PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lục Độ Ba-la-mật-đa

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LỤC ĐỘ BA-LA-MẬT-ĐA
Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 

             Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.

              Trong Phật pháp, Lục độ Ba-la-mật-đa gồm có 6 pháp tu như sau:

1.–Bố thí Ba-la-mật-đa (Srt. dana paramita, Av. Perfection of giving/ generosity):

                Bố thí là hiến cho, chia sẽ, cung cấp. Pháp bố thí có 3 loại:

                            a.- Tài thí là cho bằng tiền của, cơm ăn, áo mặc, công sức . . .
                            b.- Pháp thí là đem sở học, sở đắc của mình mà hướng dẩn, giáo dục, khuyên răn về đạo làm người . . .
                            c.- Vô uý thí là giúp mọi người bớt sợ hải, bớt lo âu bằng lời nói hay bằng việc làm, bằng cách lắng nghe lời tâm sự để cho người khác vơi bớt nỗi lo âu, nỗi sợ hãi.
                  Bố thí Ba-la-mật-đa vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.

                  Khi chúng ta nhìn một người đang gặp khổ sở với một tình thương, chúng ta hãy lắng nghe lời người ấy tâm sự, chúng ta sẽ thông cảm hoàn cảnh khó khăn của người ấy, chúng ta sẽ thông cảm nỗi khổ đau của người đó. Lòng thông cảm đó giúp cho người ấy vơi nỗi khổ. Ngay cả chính chúng ta, nếu có người thông cảm hoàn cảnh chúng ta với một tình thương chân thật, chúng ta sẽ cũng cảm thấy hạnh phúc. Lòng thông cảm ấy như là một đóa hoa đang hé nụ, hoa sẽ nở đẹp đẻ về sau. Những chướng ngại của cuộc đời chẳng khác nào như những đợt sóng của đại dương, sóng có thể bồng bềnh, trồi lên rồi sụt xuống, nhưng nước vẫn là nước. Sóng rồi cũng có lúc êm. Chúng ta vẫn là chúng ta, mặc cho các chướng ngại dồn dập, chúng ta sẽ vượt qua các chướng ngại, chúng ta sẽ chiến thắng các chướng ngại, lòng chúng ta sẽ chiến thắng sự sợ hãi. Đây là điều hạnh phúc. Cho nên chúng ta cần bố thí lòng không sợ hãi cho người khác. Đây cũng là sự thực hành “trí tuệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa” bằng sự thông cảm khi người khác đang gặp cảnh ngộ khó khăn.

2.-Trì gìới Ba-la-mật-đa (Srt. Shila Paramita, Av. Perfection of morality/ discipline/ precepts training)
      Trì giới là giữ giới luật. Giới luật là những điều cấm làm và không nên làm nhằm bảo vệ nhân cách đạo đức của hành giả. Những việc không nên làm thì phải quyết định không làm. Những việc nên làm thì phải đem hết khả năng ra để làm.

       Trong nhà Phật, giới luật được đặt ra tùy theo địa vị của từng nhóm người:

                         -Hàng Phật tử tại gia có 5 giới; trong trường hợp đặc biệt còn có thêm các giới như Bát quan trai giới, Thập thiện giới.
                         -Hàng Sa-di có 10 giới.
                         -Hàng Tỳ-kheo có 250 giới.

                         -Hàng Tỳ-kheo Ni có 348 giới.

3.-Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa (Srt. Kshanti Paramita, Av. Perfection of patience/ bear/ capacity to receive) là sự chịu đựng mọi nhục nhã, mọi trở ngại qua thời gian để vượt qua nỗi thống khổ thì mới có thể đạt được thành công.

4.-Tinh tấn Ba-la-mật-đa (Srt. Virya Paramita, Av. Perfection of effort/ energy/ diligence):
      Tinh là chuyên ròng, tấn là siêng năng. Tinh tấn là tinh chuyên và cần mẫn.
      Hành giả phải luôn luôn phấn khởi, không lùi bước trước những chướng ngại trong cuộc đời cũng như trong việc tu học để đi tới chỗ thành công, đi tới chỗ chứng đắc. Hành giả không được chểnh mảng, không được chán nản, không được thối chí; đứng trước các trở ngại hành giả như người chèo thuyền ngược dòng sông, hành giả phải nổ lực hết sức để chèo chống con thuyền đi đến bến bờ.
       Tinh tấn đòi hỏi hành giả phải có ý chí và nghị lực để hổ trợ việc vượt qua các chướng ngại.

5.–Thiền định Ba-la-mật-đa (Srt. Dhyana Paramita, Av. Perfection of medication/ concentration):
        Thiền định là suy niệm, là tập trung tư tưởng vào một đối tượng. Thiền định giúp nội tâm không bị quay cuồng bởi ngoại cảnh. Thiền định giữ tâm thức hành giả an nhiên tự tại trước những phong ba của cuộc đời. Nói khác, thiền định là phương pháp tu hành giúp thân và ý an bình qua sự thực hành đếm hơi thở, qua những bước đi bộ thoải mái, qua những lúc ngồi thư giản và tập trung vào điều tốt lành.

       Tập trung tư tưởng vào người mà ta thương yêu và muốn giúp đở. Người ấy đang chịu khổ đau và gặp hoàn cảnh trở ngại, chúng ta thông cảm hoàn cảnh của người đó rồi tập trung vào những điều gì mà chúng ta có thể giúp đở người ấy.

6.–Trí tuệ Ba-la-mật-đa (Srt. Prajna Paramita, Av. Perfection of Wisdom/understanding)

         Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trí tuệ siêu việt, có công năng giúp hành giả thấu hiểu mọi sự vật, mọi sự kiện để có khả năng “ vượt qua bờ bên kia”, bến bờ của giải thoát, của giác ngộ, của an bình. Như đã biết, Phật giáo Đại thừa gọi Prajna Paramita là “Mẹ của chư Phật” (the Mother of all Buddhas). Tất cả những gì tốt đẹp, những gì thánh thiện đều được phát sinh từ Đức Mẹ Prajna Paramita.

       Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  đồng nghĩa với chánh kiến trong Bát Chánh Đạo. Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  là một trí tuệ không còn phân biệt nhị nguyên, không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Đây là một trí tuệ siêu việt.

Kết luận : Trong sáu pháp tu Ba-la-mật-đa, chúng ta không thể nào nói pháp tu này hơn pháp tu kia. Cả 6 pháp tu hòa quyện lẫn nhau. Do đó khi thực hành một pháp tu này thì phải vận dụng 5 pháp tu kia  để cùng hổ trợ và giúp chúng ta thực hành pháp tu đó được thành tựu viên mãn. Khi thực hành một pháp tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa một cách thâm sâu thì có nghĩa là chúng ta thực hành và phát triển tất cả 6 pháp tu cùng một lúc. Như khi thực hành pháp tu “Bố thí” thì chúng ta cũng thực hành pháp tu “thiền định” để tập trung vào việc bố thí, chúng ta phải dùng pháp tu “trí tuệ” để thông cảm hoàn cảnh người được bố thí . . .

             Sáu pháp tu Prajna Paramita không khó, chúng ta hãy bắt tay vào thực tập ngay bây giờ. Trong khi thực hành 6 pháp tu này thì chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm an bình, hạnh phúc ngay. Sáu pháp tu sẽ thay đổi thân tâm của chúng ta, vì thế cho nên khi chúng ta gặp chuyện buồn rầu, khổ sở, căng thẳng, đang giận dữ, đang sợ hãi thì hãy đừng ở lại bờ bến khổ nạn mà phải đi vượt qua bờ bên kia, bến bờ của giải thoát, của an bình, không còn sợ hãi, không còn giận dữ nữa.

Toronto, 05 June 2018.

Nguyễn Vĩnh Thượng
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Lục Độ Ba La Mật (Thích Thông Huệ)
12 Lục Độ Ba La Mật (Sáu Pháp Ba La Mật) | Lê Sỹ Minh Tùnng

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi Sĩ Của Những Giả Hợp

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi sĩ của những giả hợp

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH: THI SĨ CỦA NHỮNG GIẢ HỢP Lê Huỳnh Lâm   Minh Đức Triều Tâm Ảnh...

Nếp Sống Đạo Đức, Lành Mạnh Của Người Phật Tử

Nếp sống đạo đức, lành mạnh của người Phật tử

NẾP SỐNG ĐẠO ĐỨC, LÀNH MẠNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ Bhik.Samādhipuñño Định PhúcĐối với hàng Phật tử tại gia, năm...

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách...

Phật Lý Căn Bản

Phật Lý Căn Bản

PHẬT LÝ CĂN BẢNThích Huyền Vi Biên SoạnViện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn Tái Bản PL 2528 - 1984...

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

THỰC TIỄN SÁU PHÉP BA LA MẬT TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY(Trích lục từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Xin chào mọi người, buổi sáng tốt lành!Chúng ta hôm qua nói đến: “Bằng hữu hữu tín”. Chữ “tín” này...

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ (mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

GIẢNG GIẢI KINH ĐẠI NIỆM XỨ (MAHĀSATIPAṬṬHĀNA SUTTA)Pa-Auk Tawya Sayadaw - TK Pháp Thông dịch Lời Tựa   Những lời dạy của Đức...

Chép Kinh Vu Lan Để Kiếm Tiền Tiêu Tết

Chép kinh Vu Lan để kiếm tiền tiêu tết

CHÉP KINH VU LAN ĐỂ KIẾM TIỀN TIÊU TẾT *Tuyết Minh   Tôi là một cô gái học trường đại học...

Giới Thiệu Về Thiền

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN Tâm Thái  Đức Phật Thích Ca khi truyền đạo thì tùy căn cơ, trình độ mỗi...

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

  KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂN Đại Sư Thật Hiền Soạn Phần Tựa Thật Hiền tôi là kẻ phàm...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

TỪ BI LÀ CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚC Đức Đạt Lai Lạt MaNottingham, Anh quốc, 24 tháng Năm, 2008Alexander Berzin...

Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

KINH BỒ TÁT DI LẶC HẠ SANH THÀNH PHẬT. Khóa Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Nam mô Bổn sư Thích-ca...

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người Thiện Ý Lễ Vu Lan tại Chùa Huệ...

Đôi Điều Về Nhân Cách Văn Hóa Của Đức Phật

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Đức Phật là một con người đã giác ngộ, với lòng từ bi vô hạn, Ngài đã đem sự giác...

8 Bộ Kinh Phật Thường Tụng Và Ý Nghĩa Cơ Bản Của Từng Bộ

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Mỗi tập kinh Phật thuyết ra đều có ý nghĩa giáo huấn tùy với căn cơ của chúng sinh. Do...

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi sĩ của những giả hợp

Nếp sống đạo đức, lành mạnh của người Phật tử

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Phật Lý Căn Bản

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ (mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

Chép kinh Vu Lan để kiếm tiền tiêu tết

Giới Thiệu Về Thiền

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Tin mới nhận

Chùa Giác Linh

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Có những ngày như thế…

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Vị Pháp Thiêu Thân

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Con ơi, tu đi…

Tin mới nhận

Chùa To Phật Lớn

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

Phật là gì?

Vua Milinda Vấn Đạo

Quan niệm về Tịnh Độ

Thế giới chung, thế giới riêng

5 Nỗi Hối Hận Của Người Sắp Qua Đời Bronnie Ware – Vũ Quí Hạo Nhiên

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Bàn về cúng sao giải hạn

Kiếp Phù Sinh Trông Thấy Mà Đau

Dính Mắc

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Thế Là Mùa Xuân Về

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Lingpa

Từ bi sẽ không thể có được nếu không có hiểu biết

Pháp Luân Công do Lý Hồng Chí đã tạo ra hàng triệu triệu Phật Thích Ca và Chúa Jesus

Chùa Cao Mân Trung Quốc

Tính Chất Trí Tuệ & Nhân Bản Của Đạo Phật

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Vô Ngã Tướng

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Những bản kinh Phật cổ nhất

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.