LÝ HỒNG CHÍ NGƯỜI SÁNG LẬP PHÁP LUÂN CÔNG
ĐÃ THẦN THÁNH HÓA BẢN THÂN QUA
THUẬT NGỮ PHÁP THÂN CỦA PHẬT GIÁO
Đức Lợi- Phạm Quang
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã thần thánh hóa bản thân thông qua thuật ngữ Pháp Thân. Khái niệm Pháp Thân mà Lý Hồng Chí mô tả chính là khái niệm Phân Thân được sử dụng phổ biến trong rất nhiều kinh như kinh Địa Tạng, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm……
Khi các học viên Pháp Luân Công đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia tại các công viên hoặc trên các trang mạng như internet, fancpage, website, hoặc giới thiệu về PLC nếu được hỏi thì họ sẽ trả lời là: Pháp Luân Công phi kinh tế, phi chính trị, phi tôn giáo. Một trang web chính thông của Pháp Luân Công đã hướng dẫn học viên Pháp Luân Công trả lời như sau [1]:
“Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo?
Trả lời: Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật Gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế..
Hỏi: Môn này có gây trở ngại đến tôn giáo mà tôi đang theo không?
Trả lời: Mọi người theo bất cứ tín ngưỡng truyền thống nào đều được hoan nghênh theo học Pháp Luân Đại Pháp. Dù người đó có quyết định chỉ tập trung theo học Pháp Luân Đại Pháp hay không thì luôn luôn là lựa chọn của cá nhân.”
Khi chúng tôi tham gia các thảo luận cùng học viên Pháp Luân Công họ đều nói rằng Pháp Luân Công là phi chính trị, phi kinh tế, phi tôn giáo. Như vậy có thể thấy mô típ trả lời của toàn thể các học viên cũng giống nhau, cũng giống như hướng dẫn câu hỏi ở trên. Đó là vì những câu trả lời này đều xuất phát từ những hướng dẫn có sẵn không đủ làm cơ sở khẳng định Pháp Luân Công có phải là tôn giáo hay không? Thực ra thì việc Pháp Luân Công có tổ chức phân cấp hay không không phản ánh bản chất tôn giáo, có tu viện riêng hay không cũng không phản ánh tôn giáo, có một sư phụ hay nhiều sư phụ cũng không phản ảnh có phải tôn giáo hay không, có thu lệ phí tham gia hay không, hay việc có tự nguyện tham gia hay không không phản ảnh bản chất tôn giáo; cũng giống như bán hàng đa cấp hay bán hàng qua các kênh phân phối thông thường thì đều là bán hàng, không vì nói rằng bán hàng đa cấp không phải thuê bến bãi, không qua các khâu bán xỉ bán lẻ để kết luận bán hàng đa cấp không phải là bán hàng. Muốn biết Pháp Luân Công có phải là tôn giáo hay không chúng ta phải tìm hiểu xem các Pháp Luân Công có đặc điểm thể hiện đặc trưng của một tôn giáo không? Đặc điểm của một tôn giáo gồm các yếu tố sau:
1- Về giáo chủ và sự thần thánh hóa của giáo chủ
2- Về kinh văn
3- Nghi thức cầu nguyện và niềm tin
4- Mục đích tập luyện
Chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra các bài viết nhằm khẳng định Pháp Luân Công đang đi quảng cáo sai sự thật, cụ thể là Pháp Luân Công có bản chất là một tà giáo (một tôn giáo đi quảng cáo, truyền đạo sai sự thật, mê tín dị đoan), đây là một công việc cần nhiều thời gian. Tại bài viết này chúng tôi trình bày Lý Hồng Chí kẻ sáng lập Pháp Luân Công thần thánh hóa bản thân thông qua khái niệm Pháp Thân, vốn là một thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo [2]. Thông qua khái niệm Pháp Thân Lý Hồng Chí đã mô tả bản thân mình như một vị thần linh có khả năng phân thân ra để ban phước dáng họa cho tín độ Pháp Luân Công để khẳng định Pháp Luân Công có một vị giáo chủ (một người thầy, người sáng lập) với khả năng siêu nhiên, đây là một trong bốn yếu tố cấu thành một tôn giáo.
1. Lý Hồng Chí thần thánh hóa bản thân thông qua khái niệm Pháp Thân
a. Lý Hồng Chí thần thánh hóa bản thân trong sách Chuyển Pháp Luân
“Trong tư tưởng chư vị nghĩ gì, [thì] tại không gian khác những Pháp thân của tôi đều biết hết.” (Chuyển Pháp Luân, trang 38)
“Nếu chư vị đi coi bệnh cho người ta, thì tất cả những gì tu luyện được cài trên thân thể chư vị, Pháp thân của tôi sẽ thu hồi toàn bộ.” (Chuyển Pháp Luân, trang 42)
“Pháp thân của tôi nhiều không tính được; không chỉ là số học viên này, dẫu nhiều hơn nữa tôi cũng quản được.” (Chuyển Pháp Luân, trang 45)
“Có người nói: ‘Thiên mục tôi thấy ông [Phật] nói chuyện với tôi’. Không phải ông ấy nói với chư vị. Có người nhìn thấy Pháp thân của tôi cũng làm việc ấy;” (Chuyển Pháp Luân, trang 60)
“Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa.” (Chuyển Pháp Luân, trang 61)
“Là người tu luyện, đường đời từ nay về sau sẽ được cải biến; Pháp thân của tôi sẽ an bài lại cho chư vị.” (Chuyển Pháp Luân, trang 62)
“Có nhiều người truyền [giảng] Đạo trong quá khứ, họ chỉ có thể dạy một đồ đệ; họ duy hộ được một đồ đệ là khá lắm rồi. Còn trên diện rộng thế này, người bình thường không dám làm. Nhưng tại đây chúng tôi giảng cho chư vị rằng, tôi có thể thực hiện việc này, bởi vì tôi có vô số Pháp thân, [vốn] mang đầy đủ Pháp lực thần. Sư phụ cấp gì cho học viên thông lớn phi thường của tôi, có thể triển hiện những thần thông lớn, Pháp lực rất lớn.” (Chuyển Pháp Luân, trang 64)
“Chúng tôi thực hiện việc này cũng không được phép sai sót; [nếu chư vị] thật sự theo con đường chính đạo mà tu luyện, [thì] không ai dám động đến chư vị; hơn nữa chư vị có Pháp thân của tôi bảo hộ, sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 64)
“Giảng đến việc Sư phụ cấp những gì, đó là những thứ tôi cấp cho mọi người. Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình; khi ấy chư vị đã xuất khỏi tu luyện thế gian pháp rồi, đã đắc Đạo.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 65)
“Nếu chư vị thu phí, thì Pháp thân của tôi sẽ thu hồi lại toàn bộ tất cả những gì [đã từng cấp cho] chư vị; như vậy, chư vị không còn là người của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi nữa, điều chư vị truyền cũng không phải là Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 66)
“Khi chư vị truyền công, có thể có người nghĩ: ‘Sư phụ có thể cài Pháp Luân, có thể vì người mà điều chỉnh thân thể; [còn] chúng tôi làm không được’. Không sao; tôi đã giảng cho mọi người rồi: đằng sau thân mỗi học viên đều có Pháp thân của tôi, mà không chỉ có một [Pháp thân]; do đó Pháp thân của tôi sẽ làm những việc ấy. Khi chư vị dạy họ, nếu họ có duyên phận, thì lúc ấy có thể đắc Pháp Luân. Nếu duyên phận còn kém chút ít, [thì] qua điều chỉnh thân thể, rồi sau khi luyện công cũng dần dần có thể đắc [Pháp Luân]; Pháp thân của tôi cũng sẽ giúp đỡ họ điều chỉnh thân thể. Không chỉ có vậy, tôi nói với chư vị rằng, [nếu] đọc sách của tôi, xem băng hình của tôi, hoặc nghe băng tiếng của tôi mà học Pháp học công, [và] có thể tự hành xử như người luyện công, thì cũng sẽ đắc được những gì đáng được đắc.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 67)
“Chúng tôi cũng không cho phép học viên trị bệnh cho người khác; tuyệt đối cấm chỉ học viên Pháp Luân Đại Pháp trị bệnh cho người khác. Chúng tôi dạy chư vị tu lên cao, không cho phép chư vị khởi bất kể tâm chấp trước gì, cũng không cho phép chư vị tự mình làm hỏng thân thể chính mình. Trường luyện công của chúng tôi là tốt hơn cả so với các trường luyện công của các công pháp khác; chỉ cần chư vị đến luyện công tại trường này, thì cũng tốt hơn nhiều so với điều [trị] bệnh của chư vị. Các Pháp thân của tôi ngồi thành một vòng tròn, trên không úp trên trường luyện công có Pháp Luân lớn, [và] Pháp thân lớn ở trên nắp trông coi trường này. Trường này không phải là một trường bình thường, không phải là một trường luyện công bình thường, mà là một trường tu luyện. Chúng ta có rất nhiều người có công năng đã thấy được trường này của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, che phủ bằng ánh sáng đỏ, toàn là màu đỏ.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 67)
“Pháp thân của tôi có thể trực tiếp cài Pháp Luân; nhưng chúng ta chớ có phát triển tâm chấp trước. Khi chư vị dạy họ động tác, họ [có thể] nói: ‘Ái chà, tôi được Pháp Luân rồi’. Chư vị [có thể] tưởng rằng chư vị cài [Pháp Luân], [thực ra] không phải. Tôi nói cho mọi người điều này: chớ có phát triển tâm chấp trước ấy; đó đều là do Pháp thân của tôi làm. Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đều truyền công như vậy.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 67)
“Những Pháp thân của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ cũng có thể làm được. Chư vị không tu luyện thì họ không quản chư vị; [còn nếu] chư vị tu luyện thì [họ] sẽ giúp đến cùng.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 81)
“Thể sinh mệnh ấy cũng không cố định bất biến; Pháp thân có thể biến thành lớn thu thành nhỏ. Có lúc Pháp thân biến thành rất lớn, lớn đến mức không nhìn được toàn bộ đầu của Pháp thân; có lúc biến thành rất nhỏ, nhỏ đến mức nhỏ hơn cả tế bào.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 94)
“Bởi vì [khi] một cá nhân mong muốn tu luyện [thì] thực tế rất khó khăn; chân tu mà không được Pháp thân của tôi bảo hộ, thì chư vị hoàn toàn không thể tu thành;“ (Chuyển Pháp Luân, trang 107)
“Pháp thân của tôi sẽ giúp đỡ họ tiêu trừ đại bộ phận loại nghiệp tư tưởng này.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 115)
“Pháp thân của tôi sẽ ngăn trở chư vị, điểm hoá cho chư vị, [nhưng] hễ thấy chư vị cứ thế mãi, thì cũng không quản chư vị nữa;“ (Chuyển Pháp Luân, trang 117)
“Tuy nhiên có một tình huống mà Pháp thân của tôi không thể thanh lý giúp. Tôi có một học viên, một hôm thấy Pháp thân của tôi đến, làm ông Lý vui sướng quá: ‘Pháp thân của Sư phụ đến đây này, kính mời Sư phụ vào nhà’. Pháp thân của tôi nói: ‘Phòng này của con loạn quá, nhiều thứ quá’. [Pháp thân] liền rời đi. Nói chung, [nếu] các linh thể ở không gian khác nhiều quá, thì Pháp thân của tôi sẽ thanh lý giúp. Tuy nhiên phòng của ông này đầy những sách khí công loạn lung tung cả. ông Lý hiểu ra, bèn thu dọn, cái thì đốt đi, cái thì bán đi; sau đó Pháp thân của tôi lại quay lại. Đó là những gì mà học viên ấy kể với tôi.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 118)
“Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được.” (Chuyển Pháp Luân, trang 135)
“Bàn về trị bệnh, [tôi] không dạy chư vị trị bệnh. Các đệ tử chân tu của Pháp Luân Đại Pháp không ai được trị bệnh cho người ta; hễ chư vị trị bệnh, thì tất cả những gì của Pháp Luân Đại Pháp mang trên thân chư vị đều sẽ bị Pháp thân của tôi thu hồi toàn bộ.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 136)
“Lấy một thí dụ, khi tôi mở lớp giảng dạy, ngày thứ hai giảng khai [mở] thiên mục. Có một vị căn cơ rất tốt, nên lập tức mở thiên mục cho vị ấy tại tầng rất cao, vị này nhìn thấy được rất nhiều cảnh tượng mà người khác không nhìn thấy. Vị ấy nói với mọi người: ‘Ái chà, tôi thấy toàn bộ trường truyền Pháp đều có Pháp Luân giăng như hoa tuyết rơi lên thân thể của mọi người; tôi thấy chân thể của Sư phụ ông Lý Hồng Chí như thế này thế này, tôi nhìn thấy vòng hào quang của Sư phụ ông Lý Hồng Chí, thấy được Pháp Luân là như thế như thế, có bao nhiêu Pháp thân. Thấy tại các tầng khác nhau đều có Sư phụ ông Lý Hồng Chí đang giảng Pháp, Pháp Luân đang điều chỉnh thân thể cho học viên như thế nào. Còn thấy rằng khi Sư phụ giảng bài thì từng tầng từng tầng tại các tầng khác nhau đều có công thân của Sư phụ đang giảng; ngoài ra còn thấy các thiên nữ trải hoa, v.v.’ Vị ấy đều nhìn thấy được những điều mỹ diệu như thế, điều ấy nói lên rằng căn cơ của cá nhân này rất khá. Vị ấy nói tới nói lui, cuối cùng nói một câu: ‘Tôi không tin những điều này’. Có rất nhiều điều đã được khoa học hiện hữu này chứng thực rồi, có rất nhiều điều có thể lý giải từ khoa học hiện hữu này, có nhiều điều mà chúng ta cũng luận [giải] được rồi. Bởi vì chỗ nhận thức của khí công thật sự vượt trên nhận thức của khoa học; điều này là khẳng định. Như vậy có thể thấy rằng căn cơ không hoàn toàn ước chế ngộ tính.“ (Chuyển Pháp Luân, trang 171)
“Có người không nâng ngộ tính lên được; có người lấy cuốn sách này của tôi mà tuỳ tiện vẽ vẽ vạch vạch vào đó. Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói lời giả thì chính là lừa đảo mọi người; đường vẽ kia từ bút của chư vị là đen thui, chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao? Chúng tôi đang làm gì tại nơi đây? Chẳng phải đưa chư vị tu lên trên là gì? Có những sự việc chư vị cũng cần suy nghĩ một chút; cuốn sách này có thể chỉ đạo chư vị tu luyện; chư vị có nghĩ rằng nó trân quý hay không? Chư vị bái Phật có thể làm cho chư vị tu luyện chân chính không? Chư vị rất thành kính, chẳng dám chạm khẽ vào tượng Phật, hàng ngày đốt hương cho tượng; vậy mà chư vị dám làm hư hại Đại Pháp vốn thật sự có thể chỉ đạo chư vị tu luyện “ (Chuyển Pháp Luân, trang 174)
b. Lý Hồng Chí thần thánh hóa bản thân trong sách Pháp Luân Công
Khái niệm Pháp Thân trong sách Pháp Luân Công
“Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị.“(Pháp luân công , trang 1)
“Trong lớp học, có người tình cờ thấy được pháp thân của tôi.“ (Pháp luân công , trang 9)
“Thêm vào đó, có nhiều Pháp Thân cũng có thể được phát sinh nhờ sự tu luyện.“ (Pháp luân công , trang 30)
“Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn. Thí dụ như khi tôi đang thuyết giảng ở Thái Nguyên, có một cặp vợ chồng già đến dự lớp học.“ (Pháp luân công , trang 41)
“Tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị và gắn “Pháp Luân” và “khí cơ”, và Pháp Thân tôi cũng bảo vệ quý vị.“ (Pháp luân công , trang 45)
“Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị. “ (Pháp luân công , trang 70)
“Vấn: Khi chúng tôi lắng nghe những bài giảng của Thầy, Thầy cấp cho chúng tôi những gì?
Đáp: Tôi cấp Pháp Luân cho mọi người. Có một Pháp Luân dành cho sự luyện tập và có Pháp Luân để điều chỉnh cơ thể. Cùng lúc đó, Pháp Thân tôi đang chăm sóc cho quý vị, mỗi người trong quý vị, mãi mãi trong lúc quý vị còn luyện tập theo Pháp Luân Công. Nếu quý vị không luyện tập, Pháp Thân tôi tự nhiên sẽ không lo lắng cho quý vị. Nó sẽ không lo ngay cả nếu tôi bảo nó làm như vậy. Pháp Thân tôi biết rõ ràng và chính xác điều gì quý vị đang suy nghĩ. “ (Pháp Luân Công, trang 73)
“V: Khi chúng tôi lắng nghe những bài giảng của Thầy, Thầy cấp cho chúng tôi những gì?
Đ: Tôi cấp Pháp Luân cho mọi người. Có một Pháp Luân dành cho sự luyện tập và có Pháp Luân để điều chỉnh cơ thể. Cùng lúc đó, Pháp Thân tôi đang chăm sóc cho quý vị, mỗi người trong quý vị, mãi mãi trong lúc quý vị còn luyện tập theo Pháp Luân Công. Nếu quý vị không luyện tập, Pháp Thân tôi tự nhiên sẽ không lo lắng cho quý vị. Nó sẽ không lo ngay cả nếu tôi bảo nó làm như vậy. Pháp Thân tôi biết rõ ràng và chính xác điều gì quý vị đang suy nghĩ. Tại sao vậy? Pháp thân của tôi đã rất bận rộn ra vào nhiều cơ thể của quý vị, giúp quý vị bằng cách làm những điều liên hệ đến vấn đề này. Nếu tâm của quý vị không ổn định được, chọn lựa một thái độ thiếu tin tưởng hoặc là “hãy thử nó” trong lúc tu luyện, thì quý vị không đạt được gì cả. Quý vị tin Phật hay không, điều đó xác định ngộ tính và căn cơ của quý vị. Nếu ông Phật xuất hiện nơi đây, ai cũng có thể thấy rõ ràng với mắt trần này, vậy tất cả mọi người sẽ đi tu theo Phật. Vì vậy, vấn đề xoay quanh sự suy nghĩ của quý vị sẽ không thể xảy ra. Quý vị phải tin tưởng trước hết và sau đó quý vị sẽ có thể thấy được. “(Pháp Luân Công trang 74)
“Vậy quý vị phải làm gì? Tôi đã nói rằng Pháp Thân của tôi sẽ rời khỏi quý vị nếu quý vị lúc tu lúc không và không thật sự thực hành. Nếu quý vị thật sự tu luyện, Pháp Thân tôi sẽ che chở cho quý vị.“ (Pháp Luân Công trang 82)
“Tất cả những điều quý vị cần, được hoàn tất bởi Pháp Luân. Những điều khó khăn hơn và ở các cấp cao hơn được làm bởi Pháp Thân của Thầy.“ (Pháp Luân Công trang 83)
“V: Những người không dự khoá học của Thầy có thể tập chung với các học viên khác ở ngoài công viên không?
Đ: Có. Bất kỳ học viên nào cũng có thể chỉ người khác cách thực hành. Khi học viên dạy cách thực hành cho những người khác, nó không giống như cách mà tôi đang dạy quý vị nơi đây. Tôi trực tiếp điều chỉnh cơ thể của quý vị. Nhưng cũng có những người nhận được Pháp Luân ngay lúc họ bắt đầu thực hành, vì Pháp Thân tôi đứng đằng sau mỗi học viên và trực tiếp lo những vấn đề này. Tất cả đều tùy theo duyên tiền định. Khi duyên phận một người cao, họ có thể nhận Pháp Luân ngay tại chỗ; nếu duyên phận của họ không đủ cao, qua sự tập luyện lâu dài, người đó có thể tự mình phát triển cơ chế xoay chuyển. Qua sự luyện tâp thêm nữa, quý vị có thể phát triển cơ chế xoay chuyển thành một Pháp Luân. “(Pháp Luân Công trang 91)
“V: Khi thiên mục chưa được mở, làm thế nào để phân biệt được nếu những tin tức nhận được là tốt hay xấu?
Đ: Rất khó nếu quý vị làm một mình. Trong suốt tiến trình tu luyện của quý vị xảy ra nhiều vấn đề để thử thách tâm tính của quý vị. Pháp Thân của tôi nới rộng sự bảo vệ để ngăn ngừa cho mạng sống của quý vị không bị nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không có thể lo liệu vài vấn đề cần quý vị phải tự mình vượt qua, giải quyết hay hiểu rõ. “ (Pháp Luân Công trang 91)
“V: Tôi thấy chói vàng trên thân Thầy cũng như trên bóng của Thầy, nhưng nó biến mất trong nháy mắt. Điều đó là gì?
Đ: Đó là Pháp Thân của tôi. Tôi thuyết pháp, và tôi có cột trụ công trên đầu, mà đó là trạng thái của trình độ tôi đang có. Nó biến mất trong chớp nhoáng vì quý vị không biết cách sử dụng Thiên mục. Quý vị sử dụng mắt thịt của quý vị.“ (Pháp Luân Công trang 99)
Như vậy Lý Hồng Chí nói ông Lý có vô hạn Pháp Thân. Bằng việc sử dụng khái niệm Pháp Thân Lý Hồng Chí mô tả Lý có quyền năng vô hạn, có thể ban phước cứu vớt phù hợp học viên Pháp Luân Công đồng thời cũng có thể bỏ rơi những ai không theo ông. Khác với khái niệm Pháp Thân trong phật giáo để chị thực tại chân như toàn thể tam giới. Thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí sẽ cứu giúp ai theo ông Lý, làm đúng lời của ông Lý và bỏ rơi ai đó không nghe theo ông Lý. Lý Hồng Chí nói Pháp Thân của ông ta có thể làm tịnh hóa cho học viên PLC, có thể bảo vệ học viên PLC, mọi sự tiến bộ trong quá trình tập luyện đều có Pháp Thân của ông Lý Hồng Chí hỗ trợ (CÔNG TẠI HỌC VIÊN-QUẢ TẠI SƯ PHỤ), và cùng một lúc ông Lý Chí có thể thuyết giảng tại nhiều tầng khác nhau (đây là một ý tưởng trong kinh Pháp Hoa, và kinh A Di Đà). Ông Lý Hồng Chí sử dụng pháp thân của mình gắn Pháp Luân lên bụng học viên nếu như không theo lời ông thì ông rút điều đó về. Những điều này đều thể hiện những năng lực siêu nhiên của ông Lý Hồng Chí.
Tuy nhiên khái
niệm Pháp thân của ông Lý
Hồng Chí mô tả giống
Phân Thân trong
Phật Giáo,
ý tưởng này
chính xác là lấy từ mô hình một vị
Bồ Tát hoặc một vị Phật có thể
phân thân ra đi
cứu độ (chỉ
cứu khổ cứu nạn)
chúng sinh trong
Phật giáo. Nếu như xem tập ba của bộ phim
Tây Du Ký ta thấy Tôn
Ngộ Không có thể phân ra nhiều thân để
đánh nhau với nhiều vị
thần tiên, thì
Pháp Thân của ông Lý
Hồng Chí cũng vậy. Để
chứng minh khái
niệm Pháp Thân của Lý
Hồng Chí chính là khái niệm
Phân Thân trong
kinh điển Phật Giáo đại Thừa chúng ta cùng nhau khảo sát khái niệm Phận Thân trong các
kinh Địa Tạng,
Pháp Hoa,
Hoa Nghiêm
2. Khảo sát khái niệm Phân Thân trong kinh điển Đại Thừa
Khái niệm phân thân trong kinh điển Đại Thừa
a. Kinh Địa Tạng
“Lúc ấy, tất cả phân thân của ngài Bồ-tát Địa Tạng trong ngàn vạn ức các loại tù ngục ở các thế giới không thể tính đếm, đều tụ hội về cung trời Đao-lợi. Do nhờ thần lực của đức Thế tôn, từ phương xứ mình, mỗi vị phân thân Bồ-tát Địa Tạng thảy đều dẫn theo trăm triệu vạn ức những người được độ thoát khỏi đường dữ, đồng cầm hương hoa đến cúng dường Phật. Những người đi theo, nhờ ngài Địa Tạng giáo dục hoá độ, không còn lui sụt với đạo tuệ giác cao siêu vô thượng.” (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 21)
Lúc ấy, đức Phật đưa tay sắc vàng xoa lên đỉnh đầu hết thảy phân thân của ngài Địa Tạng rồi dạy lời rằng: “Bồ-tát Địa Tạng, ta ở trong đời năm thứ vẩn đục lại giáo hóa được những kẻ ngang bướng, làm cho tâm họ trở nên thuần hậu, bỏ hẳn đường tà, quay về nẻo chánh. Nhưng trong mười phần, vẫn còn vài phần quen theo thói ác. (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 22)
Khi ấy, phân thân Bồ-tát Địa Tạng ở các thế giới hiệp thành một thân, cảm kích rơi lệ, bạch đức Phật rằng: “Từ bao kiếp qua, con nhờ Thế tôn, dìu dắt hoá độ, nên được sức thần và tuệ giác lớn, không thể nghĩ bàn. Theo hạnh nguyện ngài, con đã phân thân trăm nghìn muôn ức khắp các thế giới, bằng vạn ức lần cát dưới sông Hằng. Trong mỗi thế giới con lại hóa hiện vạn ức thân hình. Mỗi thân hình đó, con đã hóa độ ngàn vạn ức người, giúp họ quay về, kính ngưỡng Tam Bảo, thoát vòng sinh tử, đạt được niết-bàn. (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 24)
Lúc đó Bồ-tát Địa Tạng cung kính bạch đức Phật rằng: “Con nhờ sức thần của đức Thế Tôn nên đã phân thân muôn ức thế giới, cứu vớt mọi loài đang chịu quả khổ do chính nghiệp dữ của họ tạo ra. Nếu không có được thần lực từ bi vĩ đại của Phật, thời con không thể phân thân như thế. (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 35)
Bạch đức Thế Tôn, với châu Diêm-phù, Bồ-tát Địa Tạng có nhân duyên lớn. Các Bồ-tát lớn như ngài Văn-thù, Phổ Hiền, Quan Âm và ngài Di-lặc, cũng từng hoá hiện trăm ngàn phân thân, để cứu chúng sinh trong năm nẽo đường. (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 101)
Phật vừa dứt lời, liền trong pháp hội, có đại Bồ-tát hiệu Quan Thế Âm, đứng dậy trang nghiêm, chắp tay bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát Địa Tạng lòng từ bi lớn, thương người tội khổ, trong muôn thế giới, phân thân vô cùng, với muôn công đức và sức oai thần không thể ghĩ bàn. (Kinh Địa Tạng, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo-Hà Nội, 2007, trang 106)
b. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Bấy giờ, ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát do sức thần của đức Như[1]Lai mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện muốn thấy thân của đức Phật đó”. Phật bảo ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát Ma ha tát: Phật ĐaBảo đó có nguyện sâu nặng: “Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh PhápHoa mà hiện ra nơi trước các đức Phật, có Phật nào muốn đem thân ta chỉ bày cho bốn chúng, thời các vị Phật của Phật đó phân thân ra nói pháp ở các cõi nước trong mười phương đều phải nhóm cả một chỗ, vậy sau thân của ta mới hiện ra“. (Kinh Pháp Hoa, Phẩm: Hiện Bảo Tháp thứ 11, Thích Trí Tịnh dịch)
Đại Nhạo Thuyết! Các vị Phật của ta phân thân nói pháp ở các cõi nước trong mười phương nay nên sẽ nhóm lại”. Ngài Đại[1]Nhạo[1]Thuyết bạch Phật rằng: “Thưa Thế[1]Tôn! Chúng con cũng nguyện muốn thấy các vị Phật của Thế Tôn phân thân để lễ lạy cúng dường.” (Kinh Pháp Hoa, Phẩm: Hiện Bảo Tháp thứ 11, Thích Trí Tịnh dịch)
c. Kinh Hoa Nghiêm
Thuở xưa nhiều kiếp tinh tấn tu
Chuyển được chúng sanh chướng sâu nặng
Nên Phật phân thân khắp mười phương
Dưới cội bồ đề đều có Phật. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Pháp giới vi trần các quốc độ
Trong tất cả chúng đều xuất hiện
Như vậy phân thân trí cảnh giới
Trong hạnh Phổ Hiền hay kiến lập. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch )
Tất cả sát hải vô lượng biên
Phân thân ở đó cũng vô lượng
Cõi nước hiện ra đều trang nghiêm
Trong một sát na thấy nhiều kiếp (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Phân thân đầy khắp tất cả cõi
Phóng tịnh quang minh trừ đời tối
Ví như Long Vương khởi đại vân
Khắp tuôn mưa mầu đều đầy thấm. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Bồ Tát phân thân vô lượng ức
Cúng dường tất cả chư Như Lai
Thần thông biến hiện thắng vô tỉ
Chỗ Phật sở hành đều trụ được (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Giả sử phân thân bất khả thuyết
Đồng với pháp giới đồng hư không
Đều đồng ca ngợi công đức kia
Trăm ngàn muôn kiếp không hết được (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Nguyện tất cả chúng sanh được Bồ Tát tự tại thần thông, phân thân khắp pháp giới thân cận cúng dường tất cả Phật. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Nguyện tất cả chúng sanh đều có thể phân thân khắp cõi nước mười phương, như bóng hiện, nhưng vẫn không có tướng qua lại. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Bồ Tát này trụ nơi thần thông vô sở đắc, vô y chỉ, vô tác, vô trước, trong khoảng một sát na, một đờn chỉ, phân thân đến khắp bất khả thuyết cõi Phật, cùng chư Bồ Tát đồng một thấy biết. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Bồ Tát an trụ địa này
Thời được sức thần thông quảng đại
Một niệm phân thân khắp mười phương
Như thuyền vào biển nhờ gió thổi. (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Kết luận: Căn cứ vào các dẫn chứng và so sánh ở trên tôi kết luận rằng khái niệm Pháp Thân của ông Lý Hồng Chí được lấy từ khái niệm Phân Thân trong Phật giáo Đại Thừa. Sử dụng khái niệm Pháp Thân ông Lý Hồng Chí mô tả bản thân mình như một vị thân linh có thể phân thân mình ra (mỗi phân thân này ông gọi là một pháp thân của ông) có khả năng ban phước bảo vệ cho những ai thực hành theo những lời của ông và sẽ thu hồi công năng từ học viên nếu không nghe lời ông, giúp đỡ bảo vệ và quản lý người tập Pháp Luân Công. Ông cũng nói rằng tất cả mọi sự thăng tiến của học viên đều là do Pháp Thân của ông. Một khi học viên làm trái ý ông là phân thân của ông rút các công năng đó về. Như vậy thông qua khái niệm Pháp Thân (chỉ là khái niệm Phân thân) ông Lý Hồng Chí mô tả bản thân mình như là một vị thần linh. Trong quyển Chuyển Pháp Luân của mình ông Lý Hồng Chí đã nói về Pháp Thân của mình 67 lần. Tại các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày các yếu tố khác để tạo thành một tôn giáo mà chúng tôi gọi là tà giáo Pháp Luân Công.
Tham khảo:
Discussion about this post