MỔ XẺ CÁI GỌI LÀ THIỀN MINH TRIẾT
CỦA “ĐẠO SƯ” DUY TUỆ
Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Tôi sẽ bình tĩnh, ung dung “tận tình” mổ xẻ từng điểm một, chậm rãi từng hồi một, để mọi người thấy rõ ông ta sai lầm chỗ nào, tà kiến chỗ nào, chỗ nào là quay cóp, tạm mượn của ai, tư tưởng gốc ra sao… để ông ta không thể lòe bịp những người con Phật nhẹ dạ, cả tin được nữa.
Đọc qua một số sách và những bài giảng đó đây của vị “đạo sư” này, tôi thấy đây đúng là một hiện tượng cần phải báo động!
Người
ta ca tụng, tuyên truyền cũng nhiều mà trao đổi, đối thoại gay gắt cũng
lắm. Đài báo, các câu lạc bộ tổ chức rất chính quy, rất bài bản để xiển
dương hội “Minh Triết Trần Nhân Tông” của ông ta thì tạm thời chúng ta hãy nhẫn xả bỏ qua một bên hoặc giả vờ quay mặt đi. Thôi thì khởi tâm bi mà thương xót những người dại dột bị dụ dỗ mà không biết! Thảng hoặc“tránh voi chẳng xấu mặt nào”! Tại sao vậy?
Vì Phật giáo chân chính không chống nổi tà đạo vào thời đại “Phật nhất xích, ma nhất trượng!” này. Vì tiếng chuông nhà chùa không “áp đảo”
nổi cả một hệ thống đánh trống thổi kèn ăn theo do tiền bạc; do khoác áo trơn vỏ để luồn lách của những con rắn trăm đầu; do thế lực ngầm nào đó bài xích Phật đã mượn kẻ hám danh, hám lợi tuyên truyền cho họ; do vì
một số quần chúng hời hợt, “óc để ngoài tai”; do một số người trẻ tuổi chưa có bề dày về kiến thức, văn hóa, tâm linh – cái gì có vẻ xôm trò, được quảng cáo, tiếp thị rùm beeng là a dua theo để chứng tỏ mình tiếp thu được “phong trào thời thượng”!
Ở đây tôi chỉ bàn chuyện “trao đổi, đối thoại” với ông ta của hằng chục tờ báo Phật giáo trong và ngoài nước mấy năm trở lại đây.
Người ta nghiêm khắc lên án một hiện tượng dường như “điếc không sợ súng” khi phỉ báng Phật, Pháp, Tăng nơi quyển sách “Ta là ai” của ông “đạo sư” tự phong Duy Tuệ kia là đúng, là chính đáng.
Tuy nhiên, viết bài trao đổi mà như “ăn miếng trả miếng” như kiểu “cục đá quăng qua, cục chì ném lại”
thì ai thắng, ai thua đều bị tổn thương cả. Ta phải đứng cao hơn ông ta
một, hai cái đầu, lại dùng tinh thần con nhà Phật mà nói chuyện.
Trong trường hợp ông ta chắc chắn là có “tí” học thức, kiến thức thì chúng ta phải có chút ít trình độ học thuật mới đối trị nổi cái con người mà ai cũng bảo là “lắm chiêu thức” này!
Đa
phần những Phật tử có đức tin, có tâm huyết ấm ức quá nên lúc trao đổi,
họ không chịu ngồi cùng một chiếu nên như cuộc đối thoại giữa hai người
điếc! Vì ai cũng có chân lý, chủ kiến của riêng mình mà!
Thảng hoặc họ chỉ phanh phui, săm soi nơi cành nhánh ngọn nên không biết căn bệnh phát sanh từ gốc.
Phải lần tìm tận gốc, chư vị ạ! Hoặc như bắt rắn thì phải tìm cái đầu, nơi yết hầu chứ đừng loay hoay chụp nắm cái đuôi!
Phải lôi ngay chính quyển “kinh tinh túy” của ông ta, từ “căn cứ địa” mà ông ta lập thuyết, lập ngôn mà mổ xẻ. Nói kiếm hiệp một chút chơi cho thư giãn, là phải tạm mượn “Thất thương quyền” của phái “Không Động” để “đả thương thất tình” (1) của chúng sanh; phải vận dụng “đàn chỉ tuệ kiếm” (2) để điểm vào tử huyệt “Thiền Minh Triết”của ông ta.
Phải biết tùy nghi phương tiện ngồi cùng một chiếu Minh Triết, từ lập ngôn, lập ngữ của ông ta mà đối thoại!
Tôi nghĩ rằng quyển sách “Cẩm nang thực hành Thiền Minh Triết”
của Duy Tuệ chính là hệ thống tư tưởng căn bản, từ đó ông thêm rau cải,
tương chao gì đó để viết thành sách hoặc thuyết giảng nơi này và nơi khác.
Vậy
tôi sẽ đọc từng dòng, từng câu, từng đoạn, từng chương một, xem thử nội
dung Thiền Minh Triết của ông ta có những gì? Có một số tư tưởng được lấy “nguồn” ở đâu? Rồi chỗ nào là “quay cóp” của Phật mà làm của mình? Chỗ nào là “vay mượn” tư tưởng triết học Đông Tây?
Rồi
gồm tất cả đó, ông chiên xào như món hàng thập cẩm rồi đem rao bán trong nước và ngoài nước, như nơi những trang Web. Thống kê “cao trào thắng lợi” của ông ta, kẻ mà người ta gọi là đã bán Phật không giấy tờ văn tự này: Web:ww.daosuduytue.com; www.duytue.com và ww.ungdungphathoc.vn…
Tình hình như vậy đó nên tôi sẽ bình tĩnh, ung dung “tận tình”
mổ xẻ từng điểm một, chậm rãi từng hồi một, để mọi người thấy rõ ông ta
sai lầm chỗ nào, tà kiến chỗ nào, chỗ nào là quay cóp, tạm mượn của ai,
tư tưởng gốc ra sao… để ông ta không thể lòe bịp những người con Phật
nhẹ dạ, cả tin được nữa.
Nội dung ấy tôi đã lập ra đây, có 7 hồi, đặt tiêu đề theo sách giảng “Thiền Minh Triết” của ông ta:
– Hồi thứ nhất: Về cụm từ “Thiền Minh Triết”.
– Hồi thứ hai: Vấn đề của cái đầu.
– Hồi thứ ba: Trải qua ba kinh nghiệm.
– Hồi thứ tư: Ba thời kỳ của cuộc đời.
– Hồi thứ năm: (Ông ta giảng) Thiền Minh Triết là gì.
– Hồi thứ sáu: (Ông ta) Kết luận.
– Hồi thứ bảy: Hộp Minh Triết.
(Xin chư độc giả nhẫn nại xem từng hồi một)
Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
(Phật Tử Việt Nam)
(1) Tôi giải mã tư tưởng Phật học của Kim Dung: “Không Động” là “không tánh – vô ngã tánh – như thực tánh” có công năng đả thương 7 tình: Hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (thất thương quyền)!
(2) Mượn tên “đàn chỉ thần công” của Hoàng Đông tà!
VÀI NÉT VỀ TÁC GỈA:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Huyền Không
Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của tỳ kheo Giới Đức, là một trong những người sáng lập[1] ra chùa Huyền Không (Huế) từ mái chùa lá ở đèo Hải Vân trước năm 1978.
Ông là một nhà sư giỏi thơ văn, am tường hội hoạ và trang trí mỹ thuật và là một cao thủ cờ tướng từng đánh bại một số kì thủ quốc gia. Đồng thời ông cũng là một trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Cơ duyên và hành trạng
Thượng tọa thế danh Nguyễn Duy Kha sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Giạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sừng. Thượng tọa có pháp danh là Giới Đức [bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh] đã tu tập sự tại chùa Từ Quang [Bắc Tông]- Huế từ năm 1970-1971. Năm 1972 ông vào chùa Tam Bảo-Đà Nẵng hỏi đạo hòa thượng Giới Nghiêm, thuộc [Nam Tông] hay [Nguyên Thủy]. Năm 1973 ông vào Tam Bảo thiền viện tại Núi Lớn, Vũng Tàu làm giới tử rồi xuất gia sa-di ở đây – ngài hòa thượng Giới Nghiêm cho pháp danh là Giới Đức [Sīlaguna]. Sau mùa an cư năm 1973 ông theo thầy vào ở chùa Phật Bảo, Phú Thọ Hòa, Gia Định. Cuối năm 1974, ông về ở chùa Huyền Không tại chân đèo Hải Vân Lăng Cô, Lộc Hải, Phú Lộc, ngôi chùa do ngài Viên Minh sáng lập cùng với chư huynh đệ là Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm, Sư Tấn Căn. Năm 1976, ngài Viên Minh vào làm Tổng thư ký hệ phái Nguyên Thủy tại chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, Sài Gòn – nên đề cử ông giữ chức vụ trụ trì chùa Huyền Không. Năm 1977,ngày 17 tháng 2, lúc 9 giờ 58 phút, ông được thọ đại giới tỳ-khưu tại chùa Tam Bảo – Đà Nẵng, thầy bổn sư tế độ là hòa thượng Giới Nghiêm, thầy Yết-ma là đại đức Giới Hỷ. Tháng 11 năm 1978, chùa Huyền Không được di dời từ Hải Vân, Lăng Cô về thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa thiên Huế.
Thượng tọa trụ trì ở đây được 10 năm, đã thiết kế được một không gian vườn cảnh đậm tính chất thiền, với tranh tre nứa lá giản dị, với thiên nhiên hoa cỏ thơ mộng rất phù hợp với tâm hồn tao nhân, mặc khách. Năm 1988-1999,
hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, Thượng tọa xin tỉnh và sở Lâm nghiệp giao cho 54 ha 4 đất trống đồi trọc để trồng rừng. Đầu năm 1992,
Thượng tọa mới chính thức vào ở hẳn trong núi Hòn Vượn, bàn giao chùa Huyền Không cho đại đức Pháp Tông làm trụ trì. Hình ảnh ngôi chùa bề thế
hiện nay ở Huyền Không là công sức và tài năng kiến tạo của đại đức Pháp Tông. Năm1989,Thượng tọa vận động hiệp hội Schmitz thông qua Tiến sĩ Thái Kim Lan tại Đức xây cầu Bạch Yến thuộc thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
giúp địa phương quanh vùng thuận lợi trong việc giao thông đi lại. Đây là một công tác xã hội có ý nghĩa lớn tại Huế vào thời bấy giờ. Từ năm 1989 đến nay, Thượng tọa là Sư trưởng Huyền Không sơn thượng. Tại cơ sở mới này, năm 2007,
Thượng tọa lại trao đổi trực tiếp với ông Giám Đốc điều hành Hiệp hội Schmitz để xây cầu Sơn Thượng – rồi vận động xã, huyện và tỉnh làm thêm con đường bê-tông 1 km đi vào tổ 7 thôn Chầm, khá tiện ích cho nhân dân khai thác những khu rừng trồng từ lâu không có lối đi. Là tu sĩ, lại là người yêu Cái Đẹp, Thượng tọa tiếp tục thiết kế vườn cảnh, xây dựng cốc liêu, sáng tác thơ văn và góp phần đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
Huyền Không Sơn Thượng
Bài chi tiết Huyền Không Sơn Thượng
Huyền Không Sơn Thượng được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989, toạ lạc dưới chân núi Hòn Vượn ở vùng Chầm thuộc sơn phận xã Hương Hồ, giáp với xã Hương An, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Tác phẩm Văn học Phật giáo
Thượng tọa Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) là nhà thơ có tên tuổi ở
đất thần kinh và đã xuất bản nhiều tập thơ. Ông cũng là nhà văn rất nổi
tiếng trong giới Phật giáo; những tác phẩm của ông chẳng những có giá trị trong giới Phật học trong và ngoài nước mà còn đóng góp không nhỏ cho nền văn chương, văn học của Việt Nam.
Những tác phẩm tiêu biểu:
- Chèo vỡ sông trăng (Tập thơ – NXB Thuận Hóa)
- Kinh lời vàng (Phổ thơ kinh Pháp cú – NXB Thuận Hóa)
- Ngàn xưa hương Bối (Hai tập truyện cổ Phật giáo – NXB Tôn Giáo)
- Một cuộc đời – một ngôi sao (Cuộc đời ngài Sàriputta – NXB Tôn Giáo)
- Hành hương tâm linh (Truyện dài tư tưởng – NXB Phương Đông)
- Phật học tinh yếu (Tập I – NXB Phương Đông)
- Đá trắng chiêm bao (Tập thơ – NXB Thuận Hóa)
- Tình Mẹ – mùa báo hiếu (Tập thơ – NXB Thuận Hóa)
- Đóa hồng vàng cửa Phật (Tập thơ – NXB Phương Đông)
- Lửa lạnh non thiêng (Tập thơ – NXB Thuận Hóa)
- Chữ cháy bờ lau (Tập thơ – NXB Thuận Hóa)
- Giun dế, hư vô và hạt lửa xanh (Tập thơ – NXB Văn Học)
- Sử Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc (Tập I – NXB Thuận Hóa)
- Bức tranh thay đổi thế giới (Tập truyện ngắn – NXB Phương Đông)
- Một cuộc đời – Một Vầng Nhật Nguyệt (Bộ Đại sử Đức Phật Sàkya Muni – Tập I,II,III – 1500 trang – NXB Văn Học)
- Người trồng hoa và chàng tu sĩ (Tập truyện ngắn – NXB Phương Đông)
- Chuyện cửa Thiền (Tập truyện – NXB Cảo Thơm)
- Mi Tiên vấn đáp (Hiệu chính – NXB Văn Học)
- Thắp lửa tâm linh (Truyện danh tăng – Tập I,II – NXB Thời Đại)
- Tiếng hú trên đỉnh cô phong (Tiểu luận, tạp luận văn học – NXB Văn Học)
- 38 pháp hạnh phúc (Hiệu đính – NXB Tôn Giáo)
- Bụi,trăng và lửa (Tập thơ 1100 trang – NXB Văn Học)
- Phật học tinh yếu (Tập 2 – NXB Phương Đông)
Chú thích
- Chùa
Huyền Không hiện nay là hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế được Thượng tọa Viên Minh, sư Tịnh Pháp, sư Trí Thâm
và sư Tấn Căn xây dựng vào năm 1973. Năm 1978, chùa Huyền Không được dời về thôn Nham Biều, Hương Hồ, Hương Trà. Trong khoảng thời gian 1975-1989 Thượng tọa Giới Đức đã góp phần lớn công sức để tạo ra ngôi chùa như ngày nay.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki)
|
Ý KIẾN PHẢN HỒI
người bình thường
16 hours 44 minutes ago
Vì hiện nay tại VN có nhiều người vì tinh thần tự tôn dân tộc mù quáng nên đã để cho Duy Tuệ “xõ mũi” bằng chiêu bài núp bóng ngài Trần Nhân Tông.
Xin cảm ơn và tán thán sư Giới Đức, một bậc chân tu, thức giả của Phật Giáo chúng ta. “Chuyện cửa Thiền” là quyển sách đã giúp tôi đến với đạo Phật một cách bài bản, đúng chánh pháp.
Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
sonlamcoc
14 hours 14 minutes ago
Con xin thành kính đê đầu đảnh lễ sư. Nơi xa xôi, con không được diện kiến sư để được nghe lời vàng ngọc. Những điều sư viết đã giải tỏa biết bao bức xúc của con và rất nhiều Phật tử khác với cái vị lừa bịp tự đặt cho mình pháp danh rất
ư là trịch thượng “Duy Tuệ” – ám chỉ rằng chỉ duy nhất ông ta là người có trí tuệ. Ông ta đúng là làm xấu mặt Đức Bổn Sư với cái mớ kiến thức tạp nham mà ông ta gọi là “Thiền Minh Triết”. Ông ta cũng quá ngạo mạn khi tự đặt pháp danh cho mình mà không biết xấu hổ với đấng Từ Phụ. Chỉ có Đức Bổn Sư mới xứng đáng với danh hiệu “Vô thượng sĩ” – một trong mười hiệu của mười phương ba đời chư Phật.
Con hy vọng vị ấy sau khi đọc xong bài viết của sư sẽ sớm tỉnh ngộ để biết dừng lại trước khi quá muộn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thanh
06/09/2012 17:06:20
Toi dung kinh dien phan tich luon nhung dan chung tren trang nay :
“Nhưng có một hộp rất đặc biệt và vô cùng hoàn hảo, màu (sic) nhiệm, có công năng giải quyết mọi bế tắc của con người. Nếu chúng ta cho rằng có một Thương Đế quyền năng, những vị Phật thông hiểu mọi chuyện, có sức mạnh vô hình và huyền bí có thể sinh ra mọi thứ, nuôi dưỡng mọi thứ thì cái hộp này cũng giống hệt như vậy. CÁI HỘP TRỐNG KHÔNG TRÀN ĐẦY NĂNG LỰC NHIỆM MÀU, MUỐN GÌ CÓ NẤY! TÔI GỌI HỘP NÀY THEO NGÔN NGỮ RIÊNG LÀ: HỘP MINH TRIẾT! Thiền Minh Triết là thực hành một số phương pháp để kích
hoạt cái hộp nhiệm màu vô giá này”.
Kinh dien : Này Tu Bồ Đề! Các pháp chẳng phải như là của hàng phàm phu chấp trước.
Các chúng sanh ấy ở trong pháp vô sở hữu lại điên đảo vọng tưởng phân biệt có được pháp:
Không có chúng sanh lại tưởng là có chúng sanh, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức lại tưởng là có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhẫn đến tất cả pháp hữu vi đều vô sở hữu, lại dùng tâm điên đảo vọng tưởng gây tạo các nghiệp: thân, khẩu, ý rồi qua lại trong sáu đường sanh tử chẳng thoát được.
Đại Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật, tất cả pháp lành đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật, hành Bồ Tát đạo, được Vô Thượng Bồ Đề.
Trich doan :
“Một ví dụ khác, tại Việt Nam, có một cặp vợ chồng rất nổi tiếng. Người vợ là một người đẹp nhất một miền và là một nghệ sĩ tài ba, tiếng tăm oanh liệt một thời. Người vợ theo đạo Phật. Còn người chồng là một nhà trí thức lớn, tốt nghiệp đại học Harvard Hoa Kì hạng ưu và từng đóng nhiều vai trò quan trọng trong guồng máy kinh tế Việt Nam qua hai thời kỳ. Người này theo đạo Ki tô giáo La Mã. Vợ có bàn thờ Phật Thích Ca, còn chồng có nơi thờ Thánh Giá và Đức Jesu.
Người vợ nghĩ rằng chồng mình cực khổ lo lắng nhiều là do không chịu tin
thờ Phật. Còn người chồng thì luôn phàn nàn người vợ cứ rước mấy ông sư
về nhà trò chuyện, thỉnh thoảng lại qua Tây Tạng luyện tập niệm thần chú rồi về nhà lảm nhảm tối ngày.
Một hôm, người chồng than phiền với vợ rằng: “Nhà mình có ai chết đâu mà
em cứ mời sư về hoài vậy? Lại nữa, sao lúc này em hay gầm rú những âm thanh nghe rùng rợn trong nhà vậy? Nếu em không nghe thì anh sẽ vứt bỏ bàn thờ Phật của em đi.”
Người chồng cho rằng Thiên Chúa là trên hết, người vợ nói Chúa là không có thật, chỉ có Phật là có thật. Từ đó, vợ chồng luôn bất hòa, hạnh phúc
gia đình trên bờ vực tan vỡ”.
Kinh dien :
Được Tấn ba la mật là nếu Bồ tát khi bố thí bị người lảnh thọ đánh hại, tâm không thoái thất, không bỏ. Vì bố thí nên thân tâm siêng năng tinh tấn, nghĩ rằng: Ta đời trước không cố gắng bố thí nên nay không thể làm vừa lòng người lảnh thọ, hãy nên siêng bố thí, không nên tính kể các việc nhỏ khác.
Trich dan :
“Tên tủ đề là: TỦ CẤT Ý KIẾN. Trong nhà có bao nhiêu người lớn thì có bấy nhiêu ngăn cất ý kiến. Khi về đến nhà, dù bạn có là Tổng thống hay người ăn mày cũng đều đưa tay lên cái đầu lấy mọi ý kiến bỏ vào tủ này. Như vậy, các thành viên trong gia đình sẽ sống trong tình trạng trực giác mà không bị ý kiến chi phối, làm mất hạnh phúc nữa. Ngoài ra, quý vị cũng nên có cái tủ đựng ý kiến dành cho khách hay bạn đến nhà chơi để
họ có chỗ cất ý kiến của họ.
Tại các Trung tâm Minh Triết mà thầy đang hướng dẫn thực hành Thiền và khai thị để khai mở Minh Triết cũng nên có một cái tủ đựng ý kiến thật to, đặt giữa Trung tâm cho mọi người dễ thấy. Tủ cũng có nhiều ngăn, đủ để cho quý vị và khách dùng”.
Kinh dien :
Khánh Hỷ phải biết: Đem nhĩ giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Đem thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương
tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới.
Chiều nay sầu rụng mãi trong tôi
Tuyết trắng thôi giăng, nắng ngập đồi
Gió lặng trời yên, chim một bóng
Chân mây ngàn dặm cố hương ơi!
Hiu hắt hoàng hôn ánh nhật tà
Thẫn thờ lặng lẽ bóng chiều sa
Ngày qua vội quá, tôi ngồi lặng
Ngắm áng mây trời bay thật xa …
Bóng Chiều Sa
Quảng Long
13 hours 23 minutes ago
Tôi thành thật có lời nhắn nhủ đến ông “đạo sư” Duy Tuệ rằng: “Cửa Phật từ bi ông hãy mau mau thức tĩnh, thời mạt pháp này xã hội đã điên đảo nhiều rồi, đừng vì một chút danh lợi mà đánh mất đi tính thuần lương trong tâm mình, đừng làm cho con người phải đau khổ theo ông, nếu ông đọc hết 7 bài mổ xẻ về Thiền Minh Triết của Thầy Giới Đức thì chắc chắn ông sẽ phải giật thót tim vì “vỏ quýt dày còn có móng tay nhon”, ông chỉ có thể lừa bịp được một số con gà mờ chứ làm sao lừa được những bậc chân tu như Thầy Giới Đức được,đọc qua bài mổ xẻ của Thầy Giới Đức thì tôi cũng thấy ông tài thật đó nhưng ông chỉ có tài làm “chuyên gia ẩm thực thôi” (giỏi chiên xào nấu nướng) chứ làm sao mà ông làm đạo sư như Đức Phật của chúng tôi được, hãy tự mình sám hối đi để ngày sau còn có cơ may gặp Phật, chứ ông
mà tiếp tục như thế này thì chúng tôi lo ngại cho Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát của chúng tôi không biết đến bao giờ mới thành Phật”.
Mong lắm thay! Mong lắm thay! Ông “đạo sư” Duy Tuệ.
|
Discussion about this post