KINH PHÂN BIỆT BỐ THÍ
Việt Dịch: Thích Thiện Trì
(Bản chữ Hán của THI HỘ)
Như
thật tôi nghe một thuở nọ, Phật cùng các vị Đại Tỳ kheo vân tập tại vườn
Ni-Câu-Đà thành Ca-Tỳ-La-Vệ, là quê hương dòng họ Thích.
Bấy giờ có một Tỳ-kheo-ni tên là Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề (1) đem một cái y nĩ (2) đến
chỗ Phật, đến nơi đảnh lễ dưới chân Ngài và lui lại đứng một bên bạch
Phật rằng:
“
Bạch-Thế-Tôn, cái y nĩ mới này là tự tay con làm thành, xin dâng lên Thế-Tôn.
Mong Thế-Tôn nhận cho để con được ân triêm phước lạc”.
Phật
bảo Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề: “ Bà nên đem cái y nĩ mới đó cúng cả Đại chúng chư Tăng
thì sẽ được phước lợi không khác gì như cúng dường Phật”.
Tỳ-kheo-ni
Ma-Ha Ba-xà-Ba-Đề thưa lại với Phật rằng: “ Bản ý của con, là chỉ để dâng cúng
đức Thế-Tôn phát tâm tạo cái y này. Mong Thế-Tôn từ-bi doãn nạp, để cho con
được ân triêm phước lạc”.
Tỳ-kheo-ni
Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề ân cần thưa phật ba lần như thế. Phật cũng ba lần đáp trả
lại: “ Chỉ nên bình đẳng cúng cho Đại chúng thì được lợi ích tốt đẹp, cũng như
cúng cho Phật không khác gì cả”.
Khi
ấy Tôn-giả A-Nan đứng hầu bên Phật, chứng kiến sự kiện như thế, mới đến trước
bạch Phật rằng:
“
Bạch Thế-Tôn. Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề này là người thân của Phật, là người
có ân đức rất lớn đối với Phật. Điều đó Phật đã rõ. Nay đây bà đã có lòng đem
dâng cái y này cho Phật, là điều hợp tình, hợp cảnh và đúng lúc. Xin Phật giũ
lòng từ bi, hoan hỉ chấp nhận, để cho bà được ân triêm phước đức.
Phật
bảo A-Nan “ Đúng vậy, đúng vậy! Bà là người thân của ta, có ân đức lớn đối với
ta, ta tự biết điều đó. Nay bà đã tự tay tạo lấy pháp-y đem đến cúng cho ta,
thật là việc rất khó làm. Tại sao thế?
A-Nan
này! Ôâng nên biết rằng: Duy cái việc khởi lòng tin thanh tịnh, quy y Phật Pháp
Tăng, đã là việc rất khó thực hiện. Càng khó thực hiện hơn nữa là cái việc có
thể giữ gìn những giới pháp của một Phật tử cận sự như: không sát hại, không
trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,v.v… Huống chi, đã
biết cung kính Phật, lại còn biết bố thí, đã bố thí, lại biết tin tưởng Phật
một cách thanh tịnh, không hề nghi ngờ, cũng như Chánh-pháp và Tăng-già,
cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Này
A-Nan, vậy mà nay Tỳ-kheo-ni Ba-Xà Ba-Đề này đã có thể phát khởi lòng tin thanh
tịnh, qui y Phật Pháp Tăng, thọ trì những giới pháp của một vị Phật tử cận sự
như không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống
rượu,v.v… lại còn tin tưởng Phật Pháp Tăng, cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế
Khổ Tập Diệt Đạo và đã phát tâm xuất gia làm Tỳ-kheo-ni.
Tất cả những việc khó làm mà bà làm được, ta cũng đều chứng biết.
Này
A-Nan, nói đến công đức về bố thí thì đại khái có mười bốn thứ:
1-
Bố thí cho người bịnh.
2-
Bố thí cho người phá giới.
3-
Bố thí cho người giữ giới.
4-
Bố thí cúng dường cho người xa lìa ô nhiễm.
5-
Bố thí cúng dường bậc Tu-Đà-Hoàn-hướng.
6-
Bố thí cúng dường bậc Tu-Đà-Hoàn-quả.
7-
Bố thí cúng dường bậc Tư-Đà-Hàm-hướng.
8-
Bố thí cúng dường bậc Tư-Đà-Hàm-quả.
9-
Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-hướng.
10-
Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-quả.
11-
Bố thí cúng dường bậc A-La-Hán-hướng.
12-
Bố thí cúng dường bậc A-la-Hán-quả.
13-
Bố thí cúng dường các bậc Duyên-Giác.
14-
Bố thí cúng dường các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
A-Nan,
ông nên biết rằng: Bố thí cho người bịnh khổ đặng phước gấp đôi người thường.
Bố thí cho người phá giới đặng phước gấp trăm lần. Bố thí cho người giữ giới
đặng phước gấp ngàn lần. Bố thí cho người xa lìa sự nhiễm ô đặng phước gấp trăm
ngàn lần. Bố thí cho vị Tu-Đà-hoàn-hướng đặng phước vô lượng, huống chi là vị
Tu-Đà-Hoàn-quả. Bố thí cho vị Tư-Đà-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-Na-Hàm-hướng đặng
phước vô lượng, huống chi là vị A-Na-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-La-Hán-hướng đặng
phước vô lượng huống chi là vị A-La-Hán-quả. Bố thí cho các bậc Duyên-Giác đặng
phước vô lượng, huống chi là các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Như vậy gọi là so sánh mười bốn thứ công đức bố thí.
Hơn
nữa, A-Nan nên biết rằng: Bố thí cho đại chúng có bảy hạng:
1-
Bố thí cho đại chúng Tỳ kheo của Phật hiện tiền.
2-
Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo sau khi Phật cho nhập diệt.
3-
Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.
4-
Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.
5-
Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật
nhập diệt.
6-
Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật
nhập diệt.
7-
Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương
sau khi Phật nhập diệt.
Như
vậy gọi là bảy hạng đại chúng mà các người cần phải bố thí. Hơn thế nữa, A-Nan
nên biết rằng: có bốn cách bố thí thanh tịnh:
1-
Năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.
2-
Sở thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.
3-
Năng thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.
4-
Sở thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.
A
Nan, sao gọi là năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ? -Nghĩa là do kẻ thí
không chấp tướng. Tức thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp
thanh tịnh, chánh mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh. Đầy đủ như vậy tức
không có tướng thí. Vì không có tướng thí cho nên không có kẻ thọ. Nếu kẻ thí
có thấy tướng tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, sự thấy biết
cũng không thanh tịnh. Nếu lìa được cái thấy tướng ấy, tức là kẻ thí và kẻ thọ
cả hai đều thanh tịnh.
Lại
nữa, sao gọi là sở thí thanh tịnh tức không có kẻ thọ?
Nếu
kẻ thọ thân nghiệp không thanh tịnh, khẩu nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp
không thanh tịnh, sự thấy biết không thanh tịnh, tức có tướng sở thí. Nếu kẻ
thọ ba nghiệp thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh, đầy đủ như vậy, tức không có
tướng sở thí. Lìa tướng, là sở thí thanh tịnh.
Lại
nữa, sao gọi là năng thọ thanh tịnh tức không có kẻ thí?
Nếu
kẻ thọ ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, mạng không thanh tịnh, sự thấy
biết không thanh tịnh tức có tướng năng thọ, nếu lìa tướng năng thọ ấy, tức là
không có kẻ thí.
Lại
nữa, sao gọi là sở thanh tịnh tức không có kẻ thí?
Nghĩa
là do kẻ thí ba nghiệp thanh tịnh, mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh tức
không có sở thí, lìa sở thí, nên không có sở thọ. Vì vậy sở thọ thanh tịnh.
Lúc
bấy giờ Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề nghe Phật tuyên thuyết đủ mọi phương pháp
bố thí như thế. Bà liền đem cái đó bố thí cho cả đại chúng. Khi đó cả chúng Tỳ-kheo
liền vì bà mà vui lòng nhận lấy.
Phật
bảo A-Nan: Đời sau nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào có tín tâm, đối với
đại chúng khởi lòng thanh tịnh, mà làm việc bố thí thì sẽ được phước đức vô
lượng. Huống chi là hôm nay, bố thí cho đại chúng hiện tiền.
Bấy
giờ Tôn-giả A-Nan và Tỳ-kheo-ni Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề nghe Phật nói xong vui lòng
hớn hở, tin tưởng vâng theo lời Phật dạy mà thực hành.
Chú
Thích:
(1) Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề dịch âm từ chữ Phạn (Mahãprajãpatĩ) nghĩa
là Đại-Ái-Đạo, Di mẫu của Phật. Sau bảy ngày sanh Thái tử Tất Đạt Đa thì
Hoàng-Hậu Ma-Da qua đời, Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề nuôi dưỡng thái tử cho đến khi khôn
lớn. Nên nói bà là người thân và có ân đức lớn đối với Phật. Sau nhờ Ngài A-Nan
xin Phật cho bà được xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Về Ni giới bà là người xuất gia
đầu tiên, thường gọi là Kiều-Đàm-Di ( GOTAMI).
(2) Có chỗ nói là “ Kim-lũ ca-sa”, tức y ca-sa bằng kim tuyến.
Discussion about this post