NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 2)
Mãn Tự
Bởi không gian, thời gian nó là do nhân duyên sinh là vô tự tánh, không thật. bằng chánh trí là tự tánh thứ 4 trong 5 tự tánh Đức Thế Tôn phân tích chỉ ra rằng Biên kế sở chấp danh-tướng thường hằng, đó là từ Y tha khởi vì không vật nào sinh ra vật nào mà chỉ nương vào nhau mà hiển hiện.
Y tha khởi có hai mặt là nhiễm và tịnh. Y tha khởi nhiễm tức là Biên sở chấp tánh, còn tịnh là Viên thành thật tánh là Như Lai. Các vị Nhị Thừa tu hành là vì sợ khổ, sợ sanh tử, muốn thoát khỏi sanh tử khổ, tuy nhiên giáo lý Vệ-đà chỉ là lý luận không có một Pháp nào xác quyết rằng tu theo Pháp này nhất quyết là thoát khỏi sanh tử khổ, vì từ xưa những người Bà La Môn tu theo kinh Vệ-đà họ thực hành không biết bao nhiêu phương Pháp. Có những phương Pháp có thể cho là quái đản đối với người chưa từng có dịp tiếp xúc với phong tục của người Ấn Độ, dù vậy nó vẫn giữ gìn và lưu truyền đến tận bây giờ mà chúng ta thấy nó trong phim ảnh của những người sưu tầm sự quái lạ trong nhân gian. Giáo lý Vệ-đà là tích góp tư tưởng lý luận của nhiều bậc thông thái qua nhiều ngàn năm mà thành, do đó giáo lý Vệ-đà không có sự thống nhất về mặt tư tưởng. Cũng đúng thôi vì nguyên thủy giáo lý Vệ-đà không phải phát sinh từ bậc Giác Ngộ. Không như giáo lý Vệ-đà, Đức Thế TônNhư Lai là bậc Giác Ngộ thị hiện ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ. Ngài xác quyết minh định rằng: “đây là khổ, và đây là con đường thoát khổ”. Thế nào là khổ? Đó là Sinh-Lão-Bệnh-Tử. và thế nào là con đường thoát khổ? Đó là Tứ Thánh Đế-Khổ-Tập-Diệt-Đạo là Bát chánh đạo, là Thập nhị nhân duyên. Bất cứ chúng sanh nào ngay hiện đời hay trăm ngàn đời sau mà tu tập đúng như những gì Như Lai chỉ dạy thì hoàn toàn không còn bị bức bách sợ hãi sinh lão bệnh tử nữa.
Trong tam thiên đại thiên thế giới từ Dục giới, Sắc giới, cho đến Vô sắc giới bất cứ ở cảnh giới nào hễ còn có thân tâm thì còn chịu sinh-diệt (vô sắc giới tuy không có thân mà còn có tâm).
Trong ba thân Như Lai là Pháp thân-Hóa thân và Báo thân. Với những chúng sanh bằng nhục nhãn thuyết Pháp thì Đức Như Lai thị hiện Báo thân và một phần Hóa thân vì những chúng sanh đó phải cần mắt thấy tai nghe thì mới tin. Còn các vị Trời vì phước đức to lớn nên để thích ứng với trình độ môi trường Đức Như Lai thị hiện Hóa thân dùng Thiên nhãn nói Pháp sinh diệt luân hồi trong các cõi. Vì sao với Chư Thiên Đức Như Lai giảng Pháp luân hồi sinh diệt để cảnh tỉnh?
Thứ nhất ở những cõi Trời không có người khổ, cảnh khổ, vì tâm không động khi đối cảnh, nên không tiếp tục tạo thêm phước đức chỉ dùng phước đức đã tạo trước kia mà hưởng thụ, vì vậy khi phước hết thì phải luân hồi.
Thứ hai vì đời sống quá dài mà tâm sinh ra ỷ lại, cho đến phước hết ngũ suy hiện ra, khi biết được thì đã muộn nên phải luân hồi.
Đối với Nhị Thừa trong ba thân thì Đức Như Lai thị hiện Hóa thân cùng Báo thân để thuyết Pháp vì sao? Vì Nhị Thừa hầu hết là chấp thủ Danh-Tướng-Âm thanh, dù vậy cũng có một số vị đắc thần thông có thiên nhãn nên thấy được Hóa thân Như Lai. Vì chưa thấy được Pháp nên chư vị Nhị Thừa phải nương vào âm thanh, sắc tướng làm ấn tượng “Quán” mà tu học. Trong năm tự tánh Đức Như Lai dùng chánh trí, phân tích về âm thanh, sắc tướng chỉ ra nó là Nhân duyên sinh mà nhân duyên hợp thành đó là từ Y tha khởi, vì Y tha khởi nên tất cả Pháp là vô tự tánh. Do tất cả các Pháp vô tự tánh nên Nhân vô ngã, Pháp vô ngã, không có người tạo cũng không người bị tạo.
Vệ-đà là tôn giáo đa thần người học theo giáo lý Vệ-đà phải đội lên đầu không biết bao nhiêu vị Thần Linh, Thượng đế, vì vậy tâm trí của họ giống như con chim bị nhốt trong lồng. Khi đến với Như Lai các vị đó được nghe Như Lai thuyết giảng Pháp nhân duyên sinh, làm cho các vị đó tâm trí được giải thoát khỏi sự trói buộc Biên kế sở chấp, sau đó Đức Như Lai thuyết Pháp Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo để các vị đó tu tập hướng đến Niết Bàn.
Nên nhớ trình độ Nhị Thừa phải nương vào âm thanh Như Lai để nhận lãnh giáo Pháp mà ngôn từ, âm thanh chỉ là diễn tả tự tánh chứ không phải thật tư tánh. Tuy Đức Như Lai có bốn vô ngại là :
- Từ vô ngại
- Nghĩa vô ngại
- Biện thuyết vô ngại
- Pháp vô ngại
Dù là như vậy Đức Như Lai không thể nào nói lên tự tánh các Pháp, vì tự tánh là từ âm thanh vào chứ không phải từ âm thanh ra. Vì vậy Đức Như Lai cảnh cáo: “Các Pháp ta nói giống như ngón tay chỉ mặt trăng” hay “Pháp còn phải bỏ huống hồ là phi Pháp”.
Cảnh giới Đức Như Lai mà dùng từ ngữ nhân gian phân biệt để diễn tả còn bị quy ước trong thời gian không gian thì không làm thế nào trung thực được, hai nữa là vượt ngoài sự nhận thức của “Nhục căn” vì vậy mong rằng chư Thiện tri thức thông cảm khi đọc.
Cùng một thời gian ngay biên độ thế giới Ta bà Đức Thế Tôn bằng Nhục nhãn thuyết Pháp Thập Thiện làm căn bản thiết lập thế gian. Cũng ngay thời gian đó bằng Thiên nhãn nơi các cung Trời Đức Thế Tôn vì Chư Thiên say đắm trong ngũ dục mà thuyết Pháp Thập Nhị Nhân Duyên, sinh tử luân hồi để cảnh tỉnh. Cũng ngay trong thời gian đó ở một biên độ khác mà trình độ chung là Nhị Thừa cũng đang thấy Đức Thế Tôn trên Pháp tòa bằng Huệ nhãn thuyết Pháp Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo làm thỏa mãn sự mong cầu thoát khỏi sinh-lão-bệnh-tử-khổ, chứng Niết Bàn tịch diệt. và cũng ngay trong thời gian đó cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên thế giới chư vị Bồ Tát từ Sơ phát tâm cho đến Thập Địa cũng thấy Đức Như Lai trên Pháp tòa bằng Pháp nhãn đang thuyết mười Ba-la-mật. Ở đây có sự sai biệt giữa Pháp-Huệ Nhãn, Nhị Thừa và Pháp Bồ Tát Pháp Nhãn, sai biệt như thế nào? Chư vị Nhị Thừa vì tâm nhàm chán có sự mong cầu, có nơi hướng đến, vì vậy bằng Huệ Nhãn Đức Thế Tôn thuyết Pháp “Tổng quan” chỉ có các vị đó con đường tu tập đạt được cứu cánh Niết Bàn tịch diệt thoát khỏi sanh lão bệnh tử khổ.
Không như Pháp Nhị Thừa “Diệt khổ” còn Bồ Tát Pháp là “Cứu khổ” vì vậy bằng Pháp nhãn Đức Như Lai giảng giải chi tiết phân tích mở rộng “Diệt khổ” là diệt khổ cho chính mình, còn “cứu khổ” là cứu khổ cho chúng sinh là cứu chính mình, vì vậy trong kinh có câu “cứu độ chúng sinh cúng dường chư Thế Tôn”. Đức Thế Tôn muốn truyền lại hạnh nguyện mà Ngài thực hiện cho người tu hành đó là Bồ Tát Hạnh rộng độ cứu khổ chúng sinh. Nếu nói tt chỉ dạy Pháp “Diệt khổ” thì ngài đâu cần ở thế gain bốn mươi chín năm, vì khi giác ngộ giống như chư vị A-la-hán là “sanh đã tận, lậu haowcj không còn, phạm hạnh đã tròn…” vì vậy xả thân nhập Niết Bàn Tịch DIệt, mà đã là như vậy thì làm gì có đạo Giác Ngộ tồn tại đến tận bây giờ để chúng ta học hỏi.
Pháp Bồ Tát Hạnh là Pháp triển khai mở rộng nên gọi là Phương Quảng. Pháp Phương Quảng là Pháp vô giới hạn, là Pháp không bắt đầu, không kết cuộc là Pháp vô tận, vô giới hạn… Vì vậy chỉ có các vị Bồ Tát thấy Pháp, ngộ Pháp thì mới dự vào Pháp hội được vì là Pháp Âm, chứ không phải là Pháp trần.
Pháp trần là Pháp thô phù, còn Pháp âm là nói lên Diệu hạnh trong đó vừa tổng vừa biệt, trong một tức nhiều trong nhiều tức một, tất cả các Pháp đan xen vào nhau, giao thoa, hòa hài đi đến trùng trùng vô tận, tuy vậy mỗi Pháp là mỗi Pháp không Pháp nào mất đi tự tánh. Ví dụ trong một căn phòng thắp nhiều ngọn đèn ánh sáng giao thoa với nhau không ngăn ngại không thể nhận ra ánh sáng từ ngọn đèn nào, dù là như vậy mỗi cây đèn là mỗi cây đèn tự tánh không mất, vừa đồng vừa dị.
Pháp Âm giống như tự tánh Tứ Đại luôn luôn hiện hữu trong không gian chưa bao giờ ngừng dứt, dù vậy đối với nhục căn thì không thể nào nhận ra chỉ nghe nói mà thôi. Tuy nhiên với những dụng cụ khoa học tiên tiến các nhà khoa học nhận thấy được nó.
Trong nhà Thiền có câu “Xanh xanh trúc biếc là Pháp thân, mơn mởn hoa vàng chân bát nhã”. Với Pháp trần trúc biếc không là Pháp Thân, hoa vàng không là Chân Bát Nhã. Tuy nhiên lìa trúc biếc không có Pháp thân lìa hoa vàng cũng không tìm đâu ra Bát Nhã. Trúc biếc hoa vàng là biểu tượng trần cảnh, vì ở đây nói một chỉ nhiều vì lìa tướng thì không thấy Tánh, lìa Tánh thì không thấy Tướng vì cảnh giới không hai, Tướng và Tánh, thể và dụng bất nhị.
Ở trên chỉ diễn tả một phần vi trần Diệu hạnh Bồ Tát Pháp. Bây giờ nói tu học như thế nào để nghe được “Pháp âm” và thấy “thực tướng” các Pháp. Tu học tùy theo tâm mà tâm thì có vô lượng, vì vậy cũng có vô lượng Pháp môn, tuy nhiên để vào được Pháp môn bất nhị thì tựu chung chỉ có hai con đường là “Đốn” và “Tiệm”. Nói Đốn-Tiệm thật ra cả hai bổ túc lẫn nhau, còn hơn kém thì Đốn vẫn thù thắng hơn. Đốn ngộ là nói đến những vị thượng thượng căn cơ, một là những Bồ Tát chuyển thế hai là hạnh nguyện phương tiện độ sanh, dù mang hình hài ngũ uẩn đồng với chúng sanh, nhưng không mê mờ khi nhập thai cũng như xuất thai. Vì vậy đến lúc hội đủ nhân duyên Trí Tuệ liền khai mở. Thứ hai là tu học một chữ “Lìa” nên nhớ chữ lìa này khác với chữ lìa ở trên là xa lánh, rời bỏ, lìa bỏ… còn chữ “Lìa” này là “không Lìa mà tự Lìa”. Học tu thế nào để được “không lìa tự lìa”? đó là tu học Pháp Nhân Duyên sinh.
Khi tu học Pháp Nhân Duyên sinh thành thục thì Biên kế chấp tánh tự lìa. Đến đây thì hiển thị câu “Pháp còn phải bỏ huống gì phi Pháp” Vì sao? Vì nhờ học Pháp Nhân Duyên Sinh mà Biên kế sở chấp tánh tự lìa, tuy nhiên Pháp Nhân Duyên Sinh là từ Tâm thức cho nên dù muốn dù không thì ấn tượng Pháp Nhân Duyên tự lưu lại. Biên kế sở chấp là dùng phân biệt thô phù chấp giữ còn Pháp Nhân Duyên Sinh là phân tích vi tế để mở. Thí dụ như có người nghiện thuốc lá vì muốn bỏ thuốc lá nên ngậm kẹo cho đến lúc bệnh nghiện thuốc lá hết, thì sự thích ngậm kẹo lại hiện ra. Với biên kế sở chấp thì Pháp Nhân Duyên Sinh thật là tuyệt diệu giúp tâm giải thoát sự trói buộc Pháp Nhị biên thế gian. Dù vậy Pháp Nhân Duyên sinh không là điểm đến nên cần phải đi qua. Cũng giống như người bị nghiện kẹo khi bỏ được thuốc, kẹo không làm nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng không được tự tại vì còn bị lệ thuộc, cái gì bị lệ thuộc thì còn bị chi phối bởi cái đó. Nên trong kinh Đức Như Lai dạy rằng “dù là Ấn Tượng cũng phải giải trừ”.
Biên kế sở chấp tánh là Quả, Nhân duyên sinh là Nhân, vậy cái Nhân của Nhân duyên sinh là gì? Đó là “Y tha khởi”. Thật ra để giải trừ Ấn Tượng Pháp Nhân Duyên Sinh không phải dễ dàng, vì theo kinh Lăng Nghiêm từ ngài A-nan chứng quả Tu-đà-hoàn cho đến các vị A-la-hán nói chung các vị Nhị Thừa đều mắc kẹt trong Pháp Nhân Duyên Sinh. Để giải trừ “Ấn tượng Pháp Nhân Duyên Sinh sở đắc trong tâm chư vị Nhị Thừa Đức Như Lai thuyết giảng Pháp “Y tha khởi” làm cho các vị tu sĩ được qua sông tâm tự tại, để lại bè khi đến bờ không còn mang theo. Vì vậy Ấn Tượng Pháp được giải trừ.
Theo các nhà nghiên cứu đạo Giác Ngộ thì Đức Như Lai phải hai mươi lăm năm thời gian để thuyết Pháp “Y tha khởi”. Vì Y tha khởi tức Không tức thị sắc, tức Như Lai Tạng, tức Bồ Đề, tức Bát Nhã Ba-la-mật, tức Tánh Không. Sự Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề của Đức Thế Tôn không giống như lịch sử truyền thừa chứng thật bằng mắt thấy tai nghe, bằng hình thức thô phù để lại, đó chỉ là cái duyên minh chứng cho loài hữu tình chỉ thấy nghe hay biết bằng sáu quan năng. Vậy cái “Nhân” giác ngộ Vô Thượng Bồ Đề của Đức Thế Tôn là gì? Đó là “Đại Bị Tâm” không có Đại Bi Tâm cứu khổ muôn loài chúng sanh thì tuyệt đối không có Vô Thượng Bồ Đề, không Đại Bi Tâm không thành Chánh Giác Chánh Đẳng. Theo kinh điển để lại mà chúng ta đang học thì vào thời Thế Tôn thị hiện, không phải chỉ mình ngài rời bỏ gia đình đi vào rừng núi tu tập Thiền Định, khổ hạnh… mà các nhà Ngoại Đạo cũng vậy, những vị tu sĩ ngoại đạo đó cũng ở trong rừng núi, lìa bỏ thế gian, tu tập thiền định, tu tập khổ hạnh thời gian còn lâu dài hơn sáu năm của Đức Thế Tôn.
Dù là như vậy thành quả các nhà tu hành ngoại đạo có được chỉ là cảnh giới từ Sơ Thiền cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hay Diệt Tận Định hay Độc Giác. Vì sao? Vì không như Đức Thế Tôn, Ngài tu hành là vì Đại Bi Tâm muốn mở con đường cứu khổ giải thoát sanh, lão, bệnh, tử cho muôn loài. Vì Đại Bi Tâm nên thành quả Đức Như Lai là Nhất Thiết Trí, Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Bồ Đề, Còn các nhà ngoại đạo tu hành là vì cầu cảnh giới mà cảnh giới sau cùng của các vị đó là được nhập vào Đại Ngã, vì các vị đó tự cho mình là Tiểu Ngã.
Bây giờ tu tập như thế nào để được thâm nhập vào Y tha khởi tánh. Y tha khởi tánh có hai mặt là tịnh và nhiễm, Mặt nhiễm tức là Biên kế sở chấp tánh, còn mặt Tịnh là Viên Thành Thật Tánh. Biên Kế Sở Chấp Tánh là nói chung cộng nghiệp loài hữu tình, còn Viên Thành Thật Tánh là sự thấy biết của những bậc giác ngộ.
Những vị tu học mong cầu Giác Ngộ thì phải học một chữ “Lìa” như trên đã nói hay “Vô sở đắc” trong kinh Bát Nhã Ba-la-mật. Như thế nào là tu học chữ “Lìa” hay “Vô sở đắc” mà được “Đốn Ngộ”.
Trước nhất bằng Chánh Kiến người tu thấy biết một cách chân chánh rằng sắc thân hiện hữu này là do duyên sinh với hai thành tố là “Sắc và Tâm Sở”. Sắc tướng là gốc từ bốn nhân tố chính đó là Đất, Nước, Gió và Lửa. Tánh tứ đại rất bình đẳng phiêu du khắp mọi nơi không phân biệt, tuy nhiên thời tiết có sự sai biệt như hiện thấy có vùng thì ít, có nơi thì nhiều, có nơi thì vừa, mọi sự khác biệt đó là do địa lý, vùng, miền, chứ không phải là do tứ đại.
Sắc thân hiện tướng loài hữu tình có trùng trùng sai biệt, dù là như vậy thì cũng không rời Tứ Đại thô mà có. Tứ đại thì bình đẳng, còn sắc tướng thì sai biệt vì sao? Đó là vì ký ức lưu trữ, hay gọi là dị thục thức riêng của mỗi hữu tình. Ký ức lưu trữ có hai phần: thô và tế, phần thô thì giác quan nhận ra phân đoạn sắc tướng bốn thời kỳ. “Thành-Trụ-Dị-Diệt” còn phần tế là sự biến dịch âm thầm vận hành làm ra bốn thời kỳ “Thành, trụ, dị, diệt”. Nói tóm lại phần thô, Thành-Trụ-Dị-Diệt là quả.
Mãn Tự
Thư Viện Hoa Sen
Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 1)
Discussion about this post