NGHĨ VỀ THÂN VÀ THÙ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 11/10/2011
NGHĨ
VỀ THÂN VÀ THÙ
BƯỚC NỀN TẢNG
Trong hiện tại con
thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui
thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người
không liên hệ.
–
Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm
Tiến – Lamrim [1]
Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm,
chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người
khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ
ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng
sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi
hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác. Thí dụ, khi một người bạn thân ngã bệnh, cảm
giác từ ái và bi mẫn, nguyện ước của chúng ta rằng con người này được tự do khỏi
bệnh đau và được hồi phục sức khỏe, là mạnh mẽ hơn nó có thể là cho một người
chỉ quen biết, hay cho ai đấy mà chúng ta không thích. Loại từ ái và bi mẫn này bị lẫn lộn với khao
khát theo đuổi một lợi ích nào đấy cho chính chúng ta.
Nếu
một người trước đây tướng mạo hấp dẫn với cá tính vui vẻ dễ thương đánh mất bề
ngoài hay tính tình ấy đi, thì thiện ý để cảm tình với người ấy có thể biến mất. Nhưng nếu chúng ta có một cảm nhận từ bi cho
một người xấu xí, thế thì bất kể dung mạo người ấy thay đổi như thế nào đi nữa,
cảm nhận từ bi không bị rơi rớt. Trong
thí dụ lòng thương yêu bi mẫn thứ nhất lẫn lộn với tham dục: người ấy lôi cuốn
chúng ta (hay nói đúng hơn đây là luyến
ái). Tâm chúng ta đã thổi phồng những
đặc trưng dễ thương của người ấy vì thế tham dục phát sinh, và chúng ta cảm thấy
một lòng ước ao khao khát, một hổn hợp của lòng mật thiết và mong ước làm nhỏ
đi bất cứ nổi khổ đau nào mà người ấy đang chịu đựng. Tuy nhiên, lòng bi mẫn thuần khiết không
thành kiến hay cục bộ; nó hoàn toàn thấm nhuần với hành xả và hoàn thiện cả bạn
và thù.
Không
có nhận thức bình đẳng, từ ái và bi mẫn không định kiến thậm chí không thể khai
triển được. Một khi chúng ta đã phát
sinh một thái độ bình đẳng đối với tất cả, sau đó nó mới có thể nhìn không chỉ
những người bạn mà những người trung tính (chẳng
ghét-thương) và ngay cả những kẻ thù với một sự mến yêu rộng rãi. Điều này không dễ dàng. Thật khó khăn để phát triển một cảm giác thân
cận đến mọi người. Thiền quán phản chiếu
là cần thiết.
BÌNH ĐẲNG
Bắt
đầu bằng việc chú ý rằng trong tâm, chúng ta có ba đặc trưng chính cho con người
– bạn, người trung tính, và kẻ thù. Chúng ta có thể có nhiều thái độ đối với họ, nhưng ba loại trên là sự
quan tâm của chúng ta ở đây – tham dục, dửng dưng sinh khởi từ sự thờ ơ, và thù
hận, tương ứng cho từng thứ. Khi bất cứ
một thứ nào trong ba thái độ này hiện diện, thì không thể phát sinh một cảm
giác gần gũi với mọi người. Tham dục,
thù hận, và dửng dưng phải được làm cho trung hòa.
THIỀN QUÁN
Ở
đây là việc chúng ta có thể trau dồi hành xả trong thiền quán như thế nào.
1- Quán tưởng một
người bạn, một người thù, và một người trung tính một cách đồng thời.
2- Thẩm tra cảm
giác của chúng ta để thấy ai đang được ôm giữ một cách thân thiết và ai được
xem như là xa cách. Chúng ta cảm thấy gần
gũi tự nhiên với bạn chúng ta; việc quan tâm đến kẻ thù, chúng ta không chỉ cảm
thấy xa cách mà đôi khi cũng là giận dữ hay phát cáu; chúng ta không cảm thấy
gì cho người trung tính hay không quen biết. Khảo sát tại sao.
3- Xem xét có phải
người bạn xuất hiện thân cận bởi vì cô ta đã hổ trợ chúng ta và bè bạn chúng
ta.
4- Xem xét có phải
kẻ thù xuất hiện xa cách bởi vì người ấy đã làm tổn hại chúng ta và bè bạn
chúng ta.
5- Xem xét có phải
chúng ta cảm thấy dửng dưng đối với người trung tính bởi vì người ấy không giúp
đở cũng không làm tổn hại chúng ta và bè bạn chúng ta.
6- Nhận ra rằng,
giống như chính mình, tất cả những người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ
đau, và trong cung cách quan trọng này, họ là bình đẳng.
7- Duy trì với
nhận thức này cho đến khi nó chìm sâu vào trong tâm hành giả.
LÀM NỔI BẬT
Nếu
chúng ta mở ra khả năng rằng sự tái sinh trong quá khứ và tương lai qua một sự
tương tục của đời sống có thể xảy ra, chúng ta có thể làm nổi bật nhận thức bình
đẳng bằng việc lưu tâm đến quan hệ mật thiết của tái sinh. Một sự tương tục của các đời sống có nghĩa là
những sự tái sinh không có sự bắt đầu. Qua tiến triển của nhiều kiếp sống, mọi người
có thể đã từng ở trong nhiều loại quan hệ với nhau. Chúng ta không thể chắc rằng những ai bây giờ
là bè bạn đã luôn luôn là bằng hữu trong quá khứ và những ai bây giờ là kẻ thù
đã luôn luôn là những người thù địch của chúng ta. Ngay cả trong một đời sống này, có những cá
nhân, người trước đây là kẻ thù nhưng sau này biến thành thân hữu, và những người
khác đã từng là bạn hữu nhưng sau này trở thành những kẻ thù. Việc nhìn vào tương lai, không có lý do gì tại
sao một kẻ thù phải mãi là một người thù địch và một người bạn sẽ phải mãi mãi
là một bằng hữu. Bè bạn, kẻ thù, và những
người trung tính là bình đẳng bởi vì họ có thể đổi chỗ thay thế cho nhau từ vai
trò này sang vai trò nọ.
Kết
quả là, không có cách nào để quyết định sau cùng một cách hoàn toàn rằng một
người nào đấy là kẻ thù vĩnh viễn của chúng ta và do thế, phải nên loại bỏ, hay
là một người nào đó là bạn hữu vĩnh viễn và vì thế phải được yêu mến , hay rằng
ai đấy sẽ luôn luôn là một người trung tính xa lạ và do thế phải được đối xử một
cách dửng dưng. Đúng hơn, tất cả đã hành
động một cách đồng đẳng như những kẻ thù, bạn hữu, và trung tính. Nếu ai đấy làm tổn hại chúng ta năm trước nhưng
giúp đở chúng ta năm nay, và một người khác giúp đở chúng ta năm rồi nhưng lại
làm tổn hại chúng ta hiện tại, họ là như nhau, có phải thế không? Đây là tại sao thật vô lý trong việc nhất quyết lưu tâm một người nào đấy chỉ là bạn hữu và một
người khác chỉ là kẻ thù, hay chỉ là trung tính. Cấu trúc căn bản của đời sống là không hoàn
toàn ổn định: đôi khi chúng ta thành
công, thỉnh thoảng chúng ta thất bại. Mọi
thứ luôn luôn thay đổi, thay đổi và thay đổi. Thế đấy, chúng ta trải nghiệm những cảm giác cứng nhắc và ổn cố đối với
bạn bè, và kẻ thù như vậy là sai lầm một cách đơn giản. Phản chiếu trên điều này sẽ dần dần đưa tâm
chúng ta đến hành xả (buông bỏ những chấp trước).
THIỀN
QUÁN
1- Suy xét rằng
ngay cả trong khoảng thời gian của tuổi thọ kiếp sống này, không chắc chắn rằng
những cá nhân đặc biệt nào đấy sẽ luôn luôn là bạn hữu, kẻ thù, hay trung lập. Quán chiếu những thí dụ của điều này từ chính
đời sống của mình – một người trung lập đã trở thành một người bạn; một người
trung lập trở thành một người thù; một người bạn trở thành trung lập, hay một
người thù; một người thù trở thành một người bạn.
2- Quán tưởng ai
đấy hiện tại là một người trung lập và tưởng tượng rằng cô ta đem đến sự giúp đở
và là tổn hại trong những kiếp sống quá khứ.
3- Tưởng tượng một
người bạn đã giúp đở nhiều trong kiếp sống này đã đem đến tổn hại cho mình
trong một kiếp sống trước và là trung lập vào những lúc khác.
4- Tưởng tượng rằng
một người thù đã tổn hại mình trong kiếp sống này là trung lập trong một kiếp sống
nào đây và đã đem đi đem lại nhiều lần những lợi ích trong những lúc khác.
5- Hãy thấy rằng
trong nhận thức dài lâu của nhiều kiếp sống, bạn bè, kẻ thù, và người quán sát
trung lập tất cả đều bình đẳng giúp đở và gây hại cho mình hay bạn bè mình, vì
thế không thể kết luận rằng họ chỉ độc nhất là thứ này hay thứ kia.
6- Nhận ra rằng
trong dạng thức trong sự giao hảo của tiến trình dài lâu của sự tái sinh không
có khởi đầu, không ai trong chúng ta có thể quyết định rằng ai đấy người đã
giúp đở hay tổn hại chúng ta trong kiếp sống này đã, đang và sẽ làm như thế
trong mọi kiếp sống.
7- Quyết định rằng
thật không đúng để chỉ ra một người cho sự thân thiết, một người khác cho trung
lập dửng dưng, và một người nữa cho sự ghét bỏ.
Phản
chiếu cách này, làm sâu sắc ý nghĩa cảm nhận bình đẳng đối với bè bạn, kẻ thù,
và người trung lập.
Dường
như có thể thiết yếu hơn để quan tâm những gì người khác đang làm cho mình hay
đến mình trong hiện tại hơn là những kiếp sống trước đây, nhưng việc này không như vậy. Như chúng tôi đã chỉ, vị thế một cá nhân như
bạn hay thù có thể thay đổi ngay trong một kiếp sống. Sự giúp đở hay tổn hại từ một người khác là tạm
thời, và chỉ thời gian mà thôi thì có thể không phải là cơ sở cho việc chọn lựa
sự mật thiết hay ghét bỏ. Hãy quyết định
rằng thật không thực tế để khao khát một
cách mãnh liệt những ai hiện tại giúp đở mình và thù ghét dữ dội những người hiện
tại đang làm tổn hại chúng ta.
KỶ NĂNG HỔ TRỢ
Khi
chúng ta quán chiếu vấn đề này, sự thấu hiểu cuồng nồng nhiệt về những người
như bạn bè và những người khác như kẻ thù, và sự phát sinh hợp lý của khát vọng
và thù ghét, sẽ trở nên yếu ớt hơn trong
sức mạnh. Tuy thế, để mang mối quan hệ mật
thiết của những thiền quán này về tổ ấm, thật hữu ích để phản chiếu trong một
khung cảnh gây ấn tượng sâu sắc hơn.
1- Quán tưởng
hai người.
2- Tưởng tượng rằng
một người đang vung quả đấm vào hành giả.
3- Phản chiếu
trên lý do cho việc trở nên khó chịu: hành giả dường như ở trong một hiểm họa sắp
bị đánh.
4- Tưởng tượng một
cách năng động rằng người thứ hai cùng lúc ấy đang làm điều gì đấy dễ chịu cho
chúng ta – cầu nguyện cho chúng ta, tặng phẩm vật cho chúng ta, hay vuốt ve
cánh tay chúng ta.
5- Thẩm tra tại
sao chúng ta quá hài lòng với điều này. Đó là qua một tinh cảnh tạm thời ngắn ngủi mà chúng ta quá thích ý.
6- Thấu hiểu điều
này, lưu ý rằng những phản ứng của chúng ta với sự quan tâm đến bạn bè hay kẻ
thù là không sâu sắc lắm.
THIỀN
QUÁN KẾT LUẬN
Không
có gì chắc chắn rằng một người bạn, một người thù, và một người dưng sẽ mãi mãi
lúc nào cũng giúp đở, gây hại, hay không gây hại cũng không giúp đở. Khi những tư tưởng và động cơ tiêu cực chẳng hạn như thù hận hay giận tức hiện diện, ngay
cả một người bạn cũng được thấy như một người thù, nhưng khi những tư tưởng đối
với một người thù biến mất, thì kẻ thù trở thành một người bạn. Phản chiếu trên những điều sau đây:
1- Từ quan điểm
của chính họ những người bạn, những kẻ thù và những người trung tính là đồng đẳng,
muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
2- Từ quan điểm
của chính chúng ta mỗi một người trong họ đã từng là bạn của chúng ta trong vô
số kiếp sống từ vô thì luân hồi sinh tử và chắc chắn sẽ lại giúp đở chúng ta
trong tương lai; mỗi loại người ấy là trung lập một cách bình đẳng.
3- Vì vậy, từ bất
cứ phía nào được quan tâm, chính chúng ta hay những người khác, không có điểm
nào trong những nhận thức thổi phồng về thân thiết và chán ghét. Chúng ta không nên đánh giá người này như căn
bản là tốt và người nọ là xấu, mặc dù những hành vi của người ấy có thể là tốt
hay xấu, hữu ích hay tai hại. Không có
lý do gì để tử tế với người này và cáu kỉnh với người nọ. Mặc dù đúng là những cá nhân tạm thời là bạn
bè hay thù địch – giúp đở hay tổn hại – thật không đúng để phân biệt bất cứ người
nào với thích thú hay thù ghét.
Thật
quan trọng để diễn tập những thiền quán phản chiếu này với những người đặc thù
trong tâm và không chỉ hướng đến tất cả chúng sinh, toàn bộ thì quá lờ mờ để ảnh
hưởng một sự thay đổi thật sự của thái độ. Bằng việc làm việc trên những cá nhân, chậm rãi mở rộng cảm giác này ra
ngày càng nhiều người hơn, chúng ta sẽ phát triển một cảm nhận xả buông đối với
toàn thể thế giới đời sống.
Qua
thiền quán này, cuối cùng chúng ta đi đến tại một điểm, nơi mà sự phát sinh những
cảm giác mạnh mẽ của khát vọng hay thù hận xuất hiện là vô nghĩa. Thành kiến yếu đi, và chúng ta thẩm định rằng
sự phân loại con người một cách cứng nhắc như bạn bè hay kẻ thù đã là một sai lầm.
Giống
như làm láng một bức tường trước khi vẽ lên một bức tranh hay chuẩn bị một cánh
đồng trước gieo trồng, việc trau dồi một cảm nhận chân thật về tính bình đẳng
cung ứng một nền tảng cho bước tiếp theo trong con đường để yêu thương từ ái: công nhận tất cả chúng sinh như nhữn người bạn
thân thiết. Bây giờ trau dồi tính bình đẳng
sẽ phục vụ như nền tảng cho từ ái.
tác: Foundation Step: Viewing Friend and
Foe trích từ quyển How to Expand Love Ẩn
Tâm Lộ ngày 22/10/2011
Bài liên hệ:
[1] Những
Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ
Discussion about this post