giáo cũng như văn hóa Việt Nam vừa mở rộng để tích thu được các ưu điểm của văn hóa Trung Hoa mà còn của cả thế giới, song song với việc duy trì và phát triển bản chất đặc thù của văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên chúng ta cần phân minh việc “giải Hoa” không có nghĩa đơn giản là phải dùng chữ “thuần Việt” như vài người thường hiểu sai, vì thực tế là từ Hán Việt hiện nay chiếm đến hơn 60 phần trăm tổng số chữ Việt. Nhiều từ Hán Việt còn không có từ “thuần Việt” nào khác thay thế, và rõ ràng là các từ Hán Việt này ngày nay đã là máu thịt Việt
Tóm lại sự việc chúng ta vừa có Phật vừa có Bụt, vừa có phàm vừa có buồm … chỉ làm tiếng Việt chúng ta thêm phong phú, chính xác và tiện lợi. Bất cứ một sự cấm đoán hay giới hạn nào đó, chỉ là một đường lối ngu dân và mị dân, mang lại tai hại sâu rộng và lâu dài cho tiền đồ văn hóa và lịch sử.
[1] Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng, luận cuối cùng của Tùng Thư Long Thọ và Tính Không 2019. Trong bài có nhắc lại những chi tiết về Bát Nhã Tâm Kinh là nói về luận này.
[2] Khi nói “Phạn văn” là chúng ta nói một cách tổng quát. Vì có nhiều bản Hán văn không chỉ được dịch từ bản Phạn ngữ cổ điển (classical Sanskrit) hay Phạn ngữ Phật giáo (hybrid Sanskrit) mà có nhiều bản Phạn ngữ lai tạp với Hồ ngữ (Kuche, Khotan, Uigur, Turk v.v.) nhất là các trường hợp không dịch theo văn bản mà dịch theo trí nhớ của các nhà dịch cổ.
[3] Suzuki D.T. Essays in Zen Buddhism III,
[4] Muller, Max (ed.) Buddhist Texts from
[5] Nakamura Hajime & Kino Kazuyoshi, Hannya Shingyo/ Kongo Hannya Kyo (Prajna Heart Sutra and Diomond Sutra),
[6] Cũng nên biết hiện cũng có bản Việt dịch dù rất phổ biến nhưng có nhiều lỗi căn bản, thí dụ như giải nghĩa “không” là “thông” hay dịch “Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt…” là “không tướng của các pháp bất sinh bất diệt …”
[7] Cho nên khi tôi sử dụng từ tiếng Việt hay chữ Việt là tôi hàm ngụ tiếng Việt hiện nay, trong đó đang có đến hơn 60 phần trăm là từ Hán Việt (xem Vũ Thế Ngọc, Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng Hán Việt, nxb Eastwest Institute, 1986)
[8] Tôi nhớ đọc một bài ủng hộ việc học chữ Hán rất bình thường trên một trang facebook, nhưng đã có ngay một comment ở dưới mạt sát tác giả tại sao phải dùng “tiếng Trung” chỉ vì tác giả dùng một thành ngữ Hán Việt (chép theo thơ Nguyễn Trãi).
[9] Cũng xin nhắc lại, việc học Hán văn của chương trình giáo dục cũ không tốn nhiều thời gian (chỉ học mỗi tuần hai giờ trong chương trình đệ nhất cấp, cấp II).
[10] Trong Tạp Chí Phật Học Suối Nguồn, tôi thường viết công tác “giải Hoa” cần phải được coi là sự nghiệp chung của mọi người. Nhưng đừng nhầm đây là chủ trương “bài Hoa” mà trái lại, từ một góc nhìn khác chúng ta cần phải “học Hoa” nhưng là học để rồi vươn cao hơn. Thí dụ chúng ta cần học các thành tựu về Phật Học của người Hoa, nhưng sau đó cần phải học thêm những gì Phật học Trung Hoa chưa đạt được.
[11] Ở Hoa ngữ chữ /bụt/ không chỉ biến thành “phật” mà sau thế kỷ thứ 9 các chữ Hán thời trước còn giữ cuối âm tắc (t, k, c ..) cũng dần dần rụng mất như âm /t/ ở cuối chữ mà “phật” thành ra /fó/ hay “nguyệt” thành /yuè/ v.v. như âm Bắc Kinh ngày nay. Ở Việt Nam thì chữ Hán thì bị “đóng khung” từ thời Việt Nam độc lập (thế kỷ X) – có nghĩa là đại bộ phẩn chỉ dùng để viết – nên ít bị ảnh hưởng các biến động về ngữ âm của Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ sau, cho nên cách đọc Hán Việt của Việt Nam lại lưu giữ được nhiều cổ âm Trung Hoa thời nhà Hán (thế kỷ thứ nhất) và âm trung cổ thời nhà Đường (thế kỷ thứ tám). Cho nên về cách đọc, người Hoa hiện nay không thể thưởng thức được thơ Đường như người Việt
[12] Xem Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng Hán Việt và Tự Học Chữ Nôm của tôi đã xuất bản. Nhiều chữ Nôm được sắp vào loại “đọc nghĩa” thật ra là chữ Hán Việt đọc theo cổ âm Hán mà thôi.
[13] Cũng nên biết tiếng Việt cổ chỉ có hai thanh, đến khoảng thế kỷ XVIII dần dần mới có đủ sáu thanh (sắc hỏi ngã huyền nặng không). Đó là lý do chính để giải thích tại sao lớp người dân nam tiến sớm không nói được dấu ngã, vì lúc họ ra đi dấu ngã chưa phát triển trọn vẹn ở miền bắc. Xem Vũ Thế Ngoạc, Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen
Discussion about this post