PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Về ý nghĩa của “sự phơi bày cái-đang-là”

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VỀ Ý NGHĨA CỦA “SỰ PHƠI BÀY CÁI-ĐANG-LÀ”
Tô Đăng Khoa

 

LotusTrong bài viết này, chúng ta sẽ khai thác đặc tính thực dụng và tương đối của ngôn ngữ quy ước để làm cho sáng tỏ, bộc lộ, và phơi bày một sự thật rốt ráo nhưng lại rất hiển nhiên. Xin bạn hãy hướng tâm, chú ý lắng nghe ngôn ngữ trình bày một cách thụ động, và sau đó, hãy tự mình suy nghiệm.

Bất cứ lúc nào và ở đâu thì trước Tâm Thức của bạn cũng chỉ có hai lựa chọn để nó hướng tâm đến:

1. Lựa chọn thứ nhất: hướng tâm đến cái-đang-là. Đây là sự hướng tâm đúng vì nó đưa đến sự phơi bày bộc lộ của cái-đang-là, một thực-tại-hiện-tiền, sẽ đưa tới trí tuệ như-thật-như-vậy, và giải thoát.

2. Lựa chọn thứ hai: hướng tâm vào cái-không-đang-là (tức là cái-phải-là, cái-nên-là, cái-sẽ-là). Đây là sự hướng tâm sai, sẽ đưa tới mâu thuẩn, xung đột, và khổ não. Vì sao? Vì gốc rể của cái-phải-là chính là do bản ngã của bạn phóng ra, nên chúng mâu thuẩn với cái-đang-là đang vận hành một cách tự nhiên trong vô-ngã.

Một khi tất cả suy nghĩ và lời nói và hành động đều lấy cái-đang-là làm chủ đề duy nhất thì chính những hoạt động đó cũng LÀ- cái-đang-là. Như vậy khi đó chỉ có một cái-đang-là duy nhất đang vận hành, không hề có ảo tưởng phân biệt về cái-đang-là và chủ-thể-tự-ngã-đang-rõ-biết-cái-đang-là.

Điều này có nghĩa là: Cái-đang-là đang tự biết chính nó! Đang tự phản chiếu chính nó trên tấm gương nhận thức của chính nó. Cho nên, trong sự phản chiếu đó: Khái niệm về tự-ngã chỉ là một ảo tưởng, như mộng, điển, bào, ảnh, không có thực chất tính. Đây chính là nguồn cội của trí tuệ vô ngã, đưa bạn đến giải thoát. Đức Thế Tôn dạy: “Tự mình có sắc, biết các sắc khác: Đó là giải thoát!” Lời dạy của Đức Bổn Sư hết sức cô đọng và không hề hư ngụy. Trên mặt tục đế, tấm thân con người được cấu tạo từ Sắc (tức là đất nước gió lửa) nhưng lại có khả năng phản chiếu các hình sắc khác (cũng là đất nước gió lửa). Cho nên trong hiện tượng nhận thức, về bản chất rốt ráo, chỉ là “Sắc đang phản chiếu các Sắc khác”. Khi bạn nhìn thấy một cái cây, không phải là có “cái-ta” đang nhìn thấy, lức đó chỉ là cái-đang-là đang phản chiếu chính nó qua tấm gương nhận thức.  Cái Ta-ảo-tưởng không có mặt ở đó, không có mặt trong đời này, đời sau, hay đời chặng giữa, và như vậy, chỉ cần như vậy thôi là đoạn tận khổ đau. Xin bạn hãy chiêm nghiệm và thể nhập một cách thâm sâu về điều này để nhờ đó thoát khỏi tất cả mọi khổ não không cần thiết của cái không-phải-đang-là do cái Ta-ảo-tưởng phóng rọi ra. 
Không có một quyền năng nào trên thế gian này có thể huỷ hoại cái-đang-là của các hiện tượng thế gian . Vì thế bạn hãy chấp nhận nó một cách vô điều kiện. Mong cho những định kiến, những lề lối tư duy cũ, những khát vọng sẽ không lôi kéo bạn trở lại cái-phải-là hay cái-sẽ-là của cái Ta đem đến. Và duy chỉ có phương pháp hướng tâm trọn vẹn vào Cái-đang-là của bạn sẽ giúp bạn vượt qua chúng.
Như vậy chỉ còn duy nhất một chủ đề duy nhất cho bạn chiêm nghiệm: Đó là Cái-đang-là. Nó đang phơi mở một cách viên mãn trong nguyên lý trùng trùng duyên khởi. Cái-đang-là không phải thường vì nó luôn luôn thay đổi, không phải vô thường vì lúc nào nó cũng đang-là. Cái-đang-là siêu việt thường và vô thường, bất sanh bất diệt, bởi vì nó vẹn toàn, không có thời gian.

Cái-đang-là không thuộc về quá khứ, không thuộc về tương lai, bởi nó ngự trị toàn vẹn trong cái bây giờ và ở đây. Nó chỉ có một và không có bị giới hạn. Làm sao bạn có thể gượng gán cho Cái-đang-là một cái điểm khởi đầu? Nó không tiến hóa, không bị hủy hoại, không có bắt đầu đang-là, không có kết thúc đang-là. Cái đang là không có thời gian, hãy đến để mà thấy.
Bạn đừng bao giờ cho rằng Cái-đang-là được sinh ra từ Không hay là nó không hiện hữu. Không có sự thúc bách nào từ thế giới hiện tượng có thể xui khiến Cái-đang-là hiện hữu một cách sớm hơn hay muộn hơn. Nó chỉ đơn thuần hiện hữu ngay bây giờ và ở đây, một cách tuyệt đối phi thời gian, thế thôi.
Sự thâm chứng sâu sắc về sự trì ngự của Cái-đang-là sẽ không bao giờ chấp nhận rằng Cái-đang-là được sinh ra từ Không. Chính bằng cách này mà các bậc Thánh Nhân đã vượt qua sanh tử. Các vị ấy hộ trì, quán niệm một cách không có gián đoạn Cái-đang-là. 
Làm sao có thể xảy ra sự kiện rằng một ngày nào đó Cái-đang-là sẽ thôi hiện hữu? hay là sẽ được sinh ra? Phàm cái gì bị sanh sẽ đoạn diệt và không hiện hữu miên viễn, và cái sẽ sanh cũng như vậy. Vì thế Cái-đang-là là bất sanh bất diệt.
Trong Cái-đang-là, không có sự khác biệt vì nó hoàn toàn là chính nó. Khái niệm “Đó” chẳng khác với khái niệm “Đây” vì không có vật gì xen vào làm gián đoạn sự tương tục của Cái-đang-là. Cũng thế, “Đó”, “Đây” cũng chẳng thiếu chẳng dư vì nơi nơi chốn chốn đều tràn ngập sung mãn trong Cái-đang-là. Tất cả đều tương tục như bầu trời xanh nối liền bầu trời xanh tuy vậy vẫn duy trì được sự Bất Động bởi những liên kết huyền nhiệm vô cùng vững chắc.
Cái-đang-là trảy ra vô cùng vô tận vì sanh tử đã được nhận ra là mâu thuẩn với cái thực tại tối hậu Bất Động của Cái-đang-là. Cái-đang-là ngự trị trong chính nó, hiện hữu, tồn tại trong chính nó, và duy trì chính nó vì bản chất của cái đang là là bất sanh, bất diệt.
Chính vì thế bản chất của Cái-đang-là không thể là bất toàn. Nếu như nó bất toàn, thiếu sót chỉ một điều gì đó, nó sẽ thiếu tất cả. Cái-đang-là không có tiến hóa. Nó toàn hảo từ xưa tới nay và muôn đời sau vẫn thế.
Những suy nghĩ,những khái niệm và cả những vật thể mà khái niệm nhắm tới, tựu trung đều xuất xứ từ Cái-đang-là. Không có một pháp gì, và mãi mãi sẽ không có bất cứ một Pháp gì, có thể xuất hiện bên ngoài Cái-đang-là. Nó là nền tảng cho tất cả các Pháp hiển tướng.
Vì thế vấn đề Sinh Tử, hiện hữu hay không hiện hữu, thay đổi hay vô thường đều là nhãn quan của ngã tướng còn trong vô minh. Cái-đang-là là tối thượng, toàn hảo khắp mọi nơi đâu đâu cũng có. Nó là cái duy nhất không bị biết bởi một ai khác, bởi chỉ có nó Tự Biết chính nó. Chính trong cái Tự Biết đó, năng sở song vong, thể dụng hợp nhất. Ngôn ngữ vỡ vụn từng mãng trong sát na đó: tức là lúc Cái-đang-là nhận ra chính nó. Từ đó, cánh của Nhị Nguyên không còn giam cầm bạn trong những tranh luận vô bổ nữa. Cái-đang-là tuy siêu việt trừu tượng như vậy nhưng lại là một Sự Thật Phơi Bày Sáng Chói Ngay Trước Mặt. Bạn hãy chiệm nghiệm và thể nhập.

Bài đọc thêm:
Sống Trong Thực Tại
Trở Về Thực Tại
Thực Tại Hiện Tiền
Thầy Viên Minh Thuyết Pháp: Tỉnh Thức Sống Cái Đang Là

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Niềm Tin Chân Chính?

Niềm tin chân chính?

NIỀM TIN CHÂN CHÍNH? Thích Đạt Ma Phổ Giác   Từ khi loài người có mặt trên thế gian này,...

Bạo Lực Từ Đâu

Bạo Lực Từ Đâu

Nhìn đâu cũng thấy bạo lực Chưa lúc nào trên các trang báo, trên mạng lại nhiều những tin tức...

Hòa Chung Một Đại Dương

Hòa chung một đại dương

HÒA CHUNG MỘT ĐẠI DƯƠNGNguyên CẩnĐời sống không chỉ là những cuộc chạy đua vội vã, chạy theo những giá...

Tìm Hiểu Chính Mình

Tìm hiểu chính mình

TÌM HIỂU CHÍNH MÌNHThích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống...

Suy Niệm Về Vô Thường

Suy Niệm Về Vô Thường

SUY NIỆM VỀ VÔ THƯỜNG Shangpa Rinpoche Thanh Liên dịch sang Việt ngữ Ta nên suy niệm về những gì...

Cuộc Sống Ngắn Ngủi

Cuộc Sống Ngắn Ngủi

CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI Tác giả: Nina Van Gorkom Chuyển ngữ: Trần Thanh Mai Hiệu đính chuyên môn: Vietnam Dhamma...

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Có phải Đức Phật A Di Đà màu xanh, hay màu trắng, hay màu đỏ, hay màu vàng, hay màu...

Đối Cảnh Vô Tâm

Đối cảnh vô tâm

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM Tôi được một người bạn giới thiệu thuvienhoasen.org webpage nên vào đây xem và mong rằng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

 Chư vị đồng học, xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 87:“Lỗ lược trí phú. Xảo trá cầu thiên.”...

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ  Nầy các Tỳ Kheo, con người thường ưa thích thú vui...

Tầm Quan Trọng Của Phát Nguyện Hồi Hướng

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Trong Kinh Địa Tạng Phật giảng giải có nhấn mạnh tầm quan trọng của hồi hướng: “Nếu có thể đem...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Học tập quý ở sự kiên trì, cho nên phương pháp học tập là “nhất môn thâm nhập, trường kỳ...

Ngọn Lửa

Ngọn lửa

NGỌN LỬA Đỗ Hồng Ngọc Người ta hỏi Phật vậy chớ chia sẻ cái “phước” cho nhiều người thì phước...

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Kể từ khi còn là một học sinh cấp ba, tôi đã ao ước được đặt chân đến Sài Gòn,...

Tín Tâm Cúng Dường Tăng Bảo

Tín Tâm Cúng Dường Tăng Bảo

TÍN TÂM CÚNG DƯỜNG TĂNG BẢOTâm Tịnh Cúng dường là một trong những pháp phổ quát nhất trong Phật giáo....

Niềm tin chân chính?

Bạo Lực Từ Đâu

Hòa chung một đại dương

Tìm hiểu chính mình

Suy Niệm Về Vô Thường

Cuộc Sống Ngắn Ngủi

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Đối cảnh vô tâm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Ngọn lửa

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Tín Tâm Cúng Dường Tăng Bảo

Tin mới nhận

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Bụt trong con sinh chưa?

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Đau không có nghĩa là khổ

Ăn mày cửa Phật

Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Thế nào là hạng người có tội?

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Học làm Phật

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Buôn chuyện bị Phật rầy

Khái niệm “Pháp uẩn” trong văn học Pali

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Nguồn Gốc Loài Người

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Dụng tâm bố thí

Cầu Trời Có Được Gì Đâu

Vài Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Cầu Siêu

Lấy Tâm Nhìn Tâm

Oai lực của tâm từ

3. It looks like that but is not the way it is

Mở Rộng Cửa Tâm Mình

Lời khuyên khi nhớ cha mẹ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 20)

Kinh A Di Đà, Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành

Nhân quả trong quản trị quốc gia

Lời Phật dạy về Y phục

Tưởng Niệm Ht. Minh Châu: Ánh Sáng Viên Minh Châu – Nguyên Tịnh

Phật giáo và sự hòa hợp tôn giáo

Mã Minh Và Tác Phẩm Vĩ Đại Về Lịch Sử Cuộc Đời Đức Phật

Tin mới nhận

Thắng Man Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Không Phải Là Lời Của Phật *

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Kinh Paramatthaka Sutta

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Tin mới nhận

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Khai Thị

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Sám Hối Nghiệp Chướng

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.