PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hoa đào năm trước

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tuyentaphuongphapmuaxuan 3
Thử đọc xem: 

“… ở sau một bức tường thấp (…) ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng. Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu.”

Có phải chỉ nghe Nguyễn Hiến Lê kể lại mà ta cũng thấy… tuyệt diệu!

“Hoa đào năm trước” hiện ra bất quá trong chừng vài mươi giây, nhưng “dư hưởng bất tuyệt”. Cái chuyện “phù du, mà lại thọ”, Thôi Hộ bên Tàu biết, Alfred de Vigny bên Tây biết, Xuân Diệu ở Việt Nam cũng biết:

“Mãi mãi là trong những phút giây”!(1)
(Thu Tứ)
(1) Trong bài Mãi Mãi của XD.

HOA  ĐÀO NĂM TRƯỚC

Hồi đó tôi học năm thứ ba hay thứ tư trường Bưởi (sau đổi tên là Chu Văn An), ăn tết ở Phương Khê xong, trở về Hà Nội.

Chiếc xe đò Mĩ Lâm từ Trung Hà xuống, đậu ở bến gần chợ Sơn Tây một hồi lâu rồi mới lại khởi hành, chạy một vòng chậm chậm trong thành phố để đón thêm khách. Trời lạnh, dân chúng còn ăn Tết, các cửa ngõ còn nửa khép nửa mở, vỉa hè còn vắng người và rải rác xác pháo.

Xe quẹo vào một con đường nhỏ nhưng sạch sẽ, trong một khu công chức, và ở sau một bức tường thấp, tôi thấy ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng.

Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu. Chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh xuân đẹp như vậy.

Chiếc xe đã ra khỏi thành phố, bon bon trên con đường Sơn Tây – Hà Nội, tôi ngâm thầm bài Đề Tích Sở Kiến Xứ.

“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”.

Và tôi có cảm tưởng ngông ngông rằng thi sĩ như đã tặng riêng tôi bài đó, vì hiểu thơ thì ai cũng có thể hiểu được, mà muốn cảm xúc mãnh liệt thì phải thấy cái cảnh tả trong thơ, có cái tâm sự của người làm thơ. Cả một trời xuân và một tình xuân bàng bạc trong bốn câu của Thôi Hộ.

Từ đó, mặc dầu biết rằng cũng sẽ thất vọng như Thôi Hộ thôi,

“Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong”
(1)

mà Tết nào, đi ngang qua tỉnh lị Sơn Tây, tôi cũng để ý tìm lại cảnh hoa đào năm trước.

Cảnh cũ, người cũ đã không sao cùng gặp lại được, thì thử kiếm cảnh khác, miễn là cũng đủ đào hoa nhân diện? Ở Hà Nội việc đó rất dễ. Từ hai mươi lăm tháng chạp, suốt phố Hàng Đường tới cửa chợ Đồng Xuân như một rừng đào, cái cảnh “hoa chi tự kiểm, kiểm như hoa”(2). 

Đâu phải là hiếm, mà sao tôi vẫn không tìm lại được cảm giác cũ. Tôi nghĩ có lẽ tại đường phố náo nhiệt, mà hoa không còn trên gốc, thiếu vẻ thiên nhiên chăng?

Có lần tôi lên tận làng Yên Phụ, thơ thẩn cả buổi trong các ngõ hẹp, lát gạch bên bờ Hồ Tây. Nơi đây còn vài ngôi đình chùa cổ, trong tiếng gió tiếng sóng như văng vẳng giọng ngâm thơ của Hồ Xuân Hương. Nhà nào cũng có vườn, tuy không rộng nhưng cũng trồng đủ giống hoa như làng Ngọc Hà, nhiều nhất là đào, đỏ ối mỗi khi xuân sang. Các thiếu nữ nửa quê nửa tỉnh, vừa tỉa cành vừa niềm nở chào khách, miệng tươi như hoa, nhưng lòng tôi chỉ vui vui chứ không xúc động; vẫn không phải cảnh sắc năm xưa. Thế thì thiếu cái gì đây? Tôi nghĩ không ra.

Kế đó, tôi vô Nam và năm nào Tết đến cũng ngắm hoàng mai mà bâng khuâng nhớ đào.

*

Rồi một hôm cách đây mười tám năm, vào đầu mùa mưa, đi ngang qua vườn một ẩn sĩ, thấy đẹp, tôi ghé vào thăm. Vườn nằm trên bờ một con kinh, ở vòng ngoài thành phố Long Xuyên, nổi tiếng vì có nhiều loại hồng quí từ Pháp gởi về.

Tôi vào tới giữa sân thì một thiếu nữ tươi cười bước ra chắp tay: “Thưa thầy”. Thiếu nữ vẻ thanh tú, ngừng lại bên một bụi hồng leo màu phơn phớt đỏ. Ánh nắng ban mai chiếu vào chùm hoa và phản ánh làm cho má thiếu nữ cũng ưng ửng. Tôi còn đương cố nhận mặt thì thiếu nữ đã nhắc giùm. Tôi hỏi thăm mấy câu rồi trầm ngâm dạo vườn một lát. Vườn trồng cả chục loài hoa, nhiều nhất là hồng, và hồng có cả chục giống; sương mai lấp lánh mà hương thơm ngào ngạt.

Thật thú vị, khi không cố ý tìm thì ngẫu nhiên gần như gặp lại cảnh cũ. Trong vài giây, lòng tôi lại xúc động như hồi trẻ ở Sơn Tây. Xúc động nhẹ thôi: trời hôm đó dịu nhưng không phải là trời xuân ngoài Bắc, mà hồng cũng không thể sánh với đào được. Có lẽ còn tại cái tuổi, cái tâm trạng của tôi nữa chăng? Nhưng cũng là một phút đẹp trong đời, và ở vườn hồng ra, tôi lại ngâm thầm bài thơ của Thôi Hộ, nhớ lại tuổi xuân, cảm xúc triền miên, dịu dịu.

Hôm sau vào lớp học, thiếu nữ cùng với các bạn, đứng dậy chào tôi, nhưng lạ quá, tôi gần như không nhận ra nữa: cũng chỉ như mọi nữ sinh khác, lễ phép, nhu mì, thế thôi; như bé lại vài tuổi, còn cái duyên hôm trước thì đã biến đâu mất. Tôi bước lên bục mà phân vân tự hỏi tại sao. Tại không khí trong lớp học chăng? Hay tại thiếu bụi hồng dưới ánh dịu ban mai bên bờ nước? A, giá đừng gặp lại!

*

Tôi nhớ đâu như Alfred de Vigny có câu:

“Aimez ce que jamais on ne verra deux fois”.

Trước kia tôi vẫn cho Vigny là quá bi quan, hơi ngược đời nữa. Nay bóng chiều đã xế, tôi nghiệm rằng những cảnh đẹp nhất mà ta được thấy, luôn luôn chỉ thoáng hiện rồi biến mất, không sao gặp lại được lần thứ hai.

Phải, cái buổi sáng ở Sơn Tây kia, cũng như cái đêm tôi qua Đèo Cả, cách đây non ba chục năm, chỉ ngẫu nhiên xuất hiện một lần trong một đời người. Đêm đó, tôi đương ngắm cảnh biển mênh mông nhấp nhô dưới ánh trăng thì xe lửa lượn vào một khúc quẹo và những lớp sóng bạc bỗng biến đâu mất mà trước mặt tôi hiện lên một dãy núi đen tím với một cái vũng lốm đốm mươi ngọn đèn chài đỏ như than hồng trên một làn nước phẳng lặng: cảnh biến đổi thật huyền ảo và trong một phút tôi có cảm giác là mọc cánh mà lên tiên. Có thể rằng sau này tôi được gặp một cảnh trăng trên biển tương tự cảnh đó, nhưng có may lắm thì cũng chỉ phảng phất vài phần như cảnh vườn hồng so với cảnh vườn đào thôi. Vì phải có một sự giao hội kì diệu mà hữu tình của biết bao cái ngẫu nhiên, từ người và vật tới mây nước, ánh sáng, hương thơm, tâm trạng cùng nhau tấu lên một hòa khúc thì mới gây cho ta được một cảm giác hoàn toàn thỏa mãn về tinh thần, một cảm giác phơi phới nửa hư nửa thực, đột ngột mà bâng khuâng. Ta thấy lòng ta nở ra, ngũ quan mẫn tuệ, tinh thần thanh thoát như chơi vơi. Một đời người hưởng được vài ba phút mà dư hưởng bất tuyệt đó, tôi tưởng đã là phước lớn. Nó quí ở chỗ không bao giờ tái hiện và rất ngắn ngủi. Đừng kiếm lại nó, vô ích, mà cũng đừng mong cho nó kéo dài: nếu chiếc xe Mĩ Lâm sáng xuân đó và chuyến xe lửa đêm trăng kia, vì một lẽ gì ngừng lại, thì cái mĩ cảm của tôi tất phải giảm mà dư hưởng tất không bền.

Vigny khỏi phải nhắc: Chúng ta chỉ “yêu cái gì không thấy tới hai lần” mà xuất hiện chỉ trong một nháy mắt. Cái tuyệt mĩ bao giờ cũng phù du, mà lại thọ nhất.


Sài Gòn
Xuân Tân Hợi

_________________________
(1) Bài này đã có nhiều người dịch, nhưng tôi chưa gặp bản nào như ý, cho nên không muốn chép lại. Chỉ có hai câu của Nguyễn Du là xứng với hai câu cuối trong nguyên tác:
“Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”.
Ai có tài dịch thêm hai câu đầu cũng thành lục bát, để ghép lại cho đủ bài thì thú lắm.
(2) Thơ của một nữ sĩ đời Thanh: “Cành hoa tựa má, má như hoa”.

(Góc Nhìn)

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten...

Thử Thách Của Những Tôn Giáo Khác Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Thử Thách Của Những Tôn Giáo Khác Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

THỬ THÁCH CỦA NHỮNG TÔN GIÁO KHÁCTác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: Tuệ Uyển – 21/03/2011 Chúng ta điều...

Tu Tập Là Phải Bảo Toàn Đạo Pháp Thật Tinh Khiết

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết Hoang Phong chuyển ngữ   Muttodaya (Con tim giải...

04. Bậc Đại Tu Hành Có Thể Giải Trừ Nghiệp Chướng Cho Chúng Sinh Được Không?

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học – Làng Đậu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Người Và Sinh Vật

Con người và sinh vật

CON NGƯỜI VÀ SINH VẬTMinh Mẫn Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa...

Hạnh Phúc Ở Quanh Đây

Hạnh phúc ở quanh đây

HẠNH PHÚC Ở QUANH ĐÂY Như Hùng   Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng...

Buôn Chuyện Bị Phật Rầy

Buôn chuyện bị Phật rầy

Buôn chuyện là niềm vui của nhiều người. Tìm cách gặp nhau trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện truyền thông rồi nói đủ chuyện. Nói...

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

ĐỪNG LÃNG PHÍ ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU NÀY Thanh Liên dịch sang Việt ngữ Theo các giáo lý nhân quả...

Nghiệp Lực Có Vai Trò Nào Trong Phật Học

Nghiệp Lực Có Vai Trò Nào Trong Phật Học

NGHIỆP LỰC CÓ VAI TRÒ NÀO TRONG PHẬT HỌC Buddhadasa BhikkhuChuyển ngữ sang tiếng Việt: Thiện Nhựt Nhiều người Tây...

Thiên Nhị Bá Ngũ Thập

Thiên nhị bá ngũ thập

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Ví Thân Người Như Cái Nồi Đất…

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Đức Phật có ví thân người như cái nồi đất. Hồi xưa ở quê nhà hay dùng nồi đất, và...

Tự Do Ngôn Luận Và Chánh Ngữ Trong Đạo Phật

Tự Do Ngôn Luận và Chánh ngữ trong Đạo Phật

TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ CHÁNH NGỮ TRONG ĐẠO PHẬT Pháp Hỷ Dhammananda   Trong thế giới dân chủ, tự...

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Thẩm định vai trò của Nghiệp để mang lại một cuộc sống vẹn toàn:Một đóng góp của Phật GiáoGiáo sư...

Giải Quyết Xung Đột Bằng Tỉnh Thức, Chân Thật Và Các Phương Tiện Thông Tin Khác

Giải Quyết Xung Đột Bằng Tỉnh Thức, Chân Thật Và Các Phương Tiện Thông Tin Khác

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬNVAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁOTRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANHGIẢI QUYẾT...

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

Thử Thách Của Những Tôn Giáo Khác Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết

04. Bậc Đại Tu Hành Có Thể Giải Trừ Nghiệp Chướng Cho Chúng Sinh Được Không?

Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học – Làng Đậu

Con người và sinh vật

Hạnh phúc ở quanh đây

Buôn chuyện bị Phật rầy

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

Nghiệp Lực Có Vai Trò Nào Trong Phật Học

Thiên nhị bá ngũ thập

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Tự Do Ngôn Luận và Chánh ngữ trong Đạo Phật

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Giải Quyết Xung Đột Bằng Tỉnh Thức, Chân Thật Và Các Phương Tiện Thông Tin Khác

Tin mới nhận

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Mừng Phật đến với chúng sinh

Vì sao con người làm khổ nhau?

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Đức Phật hàng ma

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Câu chuyện một con đường

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Tâm Phật ví như hoa sen

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Tin mới nhận

Phật Dạy Trách Nhiệm Người Tại Gia

Đường Đến An Bình Thật Sự (12) song ngữ

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập 2

Khúc Ngợi Ca Lòng Từ Bi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Giới Thiệu Tóm Tắt Về Bộ Trung Quán

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Lắng Nghe Lời Thầy

Những phần thiết yếu để tu tập thiền

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu “Đời Ôn” – Thích Giác Toàn

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Thất Thập Không Tánh Luận

Nhận Thức Luận Trong Triết Học Cổ Điển Ấn-độ Và Trong Triết Học Phật Giáo

Vấn Đề Phục Hồi Việc Thọ Đại Giới Tỳ-kheo-ni Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Giáo Và Nhân Sanh

Tâm Sinh Muôn Pháp

Cúng dường hoa quả, đèn, nước có ý nghĩa gì?

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Phẩm 25: Phổ Môn

Sống viễn ly

Chiếc Bè

Đọc và học Kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Tin mới nhận

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 65)

Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Tây Phương Xác Chỉ

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Con Đường Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Thiện Và Ác Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Cực Lạc Thù Thắng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.