PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năm Tầng Pháp Như Lai Phần 2

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 2)
Mãn Tự

 

Lotus-Hoa SenBởi không gian, thời gian nó là do nhân duyên sinh là vô tự tánh, không thật. bằng chánh trí là tự tánh thứ 4 trong 5 tự tánh Đức Thế Tôn phân tích chỉ ra rằng Biên kế sở chấp danh-tướng thường hằng, đó là từ Y tha khởi vì không vật nào sinh ra vật nào mà chỉ nương vào nhau mà hiển hiện.

Y tha khởi có hai mặt là nhiễm và tịnh. Y tha khởi nhiễm tức là Biên sở chấp tánh, còn tịnh là Viên thành thật tánh là Như Lai. Các vị Nhị Thừa tu hành là vì sợ khổ, sợ sanh tử, muốn thoát khỏi sanh tử khổ, tuy nhiên giáo lý Vệ-đà chỉ là lý luận không có một Pháp nào xác quyết rằng tu theo Pháp này nhất quyết là thoát khỏi sanh tử khổ, vì từ xưa những người Bà La Môn tu theo kinh Vệ-đà họ thực hành không biết bao nhiêu phương Pháp. Có những phương Pháp có thể cho là quái đản đối với người chưa từng có dịp tiếp xúc với phong tục của người Ấn Độ, dù vậy nó vẫn giữ gìn và lưu truyền đến tận bây giờ mà chúng ta thấy nó trong phim ảnh của những người sưu tầm sự quái lạ trong nhân gian. Giáo lý Vệ-đà là tích góp tư tưởng lý luận của nhiều bậc thông thái qua nhiều ngàn năm mà thành, do đó giáo lý Vệ-đà không có sự thống nhất về mặt tư tưởng. Cũng đúng thôi vì nguyên thủy giáo lý Vệ-đà không phải phát sinh từ bậc Giác Ngộ. Không như giáo lý Vệ-đà, Đức Thế TônNhư Lai là bậc Giác Ngộ thị hiện ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ. Ngài xác quyết minh định rằng: “đây là khổ, và đây là con đường thoát khổ”. Thế nào là khổ? Đó là Sinh-Lão-Bệnh-Tử. và thế nào là con đường thoát khổ? Đó là Tứ Thánh Đế-Khổ-Tập-Diệt-Đạo là Bát chánh đạo, là Thập nhị nhân duyên. Bất cứ chúng sanh nào ngay hiện đời hay trăm ngàn đời sau mà tu tập đúng như những gì Như Lai chỉ dạy thì hoàn toàn không còn bị bức bách sợ hãi sinh lão bệnh tử nữa.

Trong tam thiên đại thiên thế giới từ Dục giới, Sắc giới, cho đến Vô sắc giới bất cứ ở cảnh giới nào hễ còn có thân tâm thì còn chịu sinh-diệt (vô sắc giới tuy không có thân mà còn có tâm).

Trong ba thân Như Lai là Pháp thân-Hóa thân và Báo thân. Với những chúng sanh bằng nhục nhãn thuyết Pháp thì Đức Như Lai thị hiện Báo thân và một phần Hóa thân vì những chúng sanh đó phải cần mắt thấy tai nghe thì mới tin. Còn các vị Trời vì phước đức to lớn nên để thích ứng với trình độ môi trường Đức Như Lai thị hiện Hóa thân dùng Thiên nhãn nói Pháp sinh diệt luân hồi trong các cõi. Vì sao với Chư Thiên Đức Như Lai giảng Pháp luân hồi sinh diệt để cảnh tỉnh?

Thứ nhất ở những cõi Trời không có người khổ, cảnh khổ, vì tâm không động khi đối cảnh, nên không tiếp tục tạo thêm phước đức chỉ dùng phước đức đã tạo trước kia mà hưởng thụ, vì vậy khi phước hết thì phải luân hồi.

Thứ hai vì đời sống quá dài mà tâm sinh ra ỷ lại, cho đến phước hết ngũ suy hiện ra, khi biết được thì đã muộn nên phải luân hồi.

Đối với Nhị Thừa trong ba thân thì Đức Như Lai thị hiện Hóa thân cùng Báo thân để thuyết Pháp vì sao? Vì Nhị Thừa hầu hết là chấp thủ Danh-Tướng-Âm thanh, dù vậy cũng có một số vị đắc thần thông có thiên nhãn nên thấy được Hóa thân Như Lai. Vì chưa thấy được Pháp nên chư vị Nhị Thừa phải nương vào âm thanh, sắc tướng làm ấn tượng “Quán” mà tu học. Trong năm tự tánh Đức Như Lai dùng chánh trí, phân tích về âm thanh, sắc tướng chỉ ra nó là Nhân duyên sinh mà nhân duyên hợp thành đó là từ Y tha khởi, vì Y tha khởi nên tất cả Pháp là vô tự tánh. Do tất cả các Pháp vô tự tánh nên Nhân vô ngã, Pháp vô ngã, không có người tạo cũng không người bị tạo.

Vệ-đà là tôn giáo đa thần người học theo giáo lý Vệ-đà phải đội lên đầu không biết bao nhiêu vị Thần Linh, Thượng đế, vì vậy tâm trí của họ giống như con chim bị nhốt trong lồng. Khi đến với Như Lai các vị đó được nghe Như Lai thuyết giảng Pháp nhân duyên sinh, làm cho các vị đó tâm trí được giải thoát khỏi sự trói buộc Biên kế sở chấp, sau đó Đức Như Lai thuyết Pháp Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo để các vị đó tu tập hướng đến Niết Bàn.

Nên nhớ trình độ Nhị Thừa phải nương vào âm thanh Như Lai để nhận lãnh giáo Pháp mà ngôn từ, âm thanh chỉ là diễn tả tự tánh chứ không phải thật tư tánh. Tuy Đức Như Lai có bốn vô ngại là :

  1. Từ vô ngại
  2. Nghĩa vô ngại
  3. Biện thuyết vô ngại
  4. Pháp vô ngại

Dù là như vậy Đức Như Lai không thể nào nói lên tự tánh các Pháp, vì tự tánh là từ âm thanh vào chứ không phải từ âm thanh ra. Vì vậy Đức Như Lai cảnh cáo: “Các Pháp ta nói giống như ngón tay chỉ mặt trăng” hay “Pháp còn phải bỏ huống hồ là phi Pháp”.

Cảnh giới Đức Như Lai mà dùng từ ngữ nhân gian phân biệt để diễn tả còn bị quy ước trong thời gian không gian thì không làm thế nào trung thực được, hai nữa là vượt ngoài sự nhận thức của “Nhục căn” vì vậy mong rằng chư Thiện tri thức thông cảm khi đọc.

Cùng một thời gian ngay biên độ thế giới Ta bà Đức Thế Tôn bằng Nhục nhãn thuyết Pháp Thập Thiện làm căn bản thiết lập thế gian. Cũng ngay thời gian đó bằng Thiên nhãn nơi các cung Trời Đức Thế Tôn vì Chư Thiên say đắm trong ngũ dục mà thuyết Pháp Thập Nhị Nhân Duyên, sinh tử luân hồi để cảnh tỉnh. Cũng ngay trong thời gian đó ở một biên độ khác mà trình độ chung là Nhị Thừa cũng đang thấy Đức Thế Tôn trên Pháp tòa bằng Huệ nhãn thuyết Pháp Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo làm thỏa mãn sự mong cầu thoát khỏi sinh-lão-bệnh-tử-khổ, chứng Niết Bàn tịch diệt. và cũng ngay trong thời gian đó cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên thế giới chư vị Bồ Tát từ Sơ phát tâm cho đến Thập Địa cũng thấy Đức Như Lai trên Pháp tòa bằng Pháp nhãn đang thuyết mười Ba-la-mật. Ở đây có sự sai biệt giữa Pháp-Huệ Nhãn, Nhị Thừa và Pháp Bồ Tát Pháp Nhãn, sai biệt như thế nào? Chư vị Nhị Thừa vì tâm nhàm chán có sự mong cầu, có nơi hướng đến, vì vậy bằng Huệ Nhãn Đức Thế Tôn thuyết Pháp “Tổng quan” chỉ có các vị đó con đường tu tập đạt được cứu cánh Niết Bàn tịch diệt thoát khỏi sanh lão bệnh tử khổ.

Không như Pháp Nhị Thừa “Diệt khổ” còn Bồ Tát Pháp là “Cứu khổ” vì vậy bằng Pháp nhãn Đức Như Lai giảng giải chi tiết phân tích mở rộng “Diệt khổ” là diệt khổ cho chính mình, còn “cứu khổ” là cứu khổ cho chúng sinh là cứu chính mình, vì vậy trong kinh có câu “cứu độ chúng sinh cúng dường chư Thế Tôn”. Đức Thế Tôn muốn truyền lại hạnh nguyện mà Ngài thực hiện cho người tu hành đó là Bồ Tát Hạnh rộng độ cứu khổ chúng sinh. Nếu nói tt chỉ dạy Pháp “Diệt khổ” thì ngài đâu cần ở thế gain bốn mươi chín năm, vì khi giác ngộ giống như chư vị A-la-hán là “sanh đã tận, lậu haowcj không còn, phạm hạnh đã tròn…” vì vậy xả thân nhập Niết Bàn Tịch DIệt, mà đã là như vậy thì làm gì có đạo Giác Ngộ tồn tại đến tận bây giờ để chúng ta học hỏi.

Pháp Bồ Tát Hạnh là Pháp triển khai mở rộng nên gọi là Phương Quảng. Pháp Phương Quảng là Pháp vô giới hạn, là Pháp không bắt đầu, không kết cuộc là Pháp vô tận, vô giới hạn… Vì vậy chỉ có các vị Bồ Tát thấy Pháp, ngộ Pháp thì mới dự vào Pháp hội được vì là Pháp Âm, chứ không phải là Pháp trần.

Pháp trần là Pháp thô phù, còn Pháp âm là nói lên Diệu hạnh trong đó vừa tổng vừa biệt, trong một tức nhiều trong nhiều tức một, tất cả các Pháp đan xen vào nhau, giao thoa, hòa hài đi đến trùng trùng vô tận, tuy vậy mỗi Pháp là mỗi Pháp không Pháp nào mất đi tự tánh. Ví dụ trong một căn phòng thắp nhiều ngọn đèn ánh sáng giao thoa với nhau không ngăn ngại không thể nhận ra ánh sáng từ ngọn đèn nào, dù là như vậy mỗi cây đèn là mỗi cây đèn tự tánh không mất, vừa đồng vừa dị.

Pháp Âm giống như tự tánh Tứ Đại luôn luôn hiện hữu trong không gian chưa bao giờ ngừng dứt, dù vậy đối với nhục căn thì không thể nào nhận ra chỉ nghe nói mà thôi. Tuy nhiên với những dụng cụ khoa học tiên tiến các nhà khoa học nhận thấy được nó.

Trong nhà Thiền có câu “Xanh xanh trúc biếc là Pháp thân, mơn mởn hoa vàng chân bát nhã”. Với Pháp trần trúc biếc không là Pháp Thân, hoa vàng không là Chân Bát Nhã. Tuy nhiên lìa trúc biếc không có Pháp thân lìa hoa vàng cũng không tìm đâu ra Bát Nhã. Trúc biếc hoa vàng là biểu tượng trần cảnh, vì ở đây nói một chỉ nhiều vì lìa tướng thì không thấy Tánh, lìa Tánh thì không thấy Tướng vì cảnh giới không hai, Tướng và Tánh, thể và dụng bất nhị.

Ở trên chỉ diễn tả một phần vi trần Diệu hạnh Bồ Tát Pháp. Bây giờ nói tu học như thế nào để nghe được “Pháp âm” và thấy “thực tướng” các Pháp. Tu học tùy theo tâm mà tâm thì có vô lượng, vì vậy cũng có vô lượng Pháp môn, tuy nhiên để vào được Pháp môn bất nhị thì tựu chung chỉ có hai con đường là “Đốn” và “Tiệm”. Nói Đốn-Tiệm thật ra cả hai bổ túc lẫn nhau, còn hơn kém thì Đốn vẫn thù thắng hơn. Đốn ngộ là nói đến những vị thượng thượng căn cơ, một là những Bồ Tát chuyển thế hai là hạnh nguyện phương tiện độ sanh, dù mang hình hài ngũ uẩn đồng với chúng sanh, nhưng không mê mờ khi nhập thai cũng như xuất thai. Vì vậy đến lúc hội đủ nhân duyên Trí Tuệ liền khai mở. Thứ hai là tu học một chữ “Lìa” nên nhớ chữ lìa này khác với chữ lìa ở trên là xa lánh, rời bỏ, lìa bỏ… còn chữ “Lìa” này là “không Lìa mà tự Lìa”. Học tu thế nào để được “không lìa tự lìa”? đó là tu học Pháp Nhân Duyên sinh.

Khi tu học Pháp Nhân Duyên sinh thành thục thì Biên kế chấp tánh tự lìa. Đến đây thì hiển thị câu “Pháp còn phải bỏ huống gì phi Pháp” Vì sao? Vì nhờ học Pháp Nhân Duyên Sinh mà Biên kế sở chấp tánh tự lìa, tuy nhiên Pháp Nhân Duyên Sinh là từ Tâm thức cho nên dù muốn dù không thì ấn tượng Pháp Nhân Duyên tự lưu lại. Biên kế sở chấp là dùng phân biệt thô phù chấp giữ còn Pháp Nhân Duyên Sinh là phân tích vi tế để mở. Thí dụ như có người nghiện thuốc lá vì muốn bỏ thuốc lá nên ngậm kẹo cho đến lúc bệnh nghiện thuốc lá hết, thì sự thích ngậm kẹo lại hiện ra. Với biên kế sở chấp thì Pháp Nhân Duyên Sinh thật là tuyệt diệu giúp tâm giải thoát sự trói buộc Pháp Nhị biên thế gian. Dù vậy Pháp Nhân Duyên sinh không là điểm đến nên cần phải đi qua. Cũng giống như người bị nghiện kẹo khi bỏ được thuốc, kẹo không làm nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng không được tự tại vì còn bị lệ thuộc, cái gì bị lệ thuộc thì còn bị chi phối bởi cái đó. Nên trong kinh Đức Như Lai dạy rằng “dù là Ấn Tượng cũng phải giải trừ”.

Biên kế sở chấp tánh là Quả, Nhân duyên sinh là Nhân, vậy cái Nhân của Nhân duyên sinh là gì? Đó là “Y tha khởi”. Thật ra để giải trừ Ấn Tượng Pháp Nhân Duyên Sinh không phải dễ dàng, vì theo kinh Lăng Nghiêm từ ngài A-nan chứng quả Tu-đà-hoàn cho đến các vị A-la-hán nói chung các vị Nhị Thừa đều mắc kẹt trong Pháp Nhân Duyên Sinh. Để giải trừ “Ấn tượng Pháp Nhân Duyên Sinh sở đắc trong tâm chư vị Nhị Thừa Đức Như Lai thuyết giảng Pháp “Y tha khởi” làm cho các vị tu sĩ được qua sông tâm tự tại, để lại bè khi đến bờ không còn mang theo. Vì vậy Ấn Tượng Pháp được giải trừ.

Theo các nhà nghiên cứu đạo Giác Ngộ thì Đức Như Lai phải hai mươi lăm năm thời gian để thuyết Pháp “Y tha khởi”. Vì Y tha khởi tức Không tức thị sắc, tức Như Lai Tạng, tức Bồ Đề, tức Bát Nhã Ba-la-mật, tức Tánh Không. Sự Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề của Đức Thế Tôn không giống như lịch sử truyền thừa chứng thật bằng mắt thấy tai nghe, bằng hình thức thô phù để lại, đó chỉ là cái duyên minh chứng cho loài hữu tình chỉ thấy nghe hay biết bằng sáu quan năng. Vậy cái “Nhân” giác ngộ Vô Thượng Bồ Đề của Đức Thế Tôn là gì? Đó là “Đại Bị Tâm” không có Đại Bi Tâm cứu khổ muôn loài chúng sanh thì tuyệt đối không có Vô Thượng Bồ Đề, không Đại Bi Tâm không thành Chánh Giác Chánh Đẳng. Theo kinh điển để lại mà chúng ta đang học thì vào thời Thế Tôn thị hiện, không phải chỉ mình ngài rời bỏ gia đình đi vào rừng núi tu tập Thiền Định, khổ hạnh… mà các nhà Ngoại Đạo cũng vậy, những vị tu sĩ ngoại đạo đó cũng ở trong rừng núi, lìa bỏ thế gian, tu tập thiền định, tu tập khổ hạnh thời gian còn lâu dài hơn sáu năm của Đức Thế Tôn.

Dù là như vậy thành quả các nhà tu hành ngoại đạo có được chỉ là cảnh giới từ Sơ Thiền cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hay Diệt Tận Định hay Độc Giác. Vì sao? Vì không như Đức Thế Tôn, Ngài tu hành là vì Đại Bi Tâm muốn mở con đường cứu khổ giải thoát sanh, lão, bệnh, tử cho muôn loài. Vì Đại Bi Tâm nên thành quả Đức Như Lai là Nhất Thiết Trí, Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Bồ Đề, Còn các nhà ngoại đạo tu hành là vì cầu cảnh giới mà cảnh giới sau cùng của các vị đó là được nhập vào Đại Ngã, vì các vị đó tự cho mình là Tiểu Ngã.

Bây giờ tu tập như thế nào để được thâm nhập vào Y tha khởi tánh. Y tha khởi tánh có hai mặt là tịnh và nhiễm, Mặt nhiễm tức là Biên kế sở chấp tánh, còn mặt Tịnh là Viên Thành Thật Tánh. Biên Kế Sở Chấp Tánh là nói chung cộng nghiệp loài hữu tình, còn Viên Thành Thật Tánh là sự thấy biết của những bậc giác ngộ.

Những vị tu học mong cầu Giác Ngộ thì phải học một chữ “Lìa” như trên đã nói hay “Vô sở đắc” trong kinh Bát Nhã Ba-la-mật. Như thế nào là tu học chữ “Lìa” hay “Vô sở đắc” mà được “Đốn Ngộ”.

Trước nhất bằng Chánh Kiến người tu thấy biết một cách chân chánh rằng sắc thân hiện hữu này là do duyên sinh với hai thành tố là “Sắc và Tâm Sở”. Sắc tướng là gốc từ bốn nhân tố chính đó là Đất, Nước, Gió và Lửa. Tánh tứ đại rất bình đẳng phiêu du khắp mọi nơi không phân biệt, tuy nhiên thời tiết có sự sai biệt như hiện thấy có vùng thì ít, có nơi thì nhiều, có nơi thì vừa, mọi sự khác biệt đó là do địa lý, vùng, miền, chứ không phải là do tứ đại.

Sắc thân hiện tướng loài hữu tình có trùng trùng sai biệt, dù là như vậy thì cũng không rời Tứ Đại thô mà có. Tứ đại thì bình đẳng, còn sắc tướng thì sai biệt vì sao? Đó là vì ký ức lưu trữ, hay gọi là dị thục thức riêng của mỗi hữu tình. Ký ức lưu trữ có hai phần: thô và tế, phần thô thì giác quan nhận ra phân đoạn sắc tướng bốn thời kỳ. “Thành-Trụ-Dị-Diệt” còn phần tế là sự biến dịch âm thầm vận hành làm ra bốn thời kỳ “Thành, trụ, dị, diệt”. Nói tóm lại phần thô, Thành-Trụ-Dị-Diệt là quả.

 

Mãn Tự
Thư Viện Hoa Sen

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 1)

 

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Năm Phương Cách Để Đối Trị Sân Hận

Năm phương cách để đối trị sân hận

Ni sư Aya Khema Có năm phương cách để đối trị sân hận. Chúng giúp xóa tận gốc rễ của sân hận. Đó là gì?...

Thông Điệp Của Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ Đọc Trong Lễ Khai Mạc Khóa Bồi Dưỡng Hoằng Pháp Phía Bắc

Thông điệp của hòa thượng Thích Phổ Tuệ đọc trong lễ khai mạc khóa bồi dưỡng hoằng pháp phía bắc

THÔNG ĐIỆP CỦA HT. THÍCH PHỔ TUỆ đọc trong lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng hoằng pháp phía Bắc năm 2010...

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

AUNG SAN SUU KYITHE LADY: NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG BIẾT SỢLương Nguyên Hiền    Thánh Gandhi: "Trong những giây phút...

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Như vầy tôi nghe. Có một thời Đức...

Việt đạo: Đạo lý uyên nguyên của dân tộc việt

VIỆT ĐẠO: Đạo lý uyên nguyên của dân tộc Việt Ngọc Kinh Lang Hoàn               Theo các nguồn sử...

Sự Nhiệm Mầu Của Hai Bàn Tay Chắp Lại

Sự nhiệm mầu của hai bàn tay chắp lại

SỰ NHIỆM MẦU CỦA HAI BÀN TAY CHẮP LẠI Thích Huyền Tôn Vào Phật điện, bạn cung kính chắp hai...

Mối Quan Hệ Giữa Tu Sĩ Và Cư Sĩ – Hoằng Quảng

Mối Quan Hệ Giữa Tu Sĩ Và Cư Sĩ – Hoằng Quảng

MỐI QUAN HỆ GIỮA TU SĨ VÀ CƯ SĨ Hoằng Quảng Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni,...

Phật Giáo & Những Tản Văn

Phật Giáo & Những Tản Văn

PHẬT GIÁO & NHỮNG TẢN VĂNTHÍCH ĐỒNG BỔNNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, văn hóa Phật giáo...

Bát Nhã Tâm Kinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork

Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork

LỄ PHẬT ĐẢN GIỮA LÒNG NEWYORK Tiểu Lục Thần Phong     Lễ Phật đản tại hội trường Liên Hợp...

Đức Phật Dạy Gì Trong Mùa An Cư Cuối Cùng?

Đức Phật dạy gì trong mùa an cư cuối cùng?

Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm...

Tinh Túy Con Đường Sâu Xa

Tinh Túy Con Đường Sâu Xa

TINH TÚY CON ĐƯỜNG SÂU XA Một Hướng Dẫn Ngắn Gọn Về Các Giai Đoạn Quán Tưởng Của Đạo Sư...

Những Gì Khó Được Nhất?

Những gì khó được nhất?

Thường khi chưa có, thiếu thốn mọi bề thì người ta chỉ tập trung cho những vấn đề căn bản...

Thông Điệp Vesak 2018 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

Thông Điệp Vesak 2018 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

New York, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres phát biểu những...

Nhân Duyên Phật Chế Giới Không Sát Sinh

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Trong mười hai năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới vì trong Tăng đoàn chưa có chuyện gì xảy...

Năm phương cách để đối trị sân hận

Thông điệp của hòa thượng Thích Phổ Tuệ đọc trong lễ khai mạc khóa bồi dưỡng hoằng pháp phía bắc

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Việt đạo: Đạo lý uyên nguyên của dân tộc việt

Sự nhiệm mầu của hai bàn tay chắp lại

Mối Quan Hệ Giữa Tu Sĩ Và Cư Sĩ – Hoằng Quảng

Phật Giáo & Những Tản Văn

Bát Nhã Tâm Kinh

Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork

Đức Phật dạy gì trong mùa an cư cuối cùng?

Tinh Túy Con Đường Sâu Xa

Những gì khó được nhất?

Thông Điệp Vesak 2018 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Tin mới nhận

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

7 thứ tài sản của bậc Thánh

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Một ngày của Đức Phật

Ăn mày cửa Phật

Học theo gương hạnh Đức Phật

Biết sự hơn kém của người

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Tâm Phật ví như hoa sen

Tin mới nhận

Lợi Ích Của Sự Thực Hành Chánh Niệm

Thân tâm thanh tịnh có được mầu nhiệm

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi sĩ của những giả hợp

Con Đường Bồ Tát (Chương 2) Sám Hối Nghiệp Tội.

Có 49 Ngày & Thân Trung Ấm Không?

Phân Tích Giới Tỷ Khưu Ni

Xuân Trong Chốn Thiền Môn

Kinh Dhammika

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Đánh Thức Sự An Bình Của Tự Thân

Tuệ trí cổ xưa và tư tưởng hiện đại

BHUTAN có gì lạ?

Thiền Tập Cho Người Đồng Tính Luyến Ái Bài Viết Của Thầy Pháp Dụng

Văn Phát Nguyện Sám Hối (Pháp Sư Tịnh Không)

Xá Chi Tám Ngọn Gió Đời

Gặp gỡ trong đời một chữ DUYÊN

Nụ cười hoàng hôn

Kinh Tittha: Những Tôn Giáo Khác Nhau (song ngữ)

Truyền thống thiền bản địa tại Hàn Quốc

Sách Đại Niệm Xứ

Tin mới nhận

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Kim Cang Quyết Nghi

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Đọc và học Kinh Phật

Kinh Vô Ngã Tướng

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

Ơn nhỏ không quên

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Lời Vàng

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Lời Nhắn Nhủ Của Từ Mẫu A Di Đà Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

A Di Đà Kinh Hợp Giải

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese