PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TẠI HÀ NỘI
Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (điện thoại 04.35953591)

Cách thủ đô Hà Nội chừng 40 km về phía bắc là
huyện Sóc Sơn, nơi có xã Phù Linh, một quần thể núi non chỉ cao độ hơn 100m. Núi mang hình tay ngai, mang hình vòng cung trùng điệp. Đây là khu
“rừng cấm Quốc gia”, trồng một loại cây là thông, lá thông xanh ngắt ngày đêm vi vút tiếng thông reo.

Hocvienphatgiaovietnam-Hanoi-03Đây còn là nơi “đại địa linh” dày những di tích lịch sử: Chùa Non Nước là ngôi chùa vào hàng cổ nhất Việt Nam, có bề dày
trên 1000 năm lịch sử; Đền Sóc, nơi có tượng Phật Tổ đúc bằng đồng cao 6,5m, nặng 30 tấn, là pho tượng đại Phật liền khối lớn nhất Đông Nam châu Á, nơi có đền thờ Phù Đổng Thiên Vương…

Bước vào đầu thiên niên kỷ thứ 3, thể theo nguyện
vọng của Hội Phật giáo Việt Nam và sự phát triển của xã hội, nhà nước đã ký quyết định cấp 11ha đất và hỗ trợ 10 tỷ đồng để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo và giáo dục tăng tài của cả nước.

Học viện bao gồm các khu: Quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, nhà khách, bãi đỗ xe, sân vận động… Hiện nay, dự án đã xây xong giai đoạn I bao gồm: Cổng Học viện, giảng đường, 3 nhà ký túc xá, nhà bếp, nhà ăn và các hạng mục công trình.

 

Trải qua 25 năm, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã đào tạo hoàn thành 4 khóa học, đã tốt nghiệp 600 cử nhân Phật học tại chùa Quán Sứ. Vừa qua, ngày 8-9-2006 Học viện khai giảng khóa V (2006-2010) tại trường mới, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Khóa V thu nhận 281 tăng ni sinh từ 34 tỉnh, thành hội Phật giáo.

Học viện Phật giáo Việt Nam ngoài đào tạo cử nhân
hệ chính quy còn các hệ tại chức, cao đẳng, chuyên tu ngắn hạn cho các tăng ni sinh và các cư sĩ muốn nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước với các học vị cử nhân Phật học, tương lai sẽ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Nội dung học các môn có liên quan đến Phật giáo như triết học,
sử học, văn học, ngoại ngữ… sẽ chú trọng đào tạo triết học Phật giáo.

Hocvienphatgiaovietnam-Hanoi-06

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội là học viện đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đào tạo Phật học của giáo hội Phật giáo Việt Nam. Học viện có chức năng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo tăng ni thế hệ trẻ ở bậc đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của giáo hội, nhằm có một thế hệ Phật tử có kiến thức, có đức hạnh để tinh tiến, đảm nhận trọng trách truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích dân sinh, phục vụ đạo pháp và dân tộc.

Học viện Phật giáo Việt Nam là cơ sở đào tạo Phật học lớn nhất miền Bắc, được thành lập từ năm 1981, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ đạo pháp và dân tộc của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hàng chục năm qua, đã có hàng nghìn tăng, ni sinh được vinh dự đón nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Phật học và Cao đẳng Phật học.
Sau 24 năm cơ sở của học viện đặt tại Chùa Quán Sứ với hai phòng học, từ năm 2006 đến nay, học viện đã chính thức có một cơ sở mới với diện tích trên 10ha tại Sóc Sơn, Hà Nội, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và cảnh quan tu học, phục vụ tốt nhất cho tăng, ni sinh tu học.
Trong những năm qua, học viện đã không ngừng đổi mới cả chiều sâu và chiều rộng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, để đảm bảo triển khai nội dung chương trình giáo dục đào tạo của học viện cũng như
tạo sự yên tâm tu học của tăng, ni sinh, học viện đã quyết định bảo đảm miễn phí 100% kinh phí ăn ở và 90% kinh phí đào tạo của tăng, ni sinh trong suốt thời gian tu học.
Tăng ni sinh được đào tạo hai khối kiến thức căn bản nhất là khối kiến thức nội điển (Phật học) và khối kiến thức ngoại điển (thế học) và
tổ chức nhiều chương trình học tập bổ trợ thiết thực khác để tạo điều kiện cho tăng, ni sinh có cả trình độ trên giảng đường và cách thức, phương pháp giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra,
góp phần cung cấp nguồn lực tăng ni tài đức để có thể đảm trách công tác Phật sự tại địa phương.
Khóa VI, học viện đã tổ chức thi tuyển đầu vào và tiếp nhận 331 tăng ni sinh trúng tuyển hệ cử nhân Phật học và 27 người khác trúng tuyển hệ Cao đẳng Phật học.

TT Thích Bảo Nghiêm -Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội thay mặt Hội đồng điều hành Học viện đọc báo cáo tổng kết công tác giáo dục đào tạo khoá V ( 2006-2010) và công tác tuyển sinh khoá VI ( 2010 -2014):

Về công tác điều hành và chỉ đạo: Trong khoá V ( 2006-2010). Hội đồng điều hành đã thông qua việc sửa đổi các quy chế: đào tạo, rèn luyện tu học của Tăng ni sinh, tuyển sinh, thi, kiểm tra chất lượng và cấp văn bằng. Với sự điều hành chỉ đạo đồng bộ của Hội đồng điều hành, các phòng ban chức năng, đơn vị đào tạo của Học viện đã
hoàn thành tốt công tác Phật sự trong mỗi năm học.

Về công tác giáo dục đào tạo:đối với hệ cử nhân Phật học, thời gian đào tạo 4 năm ,tổng số đơn vị học trình là 260 đơn vị. Đối với hệ cao đẳng Phật học , thời gian đào tạo 3 năm , tổng số đơn vị học trình là 195 đơn vị.
Học viện đã tổ chức thi tốt nghiệp với 2 hình thức: Bảo vệ khoá luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. Học viện đã ban hành quyết định công
nhận
100% Tăng ni sinh đạt yêu cầu tham dự kỳ thi và 100% Tăng ni sinh
đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp. Hệ cử nhân Phật học 262 Tăng ni sinh
tốt nghiệp. hệ cao đẳng Phật học có 47 Tăng ni sinh tốt nghiệp.

Về công tác rèn luyện và chương trình hoạt động ngoại khoá.
Học viện đã xây dựng nhiều chương trình hoạt động phù hợp với môi trường giáo dục đào tạo Tăng Ni, nhằm nâng cao chất lượng tu học của Tăng ni sinh cũng như duy trì quy củ nhiều thiền gia trong việc hành lễ
thúc liễm thân tâm của mội Tăng ni sinh trong thời gian tu học tại Học
viện.

Về công tác bảo trợ học đường: Học viện đã quyết định bảo đảm miễn phí 100% kinh phí ăn ở và 90% kinh phí đào tạo của Tăng ni sinh trong suốt thời gian tu học tại Học viện. Học viện đã thành lập ban bảo trợ học đường và thành lập các tiểu Ban bảo trợ tại một số cơ sở ở các địa phương.
Với điều kiện cơ sở vật chất mới được khánh thành giai đoạn I và đưa vào sử dụng gồm có các khu vực, toà nhà 3 tầng làm điều hành và giảng đường, 3 toà nhà 3 tầng là ký túc xá ,1 khu nhà cấp 4 dùng làm trai đường, đáp ứng được khoảng 500 Tăng ni sinh tu học nội trú.

Về công tác tuyển sinh khoá VI ( 2010 – 2014) và bảo đảm cơ sở vật chất: Tăng
ni
sinh trúng tuyển đã đến Học viện làm thủ tục nhập học với số lượng chính thức là 403 Tăng ni sinh. Trong đó Tăng ni sinh khóa VI ( 2010-2014) hệ cử nhân Phật học có tổng số là 322 vị và cao đẳng khoá II (
2010 -2013) là 81 vị. Đây là khoá học có số lượng Tăng ni sinh lớn nhất từ trước đến nay với 5 lớp học….

Hocvienphatgiaovietnam-Hanoi-01
Hocvienphatgiaovietnam-Hanoi-02

(Nguồn: phattuvietnam.net)

THÔNG BÁO
Tuyển sinh cử nhân Phật học (khoá VI – 2010-2014) – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Kính gửi:
– Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo;
– Ban Giám hiệu các Trường Trung cấp Phật học.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội được Nhà nước cho phép thành lập từ năm 1981 và là Học viện đào tạo cử nhân Phật học đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo hàng nghìn Tăng ni có trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động Phật sự. Hiện nay hầu hết quý vị Tăng ni đã từng được đào tạo tại Học viện đang đảm trách nhiều công tác Phật sự quan trọng của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khu vực phía Bắc, cũng như đảm trách trụ trì các cơ sở tự viện.

Năm 2007, Học viện được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là
Học viện Phật giáo lớn nhất Việt Nam và là Học viện có quy mô, cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện ăn ở nội trú miễn phí cho tất cả Tăng ni
theo học.

Được sự cho phép của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Học viện Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức tuyển sinh hệ cử nhân Phật học (chính quy) khoá VI (2010-2014).

1. Điều kiện dự thi:

– Tất cả quý vị Tăng ni có độ tuổi từ 20 đến 36, có đạo hạnh và có sức khoẻ tốt; không có bệnh truyền nhiễm;
– Đã thọ giới tỷ khiêu, tỷ khiêu ni;
– Đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, hoặc cao đẳng Phật học;
– Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, hoặc Trung học bổ túc văn hoá;
– Có giấy giới thiệu của Ban Trị sự;
– Có đơn đăng ký dự thi và có sự xác nhận của Bản sư (hoặc y chỉ sư).
– Phải đăng ký ăn ở nội trú tại Học viện.

2. Thủ tục hồ sơ và thời gian nhập học

Hồ sơ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phát hành.
Thời gian phát hành từ ngày 15/10/2009 đến ngày 30/11/2009.
Thời gian thu nhận hồ sơ từ ngày 01/12/2009 đến hết ngày 31/12/2009.
Học viện sẽ gửi giấy báo dự thi đến Tăng ni theo địa chỉ đã đăng ký trước ngày thi 20 ngày.
Tăng ni trúng tuyển sẽ có giấy triệu tập nhập học trước ngày 01/4 âm lịch 2010.

3. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

3.1. Đơn xin dự thi (theo mẫu), ghi đầy đủ các mục trong đơn.

3.2. Bản sao hợp lệ: bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc cao đẳng Phật học; Giấy chứng điệp thọ giới tỷ khiêu, tỷ khiêu ni; Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, hoặc Trung học bổ túc văn hoá và 01 bản sao giấy khai sinh.

3.3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

3.4. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo nơi sinh hoạt của Tăng ni.

3.5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.

3.6. 03 ảnh màu cỡ (4×6), phía sau ghi rõ họ tên, pháp danh và ngày tháng năm sinh.

3.7. 02 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ, điện thoại liên lạc.

4. Các môn thi và thời gian thi tuyển:

Người dự tuyển phải thi viết bắt buộc đối với 03 môn thi sau:
+ Phật pháp căn bản (trình độ Trung cấp Phật học). Thời gian thi là 180 phút (điểm tính theo hệ số 2).
+ Văn học sử Phật giáo (trình độ Trung cấp Phật học). Thời gian thi là 180 phút.
+ Ngoại ngữ (trình độ lớp 12 trung học phổ thông và được lựa chọn một trong ba môn sau): tiếng Anh, tiếng Trung và Hán cổ (chương trình trung cấp Phật học). Thời gian thi là 120 phút.

Đối với Tăng ni sinh đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Trung hoặc Hán cổ thì được miễn thi môn ngoại ngữ. (bản
sao văn bằng có công chứng hợp lệ).

5. Lệ phí hồ sơ và dự thi:
– Lệ phí hồ sơ: 50.000đ/ hồ sơ
– Lệ phí dự thi: 300.000đ/ Tăng ni sinh.

6. Điều kiện bảo đảm và thực hiện:

– Tăng ni trúng tuyển sẽ được Học viện bảo đảm tu học theo đúng chương trình đào tạo chung của Học viện đã được Trung ương Giáo hội và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

– Được bảo đảm ăn ở miễn phí trong suốt thời gian học tập.

– Tăng ni phải có trách nhiệm đóng học phí cho Học viện theo quy định (1.500.000đ/năm học).

Tăng ni có đủ điều kiện dự thi theo thông báo tuyển sinh này, có nhu cầu
ôn tập, đề nghị đăng ký về Phòng Đào tạo và công tác sinh viên để Học viện bố trí thời gian và giáo viên ôn tập.

Kính đề nghị Ban Trị sự, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học trực thuộc Tỉnh, Thành hội Phật giáo quan tâm giúp đỡ phối hợp với Học viện để thông báo và hướng dẫn Tăng ni làm thủ tục đăng ký dự thi.

Địa chỉ liên hệ: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (điện thoại 04.35953591)

Ghi chú: Những Tăng ni đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, hoặc Trung học phổ thông (Trung học bổ túc văn hoá) mà chưa được cấp bằng thì có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do Hiệu trưởng các trường cấp).

VIỆN TRƯỞNG

HT. Thích Thanh Tứ

Tin bài có liên quan

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Tt.thích Nhật Từ Nói Về Tu Học Nội Trú Của Tăng Ni Sinh

TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng Ni sinh

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trung Tâm Thiền Pa Auk Miến Điện – Thích Hạnh Thức

Trung Tâm Thiền Pa Auk Miến Điện – Thích Hạnh Thức

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Lâm Pa-Auk Tại Miến – Thích Giác Hoàng

Thiền Lâm Pa-auk Tại Miến – Thích Giác Hoàng

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Load More

Discussion about this post

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

TƯỞNG NIỆM 50 NĂM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC Minh Mẫn Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán...

Ăn Chay Đúng Phương Pháp

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Bảy Phương Pháp Đi Đến Giác Ngộ – Tt. Thích Thiện Bảo

Bảy Phương Pháp Đi Đến Giác Ngộ – Tt. Thích Thiện Bảo

BẢY PHƯƠNG PHÁP ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ TT. Thích Thiện Bảo Con đường thực hành bảy phương pháp đưa đến...

Đường Về Cực Lạc Tịnh Độ Nhân Gian

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

 ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠCTỊNH ĐỘ NHÂN GIAN Tâm Tịnh cẩn tập Bài kết tập này sử dụng phương pháp so...

Luôn Nghĩ Về Người Khác Nhiều Hơn Là Chính Mình

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Chúng ta hay tủi thân vì nhìn thấy người khác có những thứ mà mình không có, như chị đó...

Hiểu Rõ Về Đại Dịch Covid-19 Và Cách Đối Trị

Hiểu Rõ về Đại Dịch Covid-19 và Cách Đối Trị

HIỂU RÕ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁCH ĐỐI TRỊ  (Truyền Bình) Hiểu rõ về đại dịch không phải là...

Thức – Chủ Đề Thảo Luận Ngày Thứ Tư Hội Đàm Tâm Thức Và Đời Sống

THỨC Chủ đề thảo luận ngày thứ tư Hội đàm Tâm thức và Đời sốngPhúc Cường trích dịch “Chúng tôi...

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÁP TU TRÌ LỤC ĐỘ PHẬT MẪU TARA, CHÙA HÀ TIÊN, VĨNH PHÚC...

Đánh Thức Sự An Bình Của Tự Thân

Đánh Thức Sự An Bình Của Tự Thân

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬNVAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁOTRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANHĐÁNH THỨC...

Câu Chuyện “Xuất Gia Lại” Của Thầy Pháp Niệm

Hồi xưa, có một vị Thầy sống trong Đại chúng, khi ấy Thầy rất thanh thản và nhẹ nhàng, Thầy...

Chiếc Hộp Bí Ẩn Đựng Hài Cốt Hỏa Táng Của Đức Phật

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Các nhà khảo cổ học phát hiện những mảnh xương có niên đại hơn 1.000 năm được cho là của...

Và Khi Tỉnh (Thức) Dậy, Tôi Tìm Lại Tôi

Và khi tỉnh (thức) dậy, tôi tìm lại tôi

VÀ KHI TỈNH (THỨC), TÔI TÌM LẠI TÔI Quán Như Phạm Văn Minh  To study the Way is to study...

Nguồn An Lạc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chí Nguyện Xuất Gia Cầu Giải Thoát

Chí Nguyện Xuất Gia Cầu Giải Thoát

Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch...

Thơ Tánh Thiện (Song Ngữ Việt – Anh)

Thơ Tánh Thiện (song ngữ Việt – Anh)

CHO Tôi học dứt âu lo Sống cuộc đời nguyện cho An vui là cửa ngỏ Đẹp bước đường thơm...

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Ăn Chay Đúng Phương Pháp

Bảy Phương Pháp Đi Đến Giác Ngộ – Tt. Thích Thiện Bảo

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Hiểu Rõ về Đại Dịch Covid-19 và Cách Đối Trị

Thức – Chủ Đề Thảo Luận Ngày Thứ Tư Hội Đàm Tâm Thức Và Đời Sống

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Đánh Thức Sự An Bình Của Tự Thân

Câu Chuyện “Xuất Gia Lại” Của Thầy Pháp Niệm

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Và khi tỉnh (thức) dậy, tôi tìm lại tôi

Nguồn An Lạc

Chí Nguyện Xuất Gia Cầu Giải Thoát

Thơ Tánh Thiện (song ngữ Việt – Anh)

Tin mới nhận

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Người đẹp tuyệt trần

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Đức Phật cứu thành Tỳ Xá Ly thoát khỏi thiên tai bằng cách nào?

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Đức Phật là thầy của trời người

Tin mới nhận

Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung

Món ăn từ bãi rác của người nghèo Philippines

Vua Milinda Vấn Đạo

Kinh Phật Thuyết Hiền Giả Ngũ Phước Đức

Lợi dưỡng quá nặng

Ban Tổ Chức Lễ Tang Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Vầng Trăng Thu

Cũng là lẽ công bằng

Giàu lên dễ sinh tật

Khoai Lang Nguồn Dinh Dưỡng Tốt Cho Những Người Bị Bệnh Tiểu Đường

Chùa Báo Ân, Vạn Ninh Khánh Hòa

Các Bước Trên Con Đường Đạo

Đi về phía tiếng chuông chùa

Bất nhị

Thiền Quán Nền Tảng Thành Đạo Của Bồ-tát Siddhārtha

Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo

Em là ai ?

Kinh Phạm Võng Bồ Tát – Tâm Địa Phẩm Lược Sớ

Tin mới nhận

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Audio Book Kinh Kim Cang

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Ý niệm sai lầm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

Lá Thư Tinh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 89)

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Đức Phật A Di Đà Trong Kinh Bản Duyên và Các Kinh Điển Khác

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 33)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.